Vi Anh
Kim Jong un sang TC lần thứ ba, chỉ là tập tục ngoại giao thường lệ thôi. Như Ngoại Trưởng Mỹ sang TQ, Nhựt và Hàn quốc để thông báo nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa TT Trump và Chủ Tịch Kim Jong un vậy. Đó là chuyện bình thường, không có gì phải vẽ rắn thêm chân như Bộ Ngoại Giao TQ đã làm.
Lãnh đạo tối cao của CS Bắc Hàn Kim Jong un đi TQ diện kiến Chủ Tich Tập cận Bình là một kiểu ‘dâng công’ lên Thiên Tử, báo công cầu phong, tỏ vẻ thần tử đối với long nhan. Nó hoàn toàn khác với chuyến đi của Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo thông báo nội dung cho hai đồng minh Nhựt và Hàn quốc và thăm dò thái độ của ‘đối thủ’ TQ.
Có lẽ thấy được “ý đồ” của Bắc Kinh muốn phá đám kết quả đàm phán Mỹ Triều qua chuyến đi TQ của Ngoại Trưởng, TT Trump nói đánh đầu Kim Jong un trước. TT Trump ngày 22/6 tuyên bố Triều Tiên vẫn đề ra một ‘mối đe dọa đặc biệt’ cho Mỹ. Nhưng sau đó hôm 22/6 Mỹ lại vuốt ve CS Bắc Hàn. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ, Dana White tuyên bố "Để hỗ trợ việc thực thi các kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Singapore, và trong sự phối hợp với các đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi, Bộ trưởng Mattis đã đình chỉ vô thời hạn các cuộc diễn tập được lựa chọn."
Trở lại chuyến đi TQ lần thứ ba của Chủ Tịch Kim, trong một tháng sang TC ba lần. Không những Kim qua TC tấu trình với Thiên tử và cầu cạnh. Đứng trên phương diện Á đông, nhứt là theo phong tục giữ mặt giữ mày của CS, việc chính Kim Jong un sang Bắc Kinh là một hình thức hạ cấp đối với thượng cấp, rất mất mặt – điều mà lãnh đạo CS Đông, Tây nào cũng cố tránh, kẹt lắm mới đành chịu.
Còn Mỹ chỉ cho ngoại trưởng đến TQ, Hàn quốc và Nhựt để thông báo cho hai đồng minh thân thiết nhứt ở Á châu Thái binh dương là Nhựt và Hàn Quốc nhưng điểm chánh nội dung cuộc họp là - theo tập tục ngoại giao thôi. Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono để thảo luận các vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Đối với Nhựt và Hàn quốc Mỹ sẽ giải thích và trấn an việc Mỹ ngưng tập trận với Hàn Quốc nhưng Mỹ sẽ không rút quân. Ngay sau đó Hàn Quốc tuyên bố sẽ ngưng tập trận với Mỹ trong năm nay, vì trong đàm phán ngày 12/6 tại Singapore TT Trump nói ngưng đến khi nào Kim thực thi lời hứa phi nguyên tử hoá, cũng như Mỹ sẽ không ngưng cấm vận kinh tế trừ khi Kim phi nguyên tử hoá một cách bền vững và không đảo ngược được.
Tại TQ là ‘đối thủ’ của Mỹ, thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết các quan chức Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ thảo luận các vấn đề song phương và toàn cầu quan trọng. Chắc Ngoại trưởng Pompeo sẽ tóm tắt kết quả cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Triều, chớ khong nói rõ như nói với hai đồng minh Hàn, Nhựt. Ô. Trump nói "Chỉ khi nào chúng tôi nhận thấy Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hoàn toàn, lúc đó mới có giảm bớt các biện pháp trừng phạt," Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 14/6.
Và hai bên cũng nhơn cơ hội này bàn tới cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là nội dung được kỳ vọng bàn thảo sâu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Pompeo.
Còn CS Bắc Hàn thì dùng chuyến đi sang Tàu hai ngày nặng về tuyên truyền hơn. Truyên thông đại chúng TC mở hết công suất tuyên truyền. Nào là Ô. Ông Kim bay đến Bắc Kinh, và an ninh tại thủ đô Trung Quốc được siết chặt. Nào là trong non 3 tháng Kim sang TQ 3 lần. Qua ba cuộc hội đàm liên tiếp cùng ông Tập, ông Kim dường như đang định cho Hoa Kỳ thấy rằng sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho Bình Nhưỡng vẫn còn vững chắc.Bắc Kinh, về phần mình, có thể muốn dùng ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng như lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ, Nikkei Asian Review nhận định.
Chuyến thăm TC thứ ba này của Chủ Tịch Kim diễn ra chỉ một tuần sau cuộc gặp lịch sử với tổng thống Mỹ Donald Trump, vào lúc mà Bắc Kinh muốn duy trì vai trò quan trọng đối với Bình Nhưỡng.
Như vậy đây là lần đầu báo chí nhà nước Trung Quốc chính thức loan tải về sự hiện diện của nhà độc tài Bình Nhưỡng khi ông đang có mặt tại Hoa lục. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng trong cuộc họp báo thường kỳ nói rằng Trung Quốc hy vọng chuyến thăm này có thể «giúp mối quan hệ song phương thêm sâu sắc, xúc tiến hòa bình và ổn định trong khu vực».
Trung Quốc hiện là đồng minh duy nhất và đối tác kinh tế chủ chốt của CS Bắc Hàn. TC không bỏ rơi CS Bắc Hàn. TC phải “bao che” CS Bắc Hàn tới cùng. Không phải vì tình “đồng chí’ đồng rận cộng sản, cộng sơ gì với nhau. TC phải bảo hiểm nhơn thọ cho CS Bắc Hàn. Bảo hiểm suốt ba đời vua CS Bắc Hàn. Vua ông nội là Kim nhựt Thành, vua cha là Kim Yung Il và vua cháu nội là Kim Yung Un.
TC phải bao che CS Bắc Hàn tới cùng là vì thế chiến lược của TC đối với Mỹ và vì quyền lợi riêng của TC trước thế chiến lược Mỹ bao vây TC. Lãnh đạo CS Bắc Hàn nhiều khi cứng đầu, ngỗ nghịch, ăn cơm Tàu mà không nghe lời TQ. Nhưng TC vẫn cứ giúp cho CS Bắc Hàn sống sót trước sự phong toả của Mỹ.
Sở dĩ CS Bắc Kinh cứu sống CS Bắc Hàn là vì, lý do đầu tiên là nhu cầu chiến lược, đia lý chánh trị của TC. TC cần dùng CS Bắc Hàn làm một trái độn. Chỉ cần liếc qua bản đồ là thấy. Để CS Bắc Hàn sụp đổ, cái chắc là Bắc Hàn sẽ thống nhứt dưới ảnh hưởng kinh tế chánh trị vượt trội hơn của Hàn Quốc, như Tây Đức Tự do đối với Đông Đức CS suy sụp. Trong trường hợp đó ảnh hưởng của Mỹ sẽ tiến sát biên giới TC. Các căn cứ quân sự của Mỹ và mấy chục ngàn quân Mỹ ở Nam Hàn sẽ tiến lên Miền Bắc Triều Tiên. Tuyến lửa của Mỹ, vòng vây quân sự của Mỹ sẽ áp sát biên giới TC. Về quân sự TC không thể nào chấp nhận vòng bao vây của Mỹ siết lại sát biên giới của TC như vậy. Nếu thế uy thế của TC trên thế giới sẽ bị mất như một đệ nhứt siêu cường ở Á châu.
Thứ đến là vì TC lo ngại khi CS Bắc Hàn sụp đổ làn sóng di tản của CS Bắc Hàn sang Trung Quốc. CS Bắc Hàn có cả triệu quân, cả triêu cán chính. Khi chế độ CS Bắc Hàn mất, Đảng viên, cán bô CS, quân nhân CS chỉ có một đường thoát thân là di tản qua TC. Họ sẽ di tản qua TC. Khó tránh khỏi họ trở thành đám buôn lậu, đám xã hội đen, đám chống TC phản bội “đồng chí”, đồng minh, họ có vũ khí hành động như một quốc gia trong một quốc gia TQ. Và trở thành một bài toán nhân mãn, an sinh xã hội, an ninh trật tự khó giải quyết cho TC.
Nên TC muốn CS Bắc Hàn tồn tại như một trái độn giữa TC và thế giới tự do. Tự do, dân chủ tuy là quyền lực mềm nhưng rất dễ thẩm thấu, diễn biến hoà bình, chuyển hoá khắp xã hội TQ kể cả trong Đảng CS nữa. TC không bao giờ muốn chuyện ấy xảy ra nên cần trái độn CS Bắc Hàn./. (VA)
Kim Jong un sang TC lần thứ ba, chỉ là tập tục ngoại giao thường lệ thôi. Như Ngoại Trưởng Mỹ sang TQ, Nhựt và Hàn quốc để thông báo nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa TT Trump và Chủ Tịch Kim Jong un vậy. Đó là chuyện bình thường, không có gì phải vẽ rắn thêm chân như Bộ Ngoại Giao TQ đã làm.
Lãnh đạo tối cao của CS Bắc Hàn Kim Jong un đi TQ diện kiến Chủ Tich Tập cận Bình là một kiểu ‘dâng công’ lên Thiên Tử, báo công cầu phong, tỏ vẻ thần tử đối với long nhan. Nó hoàn toàn khác với chuyến đi của Ngoại Trưởng Mỹ Pompeo thông báo nội dung cho hai đồng minh Nhựt và Hàn quốc và thăm dò thái độ của ‘đối thủ’ TQ.
Có lẽ thấy được “ý đồ” của Bắc Kinh muốn phá đám kết quả đàm phán Mỹ Triều qua chuyến đi TQ của Ngoại Trưởng, TT Trump nói đánh đầu Kim Jong un trước. TT Trump ngày 22/6 tuyên bố Triều Tiên vẫn đề ra một ‘mối đe dọa đặc biệt’ cho Mỹ. Nhưng sau đó hôm 22/6 Mỹ lại vuốt ve CS Bắc Hàn. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ, Dana White tuyên bố "Để hỗ trợ việc thực thi các kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Singapore, và trong sự phối hợp với các đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi, Bộ trưởng Mattis đã đình chỉ vô thời hạn các cuộc diễn tập được lựa chọn."
Trở lại chuyến đi TQ lần thứ ba của Chủ Tịch Kim, trong một tháng sang TC ba lần. Không những Kim qua TC tấu trình với Thiên tử và cầu cạnh. Đứng trên phương diện Á đông, nhứt là theo phong tục giữ mặt giữ mày của CS, việc chính Kim Jong un sang Bắc Kinh là một hình thức hạ cấp đối với thượng cấp, rất mất mặt – điều mà lãnh đạo CS Đông, Tây nào cũng cố tránh, kẹt lắm mới đành chịu.
Còn Mỹ chỉ cho ngoại trưởng đến TQ, Hàn quốc và Nhựt để thông báo cho hai đồng minh thân thiết nhứt ở Á châu Thái binh dương là Nhựt và Hàn Quốc nhưng điểm chánh nội dung cuộc họp là - theo tập tục ngoại giao thôi. Ngoại trưởng Mike Pompeo gặp Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono để thảo luận các vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Đối với Nhựt và Hàn quốc Mỹ sẽ giải thích và trấn an việc Mỹ ngưng tập trận với Hàn Quốc nhưng Mỹ sẽ không rút quân. Ngay sau đó Hàn Quốc tuyên bố sẽ ngưng tập trận với Mỹ trong năm nay, vì trong đàm phán ngày 12/6 tại Singapore TT Trump nói ngưng đến khi nào Kim thực thi lời hứa phi nguyên tử hoá, cũng như Mỹ sẽ không ngưng cấm vận kinh tế trừ khi Kim phi nguyên tử hoá một cách bền vững và không đảo ngược được.
Tại TQ là ‘đối thủ’ của Mỹ, thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết các quan chức Trung Quốc và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ thảo luận các vấn đề song phương và toàn cầu quan trọng. Chắc Ngoại trưởng Pompeo sẽ tóm tắt kết quả cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Triều, chớ khong nói rõ như nói với hai đồng minh Hàn, Nhựt. Ô. Trump nói "Chỉ khi nào chúng tôi nhận thấy Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hoàn toàn, lúc đó mới có giảm bớt các biện pháp trừng phạt," Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 14/6.
Và hai bên cũng nhơn cơ hội này bàn tới cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là nội dung được kỳ vọng bàn thảo sâu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Pompeo.
Còn CS Bắc Hàn thì dùng chuyến đi sang Tàu hai ngày nặng về tuyên truyền hơn. Truyên thông đại chúng TC mở hết công suất tuyên truyền. Nào là Ô. Ông Kim bay đến Bắc Kinh, và an ninh tại thủ đô Trung Quốc được siết chặt. Nào là trong non 3 tháng Kim sang TQ 3 lần. Qua ba cuộc hội đàm liên tiếp cùng ông Tập, ông Kim dường như đang định cho Hoa Kỳ thấy rằng sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho Bình Nhưỡng vẫn còn vững chắc.Bắc Kinh, về phần mình, có thể muốn dùng ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng như lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ, Nikkei Asian Review nhận định.
Chuyến thăm TC thứ ba này của Chủ Tịch Kim diễn ra chỉ một tuần sau cuộc gặp lịch sử với tổng thống Mỹ Donald Trump, vào lúc mà Bắc Kinh muốn duy trì vai trò quan trọng đối với Bình Nhưỡng.
Như vậy đây là lần đầu báo chí nhà nước Trung Quốc chính thức loan tải về sự hiện diện của nhà độc tài Bình Nhưỡng khi ông đang có mặt tại Hoa lục. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng trong cuộc họp báo thường kỳ nói rằng Trung Quốc hy vọng chuyến thăm này có thể «giúp mối quan hệ song phương thêm sâu sắc, xúc tiến hòa bình và ổn định trong khu vực».
Trung Quốc hiện là đồng minh duy nhất và đối tác kinh tế chủ chốt của CS Bắc Hàn. TC không bỏ rơi CS Bắc Hàn. TC phải “bao che” CS Bắc Hàn tới cùng. Không phải vì tình “đồng chí’ đồng rận cộng sản, cộng sơ gì với nhau. TC phải bảo hiểm nhơn thọ cho CS Bắc Hàn. Bảo hiểm suốt ba đời vua CS Bắc Hàn. Vua ông nội là Kim nhựt Thành, vua cha là Kim Yung Il và vua cháu nội là Kim Yung Un.
TC phải bao che CS Bắc Hàn tới cùng là vì thế chiến lược của TC đối với Mỹ và vì quyền lợi riêng của TC trước thế chiến lược Mỹ bao vây TC. Lãnh đạo CS Bắc Hàn nhiều khi cứng đầu, ngỗ nghịch, ăn cơm Tàu mà không nghe lời TQ. Nhưng TC vẫn cứ giúp cho CS Bắc Hàn sống sót trước sự phong toả của Mỹ.
Sở dĩ CS Bắc Kinh cứu sống CS Bắc Hàn là vì, lý do đầu tiên là nhu cầu chiến lược, đia lý chánh trị của TC. TC cần dùng CS Bắc Hàn làm một trái độn. Chỉ cần liếc qua bản đồ là thấy. Để CS Bắc Hàn sụp đổ, cái chắc là Bắc Hàn sẽ thống nhứt dưới ảnh hưởng kinh tế chánh trị vượt trội hơn của Hàn Quốc, như Tây Đức Tự do đối với Đông Đức CS suy sụp. Trong trường hợp đó ảnh hưởng của Mỹ sẽ tiến sát biên giới TC. Các căn cứ quân sự của Mỹ và mấy chục ngàn quân Mỹ ở Nam Hàn sẽ tiến lên Miền Bắc Triều Tiên. Tuyến lửa của Mỹ, vòng vây quân sự của Mỹ sẽ áp sát biên giới TC. Về quân sự TC không thể nào chấp nhận vòng bao vây của Mỹ siết lại sát biên giới của TC như vậy. Nếu thế uy thế của TC trên thế giới sẽ bị mất như một đệ nhứt siêu cường ở Á châu.
Thứ đến là vì TC lo ngại khi CS Bắc Hàn sụp đổ làn sóng di tản của CS Bắc Hàn sang Trung Quốc. CS Bắc Hàn có cả triệu quân, cả triêu cán chính. Khi chế độ CS Bắc Hàn mất, Đảng viên, cán bô CS, quân nhân CS chỉ có một đường thoát thân là di tản qua TC. Họ sẽ di tản qua TC. Khó tránh khỏi họ trở thành đám buôn lậu, đám xã hội đen, đám chống TC phản bội “đồng chí”, đồng minh, họ có vũ khí hành động như một quốc gia trong một quốc gia TQ. Và trở thành một bài toán nhân mãn, an sinh xã hội, an ninh trật tự khó giải quyết cho TC.
Nên TC muốn CS Bắc Hàn tồn tại như một trái độn giữa TC và thế giới tự do. Tự do, dân chủ tuy là quyền lực mềm nhưng rất dễ thẩm thấu, diễn biến hoà bình, chuyển hoá khắp xã hội TQ kể cả trong Đảng CS nữa. TC không bao giờ muốn chuyện ấy xảy ra nên cần trái độn CS Bắc Hàn./. (VA)
Gửi ý kiến của bạn