Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Cải Cách Cái Gì Tại Việt Nam?

05/10/201700:00:00(Xem: 8748)

Cải Cách Cái Gì Tại Việt Nam
Nguyễn Xuân Nghĩa & Nguyên Lam RFA
 

Việt Nam nổi tiếng là xây cầu vừa xong thì sụp bên cạnh những ổ gà sâu như giếng.
 

Việt Nam đang ở giữa một vụ khủng hoảng muôn mặt, khi ngân sách bị bội chi quá cao, gánh nợ của nhà nước gia tăng quá mạnh, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước sụy sụp, trong khi hàng loạt giới hữu trách cao cấp bị điều tra và truy tố về việc lạm dụng chức quyền làm thất thoát công quỹ, v.v… Vì vậy, nhiều người nói đến việc cải cách cơ chế và chính sách để xây dựng một nền tảng phát triển khác. Chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế cho Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do, chỉ ra một nơi cải cách căn bản, là hệ thống chính trị…

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, những tin tức dồn dập cho thấy nhiều khó khăn muôn mặt của kinh tế Việt Nam trong bộ máy tài chính và ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, và quyết định sử dụng tư bản cho công cuộc phát triển. Kỳ này, mục Diễn đàn Kinh tế của chúng ta sẽ tìm hiểu xem Việt Nam nên cải cách thế nào để ra khỏi cơn khủng hoảng. Xin đề nghị ông nêu ý kiến về bài toán cải cách này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mọi quốc gia chậm tiến đều có thể có một giai đoạn tăng trưởng cao sau khi chuyển hướng quản lý qua quy luật thị trường. Trong giai đoạn vài chục năm ấy, đà tăng trưởng cỡ 10% một năm có thể gây ra ấn tượng kỳ diệu, như chúng ta thấy qua cái gọi là “phép lạ kinh tế Đông Á” với sự xuất hiện của các nước “tân hưng”, mới nổi lên. Nhưng trong số này, chỉ có vài nước vươn lên thành nước công nghiệp hóa sau vài lần khủng hoảng. Đó là trường hợp Nam Hàn và Đài Loan. Đằng sau là các quốc gia thuộc hạng nhì, như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia với lợi tức ở trung bình cao. Việt Nam chưa lên tới hạng nhì và nay, chưa thành nước tân hưng thì đã có thể tụt hậu. Đấy là về đại thể trong không gian Đông Á và thời gian là gần ba chục năm qua…. Về cụ thể, Việt Nam có một hệ thống công quyền gây nhiều lãng phí.

Nguyên Lam: Xin đề nghị ông trình bày cho sự lãng phí đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ hai chục năm nay, người ta ru ngủ nhau về đà tăng trưởng rồng cọp của kinh tế Việt Nam mà không thấy bộ máy công chi là quản lý ngân sách quốc gia bị thiếu hụt thường xuyên kể từ năm 2000. Mức thiếu hụt vì chi nhiều hơn thu đã tăng đều và năm ngoái lên tới 6,5% của Tổng sản lượng Nội địa GDP, thuộc loại cao nhất Á Châu.

- Nhìn lại thì với đà tăng trưởng sản xuất khoảng 6% trong 15 năm liền, số thu cho ngân sách tất nhiên là phải tăng, mà vẫn không kịp với nhịp độ chi tiêu của bộ máy công quyền và ngày nay người ta lại nói đến giải pháp tăng thuế! Về chi tiết thì đà tăng chi đó xuất phát từ yêu cầu chi dụng cho bộ máy hành chính công quyền nay lên tới gần hai phần ba của số tổng chi. Bên trong lại còn khoản chi mờ ảo cho hệ thống chính trị lãnh đạo nhà nước là các cơ chế của đảng Cộng sản Việt Nam lẫn sáu đoàn thể quần chúng do đảng lập ra cho nhà nước quản lý đời sống của xã hội. Ngoài hiện tượng lãng phí đó là những tai họa tài chính khác xuất hiện cùng nếp sống quá xa hoa của đảng viên và cán bộ cao cấp.

Nguyên Lam: Thưa ông, những tai họa tài chính đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi chỉ xin đơn cử bốn thí dụ, là thứ nhất, các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước là các trung tâm lãng phí và ban phát quyền lợi cho đảng viên cán bộ ở bên trong. Thứ hai là hệ thống ngân hàng, nơi thu hút tài nguyên để phân phối cho hoạt động sản xuất thì chỉ biết vay mà không biết trả nên chất lên một núi nợ xấu, không sinh lời, khó đòi và dễ mất. Tỷ lệ nợ xấu này có thể cao gấp đôi tổng số dư nợ và gây rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Thứ ba, thuộc diện quản lý của nhà nước là các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất quy mô như cầu đường kinh rạch. Việt Nam nổi tiếng là xây cầu vừa xong thì sụp bên cạnh những ổ gà sâu như giếng. Khi xây cầu, người ta tính vào sản lượng, khi dùng công quỹ để sửa, người ta lại cộng vào sản lượng chẳng khác gì Trung Quốc. Đấy là các trung tâm “sản nhập” chứ không sản xuất. Thứ tư là loại hạ tầng cơ sở vô hình mà căn bản hơn cả, là luật lệ hay giáo dục đào tạo. Hạ tầng đó lỏng lẻo và èo uột như ta có thể thấy khi chẳng ai bị trách nhiệm về sự lãng phí hay tham ô, trẻ em thiếu trường ốc, kỹ sư tốt nghiệp mà chẳng kiếm ra việc làm, và đảng viên cao cấp thì xài bằng giả, v.v…

Nguyên Lam: Bây giờ, chúng ta bước qua phần hai là yêu cầu cải cách để ra khỏi những khó khăn mà ông vừa tóm lược. Theo ý kiến của ông thì người ta nên cải cách từ đâu?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các định chế quốc tế đã từng viện trợ tài chính cho Việt Nam cũng viện trợ về cả kỹ thuật và gửi qua nhiều chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm phát triển các nền kinh tế chậm tiến. Rất đều đặn, họ nói đến nhu cầu cải cách cơ chế và chính sách, như cải cách bộ máy hành chính công quyền hay chiến lược phát triển mà Việt Nam nên áp dụng để có sự tăng trưởng hài hòa, quân bình và nhất là công bằng. Thí dụ như khi bị bội chi ngân sách thì nhà nước có thể cổ phần hóa hay tư nhân hóa tài sản của các công ty quốc doanh để có tiền cho ngân sách và khi đó, làm sao định giá các doanh nghiệp của nhà nước, để bán cho ai và sau này sẽ quản lý ra sao, v.v… Một thí dụ khác là nên ra khỏi chiến lược lệ thuộc vào xuất khẩu hay đầu tư trực tiếp của nước ngoài để tránh những dao động trên thị trường quốc tế.

- Thế giới có một kỹ nghệ khá quy mô nhưng tốn kém, là kỹ nghệ viện trợ kỹ thuật. Nó nuôi sống các chuyên gia tư vấn lương cao bổng hậu mà nhiều khi vô hiệu vì nhà nước cầu viện không thực thi khuyến cáo chuyên môn của họ. Sở dĩ như vậy và đây là ta đụng vào vấn đề thật, hay cái vẩy ngược của con rồng, là bộ máy chính trị của đảng độc quyền nằm sau bộ máy lãng phí và vô trách nhiệm của nhà nước. Vì nguyên tắc không xen lấn vào chính trị nội bộ, các định chế viện trợ quốc tế đều có thể biết hết mà tránh nói ra trong các phúc trình định kỳ của họ.

Nguyên Lam: Nếu như vậy thì thưa ông, phải chăng người ta cần cải cách hệ thống chính trị, là từ trên xuống?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau khi chiến tranh kết thúc từ năm 1975, Việt Nam đã đổi tên nước và bốn lần thay đổi hay tu chỉnh Hiến pháp, thậm chí còn bàn về việc đổi tên đảng như đã thấy năm 2013. Việc sửa đổi hiến pháp có thể là do nhu cầu đối ngoại với Liên bang Xô viết hay với Trung Quốc qua từng thời kỳ nóng lạnh giữa hai cường quốc này. Nhưng một điều không đổi là vai trò lãnh đạo không thể bàn cãi của đảng. Nó có thể là đảng Lao động hay đảng Cộng sản mà quyền hạn thì vẫn vô biên. Thí dụ ai cũng thấy là Quốc hội và Nhà nước Việt Nam chỉ lấy quyết định sau khi viện dẫn nghị quyết của đảng, hoặc khi thanh lọc cán bộ tham ô, người ta trước hết áp dụng kỷ luật đảng rồi mới có quyết định hành chính hay pháp lý. Thí dụ thứ hai là phạm trù “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được nhắc tới từ hơn 20 năm qua mà chẳng ai định nghĩa được cái định hướng đó là gì, vì khái niệm xã hội chủ nghĩa mơ hồ ấy chỉ tô hồng ý niệm cộng sản đã phá sản ở khắp nơi.

Nguyên Lam: Qua phần tóm lược vừa rồi thì dường như là Việt Nam vẫn còn gặp một vấn đề thuộc diện tư tưởng hay ý thức hệ. Ông nhận xét thế nào về hiện tượng đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chìm sâu bên dưới sự mơ hồ của cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước”, hoặc “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì quả thật là vẫn có yếu tố ý thức hệ khiến đảng giữ độc quyền chân lý và độc quyền chính trị, là quyền độc tài. Rốt cuộc thì mọi thứ luật pháp đều từ đảng mà ra và khi đảng quyền lại cao hơn pháp quyền nhà nước – mà chẳng ái dám nói tới – thì có các hiện tượng tư bản thân tộc, nạn tham ô và lãng phí từ trên đầu xuống, sau cùng mới là những thất quân bình chi thu hay khủng hoảng tài chính và ngân hàng như hiện nay.

- Chúng ta đã phải thấy chuyện này từ bốn năm trước khi đảng và nhà nước tiến hành cải cách nhằm khởi động nền kinh tế bắt đầu bị suy trầm và nâng cao uy tín quá sa sút của đảng và nhà nước. Khi ấy, lãnh đạo Việt Nam có kế hoạch tái cơ cấu kinh tế sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ 2013 tới 2020. Khi đó rồi, qua chỉ thị của đảng, năm 2015, Quốc hội Việt Nam cũng ban hành luật lệ chống tham nhũng. Ngày nay, nhân vật chủ chốt của kế hoạch tái cơ cấu ấy là nguyên Thủ tướng đang bị bao vây tứ bề và tay chân thân tộc của ông bị điều tra, truy tố, trong khi cơ cấu kinh tế còn thất quân bình hơn trước. Nguyên do là mọi sự đều xuất phát từ đảng, rồi mới chuyển hóa qua quá nhiều chòng chéo vào bộ máy nhà nước.

Nguyên Lam: Vì thời lượng có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông rút tỉa kết luận cho yêu cầu cải cách này của Việt Nam.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đảng Cộng sản Việt Nam lầm tưởng mình có khả năng linh động để xoay chuyển trước áp lực từ bên ngoài, điển hình là sức ép của Trung Quốc, hay những đòi hỏi cải cách ở bên trong hầu có thể duy trì quyền lực mà không chấp nhận đối lập hay đa đảng như nhiều quốc gia Đông Á khác. Tôi nghĩ là thời của sự lạc quan đó đã kết thúc. Muốn lãnh đạo thì phải có hậu thuẫn chính đáng của quần chúng, tức là sự tham dự tự do của công chúng, thay vì cứ cầm cái còng và con dấu rồi bị đẩy dần vào chân tường. Nếu đảng không chủ động thay đổi từ trên xuống cho người khác tham gia thì người dân sẽ đòi thay đổi từ dưới lên. Khi ấy, người ta sẽ lại thấy hiện tượng đáng sợ của một cuộc cách mạng.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.