Hôm nay,  

Qu Ê Người, Đêm Đầu Tiên Nhớ Mẹ

14/05/201809:53:00(Xem: 4029)

QU Ê NGƯỜI,

ĐÊM ĐẦU TIÊN NHỚ MẸ

Mưởng Giang

 

 

       Có nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi đọc qua những dòng chữ này, để rồi tự hỏi : “Tại sao tác giả phải chờ đến đây mới Nhớ Mẹ, còn trước kia thì sao ? “.Xin thưa rằng : “Tôi đã thành kẻ vô cảm vì không còn giúp đưọc gì cho gia đình sau cuộc đổi đời..  Lại càng khốn đốn hơn trong khoảng thời gian tìm cách trốn khỏi xã nghĩa thiền đưòng. Lúc đó mạng cùi của chính mình không biết có còn sống trong những ngày vật lộn với tử thần trên biển cả, trong chuyến vượt biên bi thãm từ Phan Thiết tới Mã Lai Á vào cuối tháng 10-1978.

.

         Thực sự đến giờ, tôi vẫn không bao giờ dám nghĩ rằng tôi đưọc vưọt biên, trong lúc đói cơm rách áo, nghèo mạt rệp. Nên lúc ra đi, tôi đâu có nghe được lời mẹ dăn dò, khuyên bảo như ngày đầu tiên bỏ học vào lính tháng 6-1963. Phút chia biệt, tôi cũng không nhìn được mẹ già một lần cuối, để gói trọn hình ảnh hiền mâu vào hành trang dành cho một cuộc viễn trình vô định . Tôi là đứa con vô tâm bất hiếu chỉ biết riêng, mình,mặc kệ cho những người thân khổ đau, để cho  Mẹ, đói lạnh lại lo lắng cho con..

Đêm đầu tiên nơi xứ ngườu, tôi cũng vừa tròn ba mươi bảy tuổi, mới có cơ hội thương nhớ Mẹ trong lúc xa cách muôn trùng, Rồi quá khứ hiện về,  thời thơ ấu đưọc nuông chiêu hết mực trong vòng tay hạnh phúc của cha mẹ và hai chị. Kỷ niệm xưa làm ấm long đứa con bơ vơ  đang thương nhớ Mẹ. Giữa khung trời cô quạnh,bất chợt có tiếng một bé nhỏ khóc gọi mẹ trong đêm, đã khiến cho tôi càng thêm bồi hồi xúc động. Tôi đã khóc thầm trong bóng tối và thầm thì gọi hai tiếng : Mẹ ơi “ ! Tôi khóc vì mẹ tôi nay đã già rồi, như bóng đèn sóng lụn . Tôi khóc vì mình sẽ không còn dịp nào nữa để được vòi vĩnh mẹ già, để được nâng niu trìu mến và để được mẹ già chia sẻ nguồn hạnh phúc gia đình.

 .

         Rồi đây trên bước đường phiêu bạt, tôi chỉ là một con chim nhỏ lạc đàn, sống trơ trọi không nơi nương tựa, muốn còn thương nhớ mẹ, chỉ còn biết hẹn trong những giấc mơ . Tôi sẽ gói trọn những hình ảnh thân yêu tôn kính của Mẹ tôi để muôn đời làm ngọn hải đăng soi sáng bước đường tương lai . Mẹ là tấm gương muôn đời cho tôi gạn lọc cuộc đời trong đục . Mẹ là bến về mà tôi chọn làm đường đến của thời gian .

 

         Hỡi những ai may mắn có Mẹ bên mình, hãy cho tôi san sẻ chút tình mẫu tử, hãy cho tôi một lần gọi tạm hai tiếng mẹ ơi, hãy mượn người mẹ già của bạn lau giùm tôi những dòng lệ khổ sầu mà tôi chợt trào ra khóe mắt . Hãy giúp tôi một lần sau chót, khi tâm hồn chưa ổn định với thời gian, khi hình ảnh của mẹ tôi chưa xóa mờ, khi tôi chỉ là đứa con đang bơ vơ tìm Mẹ .

 

Cha mất sớm trong cơn binh lửa từ năm 1955, mẹ ở vậy thủ tiết nuôi con khi tuổi vẫn còn xuân thắm. Bầy con mấy đứa, lớn lên trong cảnh đói nghèo lết lê khắp phố phường , cồn bãi của chốn biển bạc rừng tiền. Mẹ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con,đứa nào cũng no ấm , qua đồi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền.

 

         ‘ Trong tim , ai cũng có một dòng sông .. ’ ’ tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa tôi sống lại những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng, giữa đôi bờ Mường Giang lao xao sóng vổ. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một đời :

 

“ Dòng sữa Mẹ cho con khôn lớn

có bao nhiêu Mẹ vẫn cứ thương

Giờ xa Mẹ ố Mẹ ơi có biết

Thu lại thu, thương nhớ quê hương ..”

( Thơ Thanh Trí Cao ).

 

         Giờ đây Mẹ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu, mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao quên được.

 

          Thật vậy, ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người , muông thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên nơi tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức siêu thế, mơ hồ hay hiện thực , hình ảnh Mẹ luôn vẫn trang đài, diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng ‘ công cha như núi Thái Sơn ‘ còn mẹ hiền, chỉ như ‘ chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau

.

 

Nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nưng chiều , nuôi dưỡng tử tế cho mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn. Bởi vậy, người đời đã viết :’ mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm ‘.Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Tình mẹ bao la đã biến nữ hầu tước De Sévigné, một phụ nữ tầm thường, trở thành một nhà văn nữ nổi tiếng của Pháp, cách đây 300 năm, qua những bức thư bất hủ viết cho mẹ. Tình mẫu tử bao la trùng hằng miên viễn, đã theo thời gian trở thành nguồn cảm hứng vô tận, như con thuyền bát nhã, đưa con người trần tục , đến gần các đấng từ mẫu, trong mọi tôn giáo lớn của hoàn cầu.

 

Trong dòng lịch sử VN chúng ta có Mẹ Âu Cơ , quốc mẫu của giỏng giống Lạc-Hồng và được nối tiếp bởi một trái tim từ mẫu thời cận sử : Thái Hậu Từ Dũ, một trái tim nhân từ của các bà mẹ Việt Nam :

 

‘ Gió Động Đình mẹ ru con ngủ

trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh

.. bống bồng bông, bống bồng bông

võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên ..( ca dao )

 

Hằng năm, tại các nước Âu Mỹ đều cử hành long trọng ngày ‘ Nhớ Ơn Mẹ (The Mother’s Day)’ .

        

         Trong kho tàng văn chương của dân tộc Việt, ta thấy còn lưu lại rất nhiều bài hát ru, đọc lên thấy âm điệu rất là khoan thai, nhịp nhàng và nghệ thuật. Về nội dung, hầu hết các bài hát ru trên, được xem như là lời của Mẹ hiền đang vỗ về tâm hồn con thơ, nên rất gần gũi với mọi bà mẹ ở ngoài đời :

 

‘ Gió mùa xuân, mẹ bâng khuâng hỏi

hoa trên đồi, hoa trên đồi

sớm tối còn hương

Có phải chàng Trương, gốc miền Nma Xương..

xa vắng xóm làng vì đang ở chiến trường

hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ cho ngoan.. ’ ’

 

         Nói chung lời mẹ ru con, được đánh giá như một thứ âm nhạc nghệ thuật khởi đầu và cuối cùng của đời người. Mẹ chính là người ca sĩ đầu tiên đối với con mình, bằng cả một tấm lòng, qua tiếng ru và nhịp võng, tạo ra cả nguồn hạnh phúc trời biển đối với tâm hồn trẻ thơ, với tình thương yêu dịu hiền, chứa đầy những khái niệm đạo đức nhân nghĩa, như môt khúc dạo đầu, đưa con thơ vào nẽo đời hạnh phúc.

 

         Nay lớn lên sống lang thang khắp mọi miền đất nước, tình cờ có những đêm khuya, đi qua những phố phường xa lạ, ngập đầy xe cộ và đèn trăng, bổng dưng thấy thèm nghe lại tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của mẹ.

 

         Ngày nay từ Âu sang Á và gần như ở đâu, cũng có những tượng đài , thơ văn, bài hát, tuồng kịch .. để ca tụng công đức biển trời của người mẹ, mênh mông tám hướng như biển Thái Bình. Bởi Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời này . Mẹ cũng là một hình ảnh tuyệt diệu , diễm hằng, muôn trùng ngời sáng, không bao giờ có thể thay thế được. Ôi sung sướng thay cho những ai còn Mẹ và cũng tủi xót cho những người mất mẹ nửa đời, mỗi khi tưởng nhớ, chỉ còn lặng lẽ ước ao ngóng về xóm nhỏ, nơi nhũng bờ bụi khóm tre, ngàn năm lau lách sạt xào. Con đã bước qua hết hai phần đời, để được thắm thía rằng , chỉ có một nguồn suối tình thương mang tên Mẹ, là vĩnh cửu không bao giờ khô chảy.

 

          Ôi cảm động biết bao, khi nhớ lại ‘ Tôi đi học ‘ của Thanh Tịnh ‘ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.. ’ ’ hay nổi nhớ mẹ của Lưu trọng Lư ‘ Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời, lúc người còn sống tôi lên mười, mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.. ’ ’ hay giai thoại của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, trước sự hỗn láo của tên sứ Tàu, đã lấy Me Việt Nam , làm đề tài , khi bà ứng khẩu một câu đối trả đũa giặc :

 

         ‘ Nam canh nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh

         ( một tấc đất ở nước Nam, không biết bao nhiêu người cầy )

         ‘ Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất

         ( những người anh hùng bên Tàu, cũng từ chỗ đó mà ra)

 

         Câu đối vừa thanh lại vừa tục, hàm ý rằng dù là ai chăng nửa, thì cũng do Mẹ sinh thành, không có người, thì chẳng bao giờ có con. Chẵng vậy mà nhà văn Pháp Edmon de Amacid, đã viết trong ‘Tâm Hồn Cao Thượng’, Hà mai Anh dịch rằng :’ Người Mẹ sẵn lòng , đem một năm hạnh phúc của mình, để đổi một giờ đau đớn cho con. Người Mẹ cũng sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh , để cứu sống con mình. Con ơi, suốt đời con , sẽ có những ngày buồn rầu đau thương, và cũng là chuỗi ngày sầu thảm nhất : Đó là ngày con mất mẹ ‘.

 

         Giờ mới hiểu tại sao, có những đứa con, do hoàn cảnh mà phải tha phương , biệt xứ, lưu lạc quê người, lại là những kẻ khao khát tình mẫu tử, nhung nhớ kỷ niệm, dù rằng đó chỉ là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê nghèo :

 

         ‘ Chiều chiều ra đứng ngõ sau

         trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều

         Mẹ ơi đừng đánh con đau

         Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ

         Ghe bầu trở lại về đông

         Con gái theo chồng, bỏ mẹ ai nuôi ?

 

         Đó là những câu ca dao hay nhất từ trước đến nay, đọc từ đầu đến cuối không tìm thấy một chữ nào thần bí hay cầu kỳ nhưng trong ý nghĩa và mùi vị, thì đượm thắm nồng nàn , khiến cho người ta phải đau khi nhớ và không cầm nổi nước mắt thương nhớ khi thực sự đối mặt với chiều buồn. Cũng cùng trong cái hình ảnh trên, người buồn hồn lại thêm buồn, khi nhà ai bên ngõ, bỗng dưng vô tình có tiếng gọi con, trong khi lưng trời, chiều tàn, đàn chim về tổ, ríu rít gọi nhau, làm cho nổi nhớ quay quắt không ngừng, khiến cho đứa con lạc bầy, bừng bừng nhớ mẹ, rưng rưng nhớ lúc nói láo tránh đòn, khi về nhà trễ vì ham chơi với bạn sau khi tan trường.

 

         Rồi thì lưu lạc mười phương, cơ hàn đói lạnh, gian truân tù ngục, hận hờn thương tủi, chỉ một mình con gánh chịu, chính là lúc nước mắt lưng tròng , bang quơ tưởng tiếc, cái thời ngồi chờ mẹ về , để có những món quà của buổi chợ quê, mà mẹ luôn dành sẵn :

 

         ‘ cơm người khổ lắm mẹ ơi

         không như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn ‘.

 

         Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời, nên rất phù hợp với chân lý của mọi tín ngưỡng, đều lấy nhân hiếu làm căn bản xử thế và hành đạo. Bởi thế con người, trong lúc gặp hoạn nạn đau khổ, thì thường than thầm hay gào to :’ Mẹ ơi con khổ quá’ , đồng thời với lời cầu khẩn các đấng thần linh giúp đỡ. Do trên , từ trước tới nay, tự đông sang tay, đã có mẹ hiền thì cũng không thiếu gì những gương hiếu tử, đáng làm gương cho hậu thế soi chung muôn đời. Những câu chuyện kể sau dây, chỉ là những chiếc lá lẻ loi trong rừng thơ, nhạc, truyện, ký.. mà nhân thế kim cổ đã sáng tạo, để vinh danh những trang hiếu tử ngời sáng muôn đời .

 

         Trong kho tàng văn chương biÀnh dân của VN, cũng có nhiều thơ văn đề cao lòng hiếu thảo của con đối với mẹ như Pham Công-Cúc Hoa, Lục Văn Tiên, Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Minh khố chuối.. nhưng cảm động nhất là đời thực của Vua Tự Đức, đối với mẹ ruột của mình là Đức Từ Dũ, Hoàng Thái Hậu.

 

         Gần 40 năm về trước , nhà sinh vật học được giải Nobel năm 1973 là Konred Lorenz , chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của loài vật, đã cùng với nữ bác sĩ thú y là Marie Claun Bonsel, chuyên theo dõi đời sống của muôn thú. Qua nhiều năm thu nhặt, kết quả hai người đã tuyên bố :’ Dù con người có nghĩ thế nào chăng nửa, hoặc sự việc xảy ra do bản năng, thì chắc chắn muôn vật sẽ không còn tồn tại, nếu chúng không có tình mẫu tử .’ Do trên ta đã thấy, trong bất cứ loài thú nào, ở vào giai đoạn cực kỳ nguy hiểm , thì thú mẹ luôn lấy thân mình bảo vệ cho con cái, dù biết là mình sẽ chết. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa con người và muông thú, đó là con vật mẹ sẽ không thấy có lỗi , khi bỏ rơi con cái hay giành lấy thức ăn để sinh tồn , mặc kệ con cái có bị chết đói cũng không màng tới. Cũng do đặc tính này mà các nhà nghiên cứu đã kết luận, thú vật chỉ có bản năng tình mẫu tử, chứ không hề có tình yêu tình mẫu tử như con người. Nhưng dù thế nào chăng nũa , ta cũng phải khâm phục chúng, trong khi đối xử với con cái , hết sức dịu dàng, trìu mến , giữa một thế giới vạn vật luôn thù nghịch, đầy hiểm họa, phải giết tróc lẫn nhau để sinh tồn.

 

         Đối với các loài thú hoang dã, khi thú con dứt sửa, thú con bị đuổi đi để tự sinh tồn. Đây cũng là tập quán , lẽ sinh tồn của rừng xanh. Với loài khỉ đột, khỉ cái do mỗi lần sinh đẻ chỉ độc nhất một con, cho nên chăm sóc con mình rất chu đáo, can thận. Riêng khỉ đực thì dửng dưng vô trách nhiệm, vì loài khỉ theo chế độ đa thê. Loài báo bờm khi sinh con, báo con không có lông và mở mắt được trong 15 ngày, nên báo mẹ phải chăm sóc và bảo vệ con nhỏ , đồng thời bỏ đàn tìm một nơi vắng vẻ đê nuôi con, vì báo cha sẽ ăn thịt báo con khi đói. Nhưng vĩ đại nhất vẫn là tình yêu con cái, nơi loài chim cánh cụt , chúa tể của miền băng tuyết Nam Cực, một địa danh lạnh nhất hoàn cầu. Để chim con ra đời và sinh tồn, chim cha và chim mẹ phải thay phiên đứng giữa băng giá lạnh lẽo , suốt thời gian bốn tháng rưởi, dùng bản thân mình để ấp trứng . Riêng loài Vượt Châu Á, một loài thú được con người ca tụng nhất, vì tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, yêu thương con cái hết mực, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy thân mình , để che chở con cái khi hiểm nguy. Cũng do tình mẫu tử thiêng liên, nên các ác thú như cọp, sư tử, rắn hổ mang mẹ, sẽ trở nên hung dữ dị thường, để bảo vệ con khi chúng sinh nở. Đặc biệt nhất nơi loài gấu, vì sợ gấu cha ăn thịt, nên gấu mẹ lúc bnào cũng cõng nhỏ trên lưng khi chúng mới ra đời. Do tình thiêng đó, nên tục ngữ mới có câu : ‘ Hùm dữ còn không nở ăn thịt con ‘.

        

‘”..Mẹ dỗ con, con ơi đừng khóc

mẹ ru con, con ơi ngủ đi

mẽ cõng con trên tấm lưng gầy

bươm bướm bay, bay vờn theo mãi

bươm bướm bay, bay vào giấc ngủ

đậu trên mũi, mùi chuối chín cây

con bươm bướm lại cất cánh bay

đậu trên mũi, mùi thơm mía ngọt.. ’ ’

 

         Một đời từng lê gót khắp sông hồ, nếm đủ vị đời hờn hận, nay mới biết, thì ra trong kiếp nhân sinh, không có bài hát nào hay hơn bài hát của mẹ bên nôi con thơ, dù rằng chẳng mấy ai còn nhớ tiếng ru của mẹ.Lớn lên bỏ xứ mà đi và đi mãi, chỉ riêng mẹ ở lại với dòng sông con nước rồi ngả gục, mà con vẫn chua về..!

 

Xom Con Ha Uy Di \

Thang 5-2018

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.