Hôm nay,  

Hình Ý Quyền

30/03/201900:05:00(Xem: 7400)
vt image003
Một vài chiêu thức Hình Ý ứng dụng trong tự vệ chiếân đấu. Người tấn công (NTC) áo đen – Người tự vệ (NTV) áo trắng. NTC xốc tới tấn công NTV một đòn đấm.



Hình ý quyền là gì? Là một trong ba hệ thống nội gia quyền có nguồn gốc Thiếu Lâm của võ học Trung Hoa: Thái Cực, Bái Quái và Hình Ý Quyền. Ngay từ tên gọi của môn võ, ta có thể hiểu một cách giản lược Hình Ý Quyền là một môn quyền “DÙNG Ý ĐỊNH HÌNH”, nghĩa là hình thái của Quyền được sự lãnh đạo, hướng dẫn chặt chẽ bởi Ý. Hình Ý Quyền vừa là một môn võ tự về chiến đấu tốt, vừa là một thể loại khí công võ thuật, có khi được mệnh danh là “Động Thiền”, tức là có thiền công trong động tác. Do đó, người luyện Hình Ý Quyền cần chọn nơi không khí trong lành, yên tĩnh.

Từ lâu rồi, khi luận bàn về võ công Hình Ý, câu “cửa miệng” của giới võ lâm thường là “THẤY CHẲNG HAY MÀ MẠNH” (BU HAO KEN, HAO YONG).

I. LƯỢC SỬ

Có hai giả thuyết về lịch sử hình thành môn Hình Ý Quyền. Một số tài liệu cho rằng Hình Ý Quyền do Đạt Ma Sư Tổ, người đã đem Thiền học vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6. Các tài liệu khác nói Hình Ý Quyền được sáng tạo bởi một vị Nguyên sóai đời Tống là Nhạc Phi (1103 – 1141). Đến khoảng cuối đời Minh (1644), môn võ này được biết đến một cách rõ ràng hơn. Người ta cho rằng, thuở đó có một cao nhân tên Cơ Long Phong nhân khi viếng thăm bạn là một đạo sĩ ẩn cư ở núi Chung Nam đã có cơ duyên đọc cuốn “Quyền Kinh” của Tống Nhạc Phi. Sau khi nghiên cứu võ phổ, Cơ Long Phong đã mô phỏng động tác của 12 loài vật mà sáng tác ra bài Hình Ý Quyền hoàn chỉnh.

II. ĐẠI CUƠNG VỀ KỸ THUẬT TỔNG QUÁT

Các động tác trong môn Hình Ý Quyền thuờng rất mau lẹ mà trông có vẻ nhẹ nhàng, do toàn thân buông lỏng, không cần vận lực cơ bắp quá nhiều. Đòn đánh Hình Ý Quyền theo đuờng thẳng phối hợp trên bộ pháp trung bình. Tấn pháp đơn giản, không dài như tấn pháp của Trường Quyền nhưng có phần hơi rộng hơn tấn pháp Vịnh Xuân Quyền. Tấn cơ bản thông dụng nhất là “Tam Tài Tấn”, hai chân đều cong lại ở đầu gối, thân mình hạ thấp để dễ trầm khí xuống đan điền. So với Đinh Tấn ở võ phái Thiếu Lâm Kiến An (Kienando) của Võ Võ Việt Nam và một số hệ phái Thiếu Lâm khác thì tấn này hơi giống nhưng khác ở chỗ trong Đinh Tấn, chân trước cong gối, chân sau thẳng tắp, thì ở tấn Tam Tài, cả hai chân đều cong ở đầu gối.

Về thủ pháp, Hình Ý Quyền thường sử dụng ba loại hình chính yếu và phổ thông là Quyền (như quả đấm bình thuờng) Chưởng (bàn tay mở) và cao cấp nhất là Phụng Nhãn Quyền (nắm tay mắt phượng). Nắm Tay Phụng Nhãn tương tự nắm tay Long Đầu, một quyền pháp cao đẳng của môn Võ Việt Nam Kienando (Sẽ nói thêm ở phần cuối bài).


vt image005
NTV lách mình né đòn đánh, tay phải dùng Ưng Trảo Công bắt chặt tay quyền NTC, giật ép vào thân mình làm y mất thăng bằng, đồng thời xuất chiêu “Pháo Quyền” như tên bắn vào cằm NTC.



III. SƠ YẾU VỀ KỸ THUẬT ĐẶC THÙ

Muốn luyện Hình Ý Quyền một cách chính xác và đúng đắn, người ta phải rèn luyện những kỹ thuật đặc thù của môn võ này một cách nghiêm túc: Năm tư thế căn bản (Ngũ hình) năm lọai quyền đặc thù (Ngũ quyền): Phách, Toàn, Băng, Pháo và Hoành, cùng với năm mối tương quan (Ngũ hành): Vàng, Nước, Cây, Lửa và Đất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

A. NGŨ HÌNH

1. Chân gà: Đứng trên một chân, chân kia co lên.
2. Thân rồng: Thân hình đứng trên 3 phần thẳng đứng: (từ gót tới đầu gối, từ gối tới hông và từ hông tới đầu).
3. Vai gấu: Vai uốn cong vào từ sống lưng như hình cánh cung.
4. Ngóc chim ưng: Các ngón tay quắp vào như vuốt chim ưng.
5. Vòng tay cọp: Hai cánh tay liên hợp uy mãnh như đe dọa, như cọp sắp rời hang.

B. NGŨ QUYỀN

1. Phách quyền (Pi-chuan, Splitting First)
2. Toàn quyền (Tsuan chuan, Drilling Fist).

vt image001


Các đường thẳng lập thành hình Ngũ giác chỉ về “SINH” (Generation).
Các đường thẳng gián đoạn lập thành hình Ngôi Sao chỉ về “DIỆT” (Destruction).

3. Băng quyền (Peng chuan, Crushing Fist)
4. Pháo quyền (Pao chuan, Pounding Fist)
5. Hoành quyền (Heng chuan, Crossing Fist)

C. NGŨ HÀNH

Phách, Toàn, Băng, Pháo, Hoành tức Ngũ Quyền trong môn Hình Ý có khi cũng còn được gọi là Ngũ Hành theo quan niệm Âm Dương Ngũ Hành của Vũ trụ học Trung Hoa: Vàng (Kim), Nước (Thủy), Gỗ (Mộc), Lửa (Hỏa) và Đất (Thổ). Mỗi yếu tố này đều có khả năng SINH hay KHẮC (DIỆT) một yếu tố khác.

D. NĂM MỐI TƯƠNG QUAN

Ngũ quyền tương ứng với Ngũ hành, còn có tương quan với các cơ phận trong một thân thể con người và sự vận hành của KHÍ (Intrinsic Energy)

THỂ LOẠI

– Phách quyền
– Toàn quyền
– Băng quyền
– Pháo quyền
– Hoành quyền
CHẤT (HÀNH)
– Vàng (Kim)
– Nước (Thủy)
– Gỗ (Mộc)
– Lửa (Hỏa)
– Đất (Thổ)
CƠ QUAN
– Phổi, đại tràng.


– Thận, bàng quang.
– Gan, túi mật.
– Tim, màng tim.
– Dạ dày, lá lách.
VẬN HÀNH CỦA KHÍ
– Dâng lên và hạ xuống như búa.
– Chảy vào vùng nước xoáy tròn hoặc xẹt ra như tia chớp.
– Giãn ra và co lại đồng thời.
– Phóng ra thành hình như đạn bắn.
– Đánh, điểm về phía trước bằng lực vòng.

vt image006
Bị một cú Pháo Quyền như trời giáng – NTC đổi chiến thuật...



­E. MƯỜI HAI LOÀI VẬT

Bên cạnh ngũ hình, ngũ quyền và ngũ hành, đặc tính chiến đấu của Hình Ý Quyền còn nổi bật với các chiến thuật phỏng theo phương pháp chiến đấu của 12 loài vật, trong số đó, có những con vật dường như chỉ có trong thần thọai. Đến đây, xin được chia sẻ sự phức tạp, khó khăn với các học giả, các nhà nghiên cứu võ học trong việc liệt kê thứ tự và thể lọai 12 con vật này vì tài liệu võ học cổ điển đã khan hiếm lại không nhất quán và có nhiều tư liệu nói khác nhau. Điển hình là con vật thứ 5 trong 12 con: Tài liệu “Khí Công” (của Tiến Sĩ Dương Tuấn Mẫn, Trung Hoa) gọi con vật thứ 5 là con Lạc Đà. Võ học gia J. Hallander trong “Kung Fu Fighting Styles” gọi nó là con Thằn Lằn (Lizard). Học giả võ thuật nổi tiếng R.W. Smiths gọi nó là con... “WATER STRIDER” mà chúng tôi không chuyển ngữ được và chưa tìm được tên lọai côn trùng nào tương ứng với tiếng Việt. Tra cứu nhiều tự điển Anh – Việt hoặc Anh – Anh đều không có chữ này, duy có cuốn Thế Giới Tòan thư Bách Khoa (The World Book Encyclopedia) có chữ này và diễn giải như sau: Water striders have long spiderlike legs. They don’t swim through the water but stride about on the surface film... And the water striders (belong) to the family Hydrobatidae or Gerridae. (Các con water striders có chân dài như chân nhện. Chúng không bơi trong nước mà sải chân bước dài trên màng mặt nước... Các con water striders thuộc dòng Hydrobatidae họăc Gerridae).

Trong bảng liệt kê 12 con vật trong Hình Ý Quyền sau đây chúng tôi tạm kê con vật thứ 5 là con Thằn Lằn. Con Thằn lằn còn có nơi gọi là rắn mối, có lẽ cùng họ với con Thạch Sùng (loại thằn lằn rất nhỏ hay bám trên tường trong nhà ta ở) có sức mạnh dẻo dai, chạy (hay bò) rất nhanh, và có lẽ “nội lực” thâm hậu lắm nên chúng bám vào tường rất chắc, dù đứng ý tại chỗ cả ngày hay bò chạy không bao giờ bị rơi xuống. Trong một vài phái võ xưa cũng có môn khinh công “Bích hổ du tường”, tương truyền các cao thủ môn này có thể áp tay vào vách tường mà đi ngược lên cao hay xuôi xuống thấp như con Thạch Sùng đi chơi trên vách tường một cách ung dung.

Mười hai loài vật trong Hình Ý Quyền là:

1. Rồng
2. Cọp
3. Khỉ
4. Ngựa
5. Thằn Lằn
6. Gà (trống)
7. Ưng
8. Én
9. Phụng Hoàng
10. Rắn
11. Gấu
12. Đại bàng (Động tác Gấu và Đại Bàng liên hợp nhau).

vt image008
... Nhào tới bắt chân trước của NTV để hốt bộ quật ngã. NTV thoái bộ chân phải ra sau thật lẹ, đồng thời xuất chiêu Phụng Nhãn Quyền vào sau ót NTC, vô hiệu hóa đòn tấn công...



IV. ĐÔI NÉT ĐẶC TRƯNG

Ba trường phái Thái Cực, Hình Ý đều được xếp vào hệ thống Nội Gia Quyền nhưng có những điểm tương đồng và dị biệt. Hình Ý Quyền khác với Thái Cực Quyền cũng khác Bát Quái Quyền ở chỗ phương pháp tấn công, ra chiêu của Hình Ý Quyền theo đường thẳng, trong khi Bát Quái Quyền tấn công theo đường cong tròn. Tuy nhiên về phương pháp nội lực và tốc độ chuyển động thật mau lẹ thì Hình Ý Quyền và Bát Quái Quyền lại có nhiều điểm giống nhau.

Điểm tương đồng rõ nhất là cả ba môn phái Hình Ý, Thái Cực và Bát Quái đều bắt nguồn từ Thiền Tông Đạo Gia và Phật Gia. Các động tác đều chú trọng sự hòa hợp nhịp nhàng và hơi thở. Điều hòa nhịp thở trong Bát Quái và Hình Ý Quyền cũng như Điều tức ở Thái Cực Quyền là một trong những điểm quan trọng hàng đầu.

Khi luyện Hình Ý Quyền, chọn nơi thanh tịnh, bước đầu thở như bình thường. Sau đó chú trọng vào điều hòa nhịp thở bằng cách cong đầu lưỡi cho chạm lên vòm miệng, trầm khí đan điền (nén hơi xuống vùng dưới rốn), hít thở từ tốn, nhẹ nhàng và đều đặn. Luyện tập Hình Ý Quyền đúng cách sẽ làm khơi động các tiềm năng nội thể, co giãn cơ bắp, tăng sức bền bỉ cho gân và dây chằng, điều hòa khí huyết và sản sinh các động tác mau lẹ trong võ thuật và tự vệ chiến đấu. Trong đòn thế tự vệ, lối đánh Pháo Quyền (Lửa, hành Hỏa) với thủ pháp Phụng Nhãn vô cùng lợi hại và hiệu quả vì tốc độ của đòn phát ra cực lẹ theo đường thẳng, cộng với thủ pháp Phụng Nhãn Quyền là nắm tay có đốt ngón trỏ nhô ra, có công lực tương đương Long Đầu Quyền (có đốt ngón tay giữa nhô ra) của môn phái Thiếu Lâm Công Phu và KIENANDO Việt Nam. Cả hai quyền pháp Phụng Nhãn và Long Đầu đều sử dụng để đả, điểm huỵêt và giải huyệt khi cần thiết.

VS. NGUYỄN LÂM
VS. NGUYỄN VĂN Dai Nghia,
KIENANDO

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ lâu rồi, tôi vẫn ước mơ được đi du lịch Bhutan, hay “Thiên Đường Hạ Giới Cuối Cùng” (The Last Shangri-la), thăm viếng một nơi chốn được mệnh danh là “Xứ Sở Hạnh Phúc” vì sự phát triển của đất nước này được đo bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không dựa trên tổng sản phẩm trong nước.
Có thể nói rằng may mắn của tôi cũng như một số anh em văn nghệ cùng thế hệ tôi là được ngồi uống trà, trò chuyện với Trần Vàng Sao trong một bối cảnh hết sức đặc biệt.
Ở đây thăm thẳm hiên đời Mù sương quyện đất với trời dưới chân
chàng là ai, ai định nghĩa được chàng chàng là trăng là sao là mênh mang
Trong đầu hắn vẽ ra cảnh một người đàn ông trần truồng rơi vào giữa khoảng trống của hai bức tường, bị bức tường kẹp dính lại ở giữa, lưng ở bức tường phía sau, ngực ở bức tường phía trước, phía sau màu trắng, phía trước màu đen
Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn học Mỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892).
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp, sống trong thân thiện, tình cảm cộng đồng, lễ nghĩa với tổ tiên ông bà, thụ hưởng cuộc hội hè, ăn chơi trong và sau tết, bà con gọi chung thời gian này là Ăn Tết; Tết Ta.
Những lễ hội đem thêm màu sắc cho ngày Xuân, và làm cho hương vị mùa Xuân thêm mặn mà. Có lẽ dân chúng kinh đô thời ấy cũng trông cho tới ngày được thấy cảnh rước thần đầy màu sắc của lễ Tấn Xuân hay cái nghi vệ huy hoàng của lễ Du Xuân, mong được nghe trăm phát súng lệnh tống cựu nghinh tân đầy náo nức lòng người.
vẫn một mình gặm nhấm thời gian có đâu tri kỷ giữa điêu tàn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.