Hôm nay,  

Thơ Ocean Vương

15/02/201700:05:00(Xem: 14885)

OV by Wili SommaOcean Vương / Vương Quốc Vinh, 17 tuổi, tới New York. Thơ xuất hiện trên Best New Poets, Harvard Review, The NewYorker... 

đầu-đi-trước


Con chẳng biết sao?
Tình yêu của một người mẹ
bất kể danh dự
như ngọn lửa
mặc kệ tiếng kêu gào
trong cơn đốt phá.

Con trai yêu,
ngay cả ngày mai con sẽ có hôm nay.
Con chẳng biết sao?

Có những người đàn ông sờ vú đàn bà
như cách họ sờ đầu những sọ người.
Những người đàn ông
khiêng giấc mơ băng qua núi đồi,
cõng theo xác chết sau lưng họ.

Nhưng chỉ có người mẹ
có thể bước đi với sức nặng
của nhịp đập trái tim thứ hai.

Con trai ngốc,
con có thể lạc lối trong từng trang sách
nhưng đừng bao giờ quên chính mình
kiểu ông trời đã từng quên
bàn tay của chính ông.

Khi người ta hỏi
con đến từ đâu,
hãy cho họ biết tên con
được xẻ thịt từ cái miệng sún
của người đàn bà phôi thai từ chiến tranh.
Rằng con không được sinh ra
mà bò ra, đầu đi trước
– bò vào trận đói khát của đàn chó.
Con trai, nói cho họ biết
thân thể là lưỡi dao được mài nhọn
qua từng vết cắt./


***

9780578070599_Burnings Cover
9781936919222_No_Poetrry Vuong's Second chapbookHình bìa 2 tập thơ đầu, Burnings; NO. Nhận giải Ruth Lyly & Dorothy Sargent Rosenberg Poetry Fellowship 2014. 

lằn ranh


Trong cơ thể, nơi mọi thứ đều có cái giá riêng
tôi là một gã hành khất. Đầu gối tôi quỳ,
mắt tôi nhìn qua lỗ khóa, không phải
người đàn ông đang tắm, mà là
cơn mưa rơi ngang ông;

những dây đàn ghi-ta vút lên
trên bờ vai bầu. Ông đang hát,
vì thế tôi nhớ phút giây ấy.

Tiếng hát ông
– ăn sâu vào tâm khảm
vào xương tủy.
Tận đáy lòng,
tên tôi quỳ xụp xuống,
cầu xin sự lượng thứ.

Ông hát. Tôi chỉ nhớ có thế.
Bởi trong cơ thể nơi mọi thứ đều có cái giá
của nó, tôi sống dậy, không hề biết
có một nguyên nhân khác hơn.

Sáng hôm ấy, cha tôi bỗng ngừng lại
con lừa đen ngừng lại dưới cơn mưa,
nghe ngóng
hơi thở tôi nín chặt sau cửa.

Tôi đã không biết cái giá phải trả
khi bước vào khúc hát đó – là mãi hoài
mất đi lối về.

Thế là tôi bước vào. Thế là mất.
Mất tất cả
trong khi cặp mắt tôi
đang dương to./


***

9781556594953_Night Sky CoverBìa tập thơ Night Sky with Exit Wounds, Vương hai tuổi, được mẹ và bà ngoại mang từ Saigon vào đất Mỹ.



kẻ phá nhà


& đây là cách chúng tôi nhảy múa:
tà váy trắng của mẹ vướng trật chân,

những ngày cuối tháng Tám
tay chúng tôi đổi màu đỏ bầm.

& đây là cách chúng tôi yêu:
một phần năm chai vodka
& buổi trưa trên gác, ngón tay ông
luồn qua tóc tôi – tóc tôi
một nhùi lửa dại.

Chúng tôi bịt tai
& cơn thiên lôi của cha biến thành
nhịp tim thình thịch.

Khi môi chúng tôi chạm nhau
ngày khép vào cỗ quan.

Trong bảo tàng của trái tim
hai kẻ vô tâm đang xây căn nhà cháy.
Luôn có khẩu súng bên trên lò sưởi.
Luôn có một giờ nữa để đốt –
chỉ để rồi lại lâm râm khấn vái ông trời
cho quay lùi thời gian.

Nếu không phải căn gác, thì là chiếc xe.
Nếu không phải chiếc xe, thì giấc mơ.
Nếu không phải đứa con trai,
thì quần áo của nó.
Nếu không còn sống,
khỏi cần lên tiếng.

Bởi năm tháng chỉ là khoảng cách chúng tôi luân chuyển trong những vòng tròn. Nên có thể nói: đây là cách chúng tôi nhảy múa: một mình trong thân thể ngủ mê.

Nên có thể nói: đây là cách chúng tôi yêu,
con dao trên lưỡi
trở thành chính chiếc lưỡi./

***

Ocean Vuong B-WVà nhà thơ 28 tuổi, giải thi ca Whiting Award 2016, Ocean Vương tốt nghiệp BA tại Brooklyn College và đang hoàn tất MFA / Master of Fine Arts tại NewYork University.

torso of air

Bài thơ “Airchaic Torso of Apollo” của
thi sĩ người Đức Rainer Maria Rilke kết thúc
với câu “Bạn phải thay đổi cuộc sống.”
”Torso of Air” là đoạn thơ ngắn
như lời Ocean Vương trò truyện với bài thơ này
- bằng những suy đáp, qua những hình ảnh
bất ổn bí ẩn về thân thế và biểu tượng,
đặt nghi vấn nếu chúng ta thật sự “thay đổi”.



Giả sử bạn thay đổi cuộc sống
& thân thể là thứ vượt trên cả

một phần của đêm – đóng dấu
bằng những vết tím bầm. Giả sử bạn thức dậy

& tìm thấy bóng mình được thay thế
bằng một con sói đen. Thằng bé, xinh đẹp

đã bỏ đi. Thay vào đó bạn cầm dao hướng về bức tường. Bạn đục khoét và đục khoét
đến khi một lỗ sáng xuất hiện
& bạn dán chặt con mắt vào đó

cuối cùng, thứ ánh sáng hạnh phúc.

Cặp mắt từ phía bên kia
chằm chằm nhìn lại

– chờ đợi!


Tác Giả Ocean Vương, Hòa Binh Lê trích dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cho tới Tết Nguyên Đán năm ĐINH DẬU này, đã qua hơn hai mươi mùa xuân, người viết vẫn chung thủy cùng bạn đọc, cùng Việt Báo để mỗi năm cống hiến một bài viết về Võ đạo, Võ học và Võ thuật.
Tết là pháo, là câu đối, là bánh chưng, dưa hành, nhưng còn một điều không thể thiếu trong mấy ngày Tết - là cờ bạc.
Lê Thương, một nhạc sĩ tài ba, một vị thầy giáo tài giỏi, đức độ, một người nặng lòng với nước non, một nghệ sĩ lãng mạn với tâm hồn bay bổng thanh cao.
Nhưng khi chuyển sang tiếng Việt, dường như bài thơ mất đi cái không khí lạ lẫm của sự so sánh và liên tưởng giữa họa sĩ và thi sĩ, giữa họa và thơ.
Buổi trưa này thuộc vào mùa gì nhỉ, anh lẩm nhẩm tính toán. Vâng đầu mùa xuân.
Cuối tháng tư 75, Cộng quân chiếm miền Nam, coi giáo sư biệt phái là thành phần khả nghi, có tội như các sĩ quan hiện dịch.
Khi có ý định phiêu lưu du lịch Cuba, một cảm giác hồi hộp lạ lùng dấy lên trong chúng tôi.
ngồi bó gối tự hỏi – Bao giờ? Bao giờ?
K bỏ ống nghe xuống, hình như cố nín thở. Không bận tâm quay lại phía tôi, cô nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ, búi tóc to sau gáy treo lửng lơ, cũng tựa như kiểu cô đang lơ lửng đâu đó.
Đã qua rồi, thuở thần tiên!

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.