Giới thiệu: Đây là bài dự thi của Esther Thụy Vy Huỳnh,
Em đã học xong chương trình tiếng Việt, hiện là phụ giáo cho Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng.
Em Là Học Sinh Mỹ Gốc Việt
Em là một người học sinh Mỹ gốc Việt. Em đã sinh ra và lớn lên ở tại hải ngoại và chưa bao giờ được về thăm quê hương. Trong 17 năm qua, em cũng từng đi học tiếng Việt mỗi cuối tuần. Khi em còn nhỏ, em không hiểu vì sao em nên hãnh diện về nguồn gốc của em trong khi em là công dân Mỹ. Trong sự suy nghĩ của em, em là người Mỹ vậy tại sao em phải học tiếng Việt? Nếu nói về những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trong thế giới, thì học tiếng Việt không có thực tế lắm. Những cộng đồng người Việt ở hải ngoại là tương đối nhỏ nếu so sánh với những cộng đồng khác. Vì vậy có nhiều học sinh người Mỹ gốc Việt không ham học tiếng Việt. Vậy thì lý do gì mà em thay đổi sự suy nghĩ của em?
Là một người Mỹ gốc Việt từ một gia đình tị nạn của chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến dường như là một câu chuyện xa xưa đối với em. Em không có thể hiểu tại sao ba má em nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học của em tại một trường học Việt ngữ cho hơn 10 năm. Em thường than phiền rằng đi học tiếng Việt chỉ thêm vào bài tập về nhà của em và cố gắng hết sức để tìm đủ mọi lý do để bỏ học lớp tiếng Việt. Em nghĩ rằng nếu em đi chúc Tết mỗi năm, nếu em nói tiếng Việt ở nhà, nếu em ăn đồ ăn Việt Nam mỗi ngày, là nhiêu đó là đủ rồi. Em nghĩ rằng chuyện học viết và đọc tiếng Việt không có cần thiết.
Nhưng tất cả quan niệm sai lầm này đã được chứng minh là sai khi mà em đọc một bài văn trên mạng tựa là “ Of Shame and Pride: Confronting My Vietnamese Identity” của Olivia Hoàng. Trong bài viết này, Hoàng phản ảnh về chuyến đi của cô đến Việt Nam và bày tỏ ý tưởng rằng chúng ta có thể giống như người nước ngoài trong cách chúng ta nói chuyện, cách chúng ta viết, ngay cả cách chúng ta sống; chúng ta có thể làm tất cả mọi thứ để hòa nhập với người nước ngoài xung quanh, nhưng “ thế giới bên ngoài sẽ luôn xem (chúng ta) là người châu Á... từ cái nhìn đầu tiên”. Những quan sát này khiến em nhận ra rằng em học tiếng Việt không phải vì em có mục đích để kiếm thêm tiền nếu em biết sử dụng hai ngôn ngữ hoặc vì em có thể sử dụng nó để giao tiếp với gia đình mà vì nó là một phần bản sắc của em.
Sau khi đọc bài viết này, cuối cùng em mới hiểu câu nói “Tiếng Việt còn, người Việt còn” và từ ngày đó, em sẵn sàng tìm hiểu thêm về tiếng Việt, văn hóa, lịch sử, truyền thống vân vân... Em tự hào em là một người Mỹ gốc Việt và khi hiểu được điều này, lòng em hát theo bài hát “Hello Vietnam” của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh: “Mong ước đến ngày trở về. Lòng tôi yêu mến Việt Nam”.
Esther Thùy Vy Huỳnh
Em đã học xong chương trình tiếng Việt, hiện là phụ giáo cho Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng.
Em Là Học Sinh Mỹ Gốc Việt
Em là một người học sinh Mỹ gốc Việt. Em đã sinh ra và lớn lên ở tại hải ngoại và chưa bao giờ được về thăm quê hương. Trong 17 năm qua, em cũng từng đi học tiếng Việt mỗi cuối tuần. Khi em còn nhỏ, em không hiểu vì sao em nên hãnh diện về nguồn gốc của em trong khi em là công dân Mỹ. Trong sự suy nghĩ của em, em là người Mỹ vậy tại sao em phải học tiếng Việt? Nếu nói về những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trong thế giới, thì học tiếng Việt không có thực tế lắm. Những cộng đồng người Việt ở hải ngoại là tương đối nhỏ nếu so sánh với những cộng đồng khác. Vì vậy có nhiều học sinh người Mỹ gốc Việt không ham học tiếng Việt. Vậy thì lý do gì mà em thay đổi sự suy nghĩ của em?
Là một người Mỹ gốc Việt từ một gia đình tị nạn của chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến dường như là một câu chuyện xa xưa đối với em. Em không có thể hiểu tại sao ba má em nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học của em tại một trường học Việt ngữ cho hơn 10 năm. Em thường than phiền rằng đi học tiếng Việt chỉ thêm vào bài tập về nhà của em và cố gắng hết sức để tìm đủ mọi lý do để bỏ học lớp tiếng Việt. Em nghĩ rằng nếu em đi chúc Tết mỗi năm, nếu em nói tiếng Việt ở nhà, nếu em ăn đồ ăn Việt Nam mỗi ngày, là nhiêu đó là đủ rồi. Em nghĩ rằng chuyện học viết và đọc tiếng Việt không có cần thiết.
Nhưng tất cả quan niệm sai lầm này đã được chứng minh là sai khi mà em đọc một bài văn trên mạng tựa là “ Of Shame and Pride: Confronting My Vietnamese Identity” của Olivia Hoàng. Trong bài viết này, Hoàng phản ảnh về chuyến đi của cô đến Việt Nam và bày tỏ ý tưởng rằng chúng ta có thể giống như người nước ngoài trong cách chúng ta nói chuyện, cách chúng ta viết, ngay cả cách chúng ta sống; chúng ta có thể làm tất cả mọi thứ để hòa nhập với người nước ngoài xung quanh, nhưng “ thế giới bên ngoài sẽ luôn xem (chúng ta) là người châu Á... từ cái nhìn đầu tiên”. Những quan sát này khiến em nhận ra rằng em học tiếng Việt không phải vì em có mục đích để kiếm thêm tiền nếu em biết sử dụng hai ngôn ngữ hoặc vì em có thể sử dụng nó để giao tiếp với gia đình mà vì nó là một phần bản sắc của em.
Sau khi đọc bài viết này, cuối cùng em mới hiểu câu nói “Tiếng Việt còn, người Việt còn” và từ ngày đó, em sẵn sàng tìm hiểu thêm về tiếng Việt, văn hóa, lịch sử, truyền thống vân vân... Em tự hào em là một người Mỹ gốc Việt và khi hiểu được điều này, lòng em hát theo bài hát “Hello Vietnam” của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh: “Mong ước đến ngày trở về. Lòng tôi yêu mến Việt Nam”.
Esther Thùy Vy Huỳnh
Gửi ý kiến của bạn