SAIGON -- Một câu hỏi nhức nhối: Hoa quả rẻ bèo thế này, nông dân làm sao sống nổi?
Báo PetroTimes ghi nhận rằng gần tết, các chợ ở TP SG xuất hiện nhiều xe đẩy, xe ba gác chở đầy hoa quả, rau củ: Xoài, ổi, vú sữa, khoai lang, củ cải, bầu bí… bán với giá như cho không. Người mua hồ hởi bấy nhiêu thì nông dân khóc ròng bấy nhiêu.
Quanh năm dãi nắng dầm sương, gieo hạt, chăm sóc, người nông dân cũng muốn thành quả lao động của mình được bù đắp nhưng lại phải sống trong thấp thỏm, chịu nhiều rủi ro.
Làm cái nghề phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, ông Trời, họ hoàn toàn không biết những thành quả mình làm ra đang nằm trên ruộng, vườn, ngày mai có còn hay không. Một cơn lũ, cơn bão thổi qua, có thể cuốn trôi, mất trắng.
Báo PetroTimes ghi nhận rằng nếu may mắn, thời tiết thuận lợi, được mùa bội thu thì người nông dân thay vì mừng, lại phải rầu rĩ. Hoa quả chín, không thể chậm thu hoạch. Tiêu thụ chậm ngày nào, càng dễ bị hư hại. Tình trạng ung vượt cầu, bán ế là lẽ dĩ nhiên. Để kích thích người mua, nông dân chỉ còn cách hạ giá, bán tháo bán đổ, như cho không. Chưa kể họ còn bị thương lái ép giá.
Chính vì vậy, bao năm nay, nông dân VN vẫn luẩn quẩn với điệp khúc: Được mùa mất giá, mất giá được mùa. Họ hoàn toàn không lối thoát, không thể chủ động về thu nhập.
Những ngày này, trên đường phố, và các chợ tại TP SG, xuất hiện rất nhiều xe đẩy, xe ba gác chất đầy hoa quả đủ chủng loại, được bán với giá rẻ.
Những tiếng rao lanh lảnh: “Cam 10.000 đồng/ ký. Cà tím 5 trái 10.000 đồng. Bán xổ, về sớm” vang khắp. Nhìn những người "mua đi bán lại kiếm lời" vất vả tìm từng người khách, đã thấy xót xa. Huống hồ những hoa quả đang bán như cho ấy, là công sức lao động quanh năm của người nông dân, chúng ta càng đau hơn nhiều …
Báo PetroTimes ghi lời anh Mềm, bán cam ở chợ Tân Phong (Q7) cho biết: “Cả xe cam này tôi lấy ở chợ đầu mối Bình Điền, chỉ 5.500 đồng/ký. Về đây bán lại 10.000 đồng/ký. Anh nghĩ coi, thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền thu gom cam của nhà vườn giá bao nhiêu? Tôi nghĩ chắc cỡ 1000 đồng/ký”.
Đưa người bán 20.000 đồng cho ký mận An Phước, một phụ nữ lớn tuổi nói trong xót xa: “Trái cây rẻ mạt thế này thì nông dân có mà chết, chứ sống sao nổi. Hôm nay đầu tháng âm lịch, người ta cúng kiếng nhiều mà giá còn rẻ như vậy, ngày thường còn thê thảm hơn”.
Bi thảm là: Bầu, bí, mướp… đều có chung giá 10.0000 đồng 5 trái. Ổi vườn 13.000 đồng/ký. Vú sữa Vĩnh Kim 20.000 đồng/ký…
Tương tự: Táo đường chất đầy xe, bán rẻ mặt vẫn không có người mua. Người nông dân một nắng, hai sương... đợi đến mùa thu hoạch, gom hoa quả bán lấy tiền gửi cho con cái đi học phương xa, sắm sửa đò trong nhà, mua phân bón, hạt giống cho mùa sau. Năm nay họ có một cái tết ấm áp, no đủ không?
Bài báo ghi hình ảnh bi thảm: “Mồ hôi nước mắt của nông dân được rao bán trên đường phố với giá tiền lẻ...”
Báo PetroTimes ghi nhận rằng gần tết, các chợ ở TP SG xuất hiện nhiều xe đẩy, xe ba gác chở đầy hoa quả, rau củ: Xoài, ổi, vú sữa, khoai lang, củ cải, bầu bí… bán với giá như cho không. Người mua hồ hởi bấy nhiêu thì nông dân khóc ròng bấy nhiêu.
Quanh năm dãi nắng dầm sương, gieo hạt, chăm sóc, người nông dân cũng muốn thành quả lao động của mình được bù đắp nhưng lại phải sống trong thấp thỏm, chịu nhiều rủi ro.
Làm cái nghề phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, ông Trời, họ hoàn toàn không biết những thành quả mình làm ra đang nằm trên ruộng, vườn, ngày mai có còn hay không. Một cơn lũ, cơn bão thổi qua, có thể cuốn trôi, mất trắng.
Báo PetroTimes ghi nhận rằng nếu may mắn, thời tiết thuận lợi, được mùa bội thu thì người nông dân thay vì mừng, lại phải rầu rĩ. Hoa quả chín, không thể chậm thu hoạch. Tiêu thụ chậm ngày nào, càng dễ bị hư hại. Tình trạng ung vượt cầu, bán ế là lẽ dĩ nhiên. Để kích thích người mua, nông dân chỉ còn cách hạ giá, bán tháo bán đổ, như cho không. Chưa kể họ còn bị thương lái ép giá.
Chính vì vậy, bao năm nay, nông dân VN vẫn luẩn quẩn với điệp khúc: Được mùa mất giá, mất giá được mùa. Họ hoàn toàn không lối thoát, không thể chủ động về thu nhập.
Những ngày này, trên đường phố, và các chợ tại TP SG, xuất hiện rất nhiều xe đẩy, xe ba gác chất đầy hoa quả đủ chủng loại, được bán với giá rẻ.
Những tiếng rao lanh lảnh: “Cam 10.000 đồng/ ký. Cà tím 5 trái 10.000 đồng. Bán xổ, về sớm” vang khắp. Nhìn những người "mua đi bán lại kiếm lời" vất vả tìm từng người khách, đã thấy xót xa. Huống hồ những hoa quả đang bán như cho ấy, là công sức lao động quanh năm của người nông dân, chúng ta càng đau hơn nhiều …
Báo PetroTimes ghi lời anh Mềm, bán cam ở chợ Tân Phong (Q7) cho biết: “Cả xe cam này tôi lấy ở chợ đầu mối Bình Điền, chỉ 5.500 đồng/ký. Về đây bán lại 10.000 đồng/ký. Anh nghĩ coi, thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền thu gom cam của nhà vườn giá bao nhiêu? Tôi nghĩ chắc cỡ 1000 đồng/ký”.
Đưa người bán 20.000 đồng cho ký mận An Phước, một phụ nữ lớn tuổi nói trong xót xa: “Trái cây rẻ mạt thế này thì nông dân có mà chết, chứ sống sao nổi. Hôm nay đầu tháng âm lịch, người ta cúng kiếng nhiều mà giá còn rẻ như vậy, ngày thường còn thê thảm hơn”.
Bi thảm là: Bầu, bí, mướp… đều có chung giá 10.0000 đồng 5 trái. Ổi vườn 13.000 đồng/ký. Vú sữa Vĩnh Kim 20.000 đồng/ký…
Tương tự: Táo đường chất đầy xe, bán rẻ mặt vẫn không có người mua. Người nông dân một nắng, hai sương... đợi đến mùa thu hoạch, gom hoa quả bán lấy tiền gửi cho con cái đi học phương xa, sắm sửa đò trong nhà, mua phân bón, hạt giống cho mùa sau. Năm nay họ có một cái tết ấm áp, no đủ không?
Bài báo ghi hình ảnh bi thảm: “Mồ hôi nước mắt của nông dân được rao bán trên đường phố với giá tiền lẻ...”
Gửi ý kiến của bạn