Hôm nay,  

Từ Hiệp Định Song Phương Tới WTO, Nhìn Lại VN Xã Nghĩa Qua Đổi Mới (1987-2016)

08/01/201712:30:00(Xem: 4019)

TỪ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG TỚI WTO,

NHÌN LẠI VN XÃ NGHĨA QUA ĐỔI MỚI (1987-2016)
 

MƯỜNG GIANG

  

 

           Dựa theo báo cáo tình hình ngân sách của VN xã nghĩa vào cuối năm 2016, ta mới biết hiện tình tài khoản của VN đã bước vào cõi âm (-). Theo đó VN không còn dự trữ ngoại tệ  vì tổng thu nhập cả nước chừng 48 tỷ USD nhưng nợ nước ngoài đã chiếm 65% trong tổng số GDF. Số nợ trên có 60% (khoảng 12 tỷ USD) đã tới kỳ hạn phải trả dứt vốn lẫn lời.

 

          Do đó công khố sau khi trả nợ chỉ còn khoảng 36 tỷ USD, trong lúc nhu cầu tài chánh cần để điều hành guồng máy cả nước tới 39 tỷ USD. Như vậy đảng đào đâu ra tiền đề bù đắp vào khoảng thiếu trên ? .Trong khi tiền kiếm đưọc từ " kiều hối " và " sự thặng dư mậu dịch " từ Mỹ và thế giới, chắc là ít hy vọng tái diễn trong tương lai, khi số lớn hàng xuất cảng VN, từ Âu, Nhật tới Hoa Kỳ bị tẩy chay (có chứa chất độc hại, bán phá giá) hay giả mạo (cho TC mượn made VN để xuất cảng thép và nhiều loại hàng hóa khác). Hiện tưọng các dự án quan trọng như nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận, phi trường Long Thành, xa lộ cho tới các công trình khác tại nhiều địa phương. đều bị đình chỉ vì trung ương cạn ngân sách. Đó là hậu chứng tất yếu của cuộc đổi mới " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN " từ năm 1987 tới cuối năm 2016 với kết quả  " đảng thêm một lần đại thắng mùa xuân ", còn cả nước thì lăn quay ra chết !  

 

          Câu chuyện " đổi đời " bắt đầu vào tháng 1-1985 gần đúng 10 năm Hoa Kÿ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn trong tháng 4-1975. Người Mỹ quay lại Đông Nam Á, nói là đưọc các nước trong vùng mời gọi tới, để giúp họ, ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu đỏ.

 

          Đây cũng là thời điểm, đánh dấu nổ lực mới của Việt Cộng, cũng đang mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, đầu tiên cho phép các phái đoàn " tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích " hoạt đông. Rồi giấc mộng vàng, chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, qua TT.G.Bush (cha) " Bải bỏ lệnh cấm vận VN ".Kế tiếp TT.Bill Clinton " Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao " giữa hai nước vào năm 1995 và ký kết " Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ ’’năm 2001. Từ đó mới có các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và VN của các chóp bu hai nước, trong đó có chuyến viếng thăm VN của TT Barack Obama vào tháng 5-2016.

 

1- HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ :

          Hoa Kỳ là một thị trường lớn, dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn có khả năng tiêu thụ và thu hút hơn 1/4 số lượng hàng hóa xuất cảng của thế giới. Bởi vậy Mỹ là điểm thu hút, chẳng những của các nước Tây Phương, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Đài Loan.. mà với các nước cọng sản thù nghịch, tử Nga tới Trung Cộng và VC.. tuy miệng lúc nào cũng bài bác nhưng luôn luôn tìm đủ trăm phương ngàn kế, để được kết thân giao hảo.

 

          VN xã nghĩa bắt đầu mở cửa đổi mới, đón tư bản và Tàu trắng đỏ vào nước cứu đảng từ đầu năm 1988. Chính Bill Clinton (đảng dân chủ), trong hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ (1992-2000), đã liên tục giúp VC, từ lệnh bãi bỏ lệnh cấm vận (1993), tới bình thường hóa bang giao hai nước (1995). Tiếp theo tháng 11-1997, Mỹ và VC đã ký kết sơ khởi, một hiệp ước liên quan tới hoạt động của tập đoàn đầu tư hải ngoại,viết tắt là OPIC (Oversear Private Investment Corporation ).

 

           Đây là bước khởi đầu rất quan trọng, như các điều kiện phải có, để tiến tới việc ký hiệp định thương mại, nhằm bình thường hóa toàn bộ các quan hệ buôn bán giữa hai nước. Đối với các doanh nhân Mỹ làm ăn tại nước ngoài, OPIC có giá trị như một loại bảo hiểm rũi ro cũng như là lời cam kết khi thực hiện các hợp đồng. Riêng TT Clinton, sau khi thoát được sự truy tố tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ về " tình dục ", cũng là lúc sắp mãn nhiệm kỳ vào ngày 20-1-2001, nên đã cùng vợ con sang công cán lần chót tại VN.

 

          Chính hành động " hái nho trái mùa " lúc đó, của một tổng thống Mỹ mang nhiều tai tiếng nhất, đã được báo chí Hoa Kỳ đem ra chế giễu, bằng những danh từ trào phúng mai mĩa, chẳng hạn như "A lame-duck", qua nghĩa đen " Literal meaning, sense - vịt què", còn hiểu theo nghĩa bóng " Figurative meaning, sense ". Tóm lại theo báo chí thí.việc làm trên, thật sự chẳng có gì để được ca tụng là mang tính cách lịch sử (Historic) nhưng như tạp chí Newsweek bình luận ngày 27-11-2000 : " sau này khi về hưu, Clinton chắc tự hào lắm, vì là tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm kẻ thù VC"..

 

          Năm 2002 khởi đầu việc thực hiện Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ, nhưng vì nền kinh tế xã nghĩa quá èo ọt, nên đã không đạt được sự tăng trưởng theo chỉ tiêu của đảng đề ra từ 7-7,3%. Nói như Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư VC Trần Xuân Giá, thì đây là điềm xấu báo trước cho cả năm. Đáng báo động là kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh tới 12% so với năm 2001. Tình trạng suy thoái kinh tế này cũng đâu có khác gì năm 1991 mà VC phải hứng chịu, qua tác động nặng nề vì sự sụp đổ của Liên Xô.

 

           Nói chung tất cả các mặt hàng xuất cang của VN, từ nông sản, tôm cá cho tới hàng may mặc.. đều bị các thị trường Mỹ, Nhật, Tây Âu.. lưu ý chẳng những vì phẩm lượng yếu kém, mà quan trọng nhất là giá cả buôn bán bừa bãi, chỉ với mục đích cạnh tranh bất chính, chỉ muốn bán được thật nhiều hàng mà thôi. Ngoài ra không cần phải để ý tới " quốc thể và uy tín ", là hai điều kiện tiên quyết trong việc giao dịch buôn bàn lâu dài. Đây cũng là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế nửa nạc nửa mở, được gọi là " tư bản định hướng theo xã hội chủ nghĩa ". Thực trạng kinh tế trong nước như vậy, mà đảng chẳng lo cải tổ, lại cứ nhắm mắt tiến bừa trên lộ trình HỘI NHẬP vào KHU VỰC TỰ DO MẬU DỊCH ASEAN (AFTA), thi hành HIỆP ĐINH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ, đồng thời chuẩn bị các vòng ĐÀM PHÁN gia nhập TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO.

 

          Ngày 1-1-2002 thời TT cộng hòa G.W.Bush (con), hai nước VN và Hoa Kỳ chính thức thi hành Hiệp Định Thương Mại Song Phương. Hai tháng sau, cho thấy về phía VN, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ chỉ có 0,05% giá trị trong tổng số nhập cảng. Giữa lúc đó thì hàng hàng lớp lớp tư bản Mỹ, mà trong số này có rất nhiều doanh nhân Việt Kiều (gốc Hoa lẫn Việt TNCS), trở lại VN làm ăn buôn bán mà khởi đầu là " Hiệp Hội May Mặc và Giày Da Hoa Kỳ". Cuối tháng 1-2002, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ là William Lash thân hành sang Hà Nội, bàn thảo về những luật lệ điều khoản mà hai phía cùng ký, đồng thời xem xét việc giúp VN học hỏi và phát triển một số kỹ thuật hiện đại. Được Hoa Kỳ bợ lưng và giúp đợ tận tình, nên Xã Nghĩa đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư của Châu Á cũng như Tây Phương, theo gót Mỹ nhảy vào bỏ vốn làm ăn, giúp cho nghành Dệt May của nước ta phát triển manh.

 

           Tóm lại nếu được thi hành một cách nghiêm chỉnh, Hiệp Định Thương Mại là thời cơ để VN cải tổ lại nên kinh tế còn yếu kém vì nạn tham nhũng, cũng như sửa đổi lại nền hành chánh quan liêu lỗi thời và trên hết là biết xử dụng CÔNG PHÁP QUỐC TẾ, chứ không phải là xài LUẬT RỪNG XHCN, trong lúc đã chấp nhận làm ăn chung, tuyệt đối phải CÔNG BẰNG SÒNG PHẲNG theo luật định. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều tuyên truyền bôi bác, rằng ký Hiệp Định Thương Mại, chắc chắn trong tương lai, VN sẽ bị lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, dù thực sự đây mới chính là bước đầu rất quan trọng, để VN được thu nhận vào Tổ Chức Thương Mai Quốc Tế (WTO) sau này.

 

          Hiệp Định Thương Mại Song Phương (Bilateral Trade Agreement-BTA), đã được VC và Hoa Kỳ, ký kết tại Hoa Thuận Đốn ngày 13-7-2000 (thời TT Bill Clinton). Nhìn chung, đây là một văn bản rất chi tiết (detailed) và vô cùng phức tạp (complicated), qua 7 chương chính (chapter) và 9 phụ lục (annexe). Ngoài ra trong văn bản (BTA), có kèm theo mục Định Nghĩa (Definition), nói rõ nhiệm vụ Các Bên (Parties-Dành chung hai nước) và Bên (Party ốChỉ riêng từng quốc gia).

 

           Ngay từ Chương Đầu nói về Thương Mại Hàng Hóa, đã đề cập ngay tại Điều 1- Về Quy Chế "Tối Huệ Quốc (Most Favored Nation- MFN) ", còn được gọi là Quan Hệ Thương Mai Bình thường. mà hai nước đã cam kết khi ký văn bản, là phải lập tức thi hành vô điều kiện. Nhưng quan trọng nhất là ở Chương II, điều 2 có nói tới Quyền "Sở Hửu Trí Tuệ" (Intellectual property rights), rất chi tiết, bao gồm Quyền Tác Giả (Copyright), Quyền Liên Quan (Related right), Nhãn Hiệu Hàng Hóa (Trademarks), Bằng Sáng Chế (Patents).. Trong lúc VN Xã Nghĩa và Trung Cộng đang đứng đầu thế giới về"  tội xâm phạm Quyền Sở HửuTrí Tuệ" của Nhân Loại, trong đó làm thiệt hại nhiều nhất cho Đại Công Ty Microsolf của tỷ phú Mỹ Bill Gate.

 

          Chính những điều khoản liên quan tới “ NGƯỜI CÓ QUYỀN (Right Holder)” bao gồm Thế Nhân hoặc Pháp Nhân, là người duy nhất có quyền cấp độc quyền sáng chế (Exclusive Lisensee), trước Pháp Lý và Công Ước Quốc Tế (International Convention), là một trong những điều còn lại, là những con dao hai lưởi đã gây không biết bao nhiêu phiền phức cho cả Trung Cộng lẫn VN, trong việc buôn bán gian lận đã bị phát hiện và tố cáo hằng ngày.

 

2-TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) :

          Tổ chức thương mại quốc tế hay Chợ Toàn Cầu, là một tổ chức mang tính đa quốc gia, với nhiều hệ thống thương mại, nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư, giúp tạo phúc lợi cho dân chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước thành viên, bằng cách mở cửa thị trường, để cùng cạnh tranh làm ăn trong qui định của luật pháp quốc tế.

 

          Nói chung WTO là sự tiếp nối của Thỏa Ứớc Tổng Quát về Quan Thuế và Thương Mại (GATT), ra đời từ năm 1947 nhằm khuyến khích tự do mậu dịch, bãi bỏ chế độ hạn ngạch trong sự hợp tác thương mại quốc tế. Tháng 4-1994 các nước thành viên của GATT họp tại Marrakesh và ngày 1-1-1995 tổ chức thương mai thế giới chính thức ra đời, đặt trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ), với 120 quốc gia thành viên. Hiện VN đã được thu nhập vào tổ chức này, sau khi trở thành một quan sát viên, trong cuộc hội nghị cấp bộ trưởng của WTO vào năm 1996.. Vào tổ chức này, ngoài việc các thành viên phải dành qui chế tối huệ quốc cho nhau, cũng như không được phân biệt để đối xử giữa hàng hóa ngoại nhập và trong nước, về phương diện thuế quan và luật pháp.

 

          Tuy cùng mang tiếng là thành viên của WTO nhưng mặt thật trong tổ chức thương mại quốc tế này, vẫn chia thành ba nhóm rõ rệt, với khoảng cách (GAP) về trình độ của các thành viên thuộc nhóm Phát Triển (Developed countries), Đang Phát triển (Developing ) và Kém Phát Triển (Lesser-developed). Chính vì vậy nên trong nội bộ luôn xãy ra những tình huống rất bất công, mà Mỹ, Nhật và các nước Âu Châu trong nhóm một (Phát Triển), thường bày ra các luật lệ, như một thứ công cụ, để che đậy chính sách bảo hộ củả minh.

 

          Trung Cộng từ ngày mở cửa trãi thảm đón câp " Nixon-Kissinger" năm 1972 nhưng mãi tới 15 năm sau, mới đạt được Hiệp Định Song Phương với Mỹ và sau đó được hội nhập vào WTO năm 2001. Là một nước lớn với 731 triệu lao động, có giá rẽ mạt so với bất cứ nước nào, như là một điều kiện tiên quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực (39%). Lợi điểm này càng tăng nhiều lần, khi TC là thành viên của WTO, có điều kiện mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu, mà VN là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất.

 

          Từ trước tới nay bang giao giữa hai nước Việt-Trung, ngoài vấn đề có chung biên giới dài, còn có nhiều điểm tương đồng về hàng xuất cảng, nhất là sau thời kỳ hai nước mở cửa, để hội nhập vào thế giới tư bản. Tuy nhiên hàng hóa của hai nước, có tương đồng về sản phẩm như hàng may mặc, nông thủy sản.. nhưng khác biệt về cơ cấu sản xuất. Trung Cộng với đất rộng, lao động rẽ, vốn nhiều lại có chính sách " trợ giá ".. nên cùng một món hàng, lại có giá thành rẽ hơn hàng VN nhiều lần. Hơn nửa, TC đang là thanh viên của WTO, nên hàng VN không làm sao cạnh tranh nổi, dù phẩm chất hàng hóa VN rất tốt và an toàn vệ sinh hơn hàng TC. Một ảnh hưởng khác cũng không kém phần quan trọng đối với VN, là dù hứa hẹn để được vào WTO nhưng đến nay, TC vẫn cứ thả nổi tỷ giá của Đồng Nhân Dân Tệ, nay lại trở thành đồng tiền trao đổi tự do, đối với các loại kim ngạch khác của thế giới, trong đó có đồng đo la Mỹ.

 

          Qua những biến chuyển trên, nên từ năm 2001, VN và Trung Cộng được đánh giá là hai nước phát triển kinh tế nhất vùng Đông Nam Á, song song với quốc nạn Tham Nhũng cũng đã đưa hai nước lên đầu bảng " các quốc gia tham nhũng nhất thế giới >.

 

          . Gia nhập WTO sẽ giúp VN thoát được nền kinh tế lạc hậu hiện nay với điều kiện VC phải hủy bỏ hay cải tổ nền kinh tế " định hướng bao cấp xã hội chủ nghĩa ", cùng nền chính trị độc đảng độc tài, nền hành chánh kịch cởm quan liêu và sự chỉ huy tập quyền trong tay một nhóm đảng viên cao cấp tại Bắc Bộ Phủ. Những điều kiện nêu trên, đồng thời cũng là tử huyệt làm sụp đổ chế độ CSVN, chỉ biết lợi ích cá nhân mà không cần lo cho dân nước.. Bởi vậy dù mang tiếng là đổi mới nhưng VC chẳng bao giờ thực thi đứng đắn những cam kết đã ký, vì người Mỹ có đứng bên cạnh để quan sát, sửa sai nhưng cũng chỉ để chiếulệ mà thôi .

 

          Như các lần ký kết bí mật với Trung Cộng,để nhượng đất bán biển cho kẻ thù. Lần này VC cũng bí mật nhượng bộ lớn lao quyền lợi của đồng bào, để Mỹ chấp thuận cho vào WTO. Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập cảng của Hoa Ky, từ dụng cụ xây cất, dược phẩm, hàng không, nông phẩm vào VN, được VC miễn hay đánh thuế tối đa là 15%. Ngược lại hàng VN vào Mỹ phải được kiểm phẩm theo qui định của WTO, do chính Mỹ giám sát . Với các dịch vụ viễn thông, năng lượng, ngân hàng.. Mỹ cũng đòi VN phải mở rộng để được cạnh tranh và dùng luật lệ của WTO giải quyết tất cả tranh chấp nếu có.

 

          Tóm lại VN dù có gia nhập WTO hay TPP trong tương lai nếu đưọc, thì cũng chẳng có lợi lộc gì cho đồng bào, vì xã nghĩa tới nay vẫn còn theo đuổi một nền kinh tế, trong đó quốc doanh chiếm phần lớn. Do trên hàng hóa xuất cảng của VN không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Cộng. Ngoài ra từ khi vào WTO, VN sẽ được gắn nhản hiệu định danh kinh tế phi thị trường,kéo dài 12 năm. Việc này, chỉ tạo điều kiện cho các thành viên khác, kể cả Mỹ dễ dàng hơn trong việc chống phá giá các hàng bản địa của VN,như tôm đông lạnh, cá fish, hàng may mặc, giầy dép khi xuất cảng.. Trước tình cảnh này, khiến tổ chức Oxfam của Anh Quốc cũng chỉ trích là người Mỹ đã lợi dụng bốc lột các nước nghèo như VN khi xin gia nhập WTO. Trong lúc đó hầu hết dư luận trong ngoài nước đều có chung nhận xét là VC quá sai lầm và làm mất thể diện của dân tộc , khi chấp nhận bãi bỏ công cuộc đầu tư ngành dệt may của nước ta, để được Mỹ cho vào WTO.

 

          Vì lợi ích của đảng, VC nhắm mắt chấp nhận hầu như tất cả những nhu cầu của Mỹ, từ điều kiện này tới nhượng bộ khác, chỉ mong Mỹ cấp qui chế bình thường vĩnh viễn, cũng như xóa tên trong danh sách các nước vi phạm nhân quyề, để được vào WTO. Sự kiện này chỉ có lợi cho Đảng cầm quyền nhưng khiến cho đồng bào nghèo cả nước chịu thiệt thòi quá lớn vì sự chèn ép của Mỹ., trên phương diện giao thương bình đẳng giữa hai nước có trình độ chênh lệch quá xa về kinh tế. Tuy nhiên hầu hết cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều thích đồng đô la Mỹ. Cho nên dù biết VN nếu cứ thì sớm muộn cũng lâm vào tình trạng kiệt quê như đã thấy vào cuối năm 2016.

 

3- NHÌN LẠI SỰ ĐỔI MỚi TẠI VN TỪ 1987-2016                 

          Công cuộc Đổi Mới tại VN, coi như mở màn từ năm 1987. cũng là thời gian Mỹ và TC đã ký Hiệp Định Thương Mại Song Phương. Vì không thể che dấu được sự thật, nên Nguyễn Văn Linh lúc đó là TBT phải xác nhận sự thất bại của hệ thống kinh tế quốc doanh và ra lệnh sửa đổi bằng “ kinh tế thị trường “ . Nhưng để không mất ưu quyền độc tôn, đảng gọi đó “ Kinh Tế Thị trường Theo Định Hứng XHCN “.Nhờ vậy Võ Văn Kiệt qua cố vấn của các chuyên viên kinh tế thời VNCH giúp, đã cho thi hành nhũng cải cách kinh tế táo bạo, mà mục đích chính là để được chia phần lớn lợi nhuận khi đứng làm “ ô dù “. Nhưng dù sự cởi mở có giới hạn, nhưng bắt đầu từ thập niên 90, nên kinh tế VN đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển. nhất là trong lãnh vực nông nghiệp vì nông dân không còn bị bắt buộc tập thể hóa lao động và bán luá cho nhà nước với giá rẽ mạt.

 

          Trong khi VN đang dò dẫm từng bước trên chặng đường đổi mới (1987-1989) thì bên ngoài thế giới đã xảy ra không biết bao nhiệu sự kiện lịch sử ‘ bạt vía kinh hồn ‘.Tại LX trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 3-1989, có đến 38 bí thư tỉnh ủy và một ủy viên bộ chính trị bị loại. Kết quả trên đã làm cho đảng CSVN lo sợ phận mình rồi cũng sẽ tới phiên mất chức, mất mạng và tiêu tán tài sản đã cướp giựt của dân nước suốt thời gian qua. Do đó VC rất sợ dân chủ và đa đảng .

 

          Tháng 6-1989, Trung Cộng đã ra lệnh tàn sát dã man hằng ngàn sinh viên trong nước tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) khi họ đứng dậy đòi tự do dân chủ. Tiếp theo là sự tan rã hoàn toàn của đế quóc Liên Bang Sô Viết (LX) tại Đông Âu, Đông Đức. Ngày 9/11 tới phiên bức tường ô nhục Bá Linh bị giựt xập, nước Đức thống nhất. Các lãnh tụ đỏ như Honecker (Đông Đức), Husack (Tiệp) bị bắt còn vợ chồng Ceauscescu của Lổ bị dân chúng treo cổ đền tội. Sự kiện trên càng khiến cho CSVN thêm sợ, một mặt thì lại đổ thừa cho đế quốc Mỹ và tư bản phá hoại, mặt khác thì bảo thủ chống lại cuộc chuyển hướng ý thức hệ. Bởi vậy  Nguyễn Văn Linh mới hôm qua còn hô hào đổi mói, nay quyết tâm trở lại uy quyền của vô sản chuyên chính, qua lời tuyên bố ‘ Chừng nào tư bản còn tồn tại, chừng nào XHCH chưa đạt được thắng lợi cuối cùng trên thế giới. Khi đó chủ nghĩa Mark-Lê vẫn còn là đỉnh cao trí tuệ loài người .. ’ ’ ’

 

          Trước nguy cơ bị sụp đổ và tan vở như Đông Đức, Đông Âu, Liên Xô.. nên bộ Chính Trị mở phiên họp khẩn cấp ngày 10-4-1990 để nghị quyết bằng mọi giá, phải nối lại tình đồng chí với TC, bảo vệ CNXH. Đó là lý do phát sinh ra hội nghị Thành Đô. Tóm lại Đổi Mới tại VN chỉ là sự góp nhặt từ cởi mở, để theo đó mà tái cấu trúc các sự kiện có liên quan tới kinh tế, ngoại giao như là hậu quả tất yếu của thời mở cửa đón nhận con buôn nước ngoài.

 

          Không ai phủ nhận những thành tích của Võ Văn Kiệt từ khi còn làm Thành Ủy Sài Gòn cho tới lúc giữ chức thủ tướng (1991-1997) qua công cuộc đổi mới. Câu hỏi được đặt ra là thành tích đó, thật sự ai được hưởng ? . Ngoài ra Kiệt chỉ đổi mới về kinh tế để có cơ hội chia chát hưởng lợi nhuận. Nhưng về lãnh vực chính trị, vẫn răm rắp tuân hành theo đường lối nghị quyết của đảng, đã được ghi trong bản hiến pháp mới năm 1992 " VN tiếp tục độc đảng song song với chính sách ‘ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ‘.Ngoài ra điều 4 của HP trên còn xác nhận thêm " đảng là đai biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc theo chủ nghĩa Lê-Mark và tư tưởng HCM (thay Mao Trạch Đông) ".   

                    

          Đổi mới là vậy đó nhưng Trần Bạch Đằng (Tư Ánh-Trương Gia Triều), một trong những cố vấn của Võ Văn Kiệt, vào cuối năm 1996 đã cuồng điệu khi nhân danh cho đảng CSVN viết gủi thiên hạ ‘ bản thông điệp của thế kỷ XXI ‘ đại ý xác quyết rằng cái lớn nhất của thế kỷ XX tại VN, đó là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa sang độc lập, dân nô lệ sang tự do và quốc gia đoí nghèo sang quốc gia chắc chắn sẽ giàu mạnh ‘.Tiếc thay nay cả Võ Văn Kiệt lẫn Trần Bạch Đằng đều chết, nên không thấy được sự khủng hoảng về kinh tế lẫn chính trị tại VN từ đầu năm 2008, hậu quả tất yếu của cái gọi là ‘ Đổi Mới Tư Duy’ với mục đích kinh tài cứu đảng và làm giàu cho tư bản đỏ, mà ai cũng thấy . Ngoài ra dân đói cũng kệ, nước sắp mất về Tàu đỏ.. có sao đâu, miễn đảng ta đời đời độc tôn và bền vững là đủ.

 

          VN là một quốc gia nông nghiệp truyền thống ngàn đời, lại phải trì trệ bước tiến vì thảm trạng chiến tranh kéo dài hằng trăm năm từ thời Pháp thuộc (1884-1945) cho tới 1975. Tại VNCH nhờ Chính phủ biết áp dụng nền kinh tế thị trường (cho dù có thu hẹp), ít ra cũng tạo được cơm ăn áo mặc cho mọi người. Trái lại ở Miền Bắc (1954-1975),, CS Hà Nội vì nhắm mắt theo đuổi chính sách kinh tế hoạch định, nên ba lần thi hành kế hoạch ngủ niên (1960-1976) đều thất bại Võ Văn Kiệt là một đảng viên trung kiên và lảo thành của chế độ, nên đã lợi dụng sự chấm dứt giúp đỡ của quốc tế vô sản, để bước qua giai đoạn ‘ quá độ ‘ tư bản (đổi mới) rồi tiến về cổng thiên đường cộng sản. Tóm lại mục đích của Kiệt và đảng là sự hoán chuyển vai trò đấu tranh giai cấp của công nhân lao động từ ‘ bạo động cướp chính quyền ‘ sang ‘ làm việc bằng chân tay ‘ . Đó chính là yêu cầu của tư bản nước ngoài khi chịu bỏ tiền vào VN để sử dụng mồ hôi nước mắt của dân tộc Việt. Những toa tàu xác người này sẽ được kéo bởi các đầu máy mà đảng gọi là ‘ tập thể trí tuệ ‘ không ai khác hơn là Đồng, Mười, Linh, Kiệt, Khải, Nguyễn tấn Dũng và hiện nay là ekip Trọng, Quang, Phúc, Ngân...

         

Xóm Cồn Hạ Uy Di

tháng 1-2017

MƯỜNG GIANG



Ý kiến bạn đọc
09/01/201703:30:00
Khách
Bài viết rất xúc tác và tích cực. Nhưng vẫn có tính cục bộ. Luôn đổ lỗi là phe nhóm, bè phái, bắc nam. Nên nhớ là từ ngày miền Nam xụp đổ. Từ Tôn Đức Thắng đến Trương Tấn Sang làm Chủ Tịch nước. Từ Võ Văn Kiệt đến Nguyễn Tấn Dũng đều là phe miền nam. Nhưng vẫn bị ghép là Bắc Bộ Phủ. Do đó bài viết mất hết gía trị của một bài bình luận. Có tính cách của một nhà phân tích thời cuộc, cả về kinh tế và chính trị. Phải đổi tư tưởng này thì tiến trình dân chủ hoá và chuyển đổi chính thể mới có thể bàn tới.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.