Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

TT Trump Làm Việc

14/02/201700:00:00(Xem: 14006)

...phe ta quậy tung như thể TT Trump sắp gửi tướng Lương Xuân Việt qua đánh Úc...

Cho đến nay, TT Trump là tổng thống đã gây ra tranh cãi nhiều nhất cũng như bị chống đối nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Trong bài về cuộc bầu cử năm con khỉ trên báo Xuân Việt Báo, viết từ trước bầu cử, kẻ này đã viết rõ ràng:

“... Hệ quả tất yếu là bất kể ai đắc cử, bà Hillary hay ông Trump cũng vậy, chỉ một ngày sau khi đắc cử đã thành tổng thống tân cử bị ghét nhất lịch sử, rồi sau khi tuyên thệ nhậm chức là bảo đảm sẽ lãnh mề đay vàng... tổng thống bị ghét nhất lịch sử Mỹ ngay lập tức.”

Khi bài này được viết, TT Trump đã làm việc được đúng 3 tuần. Quá sớm để có một nhận định đúng đắn, nhưng quá đủ để rất nhiều người có lý do đả kích ông như là đại họa lớn nhất của nhân loại, hay hoan hô ông như cứu tinh dân tộc Mỹ.

Rõ nét hơn cả là không khí chiến tranh cực nóng giữa TT Trump và phe đối lập là phe cấp tiến gồm có đảng DC, cử tri của bà Hillary, và... truyền thông dòng chính luôn (muốn viết TTDC cho đỡ tốn công đánh máy bằng hai ngón tay, nhưng bị độc giả khiếu nại, đành phải chịu!).

Đúng ra, ghép truyền thông, bất kể dòng chính hay dòng phụ, vào khối đối lập nghe hơi quá đáng. Truyền thông trên nguyên tắc phải đóng vai trò tứ quyền, đứng ngoài tam quyền là Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp, để báo cáo lại cho dân những việc làm của tam quyền, để người dân có đủ hiểu biết thực thi quyền làm chủ của mình mỗi khi đi bầu bán. Nhưng thực tế của vài năm qua, nhất là của vài tháng qua đã cho thấy truyền thông dòng chính đã từ bỏ vai trò thông tin trung lập từ lâu rồi, để biến thành những “chiến sĩ bảo vệ thành trì cấp tiến” bằng mọi giá.

Tất cả các quyết định của TT Trump, nhất là quyết định hoãn cấp chiếu khán vào Mỹ 90 ngày cho công dân từ một số nước Trung Đông để tăng cường biện pháp thanh lọc, đã bị bóp méo để đánh tơi bời lá thu, cho dù những xứ này đều đã được TT Obama xếp loại vào khối những xứ cần quan tâm vì đe dọa khủng bố, và cho dù khi TT Obama xếp loại và tăng cường biện pháp thanh lọc thì “phe ta” nín thinh, không có ông thống đốc DC nào thưa kiện, không báo nào tung tin lên trang nhất, không có đài TV nào có phóng sự đặc biệt, không ai coi đó là kỳ thị gì hết. Nếu đó không phải là phe đảng thì khi nào mới là phe đảng?

Bây giờ “phe ta” lại thêm cách phá mới, từ nhân viên Nhà Nước do TT Obama để lại, chưa kịp thay thế.

TT Trump nói chuyện điện thoại với quốc trưởng các nước khác. Những câu chuyện thân thiện vui vẻ thì không ai biết, nhưng những câu chuyện kém vui, như tranh cãi về chuyện nào đó, như đối thoại với TT Mễ hay thủ tướng Úc, thì ngay hôm sau, CNN nhận được nguyên văn biên bản toàn bộ cuộc nói chuyện để mau mắn phổ biến cho công chúng, gây bối rối cho TT Trump ngay. Có nghiã là các viên chức Tòa Bạch Ốc chưa bị tân TT Trump thuyên chuyển đã xì hết biên bản cuộc nói chuyện cho truyền thông đói tin để đánh ông. Nói lên rõ ràng tư cách đáng ngờ của những viên chức DC: đảng quan trọng hơn quốc gia, đánh Trump là ưu tiên số một bất cần hậu quả. Đằng nào thì họ cũng sắp mất job hết rồi, đánh cho bõ ghét.

Ở đây, có chuyện lạ đáng biết. Úc có chính sách mang các dân tỵ nạn Hồi từ Bangladesh và Miến Điện [dân Hồi, gọi là Rohingya, sống tại Miến Điện bị chính quyền Miến “áp bức”] chạy trốn bằng thuyền qua Úc, bị bắt ngoài khơi Úc, mang nhốt vĩnh viễn tại vài đảo của Úc, không cho vào đất Úc [không biết truyền thông bên Úc có tố thủ tướng Úc kỳ thị Hồi giáo không?]. Trước khi mãn nhiệm, TT Obama nói chuyện với thủ tướng Úc, và nhận đâu hơn 1200 người vào Mỹ. Một trong những hành động bám víu giờ chót. TT Trump thấy chuyện lạ, bàn thảo với thủ tướng Úc. Hai bên cãi nhau. TT Trump tìm cách không nhận đám tỵ nạn này. Úc phản đối, cho là Mỹ đã có cam kết của TT Obama. Cuộc nói chuyện bị xì ra. Truyền thông dòng chính làm rùm beng “TT Trump sỉ vả thủ tướng Úc!!!”. Chẳng ai rõ hai bên nói với nhau những gì, chỉ biết sau đó thủ tướng Úc nói “không có cãi nhau gì hết, chỉ là thảo luận thêm vài chi tiết, TT Trump tôn trọng quyết định của vị tiền nhiệm”, và TT Trump “cám ơn thủ tướng Úc đã làm sáng tỏ vấn đề, và xác nhận Mỹ sẽ nhận đám dân đó”. Chỉ có vậy, nhưng phe ta quậy tung như thể TT Trump sắp gửi tướng Lương Xuân Việt qua đánh Úc vậy.

Câu chuyện nói lên một điểm, là quyết định lạ lùng của TT Obama: tại sao Mỹ lại phải nhận dân tỵ nạn bất hợp pháp mà Úc xua đuổi? Không biết dân Úc và báo Úc có sỉ vả Trump kỳ thị, ra sắc lệnh cấm dân tỵ nạn không nhỉ? TT Trump cho đây là quyết định “ngu xuẩn” của TT Obama.

Không may cho “phe ta” là họ lại đụng ngay một thứ Trương Phi không biết e lệ hay run sợ là gì, thẳng tay trả đòn, cũng bất cần hậu quả luôn. TT Trump không ngại dùng các phương tiện truyền thông đi thẳng vào quần chúng để bày tỏ phản ứng ngay.

Nhiều người cho rằng tổng thống mà tối ngày đấm đá qua Twitter coi bộ không tư cách chút nào. Có thể, nhưng cái cách đi thẳng vào quần chúng đã chứng tỏ rất hiệu nghiệm đưa ông đến thắng cử, tại sao bây giờ lại không tiếp tục sử dụng?

Bỏ qua chuyện đấm đá phe cánh, ta nhìn qua các quyết định để xem TT Trump là người như thế nào.

Trước hết, nói về cách làm việc: ông tổng thống này không... đi, mà là chạy bạt mạng. Chỉ trong hai tuần đầu, ông đã ra gần hai chục pháp lệnh và cả chục ký chú. Từ rút ra khỏi TPP đến chuẩn bị xây tường tại biên giới Mễ, cứu xét việc liên bang cắt tiền trợ cấp cho các khu bảo vệ di dân lậu (sanctuary areas), nghiên cứu thu hồi hay sửa đổi Obamacare, đóng băng số lượng công chức, cứu xét thu hồi luật tài chánh Dodd-Frank, nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chánh, đề cử cả mấy chục nhân viên nội các và ban tham mưu, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, quyết định về di dân,... Chưa kể nói chuyện điện thoại với cả chục quốc trưởng, tiếp kiến thủ tướng Anh, Nhật, Canada,... Nhân viên chính quyền mới làm việc muốn tắt thở. Phe đối lập đánh không xuể.

Phải nhìn nhận, đây là điều có thể đáng mừng vì ít ra ông tổng thống này có vẻ sẽ làm việc nhiều hơn là “mượn” tiền thuế của dân đi tắm biển Hawaii hay đi đánh gôn ở Massachusetts. Nhưng việc ông tổng thống này chạy như bay cũng đáng lo ngại. Chuyện quốc sự trọng đại có hậu quả lớn mà ông lấy quyết định quá nhanh, có thể đưa đến tình trạng thiếu cân nhắc chín chắn, quyết định bốc đồng. Có khi sẽ rất nguy hiểm. Tổng thống bấm twitter nhanh không sao, cùng lắm bấm bậy, bị chửi, xin lỗi là huề. Nhưng bấm nút hộp mã số bom nguyên tử quá vội thì nguy to cho cả thế giới, trong đó có cả những người ủng hộ ông đấy.

Nhiều lần TT Trump đã bị bắt buộc phải de lui vì quyết định của ông trên thực tế không thực hiện được, hay vì bị chống đối quá mạnh.

Việc de lui đối với mấy tổng thống khác có thể là chuyện mất mặt, mất uy tín, nhưng với ông Trump này thì mang ý nghiã rất khác. Có thể là do cố tình. Ta đừng nên quên ông Trump là một nhà kinh doanh. Có thể làm chính trị đối với ông cũng chẳng khác nào đi... buôn bán. Ra giá cao rồi ngả giá xuống thấp? Như ông muốn bán món hàng 10 đô, thì ra giá 20 đô, kỳ kèo qua lại, giá cuối được định ở mức 11-12 đô, thế là ông vẫn được giá cao hơn ông muốn. Còn hơn là muốn giá 10 đô, ra giá 10 đô, kỳ kèo xuống còn 8 đô, thế là lỗ ngay 2 đô. Người ta đoán với TT Obama thì khác xa, ông muốn 10 đô, ra giá 5 đô, rồi bán 2 đô, thế là vui rồi. Không tin cứ xem cuộc thương lượng trao đổi 5 tù nhân lãnh đạo Taliban với một anh lính đào ngũ bị Taliban bắt.

TT Trump rất nhiều lần đã bị trách đi quá xa. Nhưng hình như đó chính là mô thức hành động của ông. Ông cố tình đi thật xa, rồi de lui khi cần, để thử xem mình có thể đi được tới bao xa.

Như chuyện xây bức tường biên giới Mễ. Ông hùng hổ tuyên bố bắt Mể trả tiền bằng cách tăng thuế hàng nhập của Mễ lên 20%. Rồi sau đó, lại nói đó có thể là một trong những cách tài trợ mà ông đang nghiên cứu, có thể thuế thấp hơn, hay có cách khác. Rõ ràng là ông đã tung ra giá cao nhất. Giá cuối cùng ra sao, chưa ai biết.


Hay qua vụ pháp lệnh tạm cấm di dân. Ông tung ra lệnh khắt khe nhất, bị chống đối kịch liệt, bây giờ cò cưa, chưa ai biết cuối cùng sẽ ra sao.

Thuần tuý trên phương diện luật pháp, kẻ này không phải là luật sư, chẳng thể hồ đồ nói bừa bên nào hợp pháp. Nhưng lại thấy bất thình lình có nhiều người tuy tiếng Anh chưa thông nhưng đã thành siêu chuyên gia luật, thao thao đả kích TT Trump vi phạm Hiến Pháp, vượt quá quyền hạn của tổng thống. Chắc trước khi đả kích cũng có đọc vội lại Cẩm Nang Nhập Quốc Tịch Mỹ nên hiểu rất rõ khúc mắc này, hiểu hơn cả các siêu luật gia cố vấn cho TT Trump.

Dù mù tịt về luật, nhưng ngay từ đầu, kẻ này nhìn vào các vị thẩm phán thì có thể đoán ngay TT Trump thua là cái chắc. Tại toà Seattle, ông chánh án James Robart trước đây là luật sư chuyên tình nguyện xét xử các vụ tỵ nạn miễn phí –pro bono- vì ủng hộ họ. Lên đến cấp tòa phá án, thì tòa phá án khu vực 9 District này nổi tiếng là toà cấp tiến nhất trong hệ thống tòa phá án Mỹ, trụ sở tại San Francisco, là nơi bà Hillary đã thu được 86% phiếu so với 9% của ông Trump. Trong khu vực tòa phá án này có tất cả các tiểu bang cấp tiến miền Tây đã bỏ phiếu cho bà Hillary: Washington State, Oregon, Cali, New Mexico, Nevada. Bây giờ cho dù lên đến Tối Cao Pháp Viện, thì kẻ này cũng tiên đoán TT Trump cũng vẫn thua vì ít nhất đã có 4 thẩm phán cấp tiến tại đây. Cùng lắm thì sẽ chỉ đạt được số phiếu 4-4, và như vậy quyết định của tòa cấp dưới vẫn có hiệu lực. Theo báo chí, TT Trump có ba bốn biện pháp có thể làm, kẻ này cũng chỉ biết vậy, miễn bàn thêm.

“Phe ta” khi quyết định thưa TT Trump đã lựa chọn tiểu bang Washington, chính vì ông quan tòa Robart này cho dù Washington State chỉ có lác đác vài ngàn người Hồi giáo và biện pháp của TT Trump chẳng ảnh hưởng một ly ông cụ nào đến tiểu bang này hết. Và TT Trump cũng đã biết trước sẽ thua rồi, nên mới đả kích quan tòa ngay từ khi chưa có quyết định của tòa phá án.

Vụ này chẳng đơn giản. Một quan tòa tại Boston phán quyết khác hẳn quan toà Seattle, chấp nhận quyết định của TT Trump. Nghiã là sao? Tóm lại là Yes hay No?

Những người nào ăn mừng việc TT Trump thua kiện nên cẩn thận. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu.

Cho dù tòa án ngăn được lệnh tạm cấm của TT Trump, thì ông và phe CH trong quốc hội có thể sẽ cho ra nhanh hơn những luật mới ngăn ngừa khủng bố hoàn toàn hợp hiến. Hay ngược lại, cũng có thể chẳng làm gì nữa vì đã đạt được ý nguyện.

Có được luật mới khắt khe hơn là ông thắng. Không có được thì pháp lệnh của ông đã là cái áo giáp thủ thân tuyệt hảo, đỡ đạn cho ông nếu có khủng bố đánh vì khi đó, chẳng ai có thể đổ lỗi cho ông ta là đã không bảo vệ nước Mỹ. Trái lại, đó sẽ là lúc ông chiả tay vào truyền thông dòng chính, đám dân biểu tình, các dân biểu, nghị sĩ DC, và các quan toà: “Ơ hay, các vị trói tay tôi không cho tôi cấm cửa mấy tay khủng bố này, bây giờ khiếu nại gì nữa?” Khi đó sẽ là lúc “phe ta” giảng giải rằng thì là mà, tự bào chữa mệt nghỉ. Nếu vụ khủng bố tấn công đó xẩy ra gần ngày bầu cử 2018 hay 2020 thì DC sẽ thấy hậu quả ngay.

Toàn bộ câu chuyện có vẻ như cái bẫy của TT Trump cài ra cho khối cấp tiến.

Dù sao thì phe chống đối đã không lương thiện khi cố tình tố TT Trump kỳ thị cấm cửa di dân Hồi, rồi la hoảng chuyện TT Trump có thể trục xuất cả dân tỵ nạn Việt để hù dọa thiên hạ. Cả hai tin đều là … fake news.

Bây giờ ta nhìn qua việc bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Đây là việc cực kỳ hệ trọng vì các vị này đều được bổ nhiệm vĩnh viễn tới chết hay tới khi tự ý từ chức.

TCPV trước đây tương đối cân bằng với 4 vị cấp tiến, 4 vị bảo thủ và 1 vị lửng lơ cá vàng: 4-4-1. Năm ngoái, vài tháng trước ngày bầu cử thì một vị bảo thủ bất ngờ qua đời. TCPV nghiêng ngay qua phe cấp tiến: 4-3-1. TT Obama đề cử một ông cấp tiến, hy vọng cán cân nghiêng qua cấp tiến thêm nữa: 5-3-1. Thượng nghị sĩ Mitch McDonnell, với tư cách lãnh đạo khối đa số CH, nhất định không mang việc phê chuẩn vào nghị trình để lấy quyết định. Ông lập luận bổ nhiệm thẩm phán mới, vài tháng trước bầu cử là không công bằng với tân tổng thống bất kể là bà Hillary hay ông Trump, đặt vị này trước chuyện đã rồi. Dĩ nhiên là đằng sau lý luận này, cũng có lý do thầm kín hy vọng ông Trump thắng và một thẩm phán bảo thủ sẽ lọt vào TCPV.

Bây giờ ông Trump thắng, đề cử ông Neil Gorsuch.

Ông này được ngay toàn thể khối bảo thủ và CH hoan nghênh cả hai tay. Ông Gorsuch sẽ tái lập cân bằng 4-4-1. Chẳng những vậy, ông này lại còn là trẻ nhất, 49 tuổi, bảo đảm sẽ ngồi trong TCPV ít ra 30 năm.

Khối cấp tiến lo sót vó. TCPV có ba vị thẩm phán đã qua tuổi bát tuần, kể cả cái ông lửng lơ cá vàng. Ông Trump ngồi 4 năm trong Toà Bạch Ốc có nhiều triển vọng sẽ bổ nhiệm thêm 2 hay 3 vị thẩm phán nữa, và cán cân sẽ chuyển qua phiá bảo thủ, 5-4, hay 6-3, hay thậm chí 7-2 luôn không chừng. Với tỷ lệ áp đảo như vậy, tất cả các luật cấp tiến đều có thể bị thu hồi hết, như Obamacare, hôn nhân đồng tính, phá thai, luật bình đẳng cơ hội affirmative action,... Mà toàn là những thẩm phán mới, trẻ, sẽ ngồi tại TCPV mấy chục năm nữa. Đó là hệ quả quan trọng nhất, có tác dụng qua cả thế hệ tới của cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Mà kinh hãi hơn cả, là phe DC nếu không chiếm lại được Thượng Viện thì sẽ chỉ bó tay ngồi nhìn, không cản được.

DC có hy vọng chiếm đa số lại tại Thượng Viện vào cuộc bầu tới, năm 2018 không? Dĩ nhiên mọi chuyện sẽ tùy thuộc TT Trump làm việc ra sao trong hai năm tới. Nếu quá bết, bị chống đối quá mạnh thì DC có hy vọng chiếm lại đa số. Nhưng bình thường thì hơi khó, nhất là khi năm 2018, 23 thượng nghị sĩ DC sẽ phải ra tranh cử lại, trong đó có 10 vị trong các tiểu bang đã bầu cho ông Trump. Bên CH, chỉ có 8 nghị sĩ phải ra tranh cử lại, tất cả đều tại những tiểu bang đã bầu cho ông Trump, tương đối an toàn. Các chuyên gia ước lượng DC có thể sẽ mất một chục ghế, đưa đến thế đa số tuyệt đối trên 60 cho CH, làm sao có chuyện DC chiếm lại đa số?

Qua cách đối xử với đối lập DC, với truyền thông dòng chính, và với khối dân chống đối, rõ ràng là TT Trump chẳng có một cố gắng nào để xoa dịu chống đối gì hết. Trái lại, tìm mọi cách để khiêu khích họ thêm, khiến họ chống đối mạnh hơn nữa, dồn họ vào chân tường chống đối để lộ mặt là một khối quá khích cực đoan chỉ biết nhắm mắt đánh phá, không hơn không kém. Cả nước sẽ thấy tổng thống làm việc và đối lập đập phá.

Nhiều người nghi ngờ cách hành xử này. Nhưng họ quên là ông Trump này, trước sau vẫn như một, từ ngày ông ra tranh cử trong nội bộ đảng CH cho đến nay, chẳng hề thay đổi chút nào hết. Ông chuyên môn khiêu khích, chọc giận thiên hạ. Mỗi lần có chuyện, cả nước lại lớn tiếng “xong rồi, ông Trump tiêu đời rồi”. Để rồi mỗi lần lại thấy hậu thuẫn của ông tăng lên thêm.

Trong kỹ thuật quản lý kinh doanh, có một trường phái gọi là “quản lý bằng xung đột” –management by conflict-, tức là quản lý qua việc tạo xung đột tứ tung, xung đột ban quản trị với nhân viên, ngay cả nhân viên với nhân viên, công ty với người ngoài,... Kết quả thường là nhất chín nhì bù. Ứng viên Trump áp dụng chiêu này, đại thắng trong cuộc bầu cử. Nhưng bây giờ, tổng thống Trump áp dụng, chưa ai biết kết quả sẽ như thế nào. Một là TT Trump sẽ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, hai là ông sẽ bị đàn hạch mất job, đi vào lịch sử, làm bạn với TT Nixon.

Nếu thực sự đây là sách lược của TT Trump mà phe đối lập không nhìn thấy hay không hiểu để mà thay đổi sách lược đối phó, cứ vùi đầu vào chống đối vô điều kiện, thì chỉ sợ là họ sẽ mắc bẫy của ông Trump và tự hủy diệt thôi. (12-02-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
19/02/201708:19:37
Khách
Đừng tin những gì ông nói mà hãy nhìn những gì ông làm. Có lẽ ông là TT đầu tiên không bao giờ xuất ngoại. Bức tường sẽ được xây lên bởi những công nhân Mễ giống như các công trình xây dựng ở Mỹ. Và các nhà thầu Mỹ sẽ tuyển dụng di dân lậu để giảm phí tổn và có mức lời tối đa. 8 năm cũng không đủ để hoàn thành dự án này và TT mới sẽ ra lệnh hủy bỏ hay ngừng nó.
18/02/201719:08:24
Khách
tchcos,
Trong này dân theo Trump rất nhiều. Ai nói khác ý họ là họ chửi, nhất là nói tới Trump.
17/02/201712:58:53
Khách
Những vị đọc những gì Ô VL viết về đảng DC hay CH và chính trường Mỹ nếu không thích thì đừng đọc Hà cớ gì mà comment rủa xả VL bợ này nịnh kia ...nếu quý vị chữ nghĩa đầy mình đọc báo xem TV dòng chính mà thấy đúng thì viết lên mà vái lẫn nhau...xin hãy để những bài VL viết cho chúng tôi đọc và tìm hiểu về nền chính trị Mỹ mà mình chưa biết . Chúng tôi rất biết ơn VL đã bỏ công Free ...tra cứu ,tìm tòi, lược dịch những biến cố chính trị Mỹ quốc qua các đời TT & 2 Đảng . Còn gì thoải mái hơn khỉ cả tuần đi cầy và weekend nằm phè ra đọc những bài của VL về nền chính trị của Mỹ ,dù ít hay nhiều cũng bổ xung cho kiến thức của người đọc về chính trị Mỹ . Những vị nào cảm thấy kiến thức mình đầy đủ...bụng có một bồ chữ nghĩa thì đừng đọc VL nữa . Ô Trump nếu tốt thì làm thêm 4 năm nữa ,nếu dở thì sau bốn năm này dân Mỹ sẽ lôi cổ ông ta xuống chứ chả cần tới quý vị Nâng hay Bợ ...yêu hay ghét đâu....
17/02/201706:34:26
Khách
Tôi hỏi mấy cụ chống TT/Trump (mấy cụ nầy chắc có kẻ huênh hoan nói rằng ông ta không phải TT của tôi) thưa rằng nên về VN mà ở thì mới là anh hùng quân tử.
Xin mấy cụ cho tôi biết trong sắc lịnh di dân và tỵ nạn do TT/Trump ký phần đọan nào có chữ Hồi-Giáo (để phân biệt) mà chống dữ vậy và còn bất lương hù dọa người Việt nữa....trường hợp nếu có ngăn chận (cho dù được chấp nhận tỵ nạn hay visa) thì tạm đình hõan 3,4 tháng có gì là vô nhân đạo so với khi xưa người tỵ nạn VN bị cái ông thống-đốc CA hiện nay ra sức ngăn cấm ...ai tàn ác hơn...trong số nấy có cụ nào đã đến Mỹ thời gian đó lên tiếng sũa không....nếu có chữ Hồi giáo thì tôi xin im lặng không dám comment nữa và cũng mong Vũ-Linh, Vĩnh-Tường thôi cọng tác bình luận thêm nữa....còn bằng không có thì những cụ sũa hùa theo cũng im lặng nuốt đau vào lòng....như vậy công bằng chưa.
16/02/201714:32:19
Khách
Trả lời độc giả "Khách":
Trong hơn một năm qua, tôi đã viết hơn cả chục bài về ông Trump trên cột báo này. Tôi thách ông coi lại và trích dẫn được một câu tôi "tâng bốc thần tượng Trump". Và cũng thách ông trích dẫn được một câu tôi tự xưng là "trung lập, đứng giữa,..."
Đây là link tất cả bài viết của tôi, để giúp ông:
https://vietbao.com/author/post/5543/1/vu-linh
Nếu ông không làm được, xin ông tôn trọng độc giả và lần sau góp ý trung thực hơn.
Vũ Linh
16/02/201705:58:20
Khách
Tôi cững đồng tình với Người Đọc Báo, Văn Lang, Phan Hùng & 1 số người comment trung lập hoặc phơi bày sự thật mặt trái của Trump.

Còn phần tác giả VL, ông muốn viết tán tỉnh, tâng bốc thần tượng Trump như thế nào là quyền cá nhân của ông. Tuy nhiên xin đừng mở miệng rào trước đón sau mình là người trung lập, đứng giữa, là nhà báo fair, là này là nọ. 10 bài ông viết thì hết 9 bài ruỡi là (1) Thiên về bên Trump (2) Chê bai / hạ thấp đối thủ hoặc người bất đồng chính kiến của tay này. Còn nửa bài còn lại (0,5 / 10) thì viết chung chung không đả kích "phe ta" kiểu huề vốn cho ra vẻ trung dung, không thiên vị nhưng sự thật thì không phải vậy.

Làm nhà báo thì nên fair cho 2 bên dựa trên sự thật, việc thật. Tòa soạn cũng vậy, đăng bài 2 chiều của nhiều tác giả hoặc comments của commentators cả 2 bên chứ đừng đi theo báo lề phải ở VN mà dĩm xuồng 1 bên.

Mong lắm thay.
15/02/201716:59:50
Khách
@Trọng Nhân . Ông cứ lấy tâmchống mắt của ông lên mà xem cơn ác mộng của Trâm đang bắt đầu rồi đó . Nếu Trâm tong sạch thì. Phải công bố hồ sơ thuế cho toàn dân Mỹ biết ngay .như bao Đời tổng thống Mỷ Tiền nhiệm trước đây để chứng tỏ mình là một người đàng hoàng . Ông cứ gần cổ lên Tax code l,IRS lỗi . Hay ông nghe những tin vịt rồi phiá ra .. Ông làm như các tỷ phú triệu phú khác người ta ngu hết à người ta phải đóng thuế à . Nếu ai mà cũng làm như ông Trâm thì nước Mỹ này còn tệ nghèo Somali . Trâm đã từng khánh tặng nhiều lần nếu không nhờ tiền thuế dân thông qua các ngân hàng thì lấy gì mà Huyện hoang . Trong khi từ người cu li cho đến những nhà tài phiệt ít nhiều thì người ta cũng có đóng nhiều phần trăm cho an ninh quốc phòng dân sinh . Cái đầu của ông hãy sáng lên đi Trọng Nhân .
15/02/201716:56:43
Khách
Trả lời độc giả Người Đọc Báo:
- Nhiều lời bàn của tôi có điều bất lợi cho TT Trump. Không phải “vô tình” hay viết hớ, có hại cho TT Trump. Mà là cố tình vì tôi không “bợ đít” hay “nâng bi” ai 100% hết. Tôi nhận định sao thì viết vậy. TT Trump kg hoàn hảo, tôi viết kg hoàn hảo.
- TT Trump có sách lược thách đố mọi chống đối, khiêu khích họ thêm,… chẳng có gì không lương thiện, mà trái lại có thể vạch rõ bộ mặt quá khích cực đoan, giả dối, không lương thiện của phe cấp tiến.
- TTDC viết có chứng cớ hay kg, có lương thiện hay kg, xin ông vào cái link này xem:
http://www.dailywire.com/news/13294/fake-news-rap-sheet-last-week-msm-was-caught-john-nolte
- Khi TT Obama xếp loại và tăng cường biện pháp thanh lọc khủng bố, kg có ông bà CH nào lên tiếng chống, kg phải vì họ “chết hết rồi”, mà vì họ đồng ý tăng cường chống khủng bố. Chống khủng bố mạnh luôn luôn là quan điểm của đảng CH.
Vũ Linh
15/02/201716:53:59
Khách
Trả lời độc giả Thanh:
- Tôi chưa khi nào viết thẩm phán Robart là cấp tiến. Chỉ viết ông là người có cảm tình với dân tỵ nạn và di dân, đã từng tình nguyện cãi không lấy tiền cho họ. TP Robart do TT Bush 43 bổ nhiệm, nhưng ông kg phải là đảng viên CH. Kg có thẩm phán nào là đảng viên của đảng nào hết.
- Tôi không đề cập ý kiến của ông Gorsuch vì ông ta có quyền bất đồng ý, và TT Trump cảm thấy chẳng có gì phiền hà. Nhiều nhân viên nội các khi ra trước Thượng Viện đã nói ngược ý hay chỉ trích ông Trump. Chẳng sao cả. Chứng minh ông Trump sẵn sàng làm việc với người khác ý, chứ không kết nạp toàn là dân “dạ vâng”.
Vũ Linh
15/02/201716:31:41
Khách
Rất đồng ý với Thanh Vu. 👍🏼
Xin bình luận gia Vũ Linh tăng cường thêm ngày viết( cám ơn trước) . Một tuần một bài,thưa rằng không đủ ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.