Hôm nay,  

Văn Hóa Việt Còn, Nước Việt Còn

19/04/201700:01:00(Xem: 5818)

Học giả Phạm Quỳnh trong thời Pháp thuộc người Việt phải học, dùng tiếng Pháp như chuyển ngữ (vehicle language/ langue véhicule) như tiếng Anh tại Mỹ, vẫn nói một câu để đời: “Tiếng Việt còn, người Việt còn”. Bốn triệu rưỡi người Việt di tản khỏi nước nhà VN, đa số định cư tại nhiều nước cách nước nhà nửa vòng Trái Đất, trong lòng văn minh Tây Phương, năm nay đã hơn 41 năm mà còn giữ cội nguồn, chẳng những bảo tồn tiếng Việt mà còn bảo tồn văn hoá Việt gồm nhiều yếu tố hơn tiếng Việt nữa. Chắc học giả Phạm Quỳnh bên kia thế giới thấy thành công này sẽ tấm tắt khen ngợi người Việt hải ngoại là con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần.

Biểu tượng đầu tiên là chánh trị, văn hoá, xã hội người Việt hải ngoại cố gắng bảo tồn và đã thành công một cách khôn khéo, là giương cao quốc kỳ VN, nền vàng ba sọc đỏ ở hải ngoại. Nếu thời sơ khai, kinh tế săn băn, hái lượm, con người sống thành bộ lạc, chọn vật tổ (totem) là biểu tượng của bộ lạc, thì thời đại văn minh quốc gia đô thị, quốc gia dân tộc con người chọn quốc kỳ là biểu tượng của quốc gia. Quốc kỳ được tôn vinh trở thành thiêng liêng đến mức các nhà xã hội học xem gần như tôn giáo (quasi -religious). Và người Việt Hải ngoại đã khéo léo, tương kế tựu kế làm được điều đó đối với tập thể sống chung và đối với cư dân địa phương nơi định cư. Vì người Việt Hải ngoại, quốc gia cũ đã không còn pháp nhân công pháp, chưa có chánh quyền, chưa giành lại được lãnh thổ, mất thế công pháp quốc tế ngoại giao, nên vận động chánh quyền sở tại thừa nhận Cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng Tự do, Dân Chủ của người Việt Hải ngoại. Điểm xuất phát từ Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster và từ đó và từ ấy biến thành phong trào lan toả ra cả chục tiểu bang và hàng trăm thành phố, quân hạt Mỹ, và bắt đầu vượt đại dương sang Úc Châu, lên Canada. Người dân Mỹ ủng hộ đem treo lên đỉnh Everest cao nhứt của dãy núi thiêng Hymalaya, nóc nhà của thế giới. Quân nhân Mỹ gốc Việt đưọc đơn vị quân đội Mỹ ủng hộ cho treo ở Chiến trường Iraq, ngày Lễ Lao động Mỹ và 30 tháng tư 2005.

Biểu tượng căn bản, thiết yếu nhứt và quan trọng nhứt là ngôn ngữ, tiếng Việt. Ngôn ngữ giúp cho người cùng văn hoá thông cảm nhau và giúp cho thế hệ này truyền đạt văn hoá cho thế hệ sau. Sở dĩ phải dông dài phân tích ý nghĩa xã hội học về ngôn ngữ, là để làm nổi bật công trình khó khăn bảo tồn tiếng Việt. Khó vì người Việt tỵ nạn CS đang định cư ở trong lòng văn minh Tây Phương ngôn ngữ hoàn toàn khác lạ. Tây Phương đa âm, VN đơn âm. Khó vì tiếp nối, bảo tồn tiếng nói liên tục theo điệu người Việt Quốc gia đã xài từ khi Hà nội mất, Saigon mất vào tay CS. Nhưng với quyết tâm sắt đá, riêng tại Mỹ quốc gia người Việt định cư đông nhứt, tại các vùng người Việt quần cư như California, Texas tiếng Việt được thừa nhận như một sinh ngữ thứ hai, có lớp dạy từ ở đại học nổi tiếng như UC Berkley và trường nhỏ như Bolsa Grande.

Văn hoá phẩm viết bằng tiếng Việt số lượng đầu sách báo lớn và nhiều làm ngạc nhiên nhiều sắc tộc gốc Á Châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, và Phi luật Tân ngạc nhiên. Truyền thông đại chúng tiếng Việt Hải ngoại sung mãn, cộng đồng người Việt nào cũng có. Truyền thanh, truyền hình, báo chí lên vệ tinh loan truyền khắp thế giới, đầy tràn xa lộ thông tin Internet. Chẳng những thế, người Việt hải ngoại còn nỗ lực dùng ngôn ngữ để truyền đạt văn hoá cho các thế hệ mai sau. Nhiều tờ báo, nhiều cơ sở tôn giáo, hội đoàn mở hết lớp dạy tiếng Việt này đến lớp khác.


Nhưng có một đặc điểm chung, một đồng thuận mặc thị, là không dùng những sách học vần, tập đọc, lịch sử do các Toà Đại sứ Việt Cộng len lỏi đưa vào, cho không. Còn trong ngôn ngữ viết và nói, tránh không dùng những chữ CS Hà nội du nhập vào Miền Nam. Những chữ thường dùng như chữ “đồng tình” của CS thay cho chữ đồng ý của Miền Nam, những chữ chánh trị như “sơ tán” (sétaner), “sô vanh” (chauvin) bắt chước của Pháp, hay “hồ hởi, phấn khởi, ưu việt, xã hội chủ nghĩa”, bắt chước của Tàu Cộng, người Việt Hải ngoại dùng để chê cười CSVN, chớ không phải để nói chuyện bình thường.

Những biểu tượng kế tiếp là các phong tục, lễ hội truyền thống đều được gìn giữ và kỷ niệm long trọng. Gia đình VN như cây tre bứng gốc từ bên kia đông bán cầu sang tây bán cầu, từ miền nhiệt đới sang ôn đới, từ ở bển là đêm sang bên này là ngày, nhưng gia đình VN vẫn sống mạnh, sống hùng. Tinh thần gia đình VN, sự gắn bó của gia đình VN đã giúp cho lớp trẻ người Việt tốt nghiệp đại học tỷ lệ ngang người Mỹ Trắng, giúp cho người Việt là sắc dân mua nhà tỷ lệ cao dù mới chân ướt chân ráo, giúp cho tiểu thương do người Việt làm chủ phát triển nhanh và mạnh nhứt ở Mỹ. Món phở VN được Mỹ hoá thành “pho” của Mỹ; món chả giò VN là món ít khi thiếu trong các cuộc tiếp tân ngoại giao Mỹ. Tỷ lệ ly dị vợ chồng, và bạo hành gia đình, bạo hành đường phố của người Việt Hải ngoại tại Mỹ rất thấp trong các sắc dân thiểu số.

Trong môi trường hoàn toàn tự do, tất yếu các hội đoàn, đảng phái lịch sử, và các cộng đồng non trẻ người Việt hải ngoại có khi phân hoá, bất hoà. Nhưng mẫu số chung VN vẫn còn. Tết nhứt, lễ Bà Trưng, Bà Triệu, vua Quang Trung, Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần phe này hay phái kia, dù không thuận nhau đều tổ chức, không ai nỡ lòng nào bỏ qua. Công cuộc chống Cộng tuy có khác nhau về cách làm, nhưng cùng cứu cánh là đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước, như các tôn giáo dù khác tín lý nhưng vẫn đấu tranh cho tự do tôn giáo.

Nói tóm trong hơn 41 năm đoạn đầu của cuộc hành trình tìm tự do, người Việt Hải ngoại đã tự tạo gần đủ điều kiện bằng việc làm tạo thành sự kiện – ngôn ngữ, biểu tượng, lối sống, kinh tế – những điều kiện cần và đủ để thành một Việt Nam hải ngoại, kiểu Đài Loan đối với Trung Cộng.

Nhưng hành trình chưa chấm dứt vì chưa đạt mục tiêu là giúp đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước, bằng cách quốc tế vận và đấu tranh giải trừ chế độ CS độc tài đang trị toàn diện trong nước. Nhiều dấu chỉ cho thấy lớp trẻ thế hệ một rưỡi, hai và ba đang kề vai vào gánh vác công cuộc đấu tranh chống CSVN. Hành động CSVN thần phục TC, thông đồng với TC để cho TC xâm chiến biển đảo VN, cấm dân chúng VN biểu tình bày tỏ lòng yêu nước chống quân Tàu Cộng xâm lăng, gây ô nhiễm môi sinh VN, biến cuộc đấu tranh của người dân Việt trong ngoài nước trở thành cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện chống CSVN và CS Trung Quốc. Cuộc đấu tranh chống CS toàn diện của toàn dân chúng VN nay đã từ điểm chuyển thành diện, từ phẩm sang lượng, đã trở thành một qui trình không thế đảo ngược được nữa. Đó là dấu ấn của tình hình VN trong đầu năm 42 của cuộc di tản vô tiền khoáng hậu và của Quốc Hận thứ 42./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.