Hôm nay,  

Thời Kỳ Cấm Rượu

26/01/201711:35:00(Xem: 5287)

Thời Kỳ Cấm Rượu

blank

Không chỉ ở phương Đông mà ngay cả ở phương Tây, wine is the drink of the gods, rượu là món quà của thượng đế. Điếu thuốc, miếng trầu, ly rượu là đầu câu chuyện. Gặp gỡ thì cụng ly, chia tay thì ly cụng. Vui thì cạn ly, buồn thì ly cạn. Ly rượu mừng ngày chào đời và giọt cuối cùng cho tang lễ. Ly rượu trải dài từ đầu xuân hân hoan đến tàn đông năm cũ. Vậy mà có một thời gian dài hơn 13 năm, đất nước Mỹ phải trải qua bao sóng gió từ những ly rượu làm sóng sánh lịch sử. Thời kỳ cấm rượu.
 

Sau những năm tháng nhọc nhằn mở mang đất nước về miền Tây hoang dã, một cuộc nội chiến tan hoang, những đường hỏa xa đã lót xong, những người lính của 2 miền trở về quê nhà sau khi đã quen men rượu đầu đời trong cuộc chiến, quán xá là nơi họ tìm nguồn vui, những vại bia vàng óng là nơi các nhà chính khách lẫn thường dân tụ tập cuối tuần. Những saloon mọc lên san sát cạnh các hầm mỏ đào vàng, bạc, than đá...Đó là thế giới của đàn ông. Những người phụ nữ Mỹ nhận thấy ở saloon, không những đã làm hư hỏng các người chồng, người tình của họ bằng men rượu, mà còn bằng tệ nạn bài bạc, mãi dâm...làm sạch túi nguồn lợi tức của gia đình.

Khởi đầu từ những năm 1820 và kéo dài đến 1830, một làn sóng đạo đức và tôn giáo thổi qua nước Mỹ non trẻ, réo gọi sự chấn hưng đời sống có điều độ. Mỗi gia đình là nền tảng cho xã hội, và họ không mong trong mỗi gia đình đó có một ông bố say sưa rượu chè, dẫn đến người vợ bị bạo hành và đứa con phải bỏ học...Ở Ohio vào năm 1870, Bà Eliza Jane Thompson, vợ của một quan tòa, có đứa con trai chết vì nghiện rượu. Bà đã tụ tập một nhóm 200 phụ nữ tiên phương. Từ bên ngoài nhà thờ, sau đó họ đi đến các tiệm bar, các phòng bác sĩ cung cấp toa mua rượu, trưng bày biểu ngữ và quỳ xuống cầu nguyện cùng thuyết phục đừng bán rượu. Phong trào càng ngày càng được nhiều phụ nữ tham gia và dấy lên làn sóng chống đối bán rượu khắp nơi. Hẳn nhiên họ gặp phải khó khăn. Ở Cincinati, xe chữa cháy đã xịt nước vòi rồng vào những người phụ nữ can đảm biểu tình nọ, những bar rượu vờ chào đón những người phụ nữ này vào trong quán, rồi bất ngờ tưới beer lên áo quần họ và xô đẩy họ ra đường. Tuy vậy phong trào chống đối bán rượu của các bà nội tướng ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến các nhà lập pháp dân cử. Song hành với phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử là các Hội Chống Quán Bar, Liên đoàn Phụ nữ Công giáo...Họ cho rằng bia, rượu là tệ nạn dẫn đến tội phạm và suy thoái đạo đức cũng như suy yếu kinh tế nước Mỹ. Cấm bia rượu sẽ giảm tội phạm, gia đình hạnh phúc, nền tảng đạo đức Mỹ quốc gia tăng. Các nguồn chi thu cho gia đình và kinh tế địa phương sẽ dồn vào các mặt hàng thương mại lợi ích khác.

Đồng thời gian ấy, phong trào chống đối những người di cư này càng cao do đời sống kinh tế cạnh tranh khốc liệt. Và những người di dân gốc Châu Âu sành việc sản xuất bia rượu cũng là mục tiêu cho việc cấm đoán. Họ là Anheuser-Busch (Budweiser), Frederick Miller (Miller) và hàng chục các thương hiệu bia, rượu nổi tiếng từ Châu Âu khác. Thế là nước Mỹ đã dần có những cuộc tuần hành "vote dry" đòi bỏ phiếu cấm bia rượu. Từng tiểu bang dưới áp lực của các phong trào, các vị dân biểu đã xem xét dự luật. Năm 1838, tiểu bang Massachusetts đầu tiên áp dụng luật cấm, không bán cho bất kỳ ai mua dưới 15 gallons (gần 57 lít). Điều luật này cho rằng chỉ có người giàu có mới mua nỗi số lượng lớn bia rượu, đa số dân trung lưu không thể mua nỗi. Vào thời kỳ non trẻ của chính quyền lúc ấy thì lực lượng cảnh sát rất ít ỏi, và kẻ bán người mua đã dễ dàng phá luật. Bạn bè hùn nhau lại mua 15 gallon rồi chia nhau, nhà bán rượu làm thùng to 16 gallons, khi khách mua 1 gallons, sẽ được bán nguyên thùng 16 gallons, rồi người bán sẽ mua lại từ người mua 15 gallons. Thế nhưng điều làm đau đầu các nhà làm luật là nhiều mánh khóe dụ khách mua trong hợp lệ như: mời khách hàng mua vé xem các con heo có sọc (họ sơn sọc đen lên con heo) sau khi khách xem sẽ được uống 1 ly rum miễn phí. Các nhà hàng treo bảng "miễn phí ăn trưa" các thực khách sẽ được uống miễn phí sau khi trả tiền giá cao bù lại cho các miếng bánh khô thật mặn. Và nhiều cách khác tương tự...Sau 2 năm thì luật ở Massachusetts được thu hồi. Dù vậy vài tiểu bang khác đã hợp lòng dân ra luật cấm như Maine vào năm 1846, và dần dần áp dụng đến các bang khác cho đến khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ.
Năm 1917, sau khi nước Mỹ tham chiến, tổng thống Woodrow Wilson ban hành luật cấm tạm thời nhằm dành số lượng ngũ cốc cho sản xuất lương thực. Cùng năm đó Quốc hội đệ trình Tu chính án thứ 18, cấm sản xuất, vận chuyển, trao đổi buôn bán các thức uống có cồn. Điều đáng ngạc nhiên là Quốc hội dự trù phải mất đến 7 năm để dự luật có hiệu lực thực sự trên toàn quốc, thì Tu chính án này đã được sự ủng hộ từ đa số 2/3 các tiểu bang chỉ trong vòng 11 tháng. Luật cấm được phê chuẩn vào 29 tháng Giêng năm 1919 và đi vào hiệu lực 1 năm sau. Tuy vậy rải rác các tiểu bang đã có những áp dụng riêng lẻ, cho đến tháng 10 năm ấy, Đạo luật cấm toàn quốc mới khả thi và còn được gọi là Đạo luật Volstead dựa vào tên của Nghị viên Andrew Volstead bang Mississippi.



Chỉ vài phút sau khi luật cấm bia rượu có hiệu lực, 6 kẻ bịt mặt đã xả súng xối xả vào 2 xe tải chở đầy rượu whiskey. Một băng đảng khác cướp 4 thùng chứa cồn làm từ lúa mạch của một nhà kho thành phố. Một chiếc xe tải chở đầy rượu bourbon cũng bị cướp giữa ban ngày...Luật cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán nhưng lại không cấm người ta uống. Và thế là nhu cầu thì mãi có mà cung cấp thì cấm đoán. Người tiêu thụ và kẻ buôn tìm mọi cách, mọi kẽ hở của luật...Họ đi khám bệnh hay hối lộ để có toa chỉ định mua cồn từ bác sĩ. Cồn là rượu. Họ giấu các chai rượu trong giày boot (đôi ủng) khoát chiếc áo dài trùm, đi khệnh khạng nên gọi là bootlegger. Các saloon, quán bar thì bán chui dưới tầng ngầm, lên rầm thượng hay trá hình dưới nhiều dạng thức uống. Những bar như vậy được dân nhậu gọi lóng là speakeasies (nơi nói nhỏ, thì thầm cho biết có rượu). Song song việc nấu rượu lậu gia tăng cùng với chất lượng độc hại do sản xuất pha tạp nhằm lợi nhuận tối đa. Những thùng whiskey được làm kín đáo trong đêm trăng gọi là moonshine. Những mẻ rượu gin được làm trong bồn tắm tại gia gọi là bathtub gin. Thế rồi các quốc gia láng giềng của Mỹ như Canada và Mễ tây Cơ là nơi sản xuất và cung cấp rượu lậu nhập vào nước Mỹ bằng trăm nghìn cách...
Nổi bật trong thời kỳ cấm rượu này là tay trùm găng-tơ Al Capone khét tiếng ở Chicago, thống trị đa số các mạng lưới sản xuất và vận chuyển cũng như buôn bán rượu lậu xuyên qua nhiều tiểu bang. Với thu nhập chừng 60 triệu đô hàng năm vào thời điểm 1929, mua chuộc giới thẩm quyền cảnh sát địa phương, triệt hạ các băng đảng đối lập, bắn giết giữa ban ngày ở nơi công cộng...Al Capone trở thành kẻ thù số 1 của FBI và tổng thống Hoover.

Việc thi hành luật gặp phải muôn vàn khó khăn ở cấp liên bang và đến cả thành phố trong thời gian đầu 1920. Thoạt đầu giao cho sở thuế vụ (IRS) sau đó chuyển qua cho Bộ Tư Pháp. Nhìn tổng thể thì luật cấm ảnh hưởng nhiều đến các vùng nông thôn và tỉnh lẻ. Và có vẻ thành công trong năm đầu. Số tội phạm do say sưa chè chén giảm đi, nhưng ngược lại là số tội phạm do bắn giết giữa các băng đảng gia tăng kinh hoàng.
Sau 13 năm thi hành luật, các nhà lập pháp và dân cử cũng như dân chúng nhận thấy luật cấm đã làm suy thoái nền kinh tế, hàng chục ngàn công nhân từ ngành sản xuất beer rượu bị sa thải, ảnh hưởng đến các saloon, quán bar khắp nước, công nghiệp vận chuyển xe tàu, các nhà hàng ế ẩm phải đóng cửa, dịch vụ giải trí hội hè ca nhạc phim ảnh bị thất thu...Tệ hại nhất là chính phủ liên bang đã mất nguồn thu thuế từ bia rượu đến 11 tỉ đô la, trong khi ấy phải chi ra hơn 300 triệu đô la để áp dụng và thi hành luật. Việc sản xuất rượu lậu với chất lượng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thu. Trung bình một ngàn người chết mỗi năm trong thời gian cấm đoán ấy. Giá cả bia rượu ngày càng cao chỉ ảnh hưởng đến dân nghèo, chi phí cho chính phủ lại gia tăng, nhà tù chật kín và số lượng băng đảng gia tăng cao cũng như sự mục rã liêm chính cho các nhà tư pháp, cảnh sát địa phương bị mua chuộc, lobby bằng đồng tiền ướt đẫm bia rượu.
Năm 1932 thì cuộc Đại khủng hoảng đã đi vào khắp đời sống nước Mỹ. Tạo công ăn việc làm và lợi nhuận thu nhập từ thuế bia rượu là điều quyết định sống còn. Đến mùa bầu cử năm 1933 thì FDR đã vận động thành công cho việc hủy bỏ Tu chính án thứ 18, hủy bỏ luật cấm rượu, thay thế bằng Tu chính án thứ 21. Lần đầu tiên trong lịch sử một Tu chính án được thay thế bằng một Tu chính án khác. FDR thắng cử vẻ vang và chúc mừng cho thắng lợi của mình bằng 1 ly martini đậm đà. Đất nước hùng mạnh chuyển mình đi lên dầu mang nhiều vết sẹo của lịch sử băng đảng và thử thách. Một vài tiểu bang vẫn còn cấm đoán, cho mãi đến năm 1966 tất cả các tiểu bang của Mỹ mới thực sự bải bỏ lệnh cấm.

Ở một đất nước có nền dân chủ tuyệt đối như Mỹ, các điều luật luôn được điều chỉnh cho hợp với lòng dân. Dù luật cấm rượu bia không còn nữa nhưng ngày nay 12 tiểu bang vẫn không cho phép bán rượu bia trong ngày Chủ Nhật. Trong đó có Texas. Nếu bạn ghé thăm nhau vào dịp cuối tuần hay có một mình ôm tâm sự lẻ loi trong mùa xuân "buồn như ly rượu đầy, không có ai cùng cạn, buồn như ly rượu cạn, không còn rượu để say."(Buồn-Y Vân) thì nhớ mua trước vào ngày thứ bảy nhé. Vì ngày xuân sẽ còn dài.

Sean Bảo. Jan, 2017.
Tác giả vừa xuất bản cuốn Tạp ghi Chuyện Xưa Kể Lại. Quý bạn đọc muốn mua xin vào link kèm theo. Phát hành toàn cầu. Trân trọng kính mời

.   
blank

  
   



Ý kiến bạn đọc
27/01/201705:45:24
Khách
Mỗi một câu chuyện đắt giá là một kinh nghiệm đắt giá !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.