1.- Lời mở đầu:
Người tập thiền thường được nhắc nhở phải giữ chánh niệm.
Giữ tâm yên-tịnh rồi tự hỏi “chánh-niệm là gì ?” và “đã có chánh-niệm chưa để giữ”.
Nếu không tự mình trả lời được rõ-ràng các câu hỏi trên, thì phương-cách, mục-đích của giờ ngồi thiền sẽ không rỏ rệt, sự tập thiền sẽ không tiến-triển hoặc tiến triển rất chậm. Đối với người mới bước chân vào đường thiền Vipassana, cái tâm chỉ mới được thấy một cách mơ hồ, nhưng từng bước đi vào tâm lại cần phải cẩn-trọng nếu không muốn mất thời-gian công-phu. Điều gì đi vào tâm với tác-ý đều lưu-lại dấu ấn trong tâm, không dễ dàng xóa đi được. Sự hiểu biết đúng (right understanding) là cơ-chế tác-dụng của thiền Vipassana trong sự xóa bỏ những hoang-tưởng, làm lộ rỏ chân-lý rốt ráo về bản-chất của cái thân, cái tâm, đem lại sự giải-thoát. Do đó, sự hiểu biết, dù chỉ mới hiểu biết bằng khái-niệm, là nền-tảng cần-thiết để bước chân lên con đường thiền Vipassana, một pháp-môn thiền có tính khoa-học, không vướng một chút mê-tín, huyền-bí nào.
2.- Chánh-niệm là gì ?
Chánh-niệm chính là sự biết đơn-thuần (bare awareness, hay wholesome awareness). Chánh-niệm là điểm khởi đầu của tiến-trình biết (niệm).
Sự biết đơn-thuần không phải của mỗi người, mà là của thiên-nhiên, có mặt khắp trong thiên-nhiên. Sự biết đó là cái “tánh” của cái thiên-nhiên không hình không sắc làm nền-tảng cho cái tâm của mọi chúng-sinh. Do đó, từ đây chử “tâm biết” sẽ được dùng để chỉ cái tâm có tánh “biết” đó. Các hoạt-động của não bộ như suy-nghĩ, ký-ức, cảm-thọ xảy diễn ra trên nền-tảng của tâm biết. So sánh khập khểnh như các đám mây trắng, mây đen trên nền-tảng là bầu trời. Chúng-sinh, tùy mỗi loài sẽ có cấu-trúc khác nhau để xử dụng cái biết đó: cái hoa hé nở, con ong, con bướm biết để bay đến; ánh-sáng mặt trời ở nơi nào, cái cây biết để vươn cành ra; nước ở nơi nào cái cây biết để đâm rể tới. Nhờ có năm giác-quan, con người xử-dụng được cái tài-sản thiên-nhiên “biết” đó.
Khi một đối-tượng đến tiếp-xúc với tâm biết, sự biết xảy ra: cái biết đầu tiên đó là chánh-niệm. Thời-khắc sự biết xảy ra là thời khắc hiện tại.
Đối-tương sẽ đi ngay. Tâm biết luôn luôn có mặt để biết đối-tượng khác đến. Thời-khắc hiện-tại cũng luôn luôn có mặt. Hành-giả chỉ nhận diện được sự có mặt của tâm biết và của thời-khắc hiện-tại khi có sự tiếp-xúc của một đối-tượng. Bề dày công-phu sẽ cho thấy không có thời-khắc nào không có nhiều đối-tượng khác nhau đang đến với tâm biết. Sự thanh-vắng tỉnh-lặng cũng là một đối-tượng, thuộc lảnh-vực cảm-thọ. Không có cảm-thọ, chúng-sinh không cảm-nhận được sự thanh-vắng.
Chánh-niệm sẽ thực-hiện một công-việc chánh-yếu của thiền Vipassana: quán-sát, tìm hiểu bản-chất của đối-tượng. Là một “tánh” của thiên-nhiên, không vướn cảm-nhận cái ta cái ngã (sense of self), và luôn luôn có mặt, tâm biết sẽ nhận-diện rồi quán-sát đối-tượng một cách hoàn-toàn khách-quan như nó đang là. Nhờ đó qua năm tháng công-phu, bản-chất vô-thường, vô-ngả của đối-tượng sẽ dần dần hé lộ. Đối-tượng của sự quán-sát đến từ đâu ? Đối tượng đến từ bốn lảnh-vực : thân, cảm-thọ, tâm và pháp (nguyên-lý vận-hành của thiên-nhiên). Lảnh-vực tâm bao gồm suy-nghĩ, hồi-tưởng và thức. Như vậy bốn lảnh-vực đã bao gồm năm tập-hợp (ngũ uẩn) tạo thành một chúng-sinh. Xin được làm rỏ hơn: chỉ cần quán-sát và hiểu được bản-chất của đối-tượng đến từ bốn lảnh-vực nêu trên, là hiểu được bản-chất của cả cái thiên-nhiên nầy; đơn-giản vì tuy mọi đối-tượng đến với tâm biết đều luôn luôn phải qua năm cửa giác-quan nhưng đối với tâm biết thì không có trong hay ngoài, chỉ có đối-tượng.
3.- Sự khác nhau giữa chánh niệm và niệm
Chánh-niệm và niệm chỉ cách nhau một thời-khắc ngắn-ngũi bằng một sự biết (một sát na).
Ở chúng-sinh không có công-phu, chánh-niệm dề-dàng bị các hoạt-động của não bộ : suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ tràn ngập và che lấp.
Niệm là sự biết sau khi có sự trổi dậy của cảm-nhận bản-ngả ta tôi (Sense of self), của ký-ức, suy-nghĩ, cảm-thọ và của các hoạt-động tâm đã được điều-kiện hoá, các quy-ước xã-hội (ngôn-ngữ). Những hoạt-động hữu-vi nầy sẽ ảnh-hưởng lên sự biết. Đã là hữu-vi thì sẽ chịu thay đổi theo quy-luật thiên-nhiên, theo điều-kiện mà sinh mà diệt. Do đó, ở một số người tập thiền mà “niệm” giữ nhiệm-vụ quán-sát thì dù thời-gian công-phu kéo dài bao nhiêu năm, bản-chất rốt-ráo của đối-tượng sẽ không lộ ra được, thêm nữa, cái “đà” (momentum) để sự biết có mặt liên-tục sẽ không xảy ra. Trái lại, vì tự-tánh không sinh không diệt, luôn luôn có mặt, chỉ tạm-thời bị che lấp, nên khi chánh-niệm giữ nhiệm-vụ quán-sát, thì sau môt thời-gian công-phu, cái “đà” (momentum) sẽ giúp chánh-niệm có mặt liên-tục, vững-chải. Nhờ đó, mọi đối-tượng sẽ được nhận biết dễ dàng, không cần nhiều chú-ý.
Trở lại sơ đồ với tiếng chim hót. Ngay sau âm-thanh đầu tiên đến với tâm biết thì ký-ức sẽ có mặt để người nghe nhận ra âm thanh là tiếng chim hót. Gần như tức-khắc cảm-thọ “dễ chịu” có mặt. Các kỹ-niệm, các suy-nghĩ sinh-khởi. Dùng cái niệm nầy để quán-sát, thì cảm-giác dễ-chịu, thích-thú và những kỹ-niệm về tiếng chim đã nghe đâu đó trong cuộc đời sẽ hiện về để ảnh-hưởng lên sự quán-sát. Hành giả sẽ thích-thú với công-phu, tiếp tục hành-thiền nhưng không gặt được một lợi ích nào. Hành giả đã dùng một cái chìa khóa không đúng để mở cửa vào con đường Vipassana.
4.- Vì sao cần giữ chánh-niệm?
Để một chủng-loại chúng-sinh có thể tồn-tại và phát-triển, thiên-nhiên đã cấu-tạo nên năm giác-quan. Năm giác-quan nầy đã cung-cấp cho hệ thần-kinh những tin-tức không phải hoàn-toàn đúng, ít nhiều có tính-cách che dấu chân-lý; từ đó dẫn đến những suy-nghĩ, suy-tư, thái-độ, cảm-thọ không đúng. Cái vô-thường được thấy như thường-hằng, sự khởi-đầu của khổ đau được khoát màu hoan-lạc; cái thân hoạt-động và thay đổi không ngừng từng phút, từng giây theo định-luật của thiên-nhiên thì được cảm-nhận như một thực-thể thường-hằng và được luyến-ái. Sự luyến-ái cái thân, lo-lắng cho cái thân là cội-nguồn lớn của mọi khổ đau của một con người.
Có đến năm giác-quan trên thân để nhận biết những đối-tượng đến từ ngoài và trên cái thân. Chỉ có một giác-quan duy-nhất, đó là chánh-niệm để nhận biết những đối-tượng đến từ hệ thần-kinh. Khi chánh-niệm hiện-diện vững-chải, người hành-thiền có cảm-nhận rất rỏ: chánh-niệm chính là một giác-quan, nên được gọi là giác-quan “tỉnh-thức”, có khả-năng nhận-diện và quán-sát những đối-tượng: suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ. Giác-quan “tỉnh-thức” có mặt trong mỗi chúng-sinh nhưng khá dễ-dàng bị các đối-tượng mà nó cần nhận biết xóa bỏ đi. Từ đó, vô-minh hoang-tưởng thống-lảnh tâm, dẫn-dắt các hoạt-động của cái thân. [Nơi đây, xin mở một dấu ngoặc để nói về từ “hoang-tưởng” (delusion). Từ “hoang-tưởng” dùng trong Tâm-thần học có nghĩa giới-hạn hơn từ “hoang-tưởng” dùng trong thiền Vipassana. Trong tâm-thần học, “hoang-tưởng” là sự bám chặc vào một ý-nghĩ, không đúng với thực-tế của người nghĩ, không được cộng-động chấp-nhận. Trong Vipassana, từ “hoang-tưởng” được dùng để nói đến những cảm-nhận về bản-ngả: “cái thân nầy là của ta, cái tâm nầy là của ta”, “ta thấy, ta nghe”, “ta buồn, ta giận” ... Công-phu Vipassana là công-phu nhận-diện và sống trong thời-khắc hiện-tại. Hồi-tưởng đã thuộc về quá-khứ, suy-nghĩ thì thuôc về tương-lai, không có trong thời-khắc hiện tại. Đắm chìm trong hồi-tưởng, trong suy-nghĩ, bỏ rơi thời-khắc hiện-tại, là đắm chìm trong hoang-tưởng. Xin đóng dấu ngoặc lại.]
Mỗi chúng-sinh đều có khả-năng chọn lựa: hoặc thoải-mái sống với những hoang-tưởng, vô-minh đó, hoặc chấp-nhận công-phu để đi tìm ra chân-lý rốt ráo về bản-chất của cái thiên-nhiên nầy.
5.-Uy-lực của chánh-niệm.
Khi hành thiền, quán-sát sự xúc chạm nhẹ nhàng như sợi tơ nơi cánh mũi, thật không thể nào tưởng-tượng được chỉ có không khí chiếm lỉnh trong các vỏ xe có thể nâng đở cả khối đất nặng nề trên chiếc xe tải đất. Tương-tự như vậy, quán-sát sự biết đơn thuần chập chờn ẩn hiện trong tâm thật khó tưởng-tượng ra uy-lực của sự biết đơn thuần khi nó chế-ngự tâm.
- Uy-lực của sự từ-ái: uy-lực nầy được kể ra trước tiên vì nếu mọi người trên trái đất có được chánh-niệm thì hoà-bình sẽ được tái lập. Khi có chánh-niệm thì sân-hận sẽ không còn hiện-diện. Khi tâm không còn sân-hận thì lòng từ-ái sẽ chiếm ngự tâm vì lòng từ-ái là bản-chất của tâm. Hành thiền Vipassana để chánh-niệm hiện-diện vững-chải và thường xuyên trong tâm, tự-nhiên lòng từ-ái sẽ có mặt. Không thể tập để có từ-ái bằng sự lặp đi lặp lại những khái-niệm từ-ái được, vì khái-niệm là một pháp hữu-vi. Đã là một pháp-hữu-vi thì sẽ chịu quy-luật sinh diệt theo điều-kiện.
– Uy-lực của sự ẩn-tàng khả-năng làm hiển-lộ sự sinh-diệt. Tánh biết, và thời-khắc hiện-tại luôn luôn có mặt, không sinh không diệt chỉ có đối-tượng đến với tánh biết đến rồi đi ngay trong thời-khắc hiện tại đó.
– Uy-lực của sự tỉnh-thức: giác-quan tỉnh-thức nhận biết và quán-sát sự sinh-khởi của suy-nghĩ, hồi-ức và cảm-thọ. Điều đáng nêu lên là khi bị nhận-biết; suy-nghĩ sẽ mau chóng biến đi, ảnh-hưởng, tác-động của suy-nghĩ sẽ từ tan đi, nhường chổ cho tâm biết đón nhận một đối-tượng khác, thường là một đối-tượng đến từ sự nghe hoặc xúc-chạm. Đây là điểm rất đáng chú-ý vì, viết với sự dè-dặt, uy-lực nầy có thể ứng-dụng như một cơ-chế điều-trị một số hoang-tưởng trong trong vài trường-hợp tâm-thần.
– Uy-lực của sự tỉnh-lặng và an-bình. Tâm an-bình không phải là mãnh đất màu-mở cho phiền-nảo sinh-khởi và phát-triển.
– Uy-lực của cái nền-tảng từ đó hình-thành tám thánh-đạo: biết đúng, thấy đúng, hiểu biết đúng, suy-tư đúng, thái-độ đúng, cách sống đúng, nghề-nghiệp đúng... để thay thế cho tám thế-gian pháp, làm thay đổi đời sống của một chúng-sinh.
6.- Kết-luận
Thật là may-mắn để chúng-sinh được gọi là “con người” có được chánh-niệm nằm sẵn trong tâm. Chánh-niệm là ngọn đuốc soi đường và là dụng-cụ duy-nhất để “nhận biết đúng” (right awareness), khởi đầu cho một tiến-trình đúng: “thấy đúng” (right view) “suy-tư đúng” (right thinking) vân vân... Công-phu Vipassana là phương-cách duy-nhất để thoát dần bóng tối của sự vô-minh, để chánh-niệm bắt đầu tỏa sáng ra, càng lúc càng sáng hơn qua thời-gian. Có như vậy, cái chân-lý rốt-ráo của cuộc đời, của con người, của cái thân mới bị hé lộ. Sự hé lộ sẽ tạo không-gian cho sự an-bình, tỉnh-lặng và giải-thoát.
Đừng trông chờ chánh-niệm đi vào tâm một cách rõ-ràng, đỉnh-đạc như một người khách đang được trông đợi. Kiên-trì tập luyện đúng pháp. Vào một thời điểm nào đó, khi đang quán-sát đối-tượng, chợt nhận ra một thoáng tỉnh-lặng, an-bình đang hiện-diện trong tâm, mọi đối-tượng đến, đi đều được nhận biết: đó là lúc chánh-niệm đã thực-sự an-trú trong tâm. Hành-trang thiết-yếu nhất để tâm dong-duổi trên con đường Vipassana đã có. Cuộc hành-trình đi tìm chân-lý bắt đầu. Vô-minh và trí-huệ chỉ cách nhau bằng thời-gian của một sự biết, một sát-na (vài phần của một giây). Nhưng để vượt qua cách-trở nhỏ nhoi đó, có khi cần đến năm mười năm công-phu Vipassana tinh-cần. Nhưng. Rất đáng để khởi-hành dù đang ở độ tuổi nào. Những gì đi vào tâm bằng năng-lượng của công-phu sẽ tồn-tại qua thời-gian, không bao giờ uổng-phí.
December 2017
Jàgara Vinh Phạm