Hôm nay,  

Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo

09/01/201907:18:00(Xem: 7872)

Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo

 

Trần Văn Giang

 

 blank

                           Con heo, tranh dân gian Đông Hồ


Trong đời sống hàng ngày, con heo được xem là một biểu tượng cho sự tham ăn, tham của, lười biếng, xấu tính, đê tiện, dơ dáy, ăn và vơ vét tất cả mọi thứ dơ bẩn nhất… cái danh sách xấu xí này có thể viết dài vài trang giấy vẫn chưa đủ.  Nếu chẳng may, một người bị một người khác gọi là “đồ con heo.”  Đây có lẽ là một cách chửi, một cách sự sỉ nhục tột độ – có nghĩa là người bị chửi bị đồng hóa với các tính xấu, đê tiện mà con người đã gán ghép cho con heo như đã kể.

 

 

Thịt heo trong vấn đề tín ngưỡng

 

 

Nhưng mà thịt heo thì sao? Thật là kỳ lạ! Không có một loại thịt thú vật nào có được cái đặc điểm mà thịt heo có!  Thịt heo được hầu hết các tôn gíao lớn chiếu cố đến một cách đặc biệt; có lẽ đã từ vài ngàn năm rồi chứ không ít!!!

 

Hồi giáo có vẻ kịch liệt nhất về vấn đề chống thịt heo và ăn thịt heo.  Kinh “Koran (Qur’an)” của Hồi giáo chẳng những giảng nghĩa dài dòng về sự độc hại của thịt heo mà còn liệt kê sự ăn thịt heo như một trọng tội phải tránh (chi tiết viết trong các lời gỉang của các chương 2:173, 5:3, 6:145 và 16:115 của kinh Qur’an).  Thí dụ, một lời giảng viết là:

 

“Allah (thượng đế của Hồi gíao) tuyệt đối cấm ăn thịt heo và huyết heo.  Đối với kẻ nào cố tình bất tuân [ý nói kẻ cố tình, bất chấp ăn thịt heo!]  Allah sẽ không thể tha thứ mà còn trừng phạt không thương tiếc [no mercy!!!]”

(Holy Qur’an 5:4)

 

Giáo lý của Do Thái gíao và Thiên Chúa giáo giống nhau ở phần “Cựu Ước (Old Testament.)”  Có một đoạn trong “Cựu Ứớc” viết:

 

“Vì heo [swine] là một lọai thú vật dơ bẩn, chúng ta không nên ăn thịt heo và không bao giờ nên chạm vào thịt heo!”

(Deuteronomy 14:8)

 

Kinh thật! “Cựu Ước” đã không cho phép giáo hữu chạm vào thịt heo nói chi đến chuyện ăn thịt heo, giò heo, cháo huyết, tiết canh lòng heo…  Vì vậy người Do Thái không ăn thịt heo và không bao giờ nuôi heo.  Một số đông người theo đạo Thiên Chúa giáo tin là lời giảng “cấm ăn thịt heo” này trong “Cựu Ước” chỉ nhắm vào người Do Thái mà thôi; Và những người theo đạo Thiên Chúa giáo tin là có lời gỉảng của thánh Phê-Rô (St. Peter) như sau:

 

“Đức Chúa Trời đã làm sạch [cleansed] các thú vật và cho phép con dân chúa được phép dùng ‘tất cả các lọai thịt.’ ”

(Apparition of Peter on Acts 10:10-16 ?)

 

 “Tất cả các lọai thịt!!!”  Có đúng như thế không???  Nên để ý là người Tây Phương rất ham chuộng thịt heo ‘Dăm Bông’ (“Ham, Jambon”) và thịt heo ba rọi (“Bacon”); nhưng chẳng thấy ai ăn “sandwich” với thịt chó, thịt chuột, thịt mèo, thịt rắn, thịt nhím, thịt khỉ…  

 

Có nhiều tài liệu rất cổ về tôn giáo bình luận rằng trong thâm tâm, giáo hội Thiên Chúa giáo từ nguyên thủy thực sự cũng muốn duy trì việc cấm đoán ăn thịt heo như đã viết trong “Cựu Ước;”  vì chính Đức Chúa Giê-Su đã có lần giảng là:

 

“Các con đừng bao giờ nghĩ là ta đến để loại bỏ (“destroy”) các điều luật của Đức Chúa Cha (như đã đã đặt ra trong “Cựu Ước”); mà ta đến để thi hành (“fulfill”) những điều luật của Ngài.”

(Matthew 5:17)

 

Trong các điều luật này phải kể cả chuyện “cấm ăn thịt heo (?)”  như đã đề cập ở trên.  Cũng từ các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, có bài viết là Thánh Phao-Lồ (St. Paul) đã tự ý rút, loại bỏ các điều răn về việc cấm giáo dân Thiên Chúa giáo không được ăn thịt heo để làm vừa lòng người La Mã đang cai trị vùng Trung Đông vào thời điểm đó.  Cũng nên biết thời đó, người La Mã rất thích ăn thịt heo!!!

 

Ngay cả trong xã hội Á Đông vốn dĩ thích ăn thịt heo như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bổn … Khổng Giáo cũng không khuyến khích việc ăn thịt heo.  Trong “Ngũ Kinh (Kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Dịch)” ("Book of Rites") Khổng Tử đã có lần nói là:

 

“Người quân tử không ăn thịt heo và thịt chó; bởi vì heo và chó cũng ăn thức ăn giống như thức ăn của người!”

 

Riêng đặc biệt Phật Giáo và Ấn Độ Giáo ("Hinduism") khuyên răn giáo dân không nên ăn bất cứ một loại thịt nào.  Đây là vì vấn đề giáo luật chung của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo trong việc tránh sát sinh; chứ không riêng gì thịt heo hay thịt bò…

 

 

Thịt heo và vấn đề y tế, sức khỏe

 

 

Heo là một gia súc đặc biệt ăn tất cả mọi thứ từ sạch đến bẩn; mang trong cơ thể đủ các lọai ký sinh trùng, vi khuẩn, vi trùng và bệnh tật.  Bản chất thịt heo chứa đựng nhiều độc tố, sán (sán lải, sán sơ mít…) và mầm mống bịnh truyền nhiễm.  Mặc dù những vấn đề tai hại về y tế sức khỏe này cũng thấy ở nhiều động vật khác, nhưng đối với thịt heo vấn đề tại hại có lẽ đáng được lưu tâm hơn hết; bởi vì heo ăn đủ loại thức ăn: cám, rác rưởi, sâu bọ, côn trùng, rễ cây …  Bệnh Cúm (Flu) là một trong các loại bệnh trầm trọng mà heo và người đều dễ mắc phải.  Bệnh Cúm phát xuất và tiềm tàng trong phổi của heo (và người) vào mùa hè, rồi bộc phát mạnh mẽ trong các tháng lạnh của mùa đông.  Ăn thịt heo, nhất là phổi heo “có rất nhiều trong dồi “xúc xích” (“sausages”) rất dễ bị mắc bệnh Cúm.  Thịt heo chứa một số lượng “histamine” và “imidazone” rất cao.  Các chất này gây ra các bịnh ngứa dị ứng; và là nguyên do gây ra sự tích tụ một số lượng “sulphur” rất cao ở các đầu gân (“tendon”), khớp sụn  (“cartilage”)… Sự tích tụ “sulphur” này làm xưng (viêm) các gân và sụn gây ra bệnh phong thấp (“rheumatism” và “arthritis”) rất phiền toái và khó chữa trị cho con người!!!

 

Ngoài ra ăn thịt heo còn dễ bị sạn mật (“gallstones”) và bịnh béo phì (“obesity”) bởi vì thịt heo có nhiều “cholesterol” và nhất là nhiều mỡ bão hòa (“saturated fat”).  Thịt heo chứa nhiều giun, sán và trứng sán ở giữa các thớ thịt.  Qua tài liệu khảo cứu về y tế của Liên Hiệp Quốc, người sống trong vùng “thích ăn thịt heo,” Á Châu chẳng hạn, tỉ lệ người có giun, sán lải rất cao!  Loại giun, sán trong thịt heo rất nguy hiểm, có khả năng chui qua màng ruột và đi vào các bộ phận khác trong cơ thể và đến một giai đoạn nào đó sẽ sinh sản tràn lan!  Giun, sán gây cho con người (và các thú vật ăn thịt sống nói chung) bịnh “Giun bao – round worm (Trichinosis).”  Giun, sán và trứng sán rất khó nhìn thấy bằng mắt thường trong các dịch vụ y tế kiểm soát thịt heo.  Giun sán cũng không thể hoàn toàn bị giết qua các thủ tục biến chế thịt heo như làm “Dăm Bông ("Ham" - thịt mông heo xông khói),” “dồi xúc xích” hoặc xấy, phơi khô, chà bông.  Thịt heo còn có hàng tá các thứ bệnh, vi khuẩn khác tai hại cho sức khỏe con người.

 

Con người dễ bị nhiễm bệnh khi ăn thịt heo bởi vì sự cấu tạo sinh lý học của heo cũng giống y hệt như của người.  Theo sự nhận xét của các các sắc dân thuộc các bộ lạc bán khai ăn thịt người, hương vị của thịt heo cũng y hệt như hương vị của thịt người (?)  Trong các chương trình giáo dục thuộc ngành y khoa, người ta đã dùng các bộ phận của heo để mổ xẻ và dậy môn cơ thể học về người cho sinh viên Y khoa.

 

Không riêng gì chúng ta, những người ăn thịt heo, mà ngay cả ngành chăn nuôi heo để sản xuất thịt cũng phải thừa nhận rằng heo nuôi trong chuồng sạch sẽ và cho ăn thức ăn hợp vệ sinh như bột bắp, bột mì… thì heo chẳng những sẽ sản xuất ít thịt mà thịt lại có hương vị kém hơn là thịt của heo được nuôi ở trạng thái thật dơ bẩn hoặc thả lỏng cho ăn rác rến, côn trùng … Bởi vì rác rến và các chất dơ bẩn có độ “Nitrate” rất cao.  “Nitrate” làm cho heo tăng trưởng nhanh, mau mập và cho thịt với hương vị thơm ngon (?)  Tôi nhận thấy nhiều nơi ở Việt Nam và Mễ Tây Cơ, nông dân dùng phân người để bón cây, rau làm tôi suy nghĩ không hiểu có phải việc bón phân người này cũng có cùng mục đích như người để cho heo thong thả ăn rác dơ bẩn??? 

 

Đọc những tài liệu về thịt heo như trên không có nghĩa là chúng ta sẽ lập tức không ăn thịt heo kể từ ngày hôm nay; và cũng không ăn trái cây, rau cỏ sản xuất từ Việt Nam hay Mễ Tây Cơ.  Nhưng có nhiều điều cần phải lưu tâm là chúng ta nên nấu hoặc nướng thịt heo cho thật kỹ; và rửa rau, trái cây cho sạch sẽ trước khi ăn. Nếu giữ được thủ tục nấu nướng như thế thì chúng ta cứ tiếp tục thưởng thức bánh canh gìo heo, hủ tíu Mỹ Tho, nem nướng, cháo lòng hoặc bún chả Hà Nội với rau sống thoải mái.

 

Nhìn chung quanh những quốc gia Hồi giáo ngày hôm nay: đa số dân Hồi giáo có trình độ văn minh vào hạng thấp kém nhất trên quả đất (chủ yếu căn cứ trên tỉ lệ dân chúng bị mù chữ và điều kiện sinh sống).  Họ thiếu hệ thống giáo dục hữu hiệu, liên tục phải đối phó với vấn đề nội chiến, chiến tranh khủng bố, chết chóc, nghèo nàn, cực đoan...  Rõ ràng là sự lạc hậu và trình độ dân trí thấp kém của họ (dân Hồi giáo) một phần là do sự ăn uống, dinh dưỡng của họ đã thiếu mất món thịt heo, một món đầy đủ đạm tố (protein rất cần cho sự tiến triển của não!) và bổ dưỡng từ ngàn năm nay!!! (Cũng nên biết ở đây, dân Do Thái là một trường hợp ngoại lệ!  Mặc dù không ăn thịt heo, nhưng vì người Do Thái có một văn hóa và tôn giáo rất đặc biệt, họ thông minh và văn minh hơn hẳn các giống dân khác).

 

Những người theo đạo Thiên Chúa hôm nay được phép ăn thịt heo bởi vì họ cho rằng các điều cấm đoán ấn định từ thời Gia-Cốp (Jacob) tổ tiên của người Do Thái trong “Cựu Ứớc” không có ảnh hưởng đến tín đồ Thiên Chúa giáo.  Đức chúa Giê-Su cũng đã có lần giảng dạy con chiên của Ngài là:

 

“Không có gì đi vào miệng của con người làm cho con người dơ bẩn.  Chỉ có những gì đi ra từ miệng người mới có thể làm con người dơ bẩn.”

(Matthew 15:10)

 

Tổ tiên Việt Nam của chúng ta cũng đã đồng ý là tất cả những sinh vật (ngoại trừ con người!) đang sống chung quanh chúng ta đều là thực phẩm trời cho cả!!!  Cứ việc ăn nhậu đánh chén tự nhiên, thả dàn.  Không có gì phải bận tâm!

 

 

Thịt heo và người Việt Nam

 

 

“Heo gạo là món ăn chính của người Việt Nam.”

 

Đây là một câu tiếng Việt mà ông thầy dậy học lớp tư của tôi ở trường tiểu học Trẩn Hưng Đạo - Sài Gòn (trường tiểu học Cầu Kho cũ) đọc cho đám học trò chúng tôi viết vào giấy trong bài học về sự chấm câu và cách xử dụng dấu chấm, dấu phẩy và nộp lên cho thầy sửa.  Kết quả là 100 phần trăm học sinh viết sai.  Câu viết đúng phải là:

 

“Heo, gạo là món ăn chính của người Việt Nam.”

 

“Heo gạo” không có dấu phẩy ở giữa được hiểu là thịt heo bịnh:  Thịt heo có “gạo (ấu trùng của sán lá).”

 

Tiếng Việt thật quả là tài tình!

 

Thật vậy! Thịt heo là món ăn chính, là một nguồn chất đạm quan trọng cho mọi tầng lớp, mọi gia đình người Việt Nam.  Thịt gà và thịt vịt thường không được dùng nhiều so với thịt heo vì giá cả thịt gà, thịt vịt mắc mỏ hơn thịt heo rất nhiều.  Họa hoằn vào ngày lễ lộc hay ngày trọng đại lắm người ta mới dùng thêm thịt gà thịt vịt.  Lý do vì gà vịt rất khó nuôi dưới khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam; và lợi tức đem lại cho nông dân từ việc nuôi gà vịt lại quá ít so với việc nuôi heo và bán thịt heo!

Ở Việt Nam, thịt heo là một món không thể thiếu trong các ngày trọng đại như đám cưới, đám ma, lễ hội… Theo tập tục cổ truyền dân tộc, trong ngày cưới, đoàn tùy tùng của gia đình của chú rể đi đến nhà gái rước dâu phải được dẫn đầu bằng một con heo quay đỏ rực có hoa giấy cài hai bên tai trên một mâm đỏ (?)  Con heo quay này sẽ được đưa lên cúng trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái để tỏ sự kính trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái.  Sau khi cúng bái xong, con heo quay được xẻ ra.  Cái đầu (thủ) sẽ được đem đi biếu người được xem như quan trọng nhất trong làng hoặc trong họ nhà gái (có thể là ông Xã trưởng, hay ông cụ tiên chỉ của làng) và cái đuôi (vĩ) được đem đi biếu người quan trọng thứ nhì!  (“Nhất Thủ Nhì Vĩ” theo quan niệm gọi là “xôi thịt” của làng nước ngày xưa!) Thịt heo còn là biểu tượng của sự phong phú, xung túc, may mắn và hạnh phúc.

 

 

Năm Con Heo và người tuổi Hợi

 

 

Theo tử vi Trung Hoa, trong 12 con giáp, người có tuổi “Hợi” là người lạc quan, nhàn hạ, không phải vội vã.  Ít khi phải lo lắng về tiền bạc.  Có thể là người không giầu có nhưng luôn luôn sống bằng lòng với những gì mình đang có, không bon chen mặc dù thực chất họ có rất nhiều nghị lực. 

 

Người tuổi “Hợi” rất thông minh nhưng phần lớn bị người khác hiểu lầm là hơi chậm hiểu (?)  Trong trường hợp lâm vào cảnh khó khăn, cảnh khó xử, người tuổi “Hợi” mới có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy cái tài “xử lý” độc đáo của mình.  Người tuổi “Hợi” thường là người quyết tâm và ít chịu lệ thuộc vào người khác.  Vì bản chất vui vẻ hòa nhã, thành thực, người tuổi “Hợi” là người bạn tốt có thể tin cậy được trong lúc lâm nguy. 

 

Về tình yêu, người tuổi “Hợi” được người khác yêu rất mau chóng vì người tuổi “Hợi” hiểu rất rõ ràng các phản ứng và ý muốn của  “đối tượng!”  Người tuổi “Hợi” không bao giờ phải lo là mình sẽ bị cô độc, ế chồng hay ế vợ!  Người có tuổi “Hợi” sướng nhỉ!!!

 

Bạn có biết cựu Tổng Thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch, Thủ Tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu, và cựu Thống Đốc California, USA Arnold Schwarzenegger có cái gì giống nhau không?  Không phải là họ đều làm quan lớn, mà cả 3 người đều tuổi “Hợi.”  Thật lý thú.

 

 

 

Trần Văn Giang

(Tết Con Heo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.