VN Chuyển Hướng Giữa Thương Chiến Mỹ-Hoa?

25/10/201800:00:00(Xem: 3858)
Nguyễn Xuân Nghĩa & Nguyên Lam RFA

 
Việt Nam thiếu một chiến lược công nghiệp hóa lâu dài

 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sàn Việt Nam đã chính thức nhận thêm vai trò Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kề từ ngày 23 Tháng 10. Trong vai trò tập trung này, ông có thể đưa kinh tế Việt Nam về đâu khi mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây…

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước của Việt Nam đã được nhiều người so sánh với trường hợp Tổng bí thư Tập Cận Bình bên Trung Quốc, thưa ông, nếu vậy thì liệu người lãnh đạo mới tại Việt Nam có thể làm được những gì cho kinh tế xứ này trong bối cảnh mâu thuẫn gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai bờ biển Thái Bình Dương?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng ông Trọng là người sáng trí khi mượn chữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du khi nàng Kiều thề thốt với Kim Trọng mà nói ngay sau lễ tuyên thệ, rằng ông là “phận mỏng cánh chuồn”! Ở tuổi 74, già hơn Tập Cận Bình gần 10 năm, ông sẽ mãn nhiệm trong Đại hội đảng khóa tới vào năm 2021, nên chỉ còn vài năm ở tại chức khi Tập Cận Bình đã có hơn năm năm tập trung quyền lực, kể từ cuối năm 2012, mà vẫn chưa thể chuyển hướng kinh tế của Trung Quốc, như đã muốn.

- Hoàn cảnh của Việt Nam tất nhiên là khác Trung Quốc và sau khi làm Tổng bí thư từ năm 2011, ông Trọng đã có thể cải hướng kinh tế của Việt Nam mà vẫn chưa xong. Chúng ta phải trở về bối cảnh sâu xa, trước khi nói tới Việt Nam trong những mâu thuẫn gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nguyên Lam: Nếu vậy, Nguyên Lam xin ông trình bày cho bối cảnh sâu xa đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc nay chỉ là một ẩn dụ, là một hình tượng lãng mạn, của một cường quốc kinh tế. Từ những năm 2013, sau khi Tập Cận Bình lên lãnh đạo, họ đã thấy mấy chục năm tăng trưởng hết còn nữa, như nhiều xứ khác sau vài chục năm áp dụng quy luật kinh tế thị trường để hiện đại hóa. Một cách cụ thể, Trung Quốc hết là công xưởng toàn cầu với lợi thế nhân công nhiều và rẻ vì lợi thế đó đã hết do nhân công hiếm hơn và đòi lương cao hơn. Nạn lão hóa dân số là một trong nhiều nguyên nhân. Khi ấy, Trung Quốc phải tìm sách lược mới là nâng trình độ sản xuất với các mặt hàng có giá trị cao hơn. Vào hoàn cảnh đó, giới đầu tư quốc tế đã góp phần cho đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sau mấy thập niên phải tìm nơi đầu tư khác và đấy là một cơ hội cho Việt Nam.

- Trên diễn đàn này, từ bốn năm năm về trước, tôi có trình bày về cơ hội đó cho Việt Nam, nhưng xứ này vẫn chưa cải sửa cơ chế dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bây giờ, giữa trận thương chiến Mỹ-Hoa, Việt Nam có một cơ hội nữa mà chẳng biết là có kịp chuyển hướng không vì phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác.

Nguyên Lam: Xin ông phân tích lại về cơ hội bị bỏ lỡ trong ba bốn năm về trước.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi Trung Quốc hết giữ vị trí công xưởng toàn cầu với loại hàng rẻ nhờ nhân công có lương bổng thấp, nhà đầu tư quốc tế cần tìm ra các thị trường thay thế tại các nước đang hay mới phát triển, thí dụ như Mexico, Peru, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Lào hay Cam Bốt, v.v… Nhưng tiêu chuẩn của giới đầu tư không chỉ có nhân công rẻ mà còn là tay nghề hay năng suất, là hạ tầng cơ sở vật chất lẫn vô hình như môi sinh, luật lệ và đào tạo, trong một chuỗi cung ứng đan kết với nhau.

- Việt Nam mới chỉ nhắm vào lợi thế nhân công rẻ và mời chào bằng biện pháp đặc miễn thuế khóa và đất đai nên vẫn tập trung vào sản xuất hàng dệt sợi, may mặc, giày dép và đồ gỗ, mà là loại rẻ tiền. Mối lợi lớn thì giới đầu tư nước ngoài lấy hết còn nhân công của Việt Nam vẫn không thăng tiến về lương bổng và nhất là về kiến năng, kiến thức và khả năng. Việt Nam thiếu một chiến lược công nghiệp hóa lâu dài và linh động để cũng lên tới trình độ sản xuất cao hơn, như dùng công nghệ hiện đại về thông tin, điện toán, điện tử, kỹ nghệ ráp chế xe hơi….

- Trong chuỗi sản xuất quốc tế, Việt Nam ở vào trình độ hạ đẳng, nôm na là thấp nhất, và tư doanh của Việt Nam lại còn bị quốc doanh chèn ép. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể không biết nhược điểm ấy mà tại sao lại chưa làm và nay mới tìm ra cơ hội giữa trận bão thương chiến của thiên hạ trong khi cơ chế kinh tế quốc gia lại tích lũy nhiều vấn đề mới?

Nguyên Lam: Thưa ông, những vấn đề ấy là gì và có thuộc trách nhiệm của Thủ tướng chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về trách nhiệm thì ta không quên cái thứ tự đã định chế hóa, là đảng rồi mới tới nhà nước, là Tổng bí thư rồi mới đến Chủ tịch nước và Thủ tướng, Quốc hội, v.v…. là các bình phong của nền “dân chủ tập trung”.


- Về các vấn đề thì kinh tế Việt Nam 1/ quá lệ thuộc vào xuất nhập khẩu; và 2/ bị nhập siêu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tai hại nhất là xuất nhập khẩu với Trung Quốc; 3/ quá lệ thuộc vào đầu tư của nước ngoài, khi nguồn đầu tư ấy lên tới 50% của Tổng sản lượng và đóng góp tới 70% cho xuất khẩu, mà tai hại nhất cũng lại là đầu tư từ Trung Quốc; 4/ bị bội chi ngân sách quá cao, tới gần 6% Tổng sản lượng và thuế vào quá ít; và 5/ lại vay mượn quá nhiều.

- Căn bản nhất, Việt Nam còn đi đường tắt là cho đầu tư vào lĩnh vực gia cư và địa ốc nên sản sinh rất nhiều đại gia tỷ phú đóng góp rất ít cho sản xuất của cải trên lằn ranh mập mờ của tham ô. Nói về giao dịch thì Việt Nam có lợi thế địa dư là ở bên cạnh Trung Quốc trong việc buôn bán với các nước trên vùng biển Thái Bình Dương, nhưng lợi thế địa dư cũng là một tử điểm về chính trị và đấy là trách nhiệm của đảng.

Nguyên Lam: Bây giờ ta bước qua phần hai, thưa ông, là vị trí kinh tế của Việt Nam trong mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất tại hai bờ Thái Bình Dương. Việt Nam có thể làm gì và nên chuyển hướng ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Việt Nam cần chấn chỉnh lại thất quân bình vĩ mô như vừa nói ở trên.

- Bây giờ khi trù tính chiến lược kinh tế trong hoàn cảnh đổi thay rất lớn hiện nay, Việt Nam nên dùng đầu tư nước ngoài làm đòn bẩy cho đầu tư nội địa, cho tư doanh của quốc gia. Yếu tố then chốt là chuyển giao công nghệ, là cho người Việt tiếp nhận và sử dụng kiến năng, kiến thức và khả năng, thì mới bắt kịp các nước lân bang trong vùng Đông Nam Á. Và công nghệ đó không là thứ phế thải của Trung Quốc. Việc Việt Nam vừa ký kết nhiều hiệp ước tự do thương mại, tổng cộng cho đến nay là 12 hiệp ước, và sẽ thi hành hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đã cải tiến và mở rộng với 10 nước khác là một ưu điểm của một xứ chậm tiến nhất trong nhóm 11 quốc gia. Nhưng Việt Nam còn phải thực thi việc cải cách về môi sinh và điều kiện lao động thì mới có thể cạnh tranh thành công trong trường kỳ và hết là một bãi rác của Trung Quốc.

Nguyên Lam: Thưa ông, thế còn với Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có thể nhớ tới kinh nghiệm của Samsung, một tập đoàn tư doanh Nam Hàn, đã đóng góp tới 25% cho xuất cảng của Việt Nam. Nói về Hoa Kỳ thì Việt Nam nên mở rộng việc tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp Mỹ trong nhiều ngành sản xuất sau các trường hợp Intel và Microsoft. Khi tiếp nhận thì nên nghĩ xa hơn doanh lợi mà còn phải chuẩn bị hạ tầng nghiên cứu và áp dụng để dân ta vừa làm vừa học. Nếu không nhìn xa như vậy thì Việt Nam rất khó cạnh tranh với Malaysia, Thái Lan hay Philippines, Indonesia. Việc thực thi những cam kết trong khuôn khổ của Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương đã cải tiến cũng cho Việt Nam lợi thế khi đàm phán một hiệp ước song phương với Mỹ.

- Vả lại, ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam còn nhiều nguồn đầu tư từ các nước dân chủ tiên tiến như Nhật Bản hay  Âu Châu. Khi nhìn chung như vậy, ta nên thấy ra một sự chuyển hướng cần thiết cho Việt Nam là thoát dần khỏi sự lệ thuộc quá nặng vào Trung Quốc mà mở rộng cơ hội hợp tác với các nền kinh tế tiên tiến, vốn dĩ cũng coi trọng nhân quyền và quyền lợi của giới lao động.

Nguyên Lam: Nhìn ngược lại thì đâu là những khó khăn của Việt Nam trong hoàn cảnh trớ trêu là nằm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là người có quan điểm thân hữu với Bắc Kinh. Cho tới nay, ông chưa làm gì để phủ nhận chuyện đó, lại còn dùng Truyện Kiều để than trong lễ tuyên thệ rằng “Khuôn xanh có biết vuông tròn mà hay”. Khuôn xanh là ông trời, vuông tròn là đất ở dưới, trời ở trên, hay nói bóng là ăn ở cho phải đạo. Phải đạo với ai mới là vấn đề!

- Chẳng khác gì Trung Quốc, Việt Nam không thể một bước nhảy vọt vào công nhiệp mà phải dọ dẫm học hỏi. Sau quá nhiều thập niên học hỏi từ Trung Quốc với hậu quả gần như sinh tử mà ai ai cũng biết, Việt Nam nên tìm một nếp suy tư khác, thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh về tư tưởng, rồi về chiến lược phát triển kinh tế. Rút kinh nghiệm của nửa thế kỷ vừa qua, Việt Nam không nên là tiền đồn chống Trung Quốc của bất cứ ai, nhưng cũng chẳng nên là mũi xung kích của Bắc Kinh xuống vùng biển Đông Nam Á. Chi bằng hợp tác với mọi quốc gia trong khu vực và đa dạng hóa giao diện hay diện giao tiếp với các nước, về cả an ninh lẫn kinh tế, trước hết là kinh tế. Với chức vụ kiêm nhiệm hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng nên nói ra việc chuyển hướng đó và trực tiếp rà soát việc thực thi trong những năm tới. Đấy là một cách thoát Tầu mà giành lại nền độc lập thật ra vẫn chưa hề có từ mấy chục năm nay.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích những mâu thuẫn của Việt Nam ở giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱The White House: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây quan ngại xuyên quốc gia - cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo như một phương tiện để ổn định mối quan hệ và quản lý cạnh tranh. ✱Global Times: Cuộc họp tại Vienna kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ với việc hai bên đã có những trao đổi "thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng" về các chủ đề lớn, trong đó có quan hệ song phương. ✱TT Biden: Chúng tôi sẽ gặp nhau - chúng tôi đang tìm cách làm giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.
Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.
Các thủ thư giờ đây có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam và hàng chục nghìn đô tiền phạt vì cung cấp sách được cho là khiêu dâm, tục tĩu hoặc “có hại” cho trẻ em theo luật mới của tiểu bang cho phép truy tố hình sự đối với nhân viên trường học và thư viện. Theo phân tích của Washington Post, ít nhất bảy tiểu bang đã thông qua luật như vậy trong hai năm qua, sáu trong số đó được thông qua trong hai tháng qua — mặc dù các thống đốc của Idaho và North Dakota đã phủ quyết luật này. Một chục tiểu bang khác đã xem xét hơn 20 dự luật tương tự trong năm nay, một nửa trong số đó có khả năng sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2024, tạp chí này nhận định.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
Dân miền núi chúng tôi không biết “bà Tú Đễ” là ai sất, và cũng chả mấy người có khái niệm chi về cái thứ “đạo đức thật/giả” dưới miền xuôi cả. Nói một cách hết sức giản dị, chất phát, và chân thành là chúng tôi chịu hết nổi rồi. Con giun xéo mãi cũng quằn (thôi) nói chi đến con người – dù là người miền núi. Vừa thôi Tám!
Tự do báo chí ở Việt Nam lâm vào tình trạng rất nghiêm trọng, đứng hàng thứ 178 trên tổng số 180 nước trong bảng số Tự do Báo chí trên Thế giới. Việt Nam tụt 4 hạng từ hàng thứ 174 năm 2022. Bảng thống kê này do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố ngày 3/5/2023, đánh dấu 30 năm kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Việt Nam lần này chỉ đứng trên Trung Quốc và Bắc Hàn...
✱ Foreign Policy: Chiến dịch quân sự đặc biệt của TT Putin vào cuối tháng 2 năm 2022 là tính toán sai lầm lớn nhất của Điện Kremlin kể từ cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979. ✱ Harvard Edu.: Nga đánh giá sai sức kháng cự của Ukraine với sự chuẩn bị yếu kém của quân đội Nga, và mệnh lệnh ở Ukraine không rõ ràng, khiến quân đội Nga thất bại nên họ đã trút giận lên các thường dân một cách tàn bạo. ✱ General Miller: Ông Putin đã sai khi nghĩ rằng ông ta có thể phá vỡ NATO, khi ông ta phát động cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ với hàng trăm nghìn lực lượng Nga vượt qua biên giới bằng nhiều cách. ✱ TASS: Điện Kremlin thừa nhận chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine rất khó khăn...
Thiệt là may phước. May mà tuyệt đại đa số dân Việt đã đi “theo tiếng gọi của lương tri,” và từ chối đứng chung bọn với cái đám đầu trâu mặt ngựa!
300x250_CTA-Vietnamese-NguoiViet
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.