Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời Tiết & Biệt Phủ

08/11/201706:59:00(Xem: 7830)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời Tiết & Biệt Phủ

 

blank

                   Ảnh: FB Khanh Nguyen

 
Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?

 Trương Châu Hữu Danh

 
Cứ theo như lời của nhiều vị chuyên nghề xem vận mệnh qua chỉ tay thì tôi có đường may mắn rất dài, và đường học vấn cũng dài không kém. Hồi trẻ, tôi tưởng thiệt. Sự thiệt, tiếc thay, chỉ đúng được chừng (gần) phân nửa.

Tôi quả là may mắn vì có nhiều khoảng thời gian được cắp sách đến trường, kể cả những trường đại học ở nước ngoài. Chỉ có điều đáng tiếc là tôi hơi chậm hiểu (và rất chóng quên) nên đến già kiến thức vẫn rất mơ hồ, về mọi mặt.

Có năm, tôi ghi danh vào một lớp khí tượng tại San Jose State University vì nghĩ rằng chuyện thời tiết (gió mưa là bệnh của trời/ tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) nếu không hoàn toàn thi vị thì cũng “dễ ăn” thôi. Tôi lầm, và lầm lắm.

Cầm hai cuốn giáo khoa trên tay, tổng cộng dám cỡ bẩy tám trăm trang, mà tôi muốn ứa nước mắt. Khó nuốt thấy rõ. Sách đã dầy lại lắm biểu đồ, và nhiều hạn từ lạ hoắc. Tra tự điển muốn khùng luôn mà vẫn chỉ hiểu rất lơ mơ.

Cả hai bài thi giữa khóa của tôi đều không đủ điểm trung bình. May là dường như cả lớp cũng đều lết bết như nhau nên vị giáo sư phụ trách rộng lòng ban cho chúng tôi một đặc ân, một cơ hội để “thua me gỡ bài cào.” Ông sẽ nâng điểm cho sinh viên nào nộp term paper (ngắn thôi cũng được nhưng tối thiểu phải 500 chữ) viết về kinh nghiệm cá nhân, liên quan đến thời tiết hay khí hậu.

Mừng hết biết luôn! Tôi nghĩ ngay ra cái tựa rất kêu (“Kinh Nghiệm Về Thời Tiết Ở Việt Nam Qua Tục Ngữ”) và “nổ như tạc đạn” vì tin chắc rằng ông thầy mình hoàn toàn không hề biết chi về những điều này:

-       Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

 

-       Mây xanh thì nắng
Mây trắng thì mưa

 

-       Chơm chớp đằng Đông vừa trông vừa chạy

Chơm chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi

 

-       Chuồn bay bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

 

-       Trăng quầng thì hạn

Trăng tán thì mưa        

Tôi cẩn thận gạch dưới những từ vần điệu: nắng/trắng, mưa/vừa, hạn/tán ... và giải thích rằng đây là phương cách để kinh nghiệm của người xưa được lưu truyền một cách dễ dàng.

Excellent ! Tôi được khen ngợi, được cho điểm tối ưu, cùng với lời mời đi ăn “để chúng ta trao đổi thêm những kinh nghiệm lý thú về thời tiết ở Việt Nam qua văn chương truyền khẩu.”

Tôi biết (mẹ) gì mà “trao đổi,” cha nội? Cả đời tôi sống trong phố thị, có thấy “chơm chớp đằng Đông/đằng Tây” hồi nào đâu? Tôi cũng không dám chắc “sếu” có phải là tên gọi khác của “cò”  không nữa? Nếu không thì e là tôi chưa nhìn thấy con sếu (bằng xương bằng thịt) bao giờ!

Vốn liếng về ca dao và tục ngữ của tôi đều từ cuốn Văn Học Việt Nam – được giảng dậy ở trường văn khoa Đà Lạt, trước năm 1975 – của tác giả Phạm Văn Diêu. Và vỏn vẹn chỉ có bi nhiêu đó thôi à. Bởi vậy, tôi quyết định “trốn” luôn ông thầy dậy môn khí tượng ... cho nó đỡ phiền!

Chuyện phiền phức, tuy thế, vẫn cứ theo đuổi cho đến mãi tuần rồi. Tuần rồi, tôi gặp hai vợ chồng người Tân Tây Lan ở phòng ăn trong một quán trọ ở thủ đô Manila. Khách vắng, không ai ngoài ba chúng tôi nên họ bắt chuyện làm quen, rồi hỏi rằng tôi là người Đài Loan hay Nhật Bản?

Cái đù! Tôi chưa bao giờ cảm thấy hãnh diện gì (ráo) về dòng dõi tiên/rồng nhưng luôn luôn “cải chính” tới bến luôn, nếu bị thiên hạ tưởng lầm rằng mình thuộc một giống dân (bậy bạ) nào khác. Chả may, ông bà Tân Tây Lan lại đang có dự tính du lịch Việt Nam nên quay ra hỏi tới tấp về khí hậu và thời tiết ở quê nhà.

Tôi ngọng, tất nhiên. Tôi sống tha phương đã hơn nửa đời người, có biết chi đâu về chuyện nắng mưa ở cố hương (ngoài năm ba câu tục ngữ học thuộc đã lâu) mà dám nói lăng nhăng với người ngoại quốc.

Trăng của vũ trụ thì vẫn lúc quầng, lúc tán. Mây của bầu trời thì vẫn lúc trắng, lúc xanh. Ở đâu thì chuồn bay thấp cũng mưa, bay cao cũng nắng, bay vừa cũng râm nhưng riêng ở Việt Nam thì chưa chắc à nha. Khí hậu và thời tiết ở đất nước tôi – gần đây – bỗng trở nên rất bất thường và hoàn toàn ngoài dự đoán vì thiên nhiên bị hủy hoại (không thương tiếc) hằng ngày, nhất là nạn phá rừng.

 

Hậu quả nhãn tiền và tàn khốc – theo lược thuật của tác giả Đào Đức Thông, trên trang VNTB:

 

“Thiên tai luôn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của con người Việt Nam. Từ xưa đến nay, dù bằng cách nào người ta cũng không thể chế ngự được thiên tai, nhưng có một nghịch lý là chính con người lại gây ra những tai họa do sự thiếu trách nhiệm, do cẩu thả… khiến cho thiên tai nghiêm trọng hơn. Trận mưa lũ lịch sử vừa xảy ra với các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ làm hơn 100 người thiệt mạng và mất tích, hàng vạn ngôi nhà bị tàn phá, đường sá, cầu cống, cây cối, hoa màu bị cuốn trôi…ta có thể thấy trong thiên tai có nguyên nhân từ con người, nói cách khác là nhân họa.”

 blank

Ảnh: VNTB

 

Trong một bài viết khác (“Nhà Gỗ Xác Dân”) facebooker Trương Châu Hữu Danh cho biết thêm:

                

“Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh ... Sau chiến tranh thì rừng mất sạch. Rừng đi đâu?

...

Trên khắp dải đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, các món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá. Một thực tế là nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này được đánh đổi bằng mạng dân. Các vị ngủ có ngon không khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?”

Không sao đâu. Qúi vị cán bộ đều vẫn “ngủ rất ngon” lành. Họ vẫn cứ “kê gối cao mà ngủ” như thường – theo nguyên văn của  bản tin của trang Tiếng Dân, đọc được vào hôm  4 tháng 11 năm 2017, về vụ biệt phủ Yên Bái:

Báo VTC có bài: Thanh tra Chính phủ thừa nhận không thể xử lý được khối tài sản ‘khủng’ của ông Phạm Sỹ Quý. Về câu hỏi “theo quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào để truy suất nguồn gốc tài sản của vợ, con ông Phạm Sỹ Quý, điều này có đúng hay không“, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng TTCP cho biết, “trong quy định pháp luật về lĩnh vực này còn có nhiều tồn tại”... Các “đồng chí” cho vợ, con đứng tên tài sản vẫn kê cao gối mà ngủ.

Báo Công an Nghệ An có bài: Không có ‘vùng cấm’ trong chống tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng là không có vùng cấm, nhưng người dân phải chờ đợi mỏi mòn, sau gần chục lần hoãn công bố kết quả, dưới sức ép của dư luận, Thanh tra Chính phủ mới cho công bố. Còn xử lý thì giao về cho địa phương. Cuối cùng thì ông Quý chỉ đổi ghế, còn tài sản thì vẫn chưa bị thu hồi.

Thảo nào mà nhà báo Biên Thùy có bài “Chúc Mừng Ông Phạm Sĩ Qúy” vì sau “thiên tai rồi ‘nhân họa’ liên tiếp ập đến mà ‘biệt phủ’ của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả” và “trên thực tế thì ông mới chỉ ‘hạ độ cao’ chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy.”

Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Qúy mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, dành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự – nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái.

Blogger Trần Văn đã có lời khuyên mọi người đừng “nhẹ dạ, cả tin ... ảo tưởng vào thành tâm, thiện ý của giới lãnh đạo Đảng CSVN” nữa. Dân Việt phải lo tự cứu đi thôi. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.