Cuộc bầu cử Iraq là một chiến thắng, mở đầu cho nhiều gian nan khác…
Dù hoài nghi đến mấy, mọi người đều phải thấy rằng cuộc bầu cử vừa qua tại Iraq là một chiến thắng. Đây là một chiến thắng bất ngờ cho nhiều người nhưng cũng báo hiệu nhiều gian nan kế tiếp trên con đường xây dựng dân chủ và diệt trừ khủng bố.
Hãy nói về các yếu tố bất ngờ trước.
Chính quyền Bush đã phạm nhiều sai lầm sau khi tấn công và lật đổ chế độ Saddam. Chiến tranh luôn luôn có sai lầm, nhưng kể từ chiến tranh Việt Nam, trong các cuộc chiến Hoa Kỳ tham dự, mọi sai lầm đều thành đề mục đấu tranh chính trị, có khi làm chính quyền bị tê liệt và phải triệt thoái. Hoa Kỳ mang tiếng đánh trống bỏ dùi, đem con bỏ chợ, tráo trở và phản bội đồng minh cũng vì đặc tính ấy của chính trường Mỹ, với sự tham gia tích cực của cánh tả đảng Dân chủ và các nhóm phản chiến trong nước. Các kẻ thù của Hoa Kỳ vì vậy tin là về dài thì Mỹ vẫn thua dù có thắng trên chiến trường. Lý luận ấy phần nào giải thích vụ khủng bố 9-11.
Điều bất ngờ là dù bị đả kích nặng, ông Bush không nhượng bộ, còn tái đắc cử vẻ vang và kiên quyết thực hiện chánh sách đã đề ra tại Iraq. Trong đó có cuộc bầu cử.
Điều bất ngờ thứ hai là sau những tiên đoán bi quan về giao tranh và khả năng phá hoại của các lực lượng phiến loạn, cuộc bầu cử tiến hành êm ả, với tỷ lệ tham dự rất cao của dân Iraq, cao hơn dân Mỹ gấp bội! Hình ảnh dân Iraq can đảm và hớn hở đi bầu sau những tường thuật về hăm dọa của khủng bố và phiến loạn đã gây bất ngờ. Kết cuộc thì dân Iraq cả thắng quân phiến loạn và ông Bush đã thắng các đối thủ tại Âu châu và Hoa Kỳ.
Điều bất ngờ này sở dĩ xảy ra vì đa số truyền thông và chính giới Dân chủ đã lầm lớn khi không nhìn thấy hoặc tường thuật đúng sự thật ở tại chỗ. Các cuộc bạo động trong vùng sinh hoạt của tộc Sunni được trình bày như một sự nổi loạn đồng loạt của cả xứ Iraq. Hình ảnh đặc công Việt cộng tấn công sứ quán Mỹ tại Sàigon trong vụ Mậu Thân 68 khiến Walter Conkrite và cả dư luận Mỹ kết luận là mình đã thua. Ngày nay, loại nhà báo như Dan Rather cũng gây hiểu lầm tương tự - vì gian, vì dốt hay vì cả hai thì ta khỏi bàn ở đây. Vì mục tiêu chính trị của mình, các chính khách mị dân hay thiên tả bèn hùa theo để suy diễn sai lạc khiến dân Mỹ phân vân.
Thực ra, sau khi hoài nghi thái quá, dân Mỹ cũng mừng rỡ thái quá và sau khi bị đả kích oan uổng, ông Bush ngày nay đang được ca tụng nhiều khi cũng quá lời.
Chính quyền Bush hiểu tâm lý người dân và đặc tính bồng bột tráo trở của truyền thông nên sẽ không say men chiến thắng sau khi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và tại Iraq (chưa nói đến bầu cử tại Afghanistan hay Palestine). Ông Bush không khiếp nhược rút lui như Johnson hoặc ngụy trang việc tháo chạy dưới mỹ từ như Kissinger và Nixon đã làm tại Việt Nam. Dân Iraq may hơn dân Việt Nam ở chuyện ấy đó.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử mới chỉ mở ra một chặng đường gian nan khác cho việc dân chủ hóa Iraq, và cho các đơn vị Hoa Kỳ ở tại chỗ.
Vì dư luận Mỹ chỉ chú trọng đến hoạt động khủng bố và phá hoại trong khu vực Sunni nên không thấy là đại đa số dân Shiite và Kurd ủng hộ bầu cử. Vấn đề sau bầu cử là đại biểu của hai sắc dân này sẽ cầm quyền ra sao trong khi các nhóm phiến loạn Sunite tiếp tục phá hoại sinh hoạt chính trị Iraq"
Chính quyền mới này phải bầu ra một cơ chế lãnh đạo khác. Rồi vừa soạn thảo Hiến pháp, vừa thiết lập nền móng chính trị, họ vừa phải đối phó với nội loạn Sunnite. Lúc đó, tìm đâu ra lực lượng bảo an và tiến hành việc diêt trừ phiến loạn như thế nào sẽ là hai bài toán nan giải, nhất là cho thành phần Shiite. Đơn giản là có lính không và có dám đánh không"
Kể về cấp số binh lính, chính quyền tân cử của Iraq có lực lượng cảnh sát (chừng hơn 40 ngàn), vệ binh quốc gia (cũng hơn 40 ngàn), có quân đội (vỏn vẹn hơn 4.000). Ngoài ra, tộc Shiite có các lực lượng võ trang như đạo quân Mehdi (hơn năm ngàn), đảng Islamic Daawa (hơn 10 ngàn) và các Lữ đoàn Badr (từ 25 đến 40 ngàn). Các lực lượng võ trang này đã từng hành quân nhân danh quân đội Iraq nhưng thực ra vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của các lãnh tụ Shiite. Chính quyền mới sẽ điều động lực lượng ấy ra sao và có thể đoàn ngũ hóa hay thống hợp vào trong quân đội Iraq được hay không"
Ta có thể mường tượng ra bài toán ấy khi nhớ đến chính quyền Ngô Đình Diệm sau 1955, trước lực lượng võ trang của các giáo phái và cán bộ của các đảng phái trong khi chính quyền trung ương chỉ có một quân đội đang thành hình do Pháp để lại.
Vấn đề quân số và tính ô hợp của quân đội mới đặt ra bài toán là khi yếu thế như vậy, lãnh đạo mới có dám thẳng tay xử lý nạn phiến loạn trong khu vực Sunni chăng" Ngày xưa, ông Diệm dám làm và mua thù chuốc oán về sau, ngày nay, giới lãnh đạo mới của Iraq có dám không" Câu hỏi này dẫn tới một thực tế khác: tất cả vẫn tùy thuộc vào lực lượng võ trang và ý chí chính trị của Hoa Kỳ tại Iraq.
Quân đội của Hoa Kỳ vẫn có mặt tại Iraq vì mục tiêu chiến lược lâu dài không chỉ thu gọn vào việc xây dựng dân chủ cho Iraq mà còn là tạo ra những chuyển biến trong toàn khu vực, tại Saudi Arabia, Syria và cả Iran hay Egypt, hầu diệt trừ nguy cơ khủng bố ngay tận gốc.
Xét như vậy, sau những hồ hởi về bầu cử, chúng ta vẫn ở trước một thực tế là chính quyền mới tại Baghdad vẫn cần tới sự yểm trợ của Hoa Kỳ và phải phối hợp hành quân với các đơn vị Anh-Mỹ. Và truyền thông Mỹ vẫn tiếp tục loan tải tin tức sôi nổi khi các đơn vị Mỹ bị tổn thất. Kết luận là các chính khách phản chiến của Mỹ chưa thất nghiệp và chiến thắng vẻ vang của ông Bush sau bầu cử tại Mỹ và Iraq chưa bảo đảm là ông sẽ hết gian nan ở sau lưng khi thừa thắng tiến quân trong trận chiến chống khủng bố toàn cầu.
Dù hoài nghi đến mấy, mọi người đều phải thấy rằng cuộc bầu cử vừa qua tại Iraq là một chiến thắng. Đây là một chiến thắng bất ngờ cho nhiều người nhưng cũng báo hiệu nhiều gian nan kế tiếp trên con đường xây dựng dân chủ và diệt trừ khủng bố.
Hãy nói về các yếu tố bất ngờ trước.
Chính quyền Bush đã phạm nhiều sai lầm sau khi tấn công và lật đổ chế độ Saddam. Chiến tranh luôn luôn có sai lầm, nhưng kể từ chiến tranh Việt Nam, trong các cuộc chiến Hoa Kỳ tham dự, mọi sai lầm đều thành đề mục đấu tranh chính trị, có khi làm chính quyền bị tê liệt và phải triệt thoái. Hoa Kỳ mang tiếng đánh trống bỏ dùi, đem con bỏ chợ, tráo trở và phản bội đồng minh cũng vì đặc tính ấy của chính trường Mỹ, với sự tham gia tích cực của cánh tả đảng Dân chủ và các nhóm phản chiến trong nước. Các kẻ thù của Hoa Kỳ vì vậy tin là về dài thì Mỹ vẫn thua dù có thắng trên chiến trường. Lý luận ấy phần nào giải thích vụ khủng bố 9-11.
Điều bất ngờ là dù bị đả kích nặng, ông Bush không nhượng bộ, còn tái đắc cử vẻ vang và kiên quyết thực hiện chánh sách đã đề ra tại Iraq. Trong đó có cuộc bầu cử.
Điều bất ngờ thứ hai là sau những tiên đoán bi quan về giao tranh và khả năng phá hoại của các lực lượng phiến loạn, cuộc bầu cử tiến hành êm ả, với tỷ lệ tham dự rất cao của dân Iraq, cao hơn dân Mỹ gấp bội! Hình ảnh dân Iraq can đảm và hớn hở đi bầu sau những tường thuật về hăm dọa của khủng bố và phiến loạn đã gây bất ngờ. Kết cuộc thì dân Iraq cả thắng quân phiến loạn và ông Bush đã thắng các đối thủ tại Âu châu và Hoa Kỳ.
Điều bất ngờ này sở dĩ xảy ra vì đa số truyền thông và chính giới Dân chủ đã lầm lớn khi không nhìn thấy hoặc tường thuật đúng sự thật ở tại chỗ. Các cuộc bạo động trong vùng sinh hoạt của tộc Sunni được trình bày như một sự nổi loạn đồng loạt của cả xứ Iraq. Hình ảnh đặc công Việt cộng tấn công sứ quán Mỹ tại Sàigon trong vụ Mậu Thân 68 khiến Walter Conkrite và cả dư luận Mỹ kết luận là mình đã thua. Ngày nay, loại nhà báo như Dan Rather cũng gây hiểu lầm tương tự - vì gian, vì dốt hay vì cả hai thì ta khỏi bàn ở đây. Vì mục tiêu chính trị của mình, các chính khách mị dân hay thiên tả bèn hùa theo để suy diễn sai lạc khiến dân Mỹ phân vân.
Thực ra, sau khi hoài nghi thái quá, dân Mỹ cũng mừng rỡ thái quá và sau khi bị đả kích oan uổng, ông Bush ngày nay đang được ca tụng nhiều khi cũng quá lời.
Chính quyền Bush hiểu tâm lý người dân và đặc tính bồng bột tráo trở của truyền thông nên sẽ không say men chiến thắng sau khi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và tại Iraq (chưa nói đến bầu cử tại Afghanistan hay Palestine). Ông Bush không khiếp nhược rút lui như Johnson hoặc ngụy trang việc tháo chạy dưới mỹ từ như Kissinger và Nixon đã làm tại Việt Nam. Dân Iraq may hơn dân Việt Nam ở chuyện ấy đó.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử mới chỉ mở ra một chặng đường gian nan khác cho việc dân chủ hóa Iraq, và cho các đơn vị Hoa Kỳ ở tại chỗ.
Vì dư luận Mỹ chỉ chú trọng đến hoạt động khủng bố và phá hoại trong khu vực Sunni nên không thấy là đại đa số dân Shiite và Kurd ủng hộ bầu cử. Vấn đề sau bầu cử là đại biểu của hai sắc dân này sẽ cầm quyền ra sao trong khi các nhóm phiến loạn Sunite tiếp tục phá hoại sinh hoạt chính trị Iraq"
Chính quyền mới này phải bầu ra một cơ chế lãnh đạo khác. Rồi vừa soạn thảo Hiến pháp, vừa thiết lập nền móng chính trị, họ vừa phải đối phó với nội loạn Sunnite. Lúc đó, tìm đâu ra lực lượng bảo an và tiến hành việc diêt trừ phiến loạn như thế nào sẽ là hai bài toán nan giải, nhất là cho thành phần Shiite. Đơn giản là có lính không và có dám đánh không"
Kể về cấp số binh lính, chính quyền tân cử của Iraq có lực lượng cảnh sát (chừng hơn 40 ngàn), vệ binh quốc gia (cũng hơn 40 ngàn), có quân đội (vỏn vẹn hơn 4.000). Ngoài ra, tộc Shiite có các lực lượng võ trang như đạo quân Mehdi (hơn năm ngàn), đảng Islamic Daawa (hơn 10 ngàn) và các Lữ đoàn Badr (từ 25 đến 40 ngàn). Các lực lượng võ trang này đã từng hành quân nhân danh quân đội Iraq nhưng thực ra vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của các lãnh tụ Shiite. Chính quyền mới sẽ điều động lực lượng ấy ra sao và có thể đoàn ngũ hóa hay thống hợp vào trong quân đội Iraq được hay không"
Ta có thể mường tượng ra bài toán ấy khi nhớ đến chính quyền Ngô Đình Diệm sau 1955, trước lực lượng võ trang của các giáo phái và cán bộ của các đảng phái trong khi chính quyền trung ương chỉ có một quân đội đang thành hình do Pháp để lại.
Vấn đề quân số và tính ô hợp của quân đội mới đặt ra bài toán là khi yếu thế như vậy, lãnh đạo mới có dám thẳng tay xử lý nạn phiến loạn trong khu vực Sunni chăng" Ngày xưa, ông Diệm dám làm và mua thù chuốc oán về sau, ngày nay, giới lãnh đạo mới của Iraq có dám không" Câu hỏi này dẫn tới một thực tế khác: tất cả vẫn tùy thuộc vào lực lượng võ trang và ý chí chính trị của Hoa Kỳ tại Iraq.
Quân đội của Hoa Kỳ vẫn có mặt tại Iraq vì mục tiêu chiến lược lâu dài không chỉ thu gọn vào việc xây dựng dân chủ cho Iraq mà còn là tạo ra những chuyển biến trong toàn khu vực, tại Saudi Arabia, Syria và cả Iran hay Egypt, hầu diệt trừ nguy cơ khủng bố ngay tận gốc.
Xét như vậy, sau những hồ hởi về bầu cử, chúng ta vẫn ở trước một thực tế là chính quyền mới tại Baghdad vẫn cần tới sự yểm trợ của Hoa Kỳ và phải phối hợp hành quân với các đơn vị Anh-Mỹ. Và truyền thông Mỹ vẫn tiếp tục loan tải tin tức sôi nổi khi các đơn vị Mỹ bị tổn thất. Kết luận là các chính khách phản chiến của Mỹ chưa thất nghiệp và chiến thắng vẻ vang của ông Bush sau bầu cử tại Mỹ và Iraq chưa bảo đảm là ông sẽ hết gian nan ở sau lưng khi thừa thắng tiến quân trong trận chiến chống khủng bố toàn cầu.
Gửi ý kiến của bạn