(Viết cho Trùng Dương, nhớ thời báo Sống đi chôn người trên đại lộ Kinh Hoàng)
Cách đây 156 năm, giữa khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ đang diễn ra, tổng thống Lincoln trong bài diễn văn tại Gettyburg đã nói những tư tưởng đi trước thời đại. Ông nói đại ý rằng những người lính bên này hay bên kia đều là những người yêu nước. Mới đây, tôi có dịp xem trên mạng hình ảnh buổi họp mặt của các gia đình tử sĩ miền Bắc VN hy sinh trong trận Quảng Trị năm 1972. Diễn giả cho chương trình tưởng niệm là đại tá Nguyễn Quý Hải, thời gian đánh Quảng Trị ông là sĩ quan chỉ huy pháo đội Bông Lau. Một diễn giả khác là bác sĩ Lê văn An của Bắc Quân. Ông là bác sĩ duy nhất đã có mặt trong Thành Cổ Quảng Trị và là một trong 11 chiến binh còn sống. Vị bác sĩ này đã tả lại những giây phút đau thương oan nghiệt cuối cùng trong vòng vây thị xã. Câu chuyện nhắc đến các chiến binh còn sống dưới hầm sâu của tòa tỉnh trưởng bị bom đánh xập nhưng không có phương tiện để cấp cứu. Hôm nay, giữa không khí vui tươi trong dịp lễ cuối tuần Hoa Kỳ, dù tưởng niệm chiến sĩ trận vong nhưng với dân Mỹ vẫn là ngày Lễ Hội, tôi xin mở lại câu chuyện cũ về cuộc chiến Quảng Trị. Nửa thế kỷ trước, chúng tôi có dịp ra thăm Quảng Trị sau khi Miền Nam lấy lại được Cổ Thành. Sau 81 ngày ác mộng đã trôi qua. Hàng ngàn chiến binh 2 bên đã chết trong một thị xã bé nhỏ ở miền hỏa tuyến. Hà Nội gọi là Thành Cổ. Sài Gòn gọi là Cổ Thành. Khi miền Bắc có lệnh rút quân, chỉ có 11 chiến binh còn sống để trở về. Chúng tôi có dịp gặp một vài chiến binh cộng sản bị bắt tù binh. Trong số này có em nhỏ vượt qua bờ Nam sông Thạch Hãn nhưng không lọt vào trong Thành Cổ. Em thuộc toán quân bơi lạc vào đơn vị TQLC. Ông bạn tôi, đại tá Cao Tiêu của tổng cục chiến tranh chính trị buồn bã nhìn thằng bé quân đội thù nghịch mà hỏi rằng. Con quê ở đâu. Bao nhiêu tuổi. Thưa ông con quê Thái Bình, 16 tuổi. Sao 16 tuổi đã phải đi bộ đội. Con đi thay cho anh con. Anh con bị què chân. Nhưng nhà nào cũng phải đi. Ông Tiêu thở dài mà nói rằng. Để ông sẽ thu xếp cho con. Quê ông cũng ở Thái Bình. Chúng tôi không bao giờ quên được câu chuyện thẩm vấn tù binh ngày hôm đó. Vì vậy, nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong với không khí lễ hội tưng bừng tại Hoa Kỳ, xin kể lại những chuyện không vui của hai miền Nam Bắc trong chiến tranh. Chuyện từ Đại Lộ kinh Hoàng cho đến 81 ngày trận chiến Quảng Trị. Như vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã nói. Trong chiến tranh, những chiến binh của hai bên đã hy sinh đều là những người yêu nước. Từ Hà Nội, anh Ba Lê Duẩn ra lệnh phải giữ Thành Cổ bằng mọi giá. Từ Sài Gòn, Tổng Thống Ng Văn Thiệu ra lệnh phải lấy lại Cổ Thành bằng mọi giá. Quảng Trị là con bài trong canh bạc chính trị tại Paris. Chiến binh hai miền Nam Bắc chết trong thị xã Quảng Trị ai là phe thắng ai là phe bại. Xin bằng hữu cùng tôi đọc lại các tác phẩm viết về Đại Lộ Kinh Hoàng và Mùa hè đỏ lửa của miền Nam. Xin đọc qua Mùa hè Cháy, Mãi mãi tuổi 20 và Một thời hoa lửa của miền Bắc. Những mẩu chuyện như sau:
(1)Ngày Chiến sĩ Trận Vong Người Mỹ tưởng niệm những quân nhân đã hy sinh vì đất nước trong ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Ngày quốc lễ này năm nay là Thứ hai 27 tháng 5-2019. Trên khắp nước tổ chức tưởng niệm các tử sĩ với những cuộc diễn hành, các buổi hoà nhạc nói lên tinh thần yêu nước. Có các cộng đồng khác sẽ đánh dấu ngày này bằng những giây phút suy ngẫm trong tĩnh lặng về những người đã ngã xuống trong khi đang phục vụ trong quân đội. Ngày lễ này từng được gọi là Ngày Vinh Danh được tổ chức tại nghĩa trang Arlington vào năm 1868. Ba năm sau cuộc nội chiến đẫm máu ở Hoa Kỳ gây thiệt mạng cho trên 600.000 người. Nhiều trường học được nghỉ lễ vào 3 ngày cuối tuần này và được xem như ngày khởi đầu không chính thức của mùa nghỉ hè. Nhiều gia đình tổ chức các buổi ăn ngoài trời hay đi đến vùng biển, công viên hoặc cắm trại. Nhân dịp đặc biệt này, năm trước chúng tôi đã phổ biến loạt bài về tổn thất trong chiến tranh. Năm nay xin gửi đến tài liệu ghi nhận được về trận Quảng Trị năm 72 để quý vị đọc trong những ngày nghỉ lễ.
(2) Năm 72 Ở Quảng Trị Ghi Chú: Một phần bài này viết năm 1990 phổ biến khắp nơi. Bỗng có một cựu pháo thủ Bắc quân thuộc đoàn pháo Bông Lau gửi email cho tôi báo tin rằng không phải pháo Bông Lau của cộng sản bắn trên Đại Lộ Kinh Hoàng. Tôi hỏi lại, nếu Bông Lau không bắn thì pháo nào. Không thấy trả lời. Sách của Dương Phục và Thanh Thủy phát hành có đoạn tả về Đại Lộ Kinh Hoàng.
Thời kỳ trước 1975, khi tôi có dịp phụ trách về binh thư tại bộ Tổng Tham Mưu, thường qua bên Phòng Nhì hoặc Trung ương tình báo tìm đọc các sách báo của miền Bắc. Đọc và ghi chép lại, thêm 1 chút nhận xét, nhưng không phê phán. Đôi khi phải tóm lược lại để trình lên hay phổ biến nội bộ nhưng tuyệt đối không viết thêm những lời tuyên truyền hay lên án.
Ngày nay trên đướng đi tìm tài liệu cho trận Quảng Trị, chúng tôi giữ các nguyên tắc đó. Bây giờ xin quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về miền Bắc Việt Nam thời kỳ đầu thập niên 70.
Để chuẩn bị cho trận mùa hè 72, Hà Nội bắt lính từ năm 1970. Sau khi vét hết nông dân, qua năm 1971 tổng động viên toàn bộ nhân lực thành thị. Các học sinh và sinh viên trên 18 tuổi chuẩn bị nhập ngũ hết. Cũng trong thời gian này, Nga và Tàu hoàn toàn đồng ý viện trợ cho Hà Nội đánh Mỹ. Trong lúc Hoa Kỳ rút quân, bên ta Việt Nam hóa chiến tranh thì Nga Sô viện trợ tối đa cho miền Bắc qua Trung Cộng.
(3) Sau trận mùa hè Phan nhật Nam viết cuốn “Mùa hè đỏ lửa” thì 33 năm sau Hà Nội mới cho ra đời 2 cuốn sách viết về Quảng Trị. Đại tá pháo binh quân đội nhân dân Nguyễn Quý Hải ra đời cuốn “Mùa Hè Cháy” ghi lại con đường nhận pháo Nga Sô từ biên giới Tàu đem về Hà Nội đưa vào đến Quảng Bình, rồi qua Quảng Trị trong trận mùa hè. Với số lượng pháo đủ loại và hỏa tiễn, 5 sư đoàn Bắc quân đã được yểm trợ tối đa để tấn công miền Nam trực tiếp qua Bến Hải.
Tất cả đều ghi rõ trong tác phẩm “Mùa Hè Cháy” và chính từ tác phẩm này tôi có thể đối chiếu với tài liệu còn lưu giữ để có được những trang sử gần chính xác về phía Việt Nam Cộng Hòa. Cũng vào năm 2005 một tác phẩm khác của phe cộng sản tựa đề “Một Thời Hoa Lửa” đã ra đời, cũng nói về đề tài Quảng Trị. Bài viết này sẽ ghi lại rất nhiều chi tiết từ Hoa Lửa do các tác giả miền Bắc sáng tác.
(4) “Mãi mãi tuổi 20” Tập hồi ký được Hà Nội nhắc nhở đến nhiều nhất là: “Mãi mãi tuổi 20,” hồi ký của 1 thanh niên tên Nguyễn văn Thạc. Anh là Sinh Viên đại học Tổng hợp Hà Nội. Đi lính binh nhì truyền tin ngày 6-9-1971 và hy sinh tại chiến trường Quảng Trị ngày 30-7-1972, lúc chưa đầy 20 tuổi và chưa đủ 1 năm lính. Anh bị pháo cắt ngang đùi trái, mất máu nhiều quá nên đã chết. Chôn ngay tại mặt trận Quảng Trị. Thạc để lại cuốn nhật ký 260 trang, viết lời cuối vào ngày 27-7-1972. Ba ngày sau tử trận. Tháng 5-1973 tức là gần 1 năm sau, gia đình chưa có tin tức từ đơn vị, nhưng được đồng đội về báo tin. Sau tháng 4-1975 gia đình không có phương tiện đi tìm xác. Phải chờ đến cuối năm 1976 mới có điều kiện đi tìm. Cải táng từ quận Triệu Phong về huyện Từ Liêm, gần Hà nội vào dịp tết 1977. Tôi đã đọc 2 lần 260 trang sách nhưng không tìm được những dữ kiện về trận Quảng Trị. Hồi ký ghi lại 10 tháng trong quân ngũ của 1 thanh niên miền Bắc, nhưng mới vào trận đã bị thương rồi chết. Nội dung là lời lẽ chân thành đơn giản nhưng không có tình tiết hấp dẫn. Tác phẩm này được giới trẻ miếm Bắc tìm đọc vì đã nhắc đi nhắc lại đến tình yêu tuổi học trò với cô bạn học Như Anh. Cô này hiện nay là di dân sống tại Đức quốc. Vì tác phẩm nặng về tình yêu và thiếu quyết tâm nên đã không được phổ biến suốt 33 năm. Phải chờ đợi đến cuối thế kỷ thứ 20, nhạc vàng miền Nam chinh phục hoàn toàn nền văn hóa vô sản thì hồi ký tình yêu của Nguyễn văn Thạc mới được phổ biến và quảng bá mạnh mẽ.
(5) “Một Thời Hoa Lửa” Đây là tên 1 tác phẩm, đồng thời cũng là tên 1 chương trình do đài truyền hình Việt Nam tại Hà Nội và công ty viễn thông quân đội nhân dân phối hợp tổ chức vào ngày 31 tháng 10 năm 2005. Ban tổ chức mời tất cả bộ đội đã tham dự trận Quảng Trị trên 1.000 người về lại Thành Cổ để dự 1 chương trình văn nghệ. Cùng 1 lúc họ tập hợp lối 5.000 sinh viên Hà Nội tại sân trường đại học Khoa học, Xã hội, Nhân văn cùng tham dự. Báo Nhân dân đã ghi lại là vào ngày 6 tháng 9 năm 1971 tại 30 sân trường đại học và cao đẳng, tổng cộng 10.000 sinh viên lên đường nhập ngũ.
Như vậy là 34 năm trước đảng cộng sản đã động viên hầu hết các sinh viên miền Bắc để tấn công miền Nam. Có nhiều trường đại học sau đó đóng cửa, các giáo sư cũng đi lính với học trò. Hầu hết có được 4 tháng huấn luyện và đầu năm 1972 tất cả lên đường vào Nam tham dự vào 3 mặt trận. An Lộc, Kontum, và Quảng trị. 70% bộ đội hy sinh hoặc bị thương. Trận Mậu Thân 68 Việt Cộng hy sinh toàn bộ các đơn vị thuộc Mặt trận giải phóng miền Nam và bộ đội tập kết.
Qua đến trận Mùa hè 72 đảng cộng sản Việt Nam hy sinh khối nhân lực trí thức tương lai của miền Bắc. Người có quyết định sắt máu đó là Lê Duẩn.
(6) 81 ngày lịch sử. Lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30/3/72 trung đoàn pháo Bông Lau khai hỏa trận địa pháo vào căn cứ Carroll, Ái tử và Mai Lộc. Ngày 2/4/1972 căn cứ Carroll thất thủ. Sau đó Ái Tử, Mai Lộc rồi Quảng Trị đều rút quân. Một tháng sau, ngày 1 tháng 5-1972 Bắc quân chiếm đóng trên tỉnh Quảng Trị từ sông Bến Hải đến sông Mỹ Chánh. Sau khi miền Nam rút quân, xác người và di sản chiến tranh vẫn còn trên quốc lộ số 1. Báo chí Sài Gòn ghi lại con đường đã trở thành đại lộ Kinh Hoàng.
Hội nghị hòa đàm Paris bước vào năm thứ 4. Hoa kỳ đơn phương rút quân. Khối cộng sản Nga Sô và Trung Cộng đổ chiến cụ và tiếp viện tối đa vào miền Bắc.
Mở đầu cho giai đoạn thử thách Việt Nam hóa chiến tranh, quân lực Việt Nam Cộng Hòa hành quân Lam Sơn 72. Nam quân vượt sông Mỹ Chánh ngày 28 tháng 6-1972 và kết thúc việc chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị ngày 16 tháng 9-1972. Sau 81 ngày tại một chiến trường khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Báo chí miền Bắc gọi là Cuộc đụng đầu của lịch sử. Hơn 30 năm qua và cho đến ngày nay, Hà Nội luôn luôn nhắc đến chiến tích đã cầm cự được 81 ngày.
Tại viện bảo tàng lịch sử Thành Cổ hiện nay có bảng tưởng niệm với 81 tờ lịch ghi dấu 81 ngày trong cuộc chiến mùa hè 72. Thêm vào đó có 11 tấm phù điêu tiểu sử 11 chiến binh đã có mặt trong Cổ Thành và còn sống đến ngày nay. Mỗi người đều ghi lại cuộc đời sinh viên, nhập ngũ, chiến đấu và trở về. Phù điêu gọi là Dương bản. Còn Âm bản là mộ bia tưởng niệm chung trên 10.000 bộ đội đã hy sinh.
Trong đêm văn nghệ Hoa Lửa 31/10/2005 họ đã dùng 81 nhạc công trong ban hòa tấu để nhắc lại ý nghĩa của 81 ngày lịch sử.
Bắc quân giữ Thành Cổ bằng mọi giá....Nam quân tái chiếm Cổ Thành bằng mọi giá...
(7) Cổ Thành gian khổ. Cũng theo tài liệu của miền Bắc, tuyển tập Hoa Lửa ghi lại bút ký, bài viết và lời phát biểu của gần 100 nhân vật về trận mùa hè 72. Sách xuất bản năm 2005 ngôn ngữ Hà Nội đã có khác biệt với tài liệu tuyên truyền phổ biến trước và sau 1975. Không còn những lời miệt thị miền Nam. Họ gọi quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tổng thống Nguyễn văn Thiệu, trung tướng Ngô quang Trưởng. Đồng thời qua tài liệu với nội dung mở rộng đã có đề cập đến số tổn thất, thương vong khủng khiếp, nỗi sợ hãi, việc đào ngũ của chiến binh.
Đặc biệt có những chỗ ghi rõ tuổi tân binh có nhiều em dưới 18 tuổi. Các chú lính mới chưa được huấn luyện và cán bộ quân sự đã dạy bắn hay ném lựu đạn lúc còn ở dưới hầm trong Cổ Thành. Họ lùa tất cả đám lính mới qua sông rồi sẽ huấn luyện sau. Cuộc sống của hàng ngàn bộ đội dưới hầm là một thế giới cực kỳ gian khổ. Các hầm đều ngập nước. Không đủ nước uống. Không đủ ăn. Điều kiện vệ sinh hết sức khốn nạn. Người sống ở chung với thương binh và người chết. Trên 20% thương vong khi vượt sông Thạch Hãn. Sau đây là 1 đoạn nguyên văn của cán bộ quân sự viết lại: “Trong 81 ngày đêm đó, trung bình hàng đêm có 1 đại đội tăng cường hơn 100 người vượt sông và cũng từng đó con người đã ra đi không trở về. Máu thịt hòa vào nước sông trôi ra cửa Việt.”
Một chiến binh khác viết về những ngày sau cùng: Đêm 13/9/1972 Hồ Tú Bảo là sinh viên đại học toán, làm trinh sát cho sư đoàn 325 được lệnh qua sông vào tiếp viện. Suốt 2 ngày 13 và 14 tháng 9 không vượt được sông Thạch Hãn, Ngày 15 tháng 9-72 chuẩn bị vượt sông nhưng bến đáp cả 2 bờ Bắc Nam không còn nữa. Trong thành vẫn có súng nổ. Đến ngày 16/9/72 thì Cổ Thành Quảng Trị đã hoàn toàn im tiếng. Chỉ còn những ngọn khói bốc lên.
Đơn vị được lệnh rút về và hiện nay anh lính trinh sát sư đoàn 325 trở thành giáo sư tin học tại đại học Hà nội.
(8) Cờ bay trên Thành Cổ. Phía Việt Nam Cộng Hòa rất hiểu rõ ý nghĩa của việc tái chiếm Cổ Thành để dành thắng lợi trên bàn hội nghị. Phía Hà nội cũng ghi nhận đây là điểm quan trọng nhất. Hòa đàm Paris dự trù tái nhóm ngày 13 tháng 7-1972. Tài liệu của miền Bắc ghi lại rằng: “Tướng Ngô quang Trưởng đôn đốc nhẩy dù phải chiếm bằng được nhà thờ Tri Bưu ngày 12 và sau đó chỉ còn 500 thước đến Cổ Thành thì phải cắm cờ vào ngày 13/7/72. Kết quả quân Dù của VNCH chiếm được Tri Bưu nhưng quân ủy trung ương Hà Nội ra lệnh trung đoàn 48 và 2 tiểu đoàn địa phương, trung đoàn 95 của sư đoàn 325 phải sẵn sàng để chống vụ cắm cờ bằng mọi giá.
Một trang báo dài của đại tá Nguyễn Hải Như, tham mưu trưởng trung đoàn Thạch Hãn đã mô tả về trận quân Dù đánh xong Tri Bưu nhưng thất bại trong việc treo cờ Cổ Thành ngày 13/7/72. Sau trận đánh đẫm máu mà lính mũ đỏ hy sinh rất nhiều. Tài liệu của cộng sản cũng ghi rõ cách đánh rất dũng mãnh của cả 2 binh đoàn nhẩy dù và thủy quân lục chiến trong trận Cổ Thành. Bên Việt Nam Cộng Hòa có lợi thế thay quân. Đánh rồi ra nghỉ. Đưa thương binh tử sĩ ra khỏi trận địa. Trong khi phía miền Bắc không có điều kiện thuận tiện vì thay quân là phải qua sông và thương vong trên sông Thạch Hãn rất cao.
(9) Sau cuộc chiến. Cũng từ tài liệu của miền Bắc ghi lại, trên toàn thể Việt Nam, Quảng Trị là nơi có 2 nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất. Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Quảng Trị. Phần lớn chiến binh cộng sản tử trận được gom lại chôn tại Quảng Trị. Một số lớn còn thất lạc. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa khi qua Mỹ được hỏi về di hài lính Mỹ cũng đã tiết lộ thêm về các mộ phần của bộ đội tại miền Nam do bên ta chôn cất. Phía Hoa Kỳ có chuyển tin tức này cho Hà nội. Tuy nhiên về việc tìm kiếm mộ phần của phía Việt Nam Cộng Hòa trước 75 bao gồm thêm di hài tù tập trung “cải tạo“ hiện vẫn chưa được chính quyền Hà Nội lưu tâm. Gần 45 năm sau tháng 4-1975 dân Việt tỵ nạn đã có cả triệu lần trở về cùng với hàng tỷ mỹ kim gửi quà hàng năm, nhưng vết thương chính trị vẫn còn là gánh nặng nên chưa giải tỏa được con đường vào chốn tâm linh.
Thuần túy trên lãnh vực tâm linh, nghĩa tử nghĩa tận, chỉ có chính quyền Hà Nội mới có thẩm quyền và trách nhiệm tối thiểu đối với di hài chiến sĩ miền Nam.
Với danh nghĩa người Mỹ gốc Việt, với sự cộng tác mạnh mẽ của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam, việc tìm kiếm tảo mộ di hài chiến binh miền Nam đưa về nguyên quán hay chôn tại Nghĩa trang Biên Hòa với sự bảo quản tối thiểu, không có gì khó khăn.
Hà Nội đã bước vào kỷ nguyên mới, phải ý thức được những điều phải làm trong trách nhiệm với lịch sử dân tộc, theo trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại.
(10) Hàn gắn thương đau. Năm 1992, hai mươi năm sau mùa hè 72, Hội VMA (Vietnam Memorial Association) gồm các cựu chiến binh Hoa Kỳ muốn hàn gắn thương đau của Việt Nam hậu chiến. VMA dự trù xây trường học tại các nơi hẻo lánh cả 2 miền Nam Bắc. Ban quản trị họp để tìm 1 địa điểm đầu tiên. 8 ông bà Hoa Kỳ bàn về các địa điểm. Ý kiến rất khác biệt, Cô Kiều Chinh là người Việt duy nhất, đồng sáng lập viên của VMA đã đề nghị ngôi trường đầu tiên sẽ xây tại Quảng Trị. Nơi mang vết thương lớn nhất của chiến tranh Việt Nam. Nơi chia cắt 2 miền suốt 21 năm. Toàn thể VMA đều đồng ý chọn đất cho ngôi trường tại Đông Hà coi như món quà của người phụ nữ Việt Nam tỵ nạn cộng sản gửi lại quê hương. Bức thông điệp đẹp đẽ biết dường nào. Năm 1954, cha của cô Kiều Chinh bị Việt cộng bỏ tù không bản án và chết trong tù. Thêm một ngôi trường được xây cất tại làng Mọc, quê hương của ông Nguyễn Cửu, thân phụ của cô Nguyễn thị Chinh, tên thật của tài tử Kiều Chinh. Cô ra đi lúc còn nhỏ 1954 và từ đó không bao giờ thấy được mặt cha. Trong phim “Người tình không chân dung” có đoạn Kiều Chinh quay tại nghĩa trang Biên Hòa cũng vào năm 1972. Một ngày nào đó, cô sẽ lên thăm lại nghĩa trang quân đội miền Nam, nơi có rất nhiều chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị mùa hè 72. Không thiếu bất cứ 1 quân binh chủng nào, không thiếu bất cứ màu cờ sắc áo nào. Kể cả lính Dù chết dưới chiến hào với cờ vàng pha máu và lính thủy quân lục chiến hy sinh trong thành nội 10 ngày sau cùng, chưa thấy được lá cờ bay trên trời xanh của Cổ Thành Quảng Trị. Phía bên kia Bến Hải một thời, có câu chuyện của họ. Bây giờ đến lượt chúng ta phải kể lại câu chuyện của mình. Nếu anh không nói, ai nói. Bây giờ không nói, bao giờ.
(11) Tổn thất chiến tranh. Vì vậy sau khi nghe chuyện bên kia, chúng ta hãy nói chuyện bên này. Rồi mai đây, vào năm 2025, nửa thế kỷ sau cuộc chiến, sử Việt sẽ ghi rằng chiến tranh Việt Nam đã làm chết 2 triệu dân trên khắp các miền đất nước. Riêng tại Quảng Trị, mùa hè năm 1972 cuộc chiến dằng xé điên cuồng đã giết chết 50 ngàn thanh niên của cả hai miền Nam Bắc. Lịch sử sẽ không cần ghi phần tổn thất hay thắng bại của các đơn vị. Sau này những đóa hoa tưởng niệm thả xuống dòng Thạch Hãn hay con sông Bến Hải sẽ cùng trôi ra biển Đông. Thể hiện tấm lòng của thế hệ tương lai gửi chung cho tất cả linh hồn các chiến binh đã hy sinh cho cuộc chiến tương tàn cuối thế kỷ thứ 20 tại Việt Nam.
(12) NHÂN CHỨNG TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG
Khi đi tìm nhân chứng của 1 chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mãnh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên quốc lộ số 1. Ngay khi chiến trường còn vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan nhật Nam đã viết “Mùa hè đỏ lửa.” Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa” đã gắn liền vào tên tuổi Phan nhật Nam.
Phải chờ đến 32 năm sau, Hà Nội mới xuất bản cuốn “Mùa hè cháy“ của đại tá pháo binh “Quân đội Nhân dân” viết về trận pháo kích của trung đoàn pháo Bông Lau, trận pháo dã man trên đường di tản của dân Quảng Trị, giết chết hàng ngàn người và làm đoạn đường trên 2 cây số giữa con sông Thạch Hãn và Mỹ Chánh trở thành Đại lộ Kinh Hoàng.
Chúng tôi vẫn đi tìm xem ai là người đặt tên cho đoạn đường của trận thảm sát mùa hè năm 72. Có lẽ chỉ trong chiến tranh Việt Nam mới có cái đại lộ mang tước hiệu kinh hoàng.
Anh phóng viên của bộ Thông Tin có mặt tại Quảng Trị nói rằng bác đi hỏi ông Lê Thiệp trên DC. Khi quân ta phản công ở Mỹ Chánh, ông nhà báo Lê Thiệp có đi theo trên quốc lộ 1 qua lối này. Năm 2005 nhân dịp gặp ông Thiệp tại DC, ông nói rằng không biết tay nào đặt cái tên Đại lộ Kinh Hoàng thật hay. Câu chuyện dừng tại đó.
Một lần khác, chúng tôi rao lên là muốn tìm gặp những ai đã chạy trên con đường ác độc vào đúng lúc địch pháo kích. Tôi biết có trung tá Lê huy Linh Vũ của Tổng cục Chiến tranh Chính trị là người đã trải qua và đã viết lại thành cuốn sách. Con gái của trung tá Vũ là họa sĩ Hương Alaska có cho phép chúng tôi in lại cuốn này để tặng các bạn. Nhưng ông Vũ nay không còn nữa. Đại tá Hà Mai Việt, tỉnh trưởng Quảng trị thời kỳ 72 đã nói rằng: “Tại ông không lưu tâm đọc sách của tôi. Mở trang này ra mà xem, nhân chứng sống là ông Phan văn Châu. Tôi đã viết rõ từng trường hợp của trận Quảng Trị trong tác phẩm Thép và Máu. Ông nhân chứng này không những chịu đựng trực tiếp trận pháo trên quốc lộ mà còn nằm lại 1 đêm giữa các xác chết.”
Sau cùng nhờ ông Hà mai Việt, chúng tôi đã gặp nhân chứng sống. Trung sĩ Phan văn Châu năm nay 68 tuổi quả thực là 1 người dân tiêu biểu của miền đất Quảng. Qua máy điện thoại, dường như cả một trời tâm sự tuôn tràn. Những hình ảnh quê hương, chiến tranh, loạn lạc, pháo kích, khói lửa, lẫn lộn giữa trận 72 và trận 75.
Nói đến chuyện đất nước biết bao nhiêu địa danh nào là Nhan Biều, Cầu Ga, Ái Tử, Mai Lĩnh, Cầu Dài. Rồi đến biết bao nhiêu con sông, bao nhiêu rạch nước. Âm thanh đất Quảng của người dân chân chỉ hạt bột, vòng qua quay lại để sau cùng trở về với cái ngày cả gia đình bỏ Nhan Biều mà đi.
Ông Châu nói rằng, lúc đó dường như mọi người đã chạy hết. Phan văn Châu là trung sĩ thông dịch viên cho ngành tình báo tại Đà Nẵng đang đi công tác về Ái tử.
Đến khi thiên hạ bỏ chạy hết, thầy thông ngôn trẻ tuổi mặc đồ dân sự cùng 1 đứa cháu, dẫn vợ có bầu với 3 đứa con nhỏ, năm một, sáu, bẩy, tám tuổi. Tất cả vội vàng ra đi bỏ lại phía sau căn nhà mới cất tại Nhan Biều bên bờ Bắc của sông Thạch Hãn.
Vợ con đi trước 1 đoạn với gia đình bà chị. Thằng cháu và ông Châu đi xe gắn máy kéo theo 1 chiếc xe gỗ 2 bánh. Hành trang chất đầy, người kéo, người đẩy chiếc xe qua khỏi cầu Ga, đi được một đoạn dài đến 9 giờ sáng thì pháo nổ ngay trên đường. Con đường đầy người chạy loạn. Cả dân cả lính với đủ mọi thứ xe. Đa số đi bộ vì đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh. Đạn rơi chỗ nào cũng có người chết. Xác bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt. Mạnh ai nấy chạy. Vợ con thất lạc ngay từ lúc đó. Ông Châu nghĩ rằng vợ con có thể đang ở phía trước. Nhưng phía trước hay phía sau thì cũng bị pháo. Khi pháo tạm ngưng thì có người lại tràn ra đi tới. Nhưng phần lớn nằm yên chịu trận. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Biết bao nhiều người cố chạy cho thoát bỏ lại cả gia đình vợ con. Những đứa nhỏ nằm khóc bên xác mẹ. Những em bé sơ sinh bú vú mẹ đã lạnh khô. Có người còn sống thấy đó mà phải bỏ đi. Ông Châu và đứa cháu chạy về phía đông quốc lộ, vùi thây xuống cát mà chịu đựng 1 ngày pháo kích. Đủ loại pháo của cộng sản thay phiên bắn phá suốt một ngày dài. Pháo 122, pháo 130 và pháo 155. Chỉ khi nào có B52 đến thả bom mới thấy địch im tiếng súng được 1 lúc.Toàn thân ông tê liệt dưới trời nắng gắt. Phải bò đến các vũng nước có cả phân trâu và máu người để uống. Khi trời tối dần, tất cả đều im lặng và ghê sợ. Ông Châu và đứa cháu bắt đầu bò quanh lật các xác chết đàn bà và trẻ em lên xem có phải vợ con. Lật một xác phụ nữ mà ông nghĩ rằng người vợ, đầu óc ông mê muội. Thằng cháu còn tỉnh táo nói rằng không phải mợ. Mợ có bụng mà cậu. Mấy người khác còn sống cũng làm như vậy. Tất cả đi tìm xác thân nhân. Nhưng rồi trời tối hẳn, bộ đội Việt Cộng bắt đầu xuất hiện. Chúng tìm đến các xe nhà binh và tìm các quân nhân mặc quân phục bắt đi hết. Cậu cháu ông Châu khai là dân thường nên được lệnh phải nằm yên tại chỗ. Đêm hôm đó, ông Châu thức trắng trên bãi cát đẫm máu của Đại lộ Kinh Hoàng. Hình như có đôi lúc ông cũng thiếp đi. Cũng chẳng còn nhớ rõ. Chung quanh toàn xác chết. Người chết nhiều hơn người sống. Những xác chết cháy như than củi. Ông nghĩ rằng chắc xác vợ con cũng quanh đây. Sáng hôm sau, từ sớm mai những người còn sống đành phải bỏ lại 1 cánh đồng xác ở đằng sau để chạy về miền Nam. Đi đến cầu Dài gần sông Mỹ Chánh thì gặp toán tiền sát của thủy quân lục chiến Việt Nam chận lại. Khi biết chắc là không phải quân địch, ông trung úy thủy quân lục chiến phất tay cho qua. Vừa đi khỏi một đoạn đường thì thấy ông sĩ quan bị du kích phía sau bắn sẻ chết ngay tại chổ. Đó là cái chết cuối cùng ông chứng kiến tại Quảng Trị. Tìm xe quá giang về Huế với tâm trạng hết sức não nề. Nhưng rồi phép lạ đầu tiên đến với cuộc đời ông. Ngay tại khu vực tạm cư Phú văn Lâu, thuộc thành phố Huế, ông gặp lại đầy đủ vợ con. Bà vợ bầu đã dẫn 3 đứa con nhỏ đi xuống đường ven biển theo dân địa phương. Đoàn người đi xa quốc lộ nên tránh được pháo kích.
Vợ con dắt díu nhau đi suốt 1 ngày 1 đêm về đến Mỹ Chánh rồi được xe cho bà bầu quá giang về Huế. Hai năm sau người vợ đầu tiên của ông Châu qua đời, sau khi sinh cho ông thêm 3 ngưới con nữa. Cô gái còn nằm trong bụng mẹ trên đại lộ kinh hoàng năm nay đúng 37 tuổi, tốt nghiệp đại học và có gia đình cư ngụ tại miền đông Hoa kỳ.
Những bước chân trần ai trên bãi cát Quảng Trị mùa hè năm 72 của bà mẹ mang bầu không biết có còn vương vấn chút nào trong lòng cô bé nghe pháo kích từ lúc chưa ra đời. Ông Châu nói rằng: Tụi nhỏ chẳng biết gì đâu. Chỉ có đứa lớn nhất năm nay ngoài 40 tuổi là còn nhớ đôi chút. Hỏi rằng thế ông có được bao nhiêu con tất cả. Ông tính nhẩm rồi nói rằng tất cả 10 con. Bà đầu tiên 6 con. Bà thứ hai 3 con. Bà này bỏ tôi đi lấy chồng nên bây giờ vẫn còn ở Việt Nam. Tôi đưa cả 3 cháu đoàn tụ bên này. Bà hiện nay ở với tôi có 1 cháu. Năm nay cháu cũng 24 tuổi rồi. Bà sau này có 1 con riêng. Như vậy là chúng tôi có 11 con. Thế bác có hạnh phúc không. Hạnh phúc chứ. Tất cả là số trời. Ông Châu nói rằng, cái đêm nằm ở đại lộ kinh hoàng, uống nước máu người và phân trâu tôi không bao giờ giờ nghĩ đến có ngày đi Mỹ như bây giờ. Tôi nghĩ rằng bây giờ vợ con chết hết thì mình sẽ ra sao. Làm sao tìm xác. Rồi chôn ở đâu. Hàng trăm xác người chung quanh, biết bao nhiêu xác trẻ con, vợ con tôi đều trong số đó. Không hiểu nó bắn pháo đạn gì quá ác. Tất cả xác chết như than củi chẳng làm sao biết được người nào là người nào.
“Năm 1973 tôi có trở lại, đi qua con đường thấy có đài tưởng niệm, rồi có các mồ chôn tập thể, có mồ chôn riêng rẽ. Lòng tôi hết sức xúc động. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn xúc động. Con cháu tôi thì nhiều nhưng mà làm sao các con hiểu được những gì tôi đã trải qua. Trận 72 quân ta mới lấy lại một nửa Quảng Trị. Đứng bên này dòng Thạch Hãn, bên kia là Nhan Biều, nơi tôi ra đời còn cả ngôi nhà thân yêu. Bên ta đã bị địch chiếm bờ Bắc, chỉ giữ được bờ Nam, đến 75 thì bờ Nam cũng chẳng còn.”
“Vâng thưa bác, năm nay em 67 tuổi,” ông Châu nói tiếp, “quê ở Nhan Biều, bờ Bắc sông Thạch Hãn, ngay dưới cầu Ga. Nhà em thi vào làm trung sĩ thông dịch viên năm 1966 khóa 11 tại quân đoàn I. Sau 75 em trốn được. Nếu khai thật chắc là bị buộc tội CIA.
Bờ sông Mỹ Chánh và cây cầu mới năm 2009. Mùa hè năm 1972, Nam quân và thường dân đã chạy qua "Đại lộ Kinh hoàng" để rút về phía Nam sông này.
Sau đó em vượt biên rồi đoàn tụ. Trước sau 3 vợ, 11 người con. Bà sau này là bà bền chặt nhất đã sống với nhau 25 năm. Vâng, thưa bác đây chắc chắn là bà sau cùng. Gia đình em rất hạnh phúc. Phần em, dù có bị kinh hoàng nhưng cũng chỉ có 1 ngày 1 đêm. So với người ta có người cả đời kinh hoàng thì nỗi khổ của chúng em có thấm vào đâu.”
Đó là câu chuyện của ông Châu, nhân chứng số 1 của chúng tôi. Tôi hỏi ông Châu câu cuối cùng. “Ông có biết ai đặt tên Đại lộ kinh hoàng.” “Không đâu,” bây giờ ông gọi tôi là cụ. “Cụ với cụ Hà Mai Việt không biết thì ai mà biết. Nhưng quả thực là kinh hoàng thực đấy các cụ ạ.”
Tuy hỏi vậy, nhưng tôi đã tìm ra. Số là vào mùa hè năm 72 đó, có anh phóng viên trẻ tuổi bút hiệu Ngy Thanh cũng ra chiến trường Quảng Trị. Anh đã bỏ ra cả 1 ngày dài trên đoạn đường oan nghiệt. Chụp hình các xe cháy, các xác chết và có được 1 bộ hình hết sức đặc biệt. Khi về lại Saigon viết loạt bài phóng sự, anh có đặt tên là Đại lộ Kinh Hoàng. Câu chuyện làm xúc động độc giả tại thủ đô. Chủ nhiệm là chị Trùng Dương bèn cùng anh chị em quyên góp tiền bạc ra Trung tổ chức nhặt xác và chôn cất. Câu chuyên ngày đó có lẽ ai cũng biết, nhưng ngày nay ai cũng quên hết cả rồi. Hành động của báo chí và đồng bào tự nguyện đứng lên lo việc chung sự cho nạn nhân của đại lộ kinh hoàng là 1 câu chuyện ý nghĩa nhất trong phần nhân bản của trận Quảng Trị mùa hè 72.
Hai tháng sau đêm kinh hoàng của ông Phan văn Châu, quân miền Nam vượt sông Mỹ Chánh, phản công tái chiếm Quảng Trị. Cuộc chiến nào mà không có thảm sát, chiến tranh nào mà chẳng có nạn nhân. Nhưng hình ảnh của 1 đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ giữa 1 chiến trường thảm khốc đầy xác thường dân như ở đại lộ kinh hoàng vẫn là 1 hình ảnh đau thương nhất mà chúng ta không thể nào quên được.
Vì vậy tôi cố tìm cho được câu chuyện của 1 nhân chứng đích thực, còn sống để kể lại hầu quý vị và riêng tặng cho đại tá Nguyễn Việt Hải chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau của quân đội Nhân dân, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tác phẩm “Mùa hè cháy” xuất bản năm 2005 tác giả đã viết thật rõ ràng là đơn vị của ông khai hỏa tập trung pháo 122 pháo 130, pháo 155 mà ông gọi là trận địa pháo cường tập trên quốc lộ số 1 vào đám ngụy quân trên đường bỏ chạy.
Ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa hè cháy” đã đích thân quan sát trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn.
Bài báo ngắn ngủi và khiêm nhường hôm nay hy vọng sẽ đến tay các pháo thủ miền Bắc ngày xưa để họ nhớ lại thành quả vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Định mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước.
Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây…
Giao Chỉ, San Jose
Cách đây 156 năm, giữa khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ đang diễn ra, tổng thống Lincoln trong bài diễn văn tại Gettyburg đã nói những tư tưởng đi trước thời đại. Ông nói đại ý rằng những người lính bên này hay bên kia đều là những người yêu nước. Mới đây, tôi có dịp xem trên mạng hình ảnh buổi họp mặt của các gia đình tử sĩ miền Bắc VN hy sinh trong trận Quảng Trị năm 1972. Diễn giả cho chương trình tưởng niệm là đại tá Nguyễn Quý Hải, thời gian đánh Quảng Trị ông là sĩ quan chỉ huy pháo đội Bông Lau. Một diễn giả khác là bác sĩ Lê văn An của Bắc Quân. Ông là bác sĩ duy nhất đã có mặt trong Thành Cổ Quảng Trị và là một trong 11 chiến binh còn sống. Vị bác sĩ này đã tả lại những giây phút đau thương oan nghiệt cuối cùng trong vòng vây thị xã. Câu chuyện nhắc đến các chiến binh còn sống dưới hầm sâu của tòa tỉnh trưởng bị bom đánh xập nhưng không có phương tiện để cấp cứu. Hôm nay, giữa không khí vui tươi trong dịp lễ cuối tuần Hoa Kỳ, dù tưởng niệm chiến sĩ trận vong nhưng với dân Mỹ vẫn là ngày Lễ Hội, tôi xin mở lại câu chuyện cũ về cuộc chiến Quảng Trị. Nửa thế kỷ trước, chúng tôi có dịp ra thăm Quảng Trị sau khi Miền Nam lấy lại được Cổ Thành. Sau 81 ngày ác mộng đã trôi qua. Hàng ngàn chiến binh 2 bên đã chết trong một thị xã bé nhỏ ở miền hỏa tuyến. Hà Nội gọi là Thành Cổ. Sài Gòn gọi là Cổ Thành. Khi miền Bắc có lệnh rút quân, chỉ có 11 chiến binh còn sống để trở về. Chúng tôi có dịp gặp một vài chiến binh cộng sản bị bắt tù binh. Trong số này có em nhỏ vượt qua bờ Nam sông Thạch Hãn nhưng không lọt vào trong Thành Cổ. Em thuộc toán quân bơi lạc vào đơn vị TQLC. Ông bạn tôi, đại tá Cao Tiêu của tổng cục chiến tranh chính trị buồn bã nhìn thằng bé quân đội thù nghịch mà hỏi rằng. Con quê ở đâu. Bao nhiêu tuổi. Thưa ông con quê Thái Bình, 16 tuổi. Sao 16 tuổi đã phải đi bộ đội. Con đi thay cho anh con. Anh con bị què chân. Nhưng nhà nào cũng phải đi. Ông Tiêu thở dài mà nói rằng. Để ông sẽ thu xếp cho con. Quê ông cũng ở Thái Bình. Chúng tôi không bao giờ quên được câu chuyện thẩm vấn tù binh ngày hôm đó. Vì vậy, nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong với không khí lễ hội tưng bừng tại Hoa Kỳ, xin kể lại những chuyện không vui của hai miền Nam Bắc trong chiến tranh. Chuyện từ Đại Lộ kinh Hoàng cho đến 81 ngày trận chiến Quảng Trị. Như vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã nói. Trong chiến tranh, những chiến binh của hai bên đã hy sinh đều là những người yêu nước. Từ Hà Nội, anh Ba Lê Duẩn ra lệnh phải giữ Thành Cổ bằng mọi giá. Từ Sài Gòn, Tổng Thống Ng Văn Thiệu ra lệnh phải lấy lại Cổ Thành bằng mọi giá. Quảng Trị là con bài trong canh bạc chính trị tại Paris. Chiến binh hai miền Nam Bắc chết trong thị xã Quảng Trị ai là phe thắng ai là phe bại. Xin bằng hữu cùng tôi đọc lại các tác phẩm viết về Đại Lộ Kinh Hoàng và Mùa hè đỏ lửa của miền Nam. Xin đọc qua Mùa hè Cháy, Mãi mãi tuổi 20 và Một thời hoa lửa của miền Bắc. Những mẩu chuyện như sau:
(1)Ngày Chiến sĩ Trận Vong Người Mỹ tưởng niệm những quân nhân đã hy sinh vì đất nước trong ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Ngày quốc lễ này năm nay là Thứ hai 27 tháng 5-2019. Trên khắp nước tổ chức tưởng niệm các tử sĩ với những cuộc diễn hành, các buổi hoà nhạc nói lên tinh thần yêu nước. Có các cộng đồng khác sẽ đánh dấu ngày này bằng những giây phút suy ngẫm trong tĩnh lặng về những người đã ngã xuống trong khi đang phục vụ trong quân đội. Ngày lễ này từng được gọi là Ngày Vinh Danh được tổ chức tại nghĩa trang Arlington vào năm 1868. Ba năm sau cuộc nội chiến đẫm máu ở Hoa Kỳ gây thiệt mạng cho trên 600.000 người. Nhiều trường học được nghỉ lễ vào 3 ngày cuối tuần này và được xem như ngày khởi đầu không chính thức của mùa nghỉ hè. Nhiều gia đình tổ chức các buổi ăn ngoài trời hay đi đến vùng biển, công viên hoặc cắm trại. Nhân dịp đặc biệt này, năm trước chúng tôi đã phổ biến loạt bài về tổn thất trong chiến tranh. Năm nay xin gửi đến tài liệu ghi nhận được về trận Quảng Trị năm 72 để quý vị đọc trong những ngày nghỉ lễ.
(2) Năm 72 Ở Quảng Trị Ghi Chú: Một phần bài này viết năm 1990 phổ biến khắp nơi. Bỗng có một cựu pháo thủ Bắc quân thuộc đoàn pháo Bông Lau gửi email cho tôi báo tin rằng không phải pháo Bông Lau của cộng sản bắn trên Đại Lộ Kinh Hoàng. Tôi hỏi lại, nếu Bông Lau không bắn thì pháo nào. Không thấy trả lời. Sách của Dương Phục và Thanh Thủy phát hành có đoạn tả về Đại Lộ Kinh Hoàng.
Thời kỳ trước 1975, khi tôi có dịp phụ trách về binh thư tại bộ Tổng Tham Mưu, thường qua bên Phòng Nhì hoặc Trung ương tình báo tìm đọc các sách báo của miền Bắc. Đọc và ghi chép lại, thêm 1 chút nhận xét, nhưng không phê phán. Đôi khi phải tóm lược lại để trình lên hay phổ biến nội bộ nhưng tuyệt đối không viết thêm những lời tuyên truyền hay lên án.
Ngày nay trên đướng đi tìm tài liệu cho trận Quảng Trị, chúng tôi giữ các nguyên tắc đó. Bây giờ xin quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về miền Bắc Việt Nam thời kỳ đầu thập niên 70.
Để chuẩn bị cho trận mùa hè 72, Hà Nội bắt lính từ năm 1970. Sau khi vét hết nông dân, qua năm 1971 tổng động viên toàn bộ nhân lực thành thị. Các học sinh và sinh viên trên 18 tuổi chuẩn bị nhập ngũ hết. Cũng trong thời gian này, Nga và Tàu hoàn toàn đồng ý viện trợ cho Hà Nội đánh Mỹ. Trong lúc Hoa Kỳ rút quân, bên ta Việt Nam hóa chiến tranh thì Nga Sô viện trợ tối đa cho miền Bắc qua Trung Cộng.
(3) Sau trận mùa hè Phan nhật Nam viết cuốn “Mùa hè đỏ lửa” thì 33 năm sau Hà Nội mới cho ra đời 2 cuốn sách viết về Quảng Trị. Đại tá pháo binh quân đội nhân dân Nguyễn Quý Hải ra đời cuốn “Mùa Hè Cháy” ghi lại con đường nhận pháo Nga Sô từ biên giới Tàu đem về Hà Nội đưa vào đến Quảng Bình, rồi qua Quảng Trị trong trận mùa hè. Với số lượng pháo đủ loại và hỏa tiễn, 5 sư đoàn Bắc quân đã được yểm trợ tối đa để tấn công miền Nam trực tiếp qua Bến Hải.
Tất cả đều ghi rõ trong tác phẩm “Mùa Hè Cháy” và chính từ tác phẩm này tôi có thể đối chiếu với tài liệu còn lưu giữ để có được những trang sử gần chính xác về phía Việt Nam Cộng Hòa. Cũng vào năm 2005 một tác phẩm khác của phe cộng sản tựa đề “Một Thời Hoa Lửa” đã ra đời, cũng nói về đề tài Quảng Trị. Bài viết này sẽ ghi lại rất nhiều chi tiết từ Hoa Lửa do các tác giả miền Bắc sáng tác.
(4) “Mãi mãi tuổi 20” Tập hồi ký được Hà Nội nhắc nhở đến nhiều nhất là: “Mãi mãi tuổi 20,” hồi ký của 1 thanh niên tên Nguyễn văn Thạc. Anh là Sinh Viên đại học Tổng hợp Hà Nội. Đi lính binh nhì truyền tin ngày 6-9-1971 và hy sinh tại chiến trường Quảng Trị ngày 30-7-1972, lúc chưa đầy 20 tuổi và chưa đủ 1 năm lính. Anh bị pháo cắt ngang đùi trái, mất máu nhiều quá nên đã chết. Chôn ngay tại mặt trận Quảng Trị. Thạc để lại cuốn nhật ký 260 trang, viết lời cuối vào ngày 27-7-1972. Ba ngày sau tử trận. Tháng 5-1973 tức là gần 1 năm sau, gia đình chưa có tin tức từ đơn vị, nhưng được đồng đội về báo tin. Sau tháng 4-1975 gia đình không có phương tiện đi tìm xác. Phải chờ đến cuối năm 1976 mới có điều kiện đi tìm. Cải táng từ quận Triệu Phong về huyện Từ Liêm, gần Hà nội vào dịp tết 1977. Tôi đã đọc 2 lần 260 trang sách nhưng không tìm được những dữ kiện về trận Quảng Trị. Hồi ký ghi lại 10 tháng trong quân ngũ của 1 thanh niên miền Bắc, nhưng mới vào trận đã bị thương rồi chết. Nội dung là lời lẽ chân thành đơn giản nhưng không có tình tiết hấp dẫn. Tác phẩm này được giới trẻ miếm Bắc tìm đọc vì đã nhắc đi nhắc lại đến tình yêu tuổi học trò với cô bạn học Như Anh. Cô này hiện nay là di dân sống tại Đức quốc. Vì tác phẩm nặng về tình yêu và thiếu quyết tâm nên đã không được phổ biến suốt 33 năm. Phải chờ đợi đến cuối thế kỷ thứ 20, nhạc vàng miền Nam chinh phục hoàn toàn nền văn hóa vô sản thì hồi ký tình yêu của Nguyễn văn Thạc mới được phổ biến và quảng bá mạnh mẽ.
(5) “Một Thời Hoa Lửa” Đây là tên 1 tác phẩm, đồng thời cũng là tên 1 chương trình do đài truyền hình Việt Nam tại Hà Nội và công ty viễn thông quân đội nhân dân phối hợp tổ chức vào ngày 31 tháng 10 năm 2005. Ban tổ chức mời tất cả bộ đội đã tham dự trận Quảng Trị trên 1.000 người về lại Thành Cổ để dự 1 chương trình văn nghệ. Cùng 1 lúc họ tập hợp lối 5.000 sinh viên Hà Nội tại sân trường đại học Khoa học, Xã hội, Nhân văn cùng tham dự. Báo Nhân dân đã ghi lại là vào ngày 6 tháng 9 năm 1971 tại 30 sân trường đại học và cao đẳng, tổng cộng 10.000 sinh viên lên đường nhập ngũ.
Như vậy là 34 năm trước đảng cộng sản đã động viên hầu hết các sinh viên miền Bắc để tấn công miền Nam. Có nhiều trường đại học sau đó đóng cửa, các giáo sư cũng đi lính với học trò. Hầu hết có được 4 tháng huấn luyện và đầu năm 1972 tất cả lên đường vào Nam tham dự vào 3 mặt trận. An Lộc, Kontum, và Quảng trị. 70% bộ đội hy sinh hoặc bị thương. Trận Mậu Thân 68 Việt Cộng hy sinh toàn bộ các đơn vị thuộc Mặt trận giải phóng miền Nam và bộ đội tập kết.
Qua đến trận Mùa hè 72 đảng cộng sản Việt Nam hy sinh khối nhân lực trí thức tương lai của miền Bắc. Người có quyết định sắt máu đó là Lê Duẩn.
(6) 81 ngày lịch sử. Lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30/3/72 trung đoàn pháo Bông Lau khai hỏa trận địa pháo vào căn cứ Carroll, Ái tử và Mai Lộc. Ngày 2/4/1972 căn cứ Carroll thất thủ. Sau đó Ái Tử, Mai Lộc rồi Quảng Trị đều rút quân. Một tháng sau, ngày 1 tháng 5-1972 Bắc quân chiếm đóng trên tỉnh Quảng Trị từ sông Bến Hải đến sông Mỹ Chánh. Sau khi miền Nam rút quân, xác người và di sản chiến tranh vẫn còn trên quốc lộ số 1. Báo chí Sài Gòn ghi lại con đường đã trở thành đại lộ Kinh Hoàng.
Hội nghị hòa đàm Paris bước vào năm thứ 4. Hoa kỳ đơn phương rút quân. Khối cộng sản Nga Sô và Trung Cộng đổ chiến cụ và tiếp viện tối đa vào miền Bắc.
Mở đầu cho giai đoạn thử thách Việt Nam hóa chiến tranh, quân lực Việt Nam Cộng Hòa hành quân Lam Sơn 72. Nam quân vượt sông Mỹ Chánh ngày 28 tháng 6-1972 và kết thúc việc chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị ngày 16 tháng 9-1972. Sau 81 ngày tại một chiến trường khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Báo chí miền Bắc gọi là Cuộc đụng đầu của lịch sử. Hơn 30 năm qua và cho đến ngày nay, Hà Nội luôn luôn nhắc đến chiến tích đã cầm cự được 81 ngày.
Tại viện bảo tàng lịch sử Thành Cổ hiện nay có bảng tưởng niệm với 81 tờ lịch ghi dấu 81 ngày trong cuộc chiến mùa hè 72. Thêm vào đó có 11 tấm phù điêu tiểu sử 11 chiến binh đã có mặt trong Cổ Thành và còn sống đến ngày nay. Mỗi người đều ghi lại cuộc đời sinh viên, nhập ngũ, chiến đấu và trở về. Phù điêu gọi là Dương bản. Còn Âm bản là mộ bia tưởng niệm chung trên 10.000 bộ đội đã hy sinh.
Trong đêm văn nghệ Hoa Lửa 31/10/2005 họ đã dùng 81 nhạc công trong ban hòa tấu để nhắc lại ý nghĩa của 81 ngày lịch sử.
Bắc quân giữ Thành Cổ bằng mọi giá....Nam quân tái chiếm Cổ Thành bằng mọi giá...
(7) Cổ Thành gian khổ. Cũng theo tài liệu của miền Bắc, tuyển tập Hoa Lửa ghi lại bút ký, bài viết và lời phát biểu của gần 100 nhân vật về trận mùa hè 72. Sách xuất bản năm 2005 ngôn ngữ Hà Nội đã có khác biệt với tài liệu tuyên truyền phổ biến trước và sau 1975. Không còn những lời miệt thị miền Nam. Họ gọi quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tổng thống Nguyễn văn Thiệu, trung tướng Ngô quang Trưởng. Đồng thời qua tài liệu với nội dung mở rộng đã có đề cập đến số tổn thất, thương vong khủng khiếp, nỗi sợ hãi, việc đào ngũ của chiến binh.
Đặc biệt có những chỗ ghi rõ tuổi tân binh có nhiều em dưới 18 tuổi. Các chú lính mới chưa được huấn luyện và cán bộ quân sự đã dạy bắn hay ném lựu đạn lúc còn ở dưới hầm trong Cổ Thành. Họ lùa tất cả đám lính mới qua sông rồi sẽ huấn luyện sau. Cuộc sống của hàng ngàn bộ đội dưới hầm là một thế giới cực kỳ gian khổ. Các hầm đều ngập nước. Không đủ nước uống. Không đủ ăn. Điều kiện vệ sinh hết sức khốn nạn. Người sống ở chung với thương binh và người chết. Trên 20% thương vong khi vượt sông Thạch Hãn. Sau đây là 1 đoạn nguyên văn của cán bộ quân sự viết lại: “Trong 81 ngày đêm đó, trung bình hàng đêm có 1 đại đội tăng cường hơn 100 người vượt sông và cũng từng đó con người đã ra đi không trở về. Máu thịt hòa vào nước sông trôi ra cửa Việt.”
Một chiến binh khác viết về những ngày sau cùng: Đêm 13/9/1972 Hồ Tú Bảo là sinh viên đại học toán, làm trinh sát cho sư đoàn 325 được lệnh qua sông vào tiếp viện. Suốt 2 ngày 13 và 14 tháng 9 không vượt được sông Thạch Hãn, Ngày 15 tháng 9-72 chuẩn bị vượt sông nhưng bến đáp cả 2 bờ Bắc Nam không còn nữa. Trong thành vẫn có súng nổ. Đến ngày 16/9/72 thì Cổ Thành Quảng Trị đã hoàn toàn im tiếng. Chỉ còn những ngọn khói bốc lên.
Đơn vị được lệnh rút về và hiện nay anh lính trinh sát sư đoàn 325 trở thành giáo sư tin học tại đại học Hà nội.
(8) Cờ bay trên Thành Cổ. Phía Việt Nam Cộng Hòa rất hiểu rõ ý nghĩa của việc tái chiếm Cổ Thành để dành thắng lợi trên bàn hội nghị. Phía Hà nội cũng ghi nhận đây là điểm quan trọng nhất. Hòa đàm Paris dự trù tái nhóm ngày 13 tháng 7-1972. Tài liệu của miền Bắc ghi lại rằng: “Tướng Ngô quang Trưởng đôn đốc nhẩy dù phải chiếm bằng được nhà thờ Tri Bưu ngày 12 và sau đó chỉ còn 500 thước đến Cổ Thành thì phải cắm cờ vào ngày 13/7/72. Kết quả quân Dù của VNCH chiếm được Tri Bưu nhưng quân ủy trung ương Hà Nội ra lệnh trung đoàn 48 và 2 tiểu đoàn địa phương, trung đoàn 95 của sư đoàn 325 phải sẵn sàng để chống vụ cắm cờ bằng mọi giá.
Một trang báo dài của đại tá Nguyễn Hải Như, tham mưu trưởng trung đoàn Thạch Hãn đã mô tả về trận quân Dù đánh xong Tri Bưu nhưng thất bại trong việc treo cờ Cổ Thành ngày 13/7/72. Sau trận đánh đẫm máu mà lính mũ đỏ hy sinh rất nhiều. Tài liệu của cộng sản cũng ghi rõ cách đánh rất dũng mãnh của cả 2 binh đoàn nhẩy dù và thủy quân lục chiến trong trận Cổ Thành. Bên Việt Nam Cộng Hòa có lợi thế thay quân. Đánh rồi ra nghỉ. Đưa thương binh tử sĩ ra khỏi trận địa. Trong khi phía miền Bắc không có điều kiện thuận tiện vì thay quân là phải qua sông và thương vong trên sông Thạch Hãn rất cao.
(9) Sau cuộc chiến. Cũng từ tài liệu của miền Bắc ghi lại, trên toàn thể Việt Nam, Quảng Trị là nơi có 2 nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất. Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Quảng Trị. Phần lớn chiến binh cộng sản tử trận được gom lại chôn tại Quảng Trị. Một số lớn còn thất lạc. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa khi qua Mỹ được hỏi về di hài lính Mỹ cũng đã tiết lộ thêm về các mộ phần của bộ đội tại miền Nam do bên ta chôn cất. Phía Hoa Kỳ có chuyển tin tức này cho Hà nội. Tuy nhiên về việc tìm kiếm mộ phần của phía Việt Nam Cộng Hòa trước 75 bao gồm thêm di hài tù tập trung “cải tạo“ hiện vẫn chưa được chính quyền Hà Nội lưu tâm. Gần 45 năm sau tháng 4-1975 dân Việt tỵ nạn đã có cả triệu lần trở về cùng với hàng tỷ mỹ kim gửi quà hàng năm, nhưng vết thương chính trị vẫn còn là gánh nặng nên chưa giải tỏa được con đường vào chốn tâm linh.
Thuần túy trên lãnh vực tâm linh, nghĩa tử nghĩa tận, chỉ có chính quyền Hà Nội mới có thẩm quyền và trách nhiệm tối thiểu đối với di hài chiến sĩ miền Nam.
Với danh nghĩa người Mỹ gốc Việt, với sự cộng tác mạnh mẽ của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam, việc tìm kiếm tảo mộ di hài chiến binh miền Nam đưa về nguyên quán hay chôn tại Nghĩa trang Biên Hòa với sự bảo quản tối thiểu, không có gì khó khăn.
Hà Nội đã bước vào kỷ nguyên mới, phải ý thức được những điều phải làm trong trách nhiệm với lịch sử dân tộc, theo trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại.
(10) Hàn gắn thương đau. Năm 1992, hai mươi năm sau mùa hè 72, Hội VMA (Vietnam Memorial Association) gồm các cựu chiến binh Hoa Kỳ muốn hàn gắn thương đau của Việt Nam hậu chiến. VMA dự trù xây trường học tại các nơi hẻo lánh cả 2 miền Nam Bắc. Ban quản trị họp để tìm 1 địa điểm đầu tiên. 8 ông bà Hoa Kỳ bàn về các địa điểm. Ý kiến rất khác biệt, Cô Kiều Chinh là người Việt duy nhất, đồng sáng lập viên của VMA đã đề nghị ngôi trường đầu tiên sẽ xây tại Quảng Trị. Nơi mang vết thương lớn nhất của chiến tranh Việt Nam. Nơi chia cắt 2 miền suốt 21 năm. Toàn thể VMA đều đồng ý chọn đất cho ngôi trường tại Đông Hà coi như món quà của người phụ nữ Việt Nam tỵ nạn cộng sản gửi lại quê hương. Bức thông điệp đẹp đẽ biết dường nào. Năm 1954, cha của cô Kiều Chinh bị Việt cộng bỏ tù không bản án và chết trong tù. Thêm một ngôi trường được xây cất tại làng Mọc, quê hương của ông Nguyễn Cửu, thân phụ của cô Nguyễn thị Chinh, tên thật của tài tử Kiều Chinh. Cô ra đi lúc còn nhỏ 1954 và từ đó không bao giờ thấy được mặt cha. Trong phim “Người tình không chân dung” có đoạn Kiều Chinh quay tại nghĩa trang Biên Hòa cũng vào năm 1972. Một ngày nào đó, cô sẽ lên thăm lại nghĩa trang quân đội miền Nam, nơi có rất nhiều chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị mùa hè 72. Không thiếu bất cứ 1 quân binh chủng nào, không thiếu bất cứ màu cờ sắc áo nào. Kể cả lính Dù chết dưới chiến hào với cờ vàng pha máu và lính thủy quân lục chiến hy sinh trong thành nội 10 ngày sau cùng, chưa thấy được lá cờ bay trên trời xanh của Cổ Thành Quảng Trị. Phía bên kia Bến Hải một thời, có câu chuyện của họ. Bây giờ đến lượt chúng ta phải kể lại câu chuyện của mình. Nếu anh không nói, ai nói. Bây giờ không nói, bao giờ.
(11) Tổn thất chiến tranh. Vì vậy sau khi nghe chuyện bên kia, chúng ta hãy nói chuyện bên này. Rồi mai đây, vào năm 2025, nửa thế kỷ sau cuộc chiến, sử Việt sẽ ghi rằng chiến tranh Việt Nam đã làm chết 2 triệu dân trên khắp các miền đất nước. Riêng tại Quảng Trị, mùa hè năm 1972 cuộc chiến dằng xé điên cuồng đã giết chết 50 ngàn thanh niên của cả hai miền Nam Bắc. Lịch sử sẽ không cần ghi phần tổn thất hay thắng bại của các đơn vị. Sau này những đóa hoa tưởng niệm thả xuống dòng Thạch Hãn hay con sông Bến Hải sẽ cùng trôi ra biển Đông. Thể hiện tấm lòng của thế hệ tương lai gửi chung cho tất cả linh hồn các chiến binh đã hy sinh cho cuộc chiến tương tàn cuối thế kỷ thứ 20 tại Việt Nam.
(12) NHÂN CHỨNG TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG
Khi đi tìm nhân chứng của 1 chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mãnh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên quốc lộ số 1. Ngay khi chiến trường còn vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan nhật Nam đã viết “Mùa hè đỏ lửa.” Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa” đã gắn liền vào tên tuổi Phan nhật Nam.
Phải chờ đến 32 năm sau, Hà Nội mới xuất bản cuốn “Mùa hè cháy“ của đại tá pháo binh “Quân đội Nhân dân” viết về trận pháo kích của trung đoàn pháo Bông Lau, trận pháo dã man trên đường di tản của dân Quảng Trị, giết chết hàng ngàn người và làm đoạn đường trên 2 cây số giữa con sông Thạch Hãn và Mỹ Chánh trở thành Đại lộ Kinh Hoàng.
Chúng tôi vẫn đi tìm xem ai là người đặt tên cho đoạn đường của trận thảm sát mùa hè năm 72. Có lẽ chỉ trong chiến tranh Việt Nam mới có cái đại lộ mang tước hiệu kinh hoàng.
Anh phóng viên của bộ Thông Tin có mặt tại Quảng Trị nói rằng bác đi hỏi ông Lê Thiệp trên DC. Khi quân ta phản công ở Mỹ Chánh, ông nhà báo Lê Thiệp có đi theo trên quốc lộ 1 qua lối này. Năm 2005 nhân dịp gặp ông Thiệp tại DC, ông nói rằng không biết tay nào đặt cái tên Đại lộ Kinh Hoàng thật hay. Câu chuyện dừng tại đó.
Một lần khác, chúng tôi rao lên là muốn tìm gặp những ai đã chạy trên con đường ác độc vào đúng lúc địch pháo kích. Tôi biết có trung tá Lê huy Linh Vũ của Tổng cục Chiến tranh Chính trị là người đã trải qua và đã viết lại thành cuốn sách. Con gái của trung tá Vũ là họa sĩ Hương Alaska có cho phép chúng tôi in lại cuốn này để tặng các bạn. Nhưng ông Vũ nay không còn nữa. Đại tá Hà Mai Việt, tỉnh trưởng Quảng trị thời kỳ 72 đã nói rằng: “Tại ông không lưu tâm đọc sách của tôi. Mở trang này ra mà xem, nhân chứng sống là ông Phan văn Châu. Tôi đã viết rõ từng trường hợp của trận Quảng Trị trong tác phẩm Thép và Máu. Ông nhân chứng này không những chịu đựng trực tiếp trận pháo trên quốc lộ mà còn nằm lại 1 đêm giữa các xác chết.”
Sau cùng nhờ ông Hà mai Việt, chúng tôi đã gặp nhân chứng sống. Trung sĩ Phan văn Châu năm nay 68 tuổi quả thực là 1 người dân tiêu biểu của miền đất Quảng. Qua máy điện thoại, dường như cả một trời tâm sự tuôn tràn. Những hình ảnh quê hương, chiến tranh, loạn lạc, pháo kích, khói lửa, lẫn lộn giữa trận 72 và trận 75.
Nói đến chuyện đất nước biết bao nhiêu địa danh nào là Nhan Biều, Cầu Ga, Ái Tử, Mai Lĩnh, Cầu Dài. Rồi đến biết bao nhiêu con sông, bao nhiêu rạch nước. Âm thanh đất Quảng của người dân chân chỉ hạt bột, vòng qua quay lại để sau cùng trở về với cái ngày cả gia đình bỏ Nhan Biều mà đi.
Ông Châu nói rằng, lúc đó dường như mọi người đã chạy hết. Phan văn Châu là trung sĩ thông dịch viên cho ngành tình báo tại Đà Nẵng đang đi công tác về Ái tử.
Đến khi thiên hạ bỏ chạy hết, thầy thông ngôn trẻ tuổi mặc đồ dân sự cùng 1 đứa cháu, dẫn vợ có bầu với 3 đứa con nhỏ, năm một, sáu, bẩy, tám tuổi. Tất cả vội vàng ra đi bỏ lại phía sau căn nhà mới cất tại Nhan Biều bên bờ Bắc của sông Thạch Hãn.
Vợ con đi trước 1 đoạn với gia đình bà chị. Thằng cháu và ông Châu đi xe gắn máy kéo theo 1 chiếc xe gỗ 2 bánh. Hành trang chất đầy, người kéo, người đẩy chiếc xe qua khỏi cầu Ga, đi được một đoạn dài đến 9 giờ sáng thì pháo nổ ngay trên đường. Con đường đầy người chạy loạn. Cả dân cả lính với đủ mọi thứ xe. Đa số đi bộ vì đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh. Đạn rơi chỗ nào cũng có người chết. Xác bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt. Mạnh ai nấy chạy. Vợ con thất lạc ngay từ lúc đó. Ông Châu nghĩ rằng vợ con có thể đang ở phía trước. Nhưng phía trước hay phía sau thì cũng bị pháo. Khi pháo tạm ngưng thì có người lại tràn ra đi tới. Nhưng phần lớn nằm yên chịu trận. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Biết bao nhiều người cố chạy cho thoát bỏ lại cả gia đình vợ con. Những đứa nhỏ nằm khóc bên xác mẹ. Những em bé sơ sinh bú vú mẹ đã lạnh khô. Có người còn sống thấy đó mà phải bỏ đi. Ông Châu và đứa cháu chạy về phía đông quốc lộ, vùi thây xuống cát mà chịu đựng 1 ngày pháo kích. Đủ loại pháo của cộng sản thay phiên bắn phá suốt một ngày dài. Pháo 122, pháo 130 và pháo 155. Chỉ khi nào có B52 đến thả bom mới thấy địch im tiếng súng được 1 lúc.Toàn thân ông tê liệt dưới trời nắng gắt. Phải bò đến các vũng nước có cả phân trâu và máu người để uống. Khi trời tối dần, tất cả đều im lặng và ghê sợ. Ông Châu và đứa cháu bắt đầu bò quanh lật các xác chết đàn bà và trẻ em lên xem có phải vợ con. Lật một xác phụ nữ mà ông nghĩ rằng người vợ, đầu óc ông mê muội. Thằng cháu còn tỉnh táo nói rằng không phải mợ. Mợ có bụng mà cậu. Mấy người khác còn sống cũng làm như vậy. Tất cả đi tìm xác thân nhân. Nhưng rồi trời tối hẳn, bộ đội Việt Cộng bắt đầu xuất hiện. Chúng tìm đến các xe nhà binh và tìm các quân nhân mặc quân phục bắt đi hết. Cậu cháu ông Châu khai là dân thường nên được lệnh phải nằm yên tại chỗ. Đêm hôm đó, ông Châu thức trắng trên bãi cát đẫm máu của Đại lộ Kinh Hoàng. Hình như có đôi lúc ông cũng thiếp đi. Cũng chẳng còn nhớ rõ. Chung quanh toàn xác chết. Người chết nhiều hơn người sống. Những xác chết cháy như than củi. Ông nghĩ rằng chắc xác vợ con cũng quanh đây. Sáng hôm sau, từ sớm mai những người còn sống đành phải bỏ lại 1 cánh đồng xác ở đằng sau để chạy về miền Nam. Đi đến cầu Dài gần sông Mỹ Chánh thì gặp toán tiền sát của thủy quân lục chiến Việt Nam chận lại. Khi biết chắc là không phải quân địch, ông trung úy thủy quân lục chiến phất tay cho qua. Vừa đi khỏi một đoạn đường thì thấy ông sĩ quan bị du kích phía sau bắn sẻ chết ngay tại chổ. Đó là cái chết cuối cùng ông chứng kiến tại Quảng Trị. Tìm xe quá giang về Huế với tâm trạng hết sức não nề. Nhưng rồi phép lạ đầu tiên đến với cuộc đời ông. Ngay tại khu vực tạm cư Phú văn Lâu, thuộc thành phố Huế, ông gặp lại đầy đủ vợ con. Bà vợ bầu đã dẫn 3 đứa con nhỏ đi xuống đường ven biển theo dân địa phương. Đoàn người đi xa quốc lộ nên tránh được pháo kích.
Vợ con dắt díu nhau đi suốt 1 ngày 1 đêm về đến Mỹ Chánh rồi được xe cho bà bầu quá giang về Huế. Hai năm sau người vợ đầu tiên của ông Châu qua đời, sau khi sinh cho ông thêm 3 ngưới con nữa. Cô gái còn nằm trong bụng mẹ trên đại lộ kinh hoàng năm nay đúng 37 tuổi, tốt nghiệp đại học và có gia đình cư ngụ tại miền đông Hoa kỳ.
Những bước chân trần ai trên bãi cát Quảng Trị mùa hè năm 72 của bà mẹ mang bầu không biết có còn vương vấn chút nào trong lòng cô bé nghe pháo kích từ lúc chưa ra đời. Ông Châu nói rằng: Tụi nhỏ chẳng biết gì đâu. Chỉ có đứa lớn nhất năm nay ngoài 40 tuổi là còn nhớ đôi chút. Hỏi rằng thế ông có được bao nhiêu con tất cả. Ông tính nhẩm rồi nói rằng tất cả 10 con. Bà đầu tiên 6 con. Bà thứ hai 3 con. Bà này bỏ tôi đi lấy chồng nên bây giờ vẫn còn ở Việt Nam. Tôi đưa cả 3 cháu đoàn tụ bên này. Bà hiện nay ở với tôi có 1 cháu. Năm nay cháu cũng 24 tuổi rồi. Bà sau này có 1 con riêng. Như vậy là chúng tôi có 11 con. Thế bác có hạnh phúc không. Hạnh phúc chứ. Tất cả là số trời. Ông Châu nói rằng, cái đêm nằm ở đại lộ kinh hoàng, uống nước máu người và phân trâu tôi không bao giờ giờ nghĩ đến có ngày đi Mỹ như bây giờ. Tôi nghĩ rằng bây giờ vợ con chết hết thì mình sẽ ra sao. Làm sao tìm xác. Rồi chôn ở đâu. Hàng trăm xác người chung quanh, biết bao nhiêu xác trẻ con, vợ con tôi đều trong số đó. Không hiểu nó bắn pháo đạn gì quá ác. Tất cả xác chết như than củi chẳng làm sao biết được người nào là người nào.
“Năm 1973 tôi có trở lại, đi qua con đường thấy có đài tưởng niệm, rồi có các mồ chôn tập thể, có mồ chôn riêng rẽ. Lòng tôi hết sức xúc động. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn xúc động. Con cháu tôi thì nhiều nhưng mà làm sao các con hiểu được những gì tôi đã trải qua. Trận 72 quân ta mới lấy lại một nửa Quảng Trị. Đứng bên này dòng Thạch Hãn, bên kia là Nhan Biều, nơi tôi ra đời còn cả ngôi nhà thân yêu. Bên ta đã bị địch chiếm bờ Bắc, chỉ giữ được bờ Nam, đến 75 thì bờ Nam cũng chẳng còn.”
“Vâng thưa bác, năm nay em 67 tuổi,” ông Châu nói tiếp, “quê ở Nhan Biều, bờ Bắc sông Thạch Hãn, ngay dưới cầu Ga. Nhà em thi vào làm trung sĩ thông dịch viên năm 1966 khóa 11 tại quân đoàn I. Sau 75 em trốn được. Nếu khai thật chắc là bị buộc tội CIA.
Bờ sông Mỹ Chánh và cây cầu mới năm 2009. Mùa hè năm 1972, Nam quân và thường dân đã chạy qua "Đại lộ Kinh hoàng" để rút về phía Nam sông này.
Sau đó em vượt biên rồi đoàn tụ. Trước sau 3 vợ, 11 người con. Bà sau này là bà bền chặt nhất đã sống với nhau 25 năm. Vâng, thưa bác đây chắc chắn là bà sau cùng. Gia đình em rất hạnh phúc. Phần em, dù có bị kinh hoàng nhưng cũng chỉ có 1 ngày 1 đêm. So với người ta có người cả đời kinh hoàng thì nỗi khổ của chúng em có thấm vào đâu.”
Đó là câu chuyện của ông Châu, nhân chứng số 1 của chúng tôi. Tôi hỏi ông Châu câu cuối cùng. “Ông có biết ai đặt tên Đại lộ kinh hoàng.” “Không đâu,” bây giờ ông gọi tôi là cụ. “Cụ với cụ Hà Mai Việt không biết thì ai mà biết. Nhưng quả thực là kinh hoàng thực đấy các cụ ạ.”
Tuy hỏi vậy, nhưng tôi đã tìm ra. Số là vào mùa hè năm 72 đó, có anh phóng viên trẻ tuổi bút hiệu Ngy Thanh cũng ra chiến trường Quảng Trị. Anh đã bỏ ra cả 1 ngày dài trên đoạn đường oan nghiệt. Chụp hình các xe cháy, các xác chết và có được 1 bộ hình hết sức đặc biệt. Khi về lại Saigon viết loạt bài phóng sự, anh có đặt tên là Đại lộ Kinh Hoàng. Câu chuyện làm xúc động độc giả tại thủ đô. Chủ nhiệm là chị Trùng Dương bèn cùng anh chị em quyên góp tiền bạc ra Trung tổ chức nhặt xác và chôn cất. Câu chuyên ngày đó có lẽ ai cũng biết, nhưng ngày nay ai cũng quên hết cả rồi. Hành động của báo chí và đồng bào tự nguyện đứng lên lo việc chung sự cho nạn nhân của đại lộ kinh hoàng là 1 câu chuyện ý nghĩa nhất trong phần nhân bản của trận Quảng Trị mùa hè 72.
Hai tháng sau đêm kinh hoàng của ông Phan văn Châu, quân miền Nam vượt sông Mỹ Chánh, phản công tái chiếm Quảng Trị. Cuộc chiến nào mà không có thảm sát, chiến tranh nào mà chẳng có nạn nhân. Nhưng hình ảnh của 1 đứa bé ngồi khóc bên xác mẹ giữa 1 chiến trường thảm khốc đầy xác thường dân như ở đại lộ kinh hoàng vẫn là 1 hình ảnh đau thương nhất mà chúng ta không thể nào quên được.
Vì vậy tôi cố tìm cho được câu chuyện của 1 nhân chứng đích thực, còn sống để kể lại hầu quý vị và riêng tặng cho đại tá Nguyễn Việt Hải chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau của quân đội Nhân dân, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tác phẩm “Mùa hè cháy” xuất bản năm 2005 tác giả đã viết thật rõ ràng là đơn vị của ông khai hỏa tập trung pháo 122 pháo 130, pháo 155 mà ông gọi là trận địa pháo cường tập trên quốc lộ số 1 vào đám ngụy quân trên đường bỏ chạy.
Ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa hè cháy” đã đích thân quan sát trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn.
Bài báo ngắn ngủi và khiêm nhường hôm nay hy vọng sẽ đến tay các pháo thủ miền Bắc ngày xưa để họ nhớ lại thành quả vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Định mệnh nào đã dành cho ông Phan văn Châu còn sống để định cư tại Hoa Kỳ với 11 người con thành đạt, hàng năm vẫn gửi tiền về giúp cho miền quê nghèo khổ xứ Nhan Biều. Bây giờ, những mộ phần tập thể của dân oan chết vì trận mưa pháo Bông Lau năm 72 đã chẳng còn dấu vết. Những đứa bé đói sữa nằm bên xác mẹ rồi cũng đã chết hết trên đại lộ kinh hoàng 37 năm về trước.
Nhưng mà sao tiếng khóc của em vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây…
Giao Chỉ, San Jose
Gửi ý kiến của bạn