Hôm nay,  

Thế Giới "Nặng Ký" Của Danh Hoạ Fernando Botero

12/07/201900:00:00(Xem: 5970)
Pic 1 Botero-Mona_Lisa
Mona Lisa dưới nét hoạ của Botero.
Pic 2 Chúa Jesus
Chúa Jesus dưới nét hoạ của Botero
Pic 3. Giáo sĩ
Giáo sĩ
Pic 4 Mâu thuẫn
Mâu thuẫn
Pic 5 Cái chết của trùm ma tuý Pablo Escobar
Cái chết của trùm ma túy Pablo Escobar
Pic 6 Tượng Thiên Thần
Thiên thần
Pic 7 Đàn ông và đàn bà
Đàn ông và đàn bà
Pic 8 La casa
Nhà chứa "La Casa De Amanda Ramirez"


Nói đến cái đẹp, triết gia Kant cho rằng "Cái đẹp là cái làm người ta thích". Phạm Quỳnh thì bảo "Cái đẹp là phải có thể cảm ngay người ta được". Trong nghệ thuật thị giác, khi vẽ tranh chân dung, các hoạ sĩ hầu như ai cũng lựa các cô người mẫu đẹp để vẽ. Bởi vì vừa nhìn vào ai cũng yêu, cũng mến, cũng rung động ngay trước sự quyến rũ ngời ngời của nhan sắc. Thế mà ở châu Mỹ La Tinh, Fernando Botero, một hoạ sĩ  kiêm điêu khắc gia xứ Colombia đã nổi tiếng lừng lẫy vào cuối thế kỷ thứ 20, nhờ những bức tranh vẽ người và các đồ vật đều quá khổ, trông rất phì nộn.

Thật vậy, mọi vật động hay tĩnh, người hay thú, chân dung hay phong cảnh trong thế giới tranh, tượng của Botero đều mập mạp, mũm mĩm, tròn trịa một cách dễ thương như những em bé vừa thôi nôi hay các con búp bê. Tuy nhiên không phải chúng giống nét dễ yêu của trẻ thơ mà đều được tất cả mọi người ưa thích. Từ lúc chúng ra đời và góp mặt với nền mỹ thuật hiện đại, người yêu, kẻ ghét phong cách vẽ, điêu khắc, của ông đã tạo nên những tranh luận khác chiều, kéo dài cho tới ngày nay. Ông thường miêu tả nghệ thuật dân gian Mỹ Latinh trong tác phẩm của mình với một thế giới hầu như phẳng và nhiều màu sáng. Botero thú nhận “Tác phẩm của tôi có người yêu thích, có người lại không ưa. Bạn không thể được mọi người ưa. Ở đâu đó luôn có những đối nghịch. Bản thân tôi cũng là hiện thân của sự đối nghịch với những gì đang diễn ra trong nghệ thuật ngày nay”. Thật vậy, người dẫn Tour cũng nói với tôi, có những người Colombia không thích phong cách vẽ của ông, có người rất tự hào vì tài năng ông đã làm rạng danh quê hương họ.

Tuy nhiên, không ai chối cãi được, chính cái khác người, lạ lẫm kia đã làm nên tên tuổi một Botero có nét cọ quay quanh những hình tròn, ngược lại với Modigliani, một hoạ sĩ, điêu khắc gia Ý vẽ, khắc, con người dài ngoằng như một đường thẳng. Thế mới biết, sự sáng tạo do cái khác đi, lạ đời có mang nhiều ý nghĩa, đã khiến nhiều người thành công và vang danh.

Tài năng của ông đã phát triển từ thời thơ ấu. Cha mất sớm, chú ông là người đã đưa ông vào trường dạy đấu bò để ông được đào tạo thành một tay đấu bò chuyên nghiệp. Tuy nhiên chú ông đã sớm nhận ra rằng cháu trai 12 tuổi của mình thích vẽ và vẽ những con bò đực hơn là chiến đấu với chúng. Các tác phẩm đầu tiên của Botero vẽ bò và dũng sĩ đấu bò  bằng màu nước đã được bán bởi một người làm nghề bán vé cho các trận đấu bò.

Một trong những công việc mưu sinh đầu tiên của ông là vẽ minh họa cho một tờ báo địa phương Năm 1948, khi Botero mới 16 tuổi, ông đã có những bức tranh minh họa đầu tiên được đăng trên một trong những tờ báo quan trọng nhất ở Medellín, El Colombiaiano. Số tiền ông kiếm được cho phép Botero tài trợ cho việc học mỹ thuật. Vào những năm 1950, họa sĩ chuyển đến Madrid để học tại Học viện Nghệ thuật San Fernando. Năm 20 tuổi, Botero đã giành được giải nhì tại Bogotá’s Salón Nacional de Artistas. Ông qua Âu Châu và dành một năm để tìm hiểu về các nghệ sĩ thời Phục hưng. Gót chân ông lê la khắp chốn chỉ để chiêm ngưỡng những kiệt tác nguyên thủy của các hoạ sĩ bậc thầy. Việc này đã là một bước ngoặc thay đổi đời ông và thúc đẩy ông bước sâu hơn vào con đường nghệ thuật. Thời gian ấy, chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ Tây Ban Nha như Pablo Picasso và Juan Gris, Botero cũng bắt đầu thử nghiệm với hội hoạ lập thể.

Hiện nay, Botero là một trong những nghệ sĩ tạo hình giàu có nhất thế giới thế kỷ 20 nhờ tác phẩm. Những tác phẩm hội họa và điêu khắc của ông bán được hàng triệu đô. Hơn 50 viện bảo tàng mỹ thuật khắp thế giới mua và có tranh ông trong bộ sưu tập của họ. Ngoài ra, ông đã triển lãm tác phẩm tại quê nhà là Colombia, Hoa Kỳ, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Sau này ông cống hiến một số tác phẩm của ông kể cả các bộ sưu tập tranh hiếm quý của mình cho các viện bảo tàng quốc gia. Trong số đó có cả 90 tác phẩm giá trị của Picasso, Miró, Braque, Chagall, Calder, Giacometti cùng khoảng 40 bức tranh của các họa sĩ Đức, Tây Ban Nha và Mỹ, với những tên tuổi lớn như Frank Stella, Helen Frankenthaler, Robert Rauschenberg.    


Nhân chuyến du lịch Colombia vào mùa xuân, tôi đã đến các bảo tàng viện của xứ này để chiêm ngưỡng những tác phẩm "nặng ký" của Fernando Botero mà tôi nghe danh từ lâu. Hai nơi của Colombia, trưng bày nhiều tác phẩm của ông nhất là Viện bảo tàng Quốc Gia- National Museum of Colombia ở Bogota và the Museo de Antioquia and Plaza Botero ở Medellín.

Botero không chỉ vẽ, ông còn là một nhà điêu khắc tài ba tạo ra các hình thức nổi bật mà người ta cảm thấy giống như một phần mở rộng của các tác phẩm hai chiều của ông. Người nghệ sĩ nói "Tôi đã từng muốn trở thành một nhà điêu khắc trong suốt cuộc đời, nhưng để làm được điều đó, tôi đã phải dừng việc vẽ tranh". Ông đã tái hiện các nhân vật trong tranh của ông thành tượng. Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của ông có mặt ở khắp nơi trên thế giới như Barcelona,  Madrid, Armenia, Israel,  Singapore, New York City, Hawaii, Paris hay Berlin.

Riêng ở Plaza Botero, có nhiều tượng đồng điêu khắc của Botero nhất, khoảng 23 bức mà bức nào bức nấy đều khổng lồ, không những vì các nhân vật có bề ngang đồ sộ, chúng còn "nặng ký" vì được làm bằng đồng. Tiền vào cửa viện bảo tàng rất nhẹ nhàng, khách tham quan còn được tự do chụp hình miễn là không để flash. Vừa vào xem,  tôi đến thẳng khu trưng bày tranh của ông và say mê chiêm ngưỡng những bức tranh lạ lùng của nghệ thuật thị giác. Phần lớn chúng được vẽ với những khổ rất lớn chiếm nhiều diện tích đầy gian phòng.

Botero đã cắt nghĩa về phong cách vẽ của mình là không phải ông cố tình vẽ các vật và con người mập mạp, đầy đặn như nhiều người đã phê bình. Thật ra, ông muốn khám phá và miêu tả "Cái gợi cảm hay sự khêu gợi của hình thể". Không gian to lớn của hình thể đặc thù trong tranh ông cho phép người hoạ sĩ nhấn mạnh và làm nổi bật những tính chất và tác động của chúng trước mắt người xem.

Tôi thích thú nhìn những con bồ câu tròn quay, chậu bông trông như cái nấm nút, và những người đẹp bầu bĩnh, ít xương, nhiều thịt, ít quần áo của Botero mà không nín được cười. Nếu bạn tìm hiểu và ngẫm nghĩ kỹ, bạn sẽ khám phá ra sự khôi hài, tính quá đáng hay sự nở nang một cách cố ý trong phong cách vẽ của ông đều có chủ ý của tính giễu nhại. Đi sâu hơn vào lịch sử Colombia với nền chính trị hỗn loạn, rối beng trong thời đại Botero sống, bạn sẽ hiểu hơn những nụ cười trào phúng châm biếm một cách sâu sắc cái xã hội mà ông thể hiện trong tranh mình. Những cuộc chiến giữa chính phủ và ma tuý, xã hội đen, hiếp dâm, bắt cóc, giết người là những môi trường sống gây cảm hứng cho ông sáng tác. Botero không ngại đưa những chủ đề chính trị - xã hội vào tranh. Ông tâm sự “Vào những năm 1960, tôi đã vẽ chân dung bọn quân phiệt Nam Mỹ, vẽ những vụ bạo lực ma túy ở Colombia, đến năm 2005 tôi lại vẽ khoảng 80 tranh và phác thảo về những bạo hành tù nhân  trong nhà tù Abu Ghraib ở Iraq”.

Dĩ nhiên khi gặp một tác phẩm giễu nhại một cá nhân, một chính quyền hay tổ chức nào đó, người bị ông đem ra làm trò cười, ai mà không tức giận, thù ghét. Ngoài phong cách châm biếm chính trị ông còn sao chép những tác phẩm nổi danh như "Nụ cười Mona Lisa" và thể hiện lại dưới thủ pháp tròn lẳng, nở nang, rất "Boterismo"! Hay bức tranh một giáo sĩ, Đức Giáo Hoàng hoặc ngay cả hình tượng Chúa Jesus, Đức Mẹ cũng sống lại dưới mắt người thưởng ngoạn khác đi, lạ lẫm, không giống những gì người ta đã thấy từ xưa đến nay. Sự sáng tạo đó phá tan những lối mòn, sao chép hay những khuôn mẫu mà người ta không ai dám động đến để tạo cho chính ông một phong cách cá biệt.

Trịnh Thanh Thủy thực hiện
Orange County, CA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.