Hôm nay,  

Người dân Việt trên quê hương mới

24/09/201811:45:00(Xem: 3288)
Người dân Việt trên quê hương mới

Giao Chỉ, San Jose.

Mở bài.
Đầu năm 1975, người Việt tại San Jose và vùng phụ cận vào khoảng 200 người. Họ là những ai ? Sinh viên tại các trường vùng Vịnh. Các quân nhân du học tại các trường quân sự. Giảng viên dạy Anh ngữ tại Monterey. Phụ nữ có chồng quân nhân Hoa Kỳ. Cuối năm 1975, sau khi Sài Gòn thất thủ, người Việt di tản đến Santa Clara County trên 2 ngàn. Ngày nay con số tăng lên 120 ngàn. Tại miền bắc CA cũng như trên toàn quốc, dân Việt gia nhập nước Mỹ về giáo dục, nghề nghiệp, cư ngụ và nhiều phương diện khác nhưng vẫn chưa hội nhập toàn diện.
 

Đặc biệt nhiều người Mỹ sống bên cạnh vẫn không biết di dân tỵ nạn Việt Nam thực sự là ai. Từ đâu đến, vào lúc nào. Ngày trước làm gì và bây giờ sinh sống ra sao. Người Mỹ da trắng thường không xuất hiện trong các khu thương mại Việt Nam. Không tham dự hội Tết và không có mặt trong các sinh hoạt cộng đồng. Ngược lại người Việt không tham dự nhiều trong các sinh hoạt văn hóa và cộng đồng Hoa Kỳ.

Chương trình gặp gỡ sau đây nhằm mục đích tự giới thiệu với hàng xóm Hoa Kỳ chúng ta là ai. Từ đâu đến, thời gian nào. Trước đây bạn làm gì và đến xứ này bạn tiếp tục làm những chuyện gì. Các nhân chứng Việt Nam tham dự chương trình này sẽ chỉ giới thiệu hết sức vắn tắt và đơn giản. Sẽ có phần hỏi đáp, nhưng quan trọng nhất chỉ là gặp gỡ và thông cảm. Hy vọng sẽ tổ chức nhiều lần và chúng tôi còn có cơ hội giới thiệu nhiều đồng hương tham dự.

Ngay trong lần giao duyên đầu tiên sẽ là buổi họp mặt đơn giản. Trong chính quyền VNCH có ông bà Nguyễn Đức Cường, phía quân đội có chúng tôi, Vũ văn Lộc. Anh Phạm Phú Nam là thuyền nhân và anh Đức Quyền thuộc thế hệ trẻ. Chúng tôi họp mặt lần đầu trắc nghiệm. Sau này sẽ mở rộng cho cả hai phía Mỹ Việt cùng gặp gỡ. Sơ lược kỳ này như sau.
 

Chương trình: Thư viện Luther King và Việt Museum phối hợp chương trình giới thiệu người Việt trên quê hương mới với khán giả Hoa Kỳ. Đặc biệt giới thiệu Viet Museum tại History Park San Jose.

Ngày giờ: Chiều ngày thứ năm 27 tháng 9-2018 từ 3:30 đến 5:30.

Địa điểm: Thư Viện King số 150 E.San Fernando St San Jose CA 95112 Trên Lầu 2 Room 225.

Nội Dung: Chương trình nói chuyện bằng Anh ngữ. Các diễn giả nói chuyện gia đình. Thân thế ra sao. Ở Việt Nam làm gì. Đến Mỹ lúc nào. Làm công việc gì. Cảm tưởng ra sao về đời sống tại Hoa Kỳ. Hết sức đơn giản ngắn gọn.

Diễn giả:
Ông bà Nguyễn Đức Cường, Nguyên tổng trưởng kinh tế VNCH. Hiện là chủ tịch hội đồng quản trị Việt Museum.
Mary Nguyễn là thương gia.
Ông Mai Quyền. Diễn giả trẻ nhất. Hiện là giám đốc tổ chức VIVO, cơ quan thiện nguyện thành lập từ 1977.
Ông Phạm Phú Nam, quân nhân trẻ tuổi nhất đồng thời là thuyền nhân. Tổ chức vượt biên 6 lần thất bại 5 lần. Hiện là giám đốc Dân Sinh Media.
Ông bà Vũ Văn Lộc, nguyên đại tá QLVNCH, giám đốc cơ quan IRCC thành lập từ năm 1976. Bà Châu Vũ là y tá quốc gia 20 năm tại Sài Gòn và 21 năm y tá trưởng trung tâm tiếp vận Hồng Thập Tự Hoa Kỳ tại San Jose.
 

Khán giả: Các nhân sĩ, cựu chiến binh thân hữu của thư viện King và các giáo sư, sinh viên San Jose State University. Xin mời quý đồng hương Việt Nam cùng tham dự.

Đặc biệt lưu ý: Các diễn giả sẽ nói chuyện tổng cộng trong vòng 40 phút dưới hình thức tự giới thiệu về gia đình và hoàn cảnh đến Hoa Kỳ. Tiếp theo là hỏi đáp. Không phải là buổi diễn thuyết về đề tài chính trị hay văn hóa. Phần cuối cùng sẽ giới thiệu riêng về Việt Museum. Có một số hình ảnh triển lãm. Trong chương trình kỳ tiếp theo sẽ mời thêm các gia đình khác trong cộng đồng. Mỗi gia đình sẽ được quay phim dùng làm tài liệu tham khảo cho Việt Museum.
 

Ghi nhận sau cùng.

Người Việt đầu tiên đến Mỹ 1975, đến nay gần nửa thế kỷ. Con cháu trưởng thành tiến rất xa vào xã hội Hoa Kỳ. Một thiếu tướng làm tư lệnh lục quân Mỹ tại Nhật Bản. Một chuẩn tướng là tư lệnh phó lục quân Mỹ tại Phi châu. Một phụ nữ làm nhân viên cao cấp nhất của chính quyền bên cạnh hải quân Mỹ xây dựng hàng không mẫu hạm tân kỳ nhất của thế kỷ 21 và còn rất nhiều thành tích phi thường khác. Tuy nhiên giữa người dân thường Hoa Kỳ và người dân thường gốc Việt, chúng ta vẫn không hiểu nhau. Hàng xóm Mỹ vẫn không biết rằng ông Việt Nam ở nhà bên cạnh vẫn còn hàng ngày ngóng về phương Nam chờ đợi những đứa còn đoàn tụ. Di dân Việt Nam muốn xum họp đầy đủ những người trong gia đình còn sống có khi phải chờ đợi 20 năm. Những đứa con trưởng thành muốn qua Mỹ phải khoan yêu. Nếu lỡ yêu thì khoan cưới. Nếu lỡ cưới thì khoản đẻ và nếu lỡ đẻ thì phải chia tay. Gạt nước mắt ra đi để rồi lại làm hồ sơ và tiếp tục chờ đợi đoàn tụ. Con đường vào nước Mỹ của di dân Việt Nam từ nửa thế kỷ vừa qua cho đến nay vẫn còn nhiều thương đau chứ không phải dễ dàng. Chúng ta sẽ gặp gỡ để chia xẻ tâm tình với hàng xóm Hoa Kỳ. Tại sao lại đến đây. Tại sao lại tập trung về CA. Tại sao lại không hội nhập. Chúng ta sẽ có dịp trả lời các bạn hàng xóm Hoa Kỳ. Di dân Việt là ai? câu hỏi và câu trả lời sẽ được ghi lại và trở thành chứng tích tại Việt Museum, trong San Jose History Park.

.
Xin các bạn Việt Nam vui lòng gửi bản tin Anh Ngữ sau đây cho hàng xóm và thân hữu Hoa Kỳ đến tham dự buổi họp mặt tại thư viện King.
.
This is a special
INVITATION


Dear Friend:
The Martin Luther King, Jr. Library and the Viet Museum are diligently working together to introduce stories about Vietnamese families in Santa Clara County to an American audience.
It is a brief program to create the opportunity for friendship and will include an introduction to the Viet Museum in San Jose – the first and only museum of this kind in the world.
Please look at our attached letter and then plan to make time to come:
Where: Martin Luther King, Jr. Library at 130 E. San Fernando Street,
San Jose, CA 95112, Second Floor, room # 225
When: Thursday, September 27th, 2018 from 3:30 to 5:30 pm
Who: Your friends, your students, your staff, family's members.
 
Sharing their stories will be:
1) Mr. Cuong Nguyen (Before 1975 Minister of the Economy in South Viet Nam)
the Chairman of the Board of Directors of the Viet Museum and his wife,
Mary Nguyen, a business woman
2) Mr. Mai Quyen,(Next Generation) the Director of VIVO foundation
3) Mr. Nam Pham,( Boat People) the Director of Dan Sinh Media
4) Mr. Loc Van Vu (Col. ARVN) Director of IRCC/Viet Museum Inc.
and his wife, Chau Vu, an RN, the Manager of San Jose Red Cross Central Supplies

Thank you very much.
Loc Vu
Executive Director
IRCC/Viet Museum 408 316 8393 giaochi12@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.