Sắp đến Tết, em bận rộn với Hội Sinh Viên Việt Nam tại trường học, đến nỗi tôi là kẻ may mắn được mang nhãn hiệu "người yêu em" - và cũng là người em yêu - mà chẳng được gặp mặt em hơn mười lăm phút. Em là như thế, luôn bận rộn với việc xã hội, luôn xao lãng việc yêu đương. Bất cứ thằng con trai nào trong hoàn cảnh của tôi cũng phải than lên rằng em tốt bụng đến không cần thiết. Nhưng đó là niềm vui của em. Tôi là kẻ yêu em thì làm sao nhẫn tâm tước đi niềm vui của em chứ. Thế là tôi đành kiên tâm chờ em ban bố cho những giờ rảnh rỗi trong cái thời khóa biểu nhằng nhịt công tác ấy. Ai bảo tôi yêu em, yêu cả cái tốt bụng đến không cần thiết và yêu đến không thể thiếu đi em trong đời, mặc dù những lúc có em chỉ là những phút giây ngắn ngủi và vội vã. Tôi cần những phút ấy vì ngoài em ra không ai có thể mang cho tôi cái cảm giác rất thật mà người ta gọi là hạnh phúc, dù chỉ là trong một khoảnh thời gian…
Em phải ở lại trường để thắt nơ cho những con thú nhồi bông - quà tượng trưng cho những ai may mắn ở gian hàng chợ Tết năm nay. Lần thứ ba em lỗi hẹn trong một tuần. Tôi giận mà cũng chẳng biết giận ai, vì em bao giờ chẳng có một lý do chính đáng. Nhớ em, tôi chạy ra tiệm mua vài món ăn và ly sinh tố dâu "to go". Em nhận chúng như chưa từng nhận quà trong đời, ăn ngon lành và không chia cho tôi tí nào cả. Rồi em cười: "Anh xem, em bận đến quên ăn này!" Em cầm tay tôi, mắt long lanh:
- Anh săn sóc cho em tận tình quá.
Những giây phút này làm tôi quên tất cả: quên giận, quên bực tức, quên…
- Mồng ba Tết mình đi chơi! Hai đứa thôi.
Thật không em, thật không… Tôi thấy trong lòng vui như ngày còn bé được mẹ hứa cho bánh kẹo. Tôi yêu em đến thế đấy.
- Em lo tất cả. Em chi luôn. Anh chỉ việc chờ em đến.
Rồi tôi nghe loáng thoáng: nào là em sẽ mua trái cây, mua bánh, rồi chúng ta lái xe ra vùng ngoại ô ngắm cảnh… Em có lôi tôi đi nha sĩ tôi cũng vui lòng mà đi để được gặp em.
Mồng ba Tết. Em đậu xe trước cửa rồi chạy lên nhà tôi:
- Cho em mượn chiếc áo dài của bé Thảo nhà anh đi!
Trời đất, bé Thảo tám tuổi thì áo dài của nó em mặc sao vừa chứ.
- Nhanh lên, đi với em!
Trái cây và bánh kẹo em hứa mua trở thành một chiếc áo đầm ren trắng, vài cái kẹp tóc hình con bươm bướm ngộ nghĩnh, mấy dải ruy-băng mềm mại… Toàn đồ làm điệu cho con nít. Ngoại ô của chúng tôi trở thành một căn chung cư nghèo nàn và cũ kỹ. Em lôi từ trong căn chung cư ra một đứa bé lấm lem và gầy guộc.
- Đây là bé Ti. Bé Ti chào anh đi cưng!
Con bé chào lí nhí trong miệng. Trạc tuổi bé Thảo mà nó có vẻ rụt rè hơn nhiều. Mắt bé Ti đẹp hơn Thảo, nó mang một nét buồn u uẩn làm cho con bé có vẻ lớn hơn tuổi thật của mình.
- Em đem bé Ti đi thi Trẻ Em Đẹp ở Hội Chợ nè. Anh biết không, tội nghiệp con bé từ nhỏ chẳng có ai lo lắng, chẳng bao giờ em thấy nó cười anh ạ…
Em vừa kể vừa sửa soạn cho đứa bé: Tắm rửa sạch sẽ, chải tóc thẳng thắn, rồi kẹp những con bướm lên tóc nó… Ba bé Ti về. Một người đàn ông khoảng ba mươi mấy, còn vướng mùi bia nồng nặc. Ông ta lớn tiếng:
- Con Ti đâu sao mà để nhà bê bối thế… Tao thua bạc mày liệu hồn nghe Ti… Rồi như nhận thấy sự hiện diện của chúng tôi, ông ta lại cằn nhằn:
- Cô nữa à, lại làm gì con bé nhà tôi đấy… Ối trời ơi mới bằng này tuổi mà cô dạy cho nó ngựa rồi à…
Tôi lôi em ra khỏi nhà. Mình về đi em. Không. Ông ta không thích mình ở đây. Mặc, lúc tỉnh rượu ông ấy cho phép em rồi. Nhưng còn ngoại ô của chúng ta. Em nhìn tôi, nét mặt thoáng buồn: Em có lỗi với anh. Tôi không còn chịu được nữa.
- Em tính có lỗi với anh đến bao giờ! Em biết em có lỗi như thế này bao nhiêu lần rồi không" Người ta không muốn em ở đây mà, em làm gì phải chịu đựng những lời lẽ thô tục như vậy…
- Bé Ti cũng làm gì để phải chịu đựng những lời ấy"
Cơn giận của tôi lên cao:
- Em đừng làm thánh có được không, anh không yêu nổi một vì thánh sống đâu. Mà có cố gắng bao nhiêu thì em vẫn là người kia mà! Em bằng xương bằng thịt chứ có phải là thiên thần bản mệnh của ai đâu! Em đừng tự quan trọng hóa vai trò của mình như vậy chứ…
Em lặng người rồi vụt chạy, bỏ lại sau lưng tiếng nấc đứt quãng và rời rạc. Tôi bừng tỉnh nhưng đã trễ, em mất hút đi trong con ngõ lạ lẫm. Bé Ti nép mình bên cửa quan sát chúng tôi, đôi mắt sũng nước của nó chớp nhanh. Những giọt nước mắt lặng lẽ của một em bé ngây thơ làm cho người ta khó chịu vô cùng, còn hơn là những giọt lệ của người mình yêu quý nhất. Tôi thấy mình nắm tay bé Ti, lau mắt cho nó rồi đưa nó đi thi trẻ em đẹp như em đã hứa.
Trời ơi, sao mà nhiều giấy tờ và thủ tục thế… Bé Ti, em mấy tuổi; bé Ti, em họ gì, bé Ti, bé Ti… Cho đến lúc bé Ti xuất hiện trên sân khấu trong bộ quốc phục của Thảo tôi mới được nghỉ ngơi một chút. Con bé xinh đáo để, nhưng nó nhát quá. Tôi đứng dưới khán đài mỉm cười khuyến khích. Bé Ti yên tâm hơn, giọng hát của nó vang lên thật cao, thật trong : "Cho yêu thương khắp trên địa cầu ở trong một vòng tay…" Khán giả vỗ tay. Bé Ti cười.
Nụ cười thơ ngây, bẽn lẽn mà kiêu hãnh, rạng rỡ hơn bài ca mùa xuân đang vang vọng, tươi sáng hơn những cánh mai vàng rực khắp không gian - nụ cười chính là một mùa xuân vừa đến muộn. Nó là hiện thân của một niềm vui đơn sơ và trong sáng: được yêu thương và được chấp nhận. Nụ cười chứng tỏ bé Ti đã tìm lại được cái tuổi thơ nó chưa từng biết nó đã mất.
Tôi nhớ một lần em đã từng nói: "Đừng bao giờ để lỡ một cơ hội để cho đi." Bây giờ tôi mới hiểu: Một lần cho đi là một lần mang mùa xuân đến. Em ơi! Trong đám đông xô bồ em có thấy gương mặt bé Ti đang rạng rỡ" Em có nghe tôi đang gào thét tên em trong lòng" Em có tha lỗi cho tôi không, hỡi cô bé sứ giả của mùa xuân…
Sao Băng.
Em phải ở lại trường để thắt nơ cho những con thú nhồi bông - quà tượng trưng cho những ai may mắn ở gian hàng chợ Tết năm nay. Lần thứ ba em lỗi hẹn trong một tuần. Tôi giận mà cũng chẳng biết giận ai, vì em bao giờ chẳng có một lý do chính đáng. Nhớ em, tôi chạy ra tiệm mua vài món ăn và ly sinh tố dâu "to go". Em nhận chúng như chưa từng nhận quà trong đời, ăn ngon lành và không chia cho tôi tí nào cả. Rồi em cười: "Anh xem, em bận đến quên ăn này!" Em cầm tay tôi, mắt long lanh:
- Anh săn sóc cho em tận tình quá.
Những giây phút này làm tôi quên tất cả: quên giận, quên bực tức, quên…
- Mồng ba Tết mình đi chơi! Hai đứa thôi.
Thật không em, thật không… Tôi thấy trong lòng vui như ngày còn bé được mẹ hứa cho bánh kẹo. Tôi yêu em đến thế đấy.
- Em lo tất cả. Em chi luôn. Anh chỉ việc chờ em đến.
Rồi tôi nghe loáng thoáng: nào là em sẽ mua trái cây, mua bánh, rồi chúng ta lái xe ra vùng ngoại ô ngắm cảnh… Em có lôi tôi đi nha sĩ tôi cũng vui lòng mà đi để được gặp em.
Mồng ba Tết. Em đậu xe trước cửa rồi chạy lên nhà tôi:
- Cho em mượn chiếc áo dài của bé Thảo nhà anh đi!
Trời đất, bé Thảo tám tuổi thì áo dài của nó em mặc sao vừa chứ.
- Nhanh lên, đi với em!
Trái cây và bánh kẹo em hứa mua trở thành một chiếc áo đầm ren trắng, vài cái kẹp tóc hình con bươm bướm ngộ nghĩnh, mấy dải ruy-băng mềm mại… Toàn đồ làm điệu cho con nít. Ngoại ô của chúng tôi trở thành một căn chung cư nghèo nàn và cũ kỹ. Em lôi từ trong căn chung cư ra một đứa bé lấm lem và gầy guộc.
- Đây là bé Ti. Bé Ti chào anh đi cưng!
Con bé chào lí nhí trong miệng. Trạc tuổi bé Thảo mà nó có vẻ rụt rè hơn nhiều. Mắt bé Ti đẹp hơn Thảo, nó mang một nét buồn u uẩn làm cho con bé có vẻ lớn hơn tuổi thật của mình.
- Em đem bé Ti đi thi Trẻ Em Đẹp ở Hội Chợ nè. Anh biết không, tội nghiệp con bé từ nhỏ chẳng có ai lo lắng, chẳng bao giờ em thấy nó cười anh ạ…
Em vừa kể vừa sửa soạn cho đứa bé: Tắm rửa sạch sẽ, chải tóc thẳng thắn, rồi kẹp những con bướm lên tóc nó… Ba bé Ti về. Một người đàn ông khoảng ba mươi mấy, còn vướng mùi bia nồng nặc. Ông ta lớn tiếng:
- Con Ti đâu sao mà để nhà bê bối thế… Tao thua bạc mày liệu hồn nghe Ti… Rồi như nhận thấy sự hiện diện của chúng tôi, ông ta lại cằn nhằn:
- Cô nữa à, lại làm gì con bé nhà tôi đấy… Ối trời ơi mới bằng này tuổi mà cô dạy cho nó ngựa rồi à…
Tôi lôi em ra khỏi nhà. Mình về đi em. Không. Ông ta không thích mình ở đây. Mặc, lúc tỉnh rượu ông ấy cho phép em rồi. Nhưng còn ngoại ô của chúng ta. Em nhìn tôi, nét mặt thoáng buồn: Em có lỗi với anh. Tôi không còn chịu được nữa.
- Em tính có lỗi với anh đến bao giờ! Em biết em có lỗi như thế này bao nhiêu lần rồi không" Người ta không muốn em ở đây mà, em làm gì phải chịu đựng những lời lẽ thô tục như vậy…
- Bé Ti cũng làm gì để phải chịu đựng những lời ấy"
Cơn giận của tôi lên cao:
- Em đừng làm thánh có được không, anh không yêu nổi một vì thánh sống đâu. Mà có cố gắng bao nhiêu thì em vẫn là người kia mà! Em bằng xương bằng thịt chứ có phải là thiên thần bản mệnh của ai đâu! Em đừng tự quan trọng hóa vai trò của mình như vậy chứ…
Em lặng người rồi vụt chạy, bỏ lại sau lưng tiếng nấc đứt quãng và rời rạc. Tôi bừng tỉnh nhưng đã trễ, em mất hút đi trong con ngõ lạ lẫm. Bé Ti nép mình bên cửa quan sát chúng tôi, đôi mắt sũng nước của nó chớp nhanh. Những giọt nước mắt lặng lẽ của một em bé ngây thơ làm cho người ta khó chịu vô cùng, còn hơn là những giọt lệ của người mình yêu quý nhất. Tôi thấy mình nắm tay bé Ti, lau mắt cho nó rồi đưa nó đi thi trẻ em đẹp như em đã hứa.
Trời ơi, sao mà nhiều giấy tờ và thủ tục thế… Bé Ti, em mấy tuổi; bé Ti, em họ gì, bé Ti, bé Ti… Cho đến lúc bé Ti xuất hiện trên sân khấu trong bộ quốc phục của Thảo tôi mới được nghỉ ngơi một chút. Con bé xinh đáo để, nhưng nó nhát quá. Tôi đứng dưới khán đài mỉm cười khuyến khích. Bé Ti yên tâm hơn, giọng hát của nó vang lên thật cao, thật trong : "Cho yêu thương khắp trên địa cầu ở trong một vòng tay…" Khán giả vỗ tay. Bé Ti cười.
Nụ cười thơ ngây, bẽn lẽn mà kiêu hãnh, rạng rỡ hơn bài ca mùa xuân đang vang vọng, tươi sáng hơn những cánh mai vàng rực khắp không gian - nụ cười chính là một mùa xuân vừa đến muộn. Nó là hiện thân của một niềm vui đơn sơ và trong sáng: được yêu thương và được chấp nhận. Nụ cười chứng tỏ bé Ti đã tìm lại được cái tuổi thơ nó chưa từng biết nó đã mất.
Tôi nhớ một lần em đã từng nói: "Đừng bao giờ để lỡ một cơ hội để cho đi." Bây giờ tôi mới hiểu: Một lần cho đi là một lần mang mùa xuân đến. Em ơi! Trong đám đông xô bồ em có thấy gương mặt bé Ti đang rạng rỡ" Em có nghe tôi đang gào thét tên em trong lòng" Em có tha lỗi cho tôi không, hỡi cô bé sứ giả của mùa xuân…
Sao Băng.
Gửi ý kiến của bạn