Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Hải Thần

30/06/201700:01:00(Xem: 10592)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần).
________________
 
NGUYỄN HẢI THẦN
(1869? - 1951?)
 
    Nguyễn Hải Thần quê Hà Đông (nay Hà Nội), tên thật là Võ (Vũ) Hải Thu, hưởng ứng phong trào Đông du (1912-1924) của Phan Bội Châu, đến Tokyo (Nhật) học trường Chấn Võ. Sau đó, ông làm giảng viên chính trị trường Hoàng Phố.     
 
      Khoảng năm 1912-1913, ông về nước để ám sát toàn quyền Đông dương là Albert Sarraut, việc không thành, ông trở lại nước Tàu, đổi tên là Nguyễn Cầm Giang. Ngày 13-3-1915, ông cùng Phan Bội Châu và Hoàng Trọng Mậu mộ quân ở Quảng Tây (Tàu), về đánh đồn Tà Lùng, Lạng Sơn nhưng thất bại. Ngày 1-10-1942, Hội nghị ở Liễu Châu (Tàu), gồm đại biểu các đảng phái: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội... thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội gọi tắt là Việt Cách do Nguyễn Hải Thần lãnh đạo, mục đích tập hợp các lực lượng thành một tổ chức thống nhất để đủ sức chống thực dân Pháp.
 
    Năm 1944, Việt Minh khủng bố các đảng phái Quốc gia, nên Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Duy Tân của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam và Việt Cách của Nguyễn Hải Thần, liên hiệp thành “Mặt trận Quốc gia thống nhất” để chống Cộng và chống Pháp, chủ tịch là Nguyễn Hải Thần, phó chủ tịch: Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam. Nghiêm Kế Tổ nói tiếng Hoa lưu loát làm ủy viên Ngoại giao, liên lạc với các tướng Trung Hoa Dân Quốc về việc yểm trợ vũ khí.
 
    Ngày 23-12-1945, tướng Tiêu Văn tổ chức cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp, Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch. Sau đấy, Hồ Chí Minh lại âm mưu cướp chính quyền ngày 19-8-1945 và ký “Thỏa hiệp ngày 14-9-1946” với Tổng trưởng Pháp là Marius Moutet tại Paris, thỏa thuận cho Pháp nhiều quyền lợi tại Việt Nam như thời Pháp thuộc. Ông Hồ cấu kết với Pháp là để tiêu diệt các đảng quốc gia đang chia xẻ quyền hành với ông trong “chính phủ liên hiệp”. Khi Việt Minh được Pháp hỗ trợ thì bắt đầu tiêu diệt các đảng quốc gia.
    Tháng 7-1946, thì tranh chấp giữa Việt Minh và bên quốc gia khốc liệt, Việt Cách bị Việt Minh tấn công dồn dập; Nguyễn Hải Thần phải trốn qua nước Tàu và mất tại Quảng Châu.
 
*-Thiết nghĩ: Ông Nguyễn Tường Bách là em ruột của Nguyễn Tường Tam, hoạt động cùng thời với ông Nguyễn Hải Thần là một chứng nhân lịch sử, trong bài “Việt Nam một thế kỷ qua” ông Bách ghi: “Việt cách lúc thành lập, bao gồm rất nhiều đảng phái và nhân sĩ, trong đó có cả Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó, Hồ Chí Minh đã mang một số cán bộ và tiền, lãnh sứ mạng của Hội để về nước hoạt động. Hồ và đảng Cộng sản đã hoạt động riêng rẽ, lập ra Việt nam Độc lập đồng Minh hội (gọi tắt Việt Minh), thực ra cái tên này đã sẵn có từ trước. Chủ tịch Việt Cách là cụ Nguyễn Hải Thần, với một số cán bộ như Tạ Nguyên Hối, Bồ Xuân Luật, lại có Nhượng Tống, Nguyễn Triệu Luật gia nhập góp sức.         Một đoạn khác, ông Bách viết: “Những ngày đầu tháng mười năm 1945, một sự kiện đặc biệt làm người Hà Nội chú ý. Tại một toà nhà góc đường Quan Thánh và phố hàng Bún, xế cửa tòa báo Ngày Nay trước đây, một cái loa lớn, ngày nào cũng mạnh mẽ lớn tiếng hô hào độc lập tự do dân chủ, chỉ trích chính sách độc tôn của chính phủ Hồ Chí Minh. Nó hấp dẫn được một số, có khi rất đông đứng trên hè nghe, đa số là công chức, trí thức, giới trung lưu hay những kẻ hiếu kỳ... Đó là trụ sở của Việt nam Cách mệnh Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Cách, một tổ chức do người Việt lưu vong thành lập tại Quảng Tây, nay đã trở về nước hoạt động, sau khi bôn ba nơi hải ngoại đã nhiều năm trời”.     Chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu, thì ông Nguyễn Hải Thần bị mất tích (hay bị Việt Minh giết) hoặc chết năm 1951 (He returned to China and died there in 1951); nhưng có tài liệu khác nói rằng ông mất năm 1954 hay 1959.
  
Cảm kích: Nguyễn Hải Thần 
 
Nguyễn Hải Thần, thề nguyện đất trời
Miệt mài chống pháp, khắp muôn nơi
Việt Minh tráo trở, nhiều ngang ngược
“Việt Cách” gian nguy, luống ngậm ngùi! 
 
Nguyễn Lộc Yên


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.