LTS. Bài viết sau đây của tác giả Trần Quí Việt, nói về Giáo Sư Nguyễn Đình Huy và cuộc vận động, kêu gọi người CS phản tỉnh để cùng toàn dân đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ, tự do và phú cường. Tòa sọan đặt lại nhan đề để thu gọn cột báo. Bài viết như sau.
GS. Nguyễn Đình Huy, nhà chánh khách vận động đại phản tỉnh vừa mới ra tù
Trần Quí Việt (Thanh niên Dân chủ)
''Tôi không chuẩn bị cho việc ra tù. Trong trại cũng có nói với tôi vấn đề đặc xá. Tôi có trả lời rằng chuyện đó là của các ông, không phải là chuyện của chúng tôi. Tôi ở đây cũng gần hết án rồi. Cho nên tôi không muốn mình đang là chủ nợ biến thành con nợ với giá 1 hay 2 năm làm gì. Tôi đã nói nhiều lần rồi. Tôi ở tù là tôi có mục đích. Cho nên vấn đề về hay ở chỉ là vấn đề phụ. Đến khi tôi về thì thấy ở trong đó cũng quen rồi.''
Nguyễn Đình Huy (trả lời phỏng vấn của Đài BBC ngày 7/2/2005)
* GS Nguyễn Đình Huy, nhà chánh khách bị cộng sản cầm tù lâu nhứt tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản chiếm miền Nam được 30 năm thì GS Nguyễn Đình Huy, Chủ tịch Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (PTTNDT & XD DC) đã bị Cộng sản Việt nam cầm tù đến 29 năm và gồm hai giai đoạn:
1/- Lần đầu ông bị cầm tù 17 năm từ tháng 6 năm 1975 đến tháng giêng năm 1992. Ông được thả ra trong đợt tù học tập cải tạo gồm 100 người sau cùng.
2/- Sáu tháng sau, ngày 16/7/1992, ông cùng một số đồng chí và chiến hữu ra Tuyên ngôn thành lập PTTNDT & XD DC. Đến ngày 11/12/1992, Phong Trào được làm Lễ ra mắt tại trụ sở Hạ Viện Hoa kỳ, do những người đại diện của Phong Trào thực hiện dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (ICFV, International Committee For a Free Việtnam, một tổ chức quốc tế do cố GS Nguyễn Ngọc Huy vận động thành lập năm 1986).
GS Nguyễn Đình Huy và các chiến hữu của ông đã vận động quốc tế (với sự yểm trợ của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (LMDCVN) và ICFV ) để tổ chức buổi "Hội Thảo quốc tế phát triển Việt Nam" dự trù vào ngày 27/11/1993 với sự tham dự của một số nhân vật quốc tế từ các nước Âu, Mỹ, Úc, Canada. Lúc đó, Chủ tịch nước là Lê Đức Anh được triệu sang Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1993, và ông đã tuân hành lệnh của Bắc Kinh, điện thoại về nước cho chánh quyền Cộng sản Việt nam phải dập tắt ngay cuộc Hội thảo nói trên, và đàn áp cuộc đấu tranh cho dân chủ của Phong Trào. Lúc đó, Phong Trào đã tổ chức được cơ sở ở 15 tỉnh và thành phố (theo Cáo trạng của Cộng sản Việt nam trong Bản án xử tội các vị lãnh đạo Phong Trào về tội "âm mưu lật đổ chánh quyền xã hội chủ nghĩa").
Trung tuần tháng 11 năm 1993, GS Nguyễn Đình Huy và các đồng chí của ông trong Ban Lãnh Đạo Phong Trào đã lần lượt bị bắt giam. Cuộc hội thảo dự trù đã bị thất bại.
Đến ngày 11/8/1995, Cộng sản Việt nam đã tổ chức một phiên tòa giống như mọi phiên tòa đàn áp vội vã khác, không mở rộng công khai và cũng không có luật sư riêng để biện hộ, để xử tội các vị lãnh đạo Phong Trào với tội danh là "âm mưu lật đổ chánh quyền xã hội chủ nghĩa". GS Nguyễn Đình Huy bị kêu án tù 15 năm. Các đồng chí khác của ông bị xử tù từ 4 năm đến 14 năm, và họ đã lần lượt được thả ra vào cuối năm 1998 và cuối năm 2000, do sự vận động của các tổ chức quốc tế và chánh quyền các nước viện trợ cho Việt Nam. Riêng GS Nguyễn Đình Huy thì vẫn bị giam cầm cho đến ngày 02/ 02/ 2005 mới được thả ra, sau khi ông đã bị giam giữ lần thứ hai gần 12 năm.
* Nhà chánh khách vận động đại phản tỉnh.
Năm 1992, GS Nguyễn Đình Huy là nhà chánh khách đầu tiên đã can đảm đưa ra cuộc vận động đại phản tỉnh toàn dân ngay trong lòng chế độ cộng sản, vì ông đã ý thức rõ nguy cơ của đất nước và lối ra của dân tộc sau 50 năm của chiến tranh đẫm máu và chất chồng thù hận.
Tuyên ngôn của PTTNDT & XD DC đã viết:
"Chỉ có một cuộc Đại Phản Tỉnh thật sự để đi đến thống nhất trên lập trường dân tộc dân chủ mới hợp thời, hợp lý, hợp tình, và cứu được dân tộc đau thương này. Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào, kể cả những người cộng sản hãy cùng chúng tôi tham gia vào cuộc Đại Phản Tỉnh ấy. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các tôn giáo, các lực lượng, các cá nhân có lập trường dân tộc dân chủ hãy ủng hộ hoặc xiết tay với chúng tôi trong cuộc vận động lịch sử hiện nay."
Đại phản tỉnh để ra khỏi nghiệp chướng dày đặc của dân tộc, để ý thức được tương lai tươi sáng của đất nước, của đồng bào đang ở đâu và đang đi về đâu, hầu qui tụ được sức mạnh của toàn dân trong công cuộc tái thiết xứ sở và bảo vệ bờ cõi. Đó là trách nhiệm của mọi người Việt Nam yêu nước, cả phía bên này lẫn phía bên kia trong cuộc chiến nghiệt ngã trước đây (dù là cuộc chiến đó do ý thức hay do vô thức của những người đã tham gia chém giết).
GS Nguyễn Đình Huy đã gửi một thông điệp kêu gọi đại phản tỉnh đến mọi người, trong cuộc phỏng vấn của ký giả Nguyễn Vạn Hùng, Báo Thời Luận, tháng 12/ 1992, như sau:
"Phản tỉnh toàn dân là một nhu cầu cấp thiết bằng cuộc vận động lịch sử. Bởi vì những ai có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc xung đột mấy chục năm vừa qua để đưa đất nước này đến tình trạng ngày nay đều phải phản tỉnh, đều phải kiểm điểm để nhận ra cái đúng cũng như cái sai của mình. Không ai có quyền tự cho công việc làm của mình hoàn toàn đúng. Do đó chúng tôi đề ra một cuộc đại phản tỉnh, nghĩa là mỗi người phải vượt qua khỏi mọi ý thức hệ, giáo điều, phải vượt ra khỏi mọi mặc cảm tự ty tự tôn, phải bỏ quyền lợi bè phái riêng tư, phải xóa bỏ hận thù, phải làm việc với tình thương theo nghĩa "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "Nhiểu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng". Đó là phương châm của cuộc phản tỉnh.
"Về phía người quốc gia chống cộng cũng phải nhìn thấy sự thất bại của mình và bây giờ cũng cần biến cải trở thành những nhân tố tích cực, ôn hòa, phải có tinh thần dân chủ, như cố GS Nguyễn Ngọc Huy đã từng nói: "Bản chất của chế độ dân chủ là phải chấp nhận những thế lực đối kháng với nền dân chủ và tìm cách thuyết phục nó, chứ không phải tiêu diệt nó.'
"Đối với những người cộng sản, họ phải thấy cái công và cái tội của mình. Vì sao mà đất nước đi tới tình trạng ngày nay, nên họ cần phản tỉnh dể có những quyết định thật sáng suốt, phải có những tinh thần như nhà văn Dương Thu Hương đã nói: "Đảng Cộng sản mà còn biết thương nhân dân Việt Nam thì phải có những quyết định để đưa đất nước tiến lên, bất kể những quyết định ấy mang đến hậu quả gì cho Đảng Cộng sản." Còn một vấn đề quan trọng nữa đang làm trở ngại cho công cuộc phát triển Việt Nam là họ vẫn còn tròng lên dân tộc Việt Nam ách độc tài đảng trị. Tôi nghĩ rằng họ phải tháo gở ách độc tài đảng trị đi cho con Rồng Việt Nam được bay lên cùng với những con Rồng khác tại Đông Nam Châu Á."
* Vận động đại phản tỉnh và con người Việt Tính.
Vận động đại phản tỉnh để làm sống lại tâm thức dân tộc, đưa mỗi người dân Việt trở về với Việt Tính chân thật và trong sáng của mình, để soi sáng lại lòng ái quốc, đưa con người ra khỏi u tối bởi sự mê hoặc của chủ nghĩa ngoại lai, hoặc bởi lòng thù hận, hoặc bởi tình cảm bè phái, hoặc quyền lợi riêng tư của cá nhân hay phe phái, và cũng ra khỏi sự phân biệt chánh tà vốn là thiên kiến của con người vì bị chôn vùi lâu ngày trong sự tuyên truyền cục bộ.
Người cộng sản bảo thủ đã quen rút mình trong chiếc vỏ sò ý thức hệ Mác Lê (ông Hà Sĩ Phu gọi là tấm bình phong của chế độ, ông Trần Độ gọi là tư tưởng "hai phe và bốn mâu thuẫn" trong lý luận của cộng sản về thế giới quan và xã hội quan mà ông cho là đã lỗi thời). Vì vậy, người cộng sản bảo thủ rất sợ hai chữ "phản tỉnh" và họ có mặc cảm tội lỗi khi nhắc tới hai chữ đó. Họ kết án kẻ phản tỉnh là "biến chất" 1 và "phản động" chống lại đường lối và nề nếp bảo thủ của họ, và họ sẵn sàng bỏ tù những ai làm việc đó. Cái trở lực lớn nhất cho vận động đại phản tỉnh là ở đây.
Người cộng sản bảo thủ đã đề ra nhiều biện pháp và những bài học tập để chống lại cái mà họ sợ hãi gọi là "diễn biến hòa bình" và họ lớn tiếng cho là do các nước tây phương thù địch (không rõ là nước nào là thù địch bây giờ"!!) gửi tới để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của họ!
Thực ra, diễn biến hòa bình có hai loại: diễn biến theo chiều hạ và diễn biến theo chiều thượng.
- Diễn biến hòa bình theo chiều hạ, đó là sự "biến chất" thành các phần tử xấu xa của xã hội như là tham nhũng, đục khoét của công, lạm dụng quyền thế, bóc lột người nghèo, tổ chức băng đảng mafia, buôn bán ma túy, chứa gái mãi dâm., v.v... Những thành phần này ngày nay đang ngồi chễm chệ cai trị đất nước! Họ đang tự đưa mình vào diễn biến hòa bình theo chiều hạ mà họ lớn tiếng kêu gọi chống đỡ!
- Diễn biến hòa bình theo chiều thượng, đó là những âm ĩ phản tỉnh ngay trong tâm trí những người cộng sản còn lòng ái quốc. Sự phản tỉnh này phát sinh bởi lòng ái quốc sống lại sau cơn mê dài, để đối kháng lại lòng sùng bái Mác Lê và chủ nghĩa cộng sản. Sự đối kháng này nếu sâu đậm sẽ trở thành sự phục hận của lòng ái quốc đối với lòng sùng bái Mác Lê và chủ nghĩa cộng sản. Hiện tượng này đang bùng nổ rõ rệt qua những nhân vật cộng sản tiếng tăm như: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Hộ, La Văn Lâm, Lê Hồng Hà, Vũ Cao Quận, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang,v.v... và gần đây với hàng loạt tướng tá trong vụ tố cáo Tổng Cục 2 và T4 mà đứng đầu là Tướng Võ Nguyên Giáp và Tướng Nguyễn Nam Khánh.
Còn biết bao nhiêu người cộng sản không tên tuổi khác cũng mang một tâm trạng như vậy trải dài từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến thôn quê, đến cả những vùng biên giới xa xôi của đất nước, cả già lẫn trẻ, cả người Kinh lẫn người Thượng. Lòng ái quốc (vốn là Việt tính) đang bật sáng lên trong lòng họ như nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết trong bài thơ "Các anh tháng Tám đâu rồi""
Các Anh những người tháng Tám
Các Anh đâu rồi" Thấm mệt rồi chăng "
Các Anh nghĩ gì sau vết nhăn vầng trán" ...
Có lẽ nào" Có lẽ nào" Lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng!...
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than"
Câu hát cũ lòng tôi rĩ máu!
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng Tám ơi ! Tháng Tám nước non mình .
(Bùi Minh Quốc, báo Dân chủ và Phát triển số 29, phát hành tại Đức tháng 12/ 2004)
Giữa sự đối kháng và sự phục hận không có lằn ranh rõ rệt, bởi vậy sự phục hận của lòng ái quốc có thể bùng lên bất cứ lúc nào, nếu đảng Cộng sản cứ tiếp tục chánh sách độc tài, áp bức, tù đày và đẫm máu anh em (như đã xảy đến cho nhà độc tài Ceaucescu ở Lỗ Ma Ni năm 1989).
Chúng ta không cổ vũ cho chủ trương đào sâu thù hận trong lòng dân tộc, nhưng sự phục hận của lòng ái quốc sẽ đưa đến hậu quả thảm khốc cho những người cộng sản bảo thủ, hiện đang ngồi trên đống bạc kết xù và vấy máu nhân dân, mà không ai có thể ngăn cản được, nếu người cộng sản không biết khôn ngoan rút lui khỏi vũ đài chính trị được gọn.
* Vận động đại phản tỉnh và Thế hệ trẻ.
Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, tương lai đất nước không thể được xây dựng bằng lòng thù hận, tương lai đất nước cũng không thể được xây dựng bằng chế độ độc tài, áp bức tù đày. Thế hệ trẻ quyết tâm xây dựng một thế tương hợp lịch sử, tạo cơ hội hòa nhi bất đồng để giải quyết các xung khắc trong lòng dân tộc qua một sinh hoạt dân chủ thật sự (cả hình thức lẫn thực chất). Thế bế tắc của đất nước phải được khai thông bằng nền dân chủ pháp trị, đa nguyên và đa đảng, để mọi thành phần bất đồng cùng nhau thi triển tài năng kiến thiết quốc gia, phát triển dân tộc, và phát triển thịnh vượng chung vùng Đông Nam Á, trong sự hội nhập đồng điệu cùng thế giới văn minh tiến bộ.
Không có dân chủ tự do thì không thể tranh thủ được nguồn nhân tài, chuyên viên khoa học, kỹ thuật, các nhà tài chánh và doanh nghiệp Việt Nam ở hải ngoại. Không có dân chủ tự do thì không tạo được niềm tin của nhân dân cả trong nước và hải ngoại. Đất nước sẽ không có đủ sức mạnh để phát triển, và nhất là sẽ không có đủ sức mạnh để bảo vệ các chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải, chủ quyền kinh tế và chính trị, khi mà đất nước bị thao túng và xâu xé bởi các nước lân bang cũng như bởi các thế lực tư bản ngoại quốc. Nguy cơ này sẽ đến vô cùng trầm trọng mà thế hệ trẻ sẽ phải gánh chịu, nếu giới lãnh đạo hiện nay không kịp thời đại phản tỉnh để dân chủ hóa đất nước.
Về phía người Việt không cộng sản cũng cần đại phản tỉnh để có một thái độ ôn hòa, chấp nhận những người tả phái thức tỉnh như là những người anh em trong cộng đồng dân tộc, không thù hận, không chà đạp lẫn nhau, cố vượt lên trên bản ngã của mình, để thực hiện cho được tinh túy của tinh thần dân chủ là tranh đấu và bảo vệ cho quyền tự do tư tưởng và phát biểu của những người bất đồng chánh kiến với mình. Đó là sự cao cả của những người tranh đấu cho tự do dân chủ hôm nay.
Đây là một mong ước mà thế hệ trẻ muốn gửi đến các nhà lãnh đạo đất nước hiện tại và tương lai, song song với thông điệp vận động đại phản tỉnh của GS Nguyễn Đình Huy.
Trần Quí Việt (Tháng 2 năm 2005)
GS. Nguyễn Đình Huy, nhà chánh khách vận động đại phản tỉnh vừa mới ra tù
Trần Quí Việt (Thanh niên Dân chủ)
''Tôi không chuẩn bị cho việc ra tù. Trong trại cũng có nói với tôi vấn đề đặc xá. Tôi có trả lời rằng chuyện đó là của các ông, không phải là chuyện của chúng tôi. Tôi ở đây cũng gần hết án rồi. Cho nên tôi không muốn mình đang là chủ nợ biến thành con nợ với giá 1 hay 2 năm làm gì. Tôi đã nói nhiều lần rồi. Tôi ở tù là tôi có mục đích. Cho nên vấn đề về hay ở chỉ là vấn đề phụ. Đến khi tôi về thì thấy ở trong đó cũng quen rồi.''
Nguyễn Đình Huy (trả lời phỏng vấn của Đài BBC ngày 7/2/2005)
* GS Nguyễn Đình Huy, nhà chánh khách bị cộng sản cầm tù lâu nhứt tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản chiếm miền Nam được 30 năm thì GS Nguyễn Đình Huy, Chủ tịch Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (PTTNDT & XD DC) đã bị Cộng sản Việt nam cầm tù đến 29 năm và gồm hai giai đoạn:
1/- Lần đầu ông bị cầm tù 17 năm từ tháng 6 năm 1975 đến tháng giêng năm 1992. Ông được thả ra trong đợt tù học tập cải tạo gồm 100 người sau cùng.
2/- Sáu tháng sau, ngày 16/7/1992, ông cùng một số đồng chí và chiến hữu ra Tuyên ngôn thành lập PTTNDT & XD DC. Đến ngày 11/12/1992, Phong Trào được làm Lễ ra mắt tại trụ sở Hạ Viện Hoa kỳ, do những người đại diện của Phong Trào thực hiện dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (ICFV, International Committee For a Free Việtnam, một tổ chức quốc tế do cố GS Nguyễn Ngọc Huy vận động thành lập năm 1986).
GS Nguyễn Đình Huy và các chiến hữu của ông đã vận động quốc tế (với sự yểm trợ của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (LMDCVN) và ICFV ) để tổ chức buổi "Hội Thảo quốc tế phát triển Việt Nam" dự trù vào ngày 27/11/1993 với sự tham dự của một số nhân vật quốc tế từ các nước Âu, Mỹ, Úc, Canada. Lúc đó, Chủ tịch nước là Lê Đức Anh được triệu sang Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1993, và ông đã tuân hành lệnh của Bắc Kinh, điện thoại về nước cho chánh quyền Cộng sản Việt nam phải dập tắt ngay cuộc Hội thảo nói trên, và đàn áp cuộc đấu tranh cho dân chủ của Phong Trào. Lúc đó, Phong Trào đã tổ chức được cơ sở ở 15 tỉnh và thành phố (theo Cáo trạng của Cộng sản Việt nam trong Bản án xử tội các vị lãnh đạo Phong Trào về tội "âm mưu lật đổ chánh quyền xã hội chủ nghĩa").
Trung tuần tháng 11 năm 1993, GS Nguyễn Đình Huy và các đồng chí của ông trong Ban Lãnh Đạo Phong Trào đã lần lượt bị bắt giam. Cuộc hội thảo dự trù đã bị thất bại.
Đến ngày 11/8/1995, Cộng sản Việt nam đã tổ chức một phiên tòa giống như mọi phiên tòa đàn áp vội vã khác, không mở rộng công khai và cũng không có luật sư riêng để biện hộ, để xử tội các vị lãnh đạo Phong Trào với tội danh là "âm mưu lật đổ chánh quyền xã hội chủ nghĩa". GS Nguyễn Đình Huy bị kêu án tù 15 năm. Các đồng chí khác của ông bị xử tù từ 4 năm đến 14 năm, và họ đã lần lượt được thả ra vào cuối năm 1998 và cuối năm 2000, do sự vận động của các tổ chức quốc tế và chánh quyền các nước viện trợ cho Việt Nam. Riêng GS Nguyễn Đình Huy thì vẫn bị giam cầm cho đến ngày 02/ 02/ 2005 mới được thả ra, sau khi ông đã bị giam giữ lần thứ hai gần 12 năm.
* Nhà chánh khách vận động đại phản tỉnh.
Năm 1992, GS Nguyễn Đình Huy là nhà chánh khách đầu tiên đã can đảm đưa ra cuộc vận động đại phản tỉnh toàn dân ngay trong lòng chế độ cộng sản, vì ông đã ý thức rõ nguy cơ của đất nước và lối ra của dân tộc sau 50 năm của chiến tranh đẫm máu và chất chồng thù hận.
Tuyên ngôn của PTTNDT & XD DC đã viết:
"Chỉ có một cuộc Đại Phản Tỉnh thật sự để đi đến thống nhất trên lập trường dân tộc dân chủ mới hợp thời, hợp lý, hợp tình, và cứu được dân tộc đau thương này. Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào, kể cả những người cộng sản hãy cùng chúng tôi tham gia vào cuộc Đại Phản Tỉnh ấy. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các tôn giáo, các lực lượng, các cá nhân có lập trường dân tộc dân chủ hãy ủng hộ hoặc xiết tay với chúng tôi trong cuộc vận động lịch sử hiện nay."
Đại phản tỉnh để ra khỏi nghiệp chướng dày đặc của dân tộc, để ý thức được tương lai tươi sáng của đất nước, của đồng bào đang ở đâu và đang đi về đâu, hầu qui tụ được sức mạnh của toàn dân trong công cuộc tái thiết xứ sở và bảo vệ bờ cõi. Đó là trách nhiệm của mọi người Việt Nam yêu nước, cả phía bên này lẫn phía bên kia trong cuộc chiến nghiệt ngã trước đây (dù là cuộc chiến đó do ý thức hay do vô thức của những người đã tham gia chém giết).
GS Nguyễn Đình Huy đã gửi một thông điệp kêu gọi đại phản tỉnh đến mọi người, trong cuộc phỏng vấn của ký giả Nguyễn Vạn Hùng, Báo Thời Luận, tháng 12/ 1992, như sau:
"Phản tỉnh toàn dân là một nhu cầu cấp thiết bằng cuộc vận động lịch sử. Bởi vì những ai có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp trong cuộc xung đột mấy chục năm vừa qua để đưa đất nước này đến tình trạng ngày nay đều phải phản tỉnh, đều phải kiểm điểm để nhận ra cái đúng cũng như cái sai của mình. Không ai có quyền tự cho công việc làm của mình hoàn toàn đúng. Do đó chúng tôi đề ra một cuộc đại phản tỉnh, nghĩa là mỗi người phải vượt qua khỏi mọi ý thức hệ, giáo điều, phải vượt ra khỏi mọi mặc cảm tự ty tự tôn, phải bỏ quyền lợi bè phái riêng tư, phải xóa bỏ hận thù, phải làm việc với tình thương theo nghĩa "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "Nhiểu điều phủ lấy giá gương, người chung một nước phải thương nhau cùng". Đó là phương châm của cuộc phản tỉnh.
"Về phía người quốc gia chống cộng cũng phải nhìn thấy sự thất bại của mình và bây giờ cũng cần biến cải trở thành những nhân tố tích cực, ôn hòa, phải có tinh thần dân chủ, như cố GS Nguyễn Ngọc Huy đã từng nói: "Bản chất của chế độ dân chủ là phải chấp nhận những thế lực đối kháng với nền dân chủ và tìm cách thuyết phục nó, chứ không phải tiêu diệt nó.'
"Đối với những người cộng sản, họ phải thấy cái công và cái tội của mình. Vì sao mà đất nước đi tới tình trạng ngày nay, nên họ cần phản tỉnh dể có những quyết định thật sáng suốt, phải có những tinh thần như nhà văn Dương Thu Hương đã nói: "Đảng Cộng sản mà còn biết thương nhân dân Việt Nam thì phải có những quyết định để đưa đất nước tiến lên, bất kể những quyết định ấy mang đến hậu quả gì cho Đảng Cộng sản." Còn một vấn đề quan trọng nữa đang làm trở ngại cho công cuộc phát triển Việt Nam là họ vẫn còn tròng lên dân tộc Việt Nam ách độc tài đảng trị. Tôi nghĩ rằng họ phải tháo gở ách độc tài đảng trị đi cho con Rồng Việt Nam được bay lên cùng với những con Rồng khác tại Đông Nam Châu Á."
* Vận động đại phản tỉnh và con người Việt Tính.
Vận động đại phản tỉnh để làm sống lại tâm thức dân tộc, đưa mỗi người dân Việt trở về với Việt Tính chân thật và trong sáng của mình, để soi sáng lại lòng ái quốc, đưa con người ra khỏi u tối bởi sự mê hoặc của chủ nghĩa ngoại lai, hoặc bởi lòng thù hận, hoặc bởi tình cảm bè phái, hoặc quyền lợi riêng tư của cá nhân hay phe phái, và cũng ra khỏi sự phân biệt chánh tà vốn là thiên kiến của con người vì bị chôn vùi lâu ngày trong sự tuyên truyền cục bộ.
Người cộng sản bảo thủ đã quen rút mình trong chiếc vỏ sò ý thức hệ Mác Lê (ông Hà Sĩ Phu gọi là tấm bình phong của chế độ, ông Trần Độ gọi là tư tưởng "hai phe và bốn mâu thuẫn" trong lý luận của cộng sản về thế giới quan và xã hội quan mà ông cho là đã lỗi thời). Vì vậy, người cộng sản bảo thủ rất sợ hai chữ "phản tỉnh" và họ có mặc cảm tội lỗi khi nhắc tới hai chữ đó. Họ kết án kẻ phản tỉnh là "biến chất" 1 và "phản động" chống lại đường lối và nề nếp bảo thủ của họ, và họ sẵn sàng bỏ tù những ai làm việc đó. Cái trở lực lớn nhất cho vận động đại phản tỉnh là ở đây.
Người cộng sản bảo thủ đã đề ra nhiều biện pháp và những bài học tập để chống lại cái mà họ sợ hãi gọi là "diễn biến hòa bình" và họ lớn tiếng cho là do các nước tây phương thù địch (không rõ là nước nào là thù địch bây giờ"!!) gửi tới để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của họ!
Thực ra, diễn biến hòa bình có hai loại: diễn biến theo chiều hạ và diễn biến theo chiều thượng.
- Diễn biến hòa bình theo chiều hạ, đó là sự "biến chất" thành các phần tử xấu xa của xã hội như là tham nhũng, đục khoét của công, lạm dụng quyền thế, bóc lột người nghèo, tổ chức băng đảng mafia, buôn bán ma túy, chứa gái mãi dâm., v.v... Những thành phần này ngày nay đang ngồi chễm chệ cai trị đất nước! Họ đang tự đưa mình vào diễn biến hòa bình theo chiều hạ mà họ lớn tiếng kêu gọi chống đỡ!
- Diễn biến hòa bình theo chiều thượng, đó là những âm ĩ phản tỉnh ngay trong tâm trí những người cộng sản còn lòng ái quốc. Sự phản tỉnh này phát sinh bởi lòng ái quốc sống lại sau cơn mê dài, để đối kháng lại lòng sùng bái Mác Lê và chủ nghĩa cộng sản. Sự đối kháng này nếu sâu đậm sẽ trở thành sự phục hận của lòng ái quốc đối với lòng sùng bái Mác Lê và chủ nghĩa cộng sản. Hiện tượng này đang bùng nổ rõ rệt qua những nhân vật cộng sản tiếng tăm như: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Nguyễn Hộ, La Văn Lâm, Lê Hồng Hà, Vũ Cao Quận, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang,v.v... và gần đây với hàng loạt tướng tá trong vụ tố cáo Tổng Cục 2 và T4 mà đứng đầu là Tướng Võ Nguyên Giáp và Tướng Nguyễn Nam Khánh.
Còn biết bao nhiêu người cộng sản không tên tuổi khác cũng mang một tâm trạng như vậy trải dài từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến thôn quê, đến cả những vùng biên giới xa xôi của đất nước, cả già lẫn trẻ, cả người Kinh lẫn người Thượng. Lòng ái quốc (vốn là Việt tính) đang bật sáng lên trong lòng họ như nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết trong bài thơ "Các anh tháng Tám đâu rồi""
Các Anh những người tháng Tám
Các Anh đâu rồi" Thấm mệt rồi chăng "
Các Anh nghĩ gì sau vết nhăn vầng trán" ...
Có lẽ nào" Có lẽ nào" Lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng!...
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than"
Câu hát cũ lòng tôi rĩ máu!
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng Tám ơi ! Tháng Tám nước non mình .
(Bùi Minh Quốc, báo Dân chủ và Phát triển số 29, phát hành tại Đức tháng 12/ 2004)
Giữa sự đối kháng và sự phục hận không có lằn ranh rõ rệt, bởi vậy sự phục hận của lòng ái quốc có thể bùng lên bất cứ lúc nào, nếu đảng Cộng sản cứ tiếp tục chánh sách độc tài, áp bức, tù đày và đẫm máu anh em (như đã xảy đến cho nhà độc tài Ceaucescu ở Lỗ Ma Ni năm 1989).
Chúng ta không cổ vũ cho chủ trương đào sâu thù hận trong lòng dân tộc, nhưng sự phục hận của lòng ái quốc sẽ đưa đến hậu quả thảm khốc cho những người cộng sản bảo thủ, hiện đang ngồi trên đống bạc kết xù và vấy máu nhân dân, mà không ai có thể ngăn cản được, nếu người cộng sản không biết khôn ngoan rút lui khỏi vũ đài chính trị được gọn.
* Vận động đại phản tỉnh và Thế hệ trẻ.
Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, tương lai đất nước không thể được xây dựng bằng lòng thù hận, tương lai đất nước cũng không thể được xây dựng bằng chế độ độc tài, áp bức tù đày. Thế hệ trẻ quyết tâm xây dựng một thế tương hợp lịch sử, tạo cơ hội hòa nhi bất đồng để giải quyết các xung khắc trong lòng dân tộc qua một sinh hoạt dân chủ thật sự (cả hình thức lẫn thực chất). Thế bế tắc của đất nước phải được khai thông bằng nền dân chủ pháp trị, đa nguyên và đa đảng, để mọi thành phần bất đồng cùng nhau thi triển tài năng kiến thiết quốc gia, phát triển dân tộc, và phát triển thịnh vượng chung vùng Đông Nam Á, trong sự hội nhập đồng điệu cùng thế giới văn minh tiến bộ.
Không có dân chủ tự do thì không thể tranh thủ được nguồn nhân tài, chuyên viên khoa học, kỹ thuật, các nhà tài chánh và doanh nghiệp Việt Nam ở hải ngoại. Không có dân chủ tự do thì không tạo được niềm tin của nhân dân cả trong nước và hải ngoại. Đất nước sẽ không có đủ sức mạnh để phát triển, và nhất là sẽ không có đủ sức mạnh để bảo vệ các chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải, chủ quyền kinh tế và chính trị, khi mà đất nước bị thao túng và xâu xé bởi các nước lân bang cũng như bởi các thế lực tư bản ngoại quốc. Nguy cơ này sẽ đến vô cùng trầm trọng mà thế hệ trẻ sẽ phải gánh chịu, nếu giới lãnh đạo hiện nay không kịp thời đại phản tỉnh để dân chủ hóa đất nước.
Về phía người Việt không cộng sản cũng cần đại phản tỉnh để có một thái độ ôn hòa, chấp nhận những người tả phái thức tỉnh như là những người anh em trong cộng đồng dân tộc, không thù hận, không chà đạp lẫn nhau, cố vượt lên trên bản ngã của mình, để thực hiện cho được tinh túy của tinh thần dân chủ là tranh đấu và bảo vệ cho quyền tự do tư tưởng và phát biểu của những người bất đồng chánh kiến với mình. Đó là sự cao cả của những người tranh đấu cho tự do dân chủ hôm nay.
Đây là một mong ước mà thế hệ trẻ muốn gửi đến các nhà lãnh đạo đất nước hiện tại và tương lai, song song với thông điệp vận động đại phản tỉnh của GS Nguyễn Đình Huy.
Trần Quí Việt (Tháng 2 năm 2005)
Gửi ý kiến của bạn