Cách đây 60 năm, một tai họa kinh hoàng đổ xuống các tỉnh Bắc phần và Bắc Trung phần của Việt Nam. Đó là trận đói năm Ất Dậu khiến hàng triệu người thiệt mạng. Chính phủ nào gây nạn đói này"
Diễn đàn Kinh tế của RFA sẽ mở lại hồ sơ thảm khốc này qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trên diễn đàn này, ông hay đưa ra những dự đoán về kinh tế trong tương lai. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông trở về quá khứ để mở lại một hồ sơ u ám của 60 năm về trước là trận đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam.
-- Thưa vâng, một hồ sơ u ám mà dư luận thế giới ít biết và nhiều thế hệ người Việt có khi lại đã quên. Và nói về chuyện dự báo thì một trường hợp tương tự vẫn có thể xảy ra trong thế kỷ 21 này, nếu ta theo dõi những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. Đó là chưa nói đến dịch cúm gia cầm nay đã tái phát ngay tại Việt Nam với tốc độ rất đáng e ngại.
Hỏi: Ta chỉ còn hai tuần nữa là sẽ ăn Tết Ất Dậu. Chúng tôi không muốn vào đầu năm lại nói về chuyện u buồn của quá khứ nên mới yêu cầu đề tài trên vào tuần này. Xin ông trước hết cho biết kích thước của thảm kịch, cụ thể là số tử vong của trận đói.
-- Chỉ một sự kiện này cũng đủ cho thấy kích thước của thảm kịch vì các chính quyền hay giới chức liên hệ đến tình hình Việt Nam vào thời ấy không thống nhất được số tử vong trực tiếp của trận đói, chưa nói đến hậu quả gián tiếp về nhân mạng, thí dụ như dịch bệnh. Mà lúc đó thì các chính quyền liên hệ thực ra lại có rất nhiều, chúng ta có người Pháp, người Nhật, và mấy chính quyền của người Việt. Nói vắn tắt thì trận đói xảy ra từ tháng 10 năm 1944 đến tháng Sáu năm 1945, nặng nhất là ở các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Kiến An, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình, và tại hai tỉnh miền Bắc Trung phần là Nghệ An và Hà Tĩnh. Duy nhất có một chính quyền có nỗ lực cứu đói là Chính phủ Trần Trọng Kim thì chính phủ này bị lật đổ bởi cuộc chính biến 19 tháng Tám năm 1945 và không kịp kiểm tra hay báo cáo tình hình tổn thất về nhân mạng.
Hỏi: Nghĩa là một trận đói lớn lao như vậy xảy ra mà mình không biết rõ về số tử vong"
-- Đấy là điều ai oán vì những kẻ có trách nhiệm sau đó bị quét sạch và những người còn lại thì lao vào một thảm kịch khác là chiến tranh. Về số tử vong thì tháng Năm, năm 1945, tức là bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền Bắc, toà Khâm Sai tại Hà Nội ra lệnh các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ngoài Bắc là hơn 380 ngàn, chết vì bệnh – mà không rõ bệnh gì – là hơn 20 ngàn, vị chi là 400 ngàn cho riêng miền Bắc. Qua tháng 10 năm đó, một giới chức quân sự Pháp tại Đông Dương là Tướng Mordant báo cáo là khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời cầm quyền tại Đông Dương – À la barre de l’Indochine – là có một triệu người miền Bắc chết đói. Phần mình, người Việt ước đoán là từ một đến hai triệu. Nhiều sử gia về sau nêu ra con số một triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số hai triệu, là điều ông Hồ Chí Minh có nói đến trong bài tuyên ngôn Độc lập của Việt Minh ngày mùng hai tháng Chín năm 1945. Để thấy rõ tầm mức thiệt hại thì mình cần nhớ là khi đó dân số miền Bắc và miền Bắc Trung phần chỉ vỏn vẹn có 10 triệu người. Toàn quốc thì có thể là hơn 20 triệu. Một tai họa khiến cho từ 5 đến 10% dân số toàn quốc bị chết, mà lại chết vì đói, là điều đáng buồn.
Hỏi: Bây giờ, ta hãy nói về những nguyên nhân. Vì sao lại có một tai họa như vậy"
-- Trả lời câu hỏi này, có lẽ ta phải thận trọng gỡ cho ra một mớ bòng bong chằng chịt rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân xa là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, vì Pháp khi đó đang lâm chiến và bị xâm chiếm. Nguyên nhân gần là các hậu quả về chiến tranh tại Đông Đương, vì hai rồi ba cường quốc liên hệ là Pháp, Nhật rồi cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Đó là cái nhân, cái duyên là thiên tai gây mất mùa tại miền Bắc, là những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên bị đói.
Hỏi: Ta hãy lần giở từng phần của mớ bòng bong ấy, xin ông nói về các nguyên nhân xa...
-- Sau vụ tổng khủng hoảng kinh tế năm 1930, Pháp lui về chính sách bảo hộ mậu dịch và muốn độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối rõ rệt là thực dân. Tức là toàn thể dân chúng Đông Dương cùng ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng hưởng lợi thì chỉ có người Pháp, một thiểu số người Việt và người Hoa gần với Pháp hay một số dân chúng thành thị. Pháp nói đến công lao khai hoá và xây dựng hạ tầng, nhưng dân Việt ra sức tài trợ việc đó bằng sức lao động và sưu thuế, còn lợi lộc thì chỉ nước Pháp và một thiểu số bản xứ được hưởng. Hậu quả là trước Thế chiến II, Việt Nam vẫn là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều xứ Á châu khác, kể cả các thuộc địa của Anh.
Hỏi: Và xứ sở nghèo đói ấy lại bị lôi cuốn vào chiến tranh phải không"
-- Vâng, khi Thế chiến II bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Tức là sau khi bị khai thác và vẫn còn nghèo túng, Việt Nam tuột dần vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật cố tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật bắt dân ta trồng đay thay trồng gạo để phục vụ chiến tranh. Thực ra, Pháp tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay gai hay cây kỹ nghệ. Khi thiếu gạo, dân ta còn ăn độn khoai sắn, loại lương thực hạng nhì đó cũng hết nên mới chết. Cụ thể là sản lượng gạo tại miền Bắc tăng không dịp với dân số vì diện tích canh tác bị thu hẹp. Và miền Bắc cần gạo trong Nam, sau khi gửi phân đạm vào Nam....
Hỏi: Và chiến tranh phá vỡ thế hỗ tương ấy, ta đang tiến đến các nguyên nhân gần...
-- Vâng, là những nguyên nhân khiến dân ta vốn dĩ đã nghèo nay lại thiếu ăn trầm trọng. Nói chung thì miền Bắc có thể tạm đủ lương thực để cầm hơi, nhưng vì Việt Nam bị Nhật chiếm đóng và Đồng minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc đường vận tải để tấn công quân Nhật nên gạo Nam hết ra Bắc, và than hay phân bón từ miền Bắc hết vào Nam. Hậu quả là sản lượng gạo trong Nam có sụt nhưng vẫn thừa và thóc còn bị Nhật đốt thay than để chạy xe lửa như nhiều người đã kể lại. Thực ra, lý do chính yếu là cả Pháp và Nhật đều ra sức vét gạo với chế độ cưỡng bách thu mua cho nhu cầu chiến tranh của họ trong khi bộ máy chính quyền của Pháp đã tan rã nên không đảm bảo được việc tiếp vận và phân phối. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, manh nha từ đầu năm 1944.
Hỏi: Đã vậy, ta còn gặp các yếu tố thời cơ ông gọi là cái duyên của cái nhân đã có sẵn"
-- Thưa đúng vậy. Vì chiến tranh và sự tê liệt của guồng máy nhà nước, ta đã có nạn vật giá leo thang, nhất là giá lương thực. Thế rồi, miền Bắc lại bị hạn hán và côn trùng phá hoại khiến vụ Đông Xuân năm 1944 bị sụt khoảng 20%. Kế tiếp là lũ lụt lại xảy ra vào vụ Chiêm nên khủng hoảng bắt đầu bùng nổ. Thế rồi trong khi cả Pháp và Nhật cùng vét gạo thì một lực lượng khác là Việt Minh cũng tung ra thủ đoạn ấy. Điều này thì các văn kiện đảng về lịch sử đảng Cộng sản tất nhiên không nói đến. Trong cảnh đói kém triền miên khiến cho các làng xã hết còn bảo bọc được nhau như truyền thống, lực lượng nào có gạo thì hy vọng có dân. Về đại thể, chính quyền Pháp thời đó còn có chút cố gắng giới hạn để lo tiếp tế chứ khi Nhật đảo chính Pháp xong, vào tháng Ba năm 1945, họ không có biện pháp cấp cứu gì. Nỗ lực cứu đói của Chính phủ Trần Trọng Kim và cứu tế của một số người như bác sĩ Phan Quang Đán cùng các phong trào thanh niên thời ấy mới là điều đáng ghi nhớ.
Hỏi: Nếu tổng kết lại, ông cho rằng trận đói năm Ất Dậu bùng nổ vì là hậu quả của nhiều yếu tố trùng hợp, xảy ra một cách bất hạnh cho người Việt thời ấy"
-- Quả như thế. Thiên tai như hạn hán, lũ lụt hay côn trùng phá hoại mùa màng lẫn cả nạn giặc giã thì lịch sử Việt Nam thấy đã nhiều, nhưng chưa bao giờ khiến cả vạn hay cả triệu người chết đói. Nguyên do sâu xa là chế độ thực dân làm một xứ nông nghiệp lại thiếu lương thực. Tai họa chiến tranh trong một lãnh thổ mà chính quyền bị tê liệt là nguyên nhân gần. Kế tiếp mới là những tính toán chính trị bất nhân của các phe tham chiến. Ngần ấy yếu tố mới dẫn tới thảm kịch mà ngày nay có hỏi thế giới thì hầu hết đều không biết.
Hỏi: Và hậu quả sau đó ra sao, ông có thể rút kết luận gì"
-- Hậu quả gần là sự cáo chung của chế độ thực dân tại Việt Nam và cơ hội cho cuộc chính biến của Việt Minh ngày 19 tháng Tám năm 1945. Lúc đó, Nhật bại trận phải đầu hàng và rút quân, để lại một khoảng trống chính trị cho những hỗn loạn kế tiếp khi Thế chiến II kết thúc lại mở màn cho Chiến tranh lạnh, rồi Việt Nam lại bị lôi vào một cuộc chiến khác. Hậu quả xa là vì lương thực và nông nghiệp là chuyện sinh tử, người cộng sản mới đi tới giải pháp tai hại là cải cách ruộng đất khiến cả vạn người lại bị mất mạng nữa, rồi còn chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp khiến cả triệu người bị đói... Mãi đến gần đây - từ 10 năm trở lại - dân ta mới hết bị cái đói ám ảnh...
Hỏi: Câu hỏi cuối, vào đầu chương trình ông có nói là một biến cố tương tự vẫn có thể xảy ra tại Hoa Lục. Vì sao lại như vậy"
-- Trung Quốc có một tỷ ba trăm triệu dân, trong số này, gần 900 triệu là nông dân nghèo và bất mãn. Một vụ khủng hoảng kinh tế vẫn có thể xảy ra và vì hệ thống chính trị lạc hậu với ách độc tài, khủng hoảng bùng nổ tất nhiên sẽ lan qua chính trị và đánh xập bộ máy nhà nước. Trong trường hợp ấy, nhiều người có thể chết đói mà thế giới vẫn không biết để can thiệp hay cấp cứu. Ngay tại Bắc Kinh, tháng Sáu năm 1989, quân đội đã tàn sát cả ngàn người tại quảng trường Thiên an môn mà thế giới chưa biết đích xác số nạn nhân. Vì vậy, nhiều tỉnh, huyện hay xã ấp sẽ có người chết đói mà mình không biết. Cũng như đã không biết là khoảng 65 triệu cho một dân số gần 500 triệu đã chết vì cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông.
Diễn đàn Kinh tế của RFA sẽ mở lại hồ sơ thảm khốc này qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.
Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trên diễn đàn này, ông hay đưa ra những dự đoán về kinh tế trong tương lai. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông trở về quá khứ để mở lại một hồ sơ u ám của 60 năm về trước là trận đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam.
-- Thưa vâng, một hồ sơ u ám mà dư luận thế giới ít biết và nhiều thế hệ người Việt có khi lại đã quên. Và nói về chuyện dự báo thì một trường hợp tương tự vẫn có thể xảy ra trong thế kỷ 21 này, nếu ta theo dõi những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. Đó là chưa nói đến dịch cúm gia cầm nay đã tái phát ngay tại Việt Nam với tốc độ rất đáng e ngại.
Hỏi: Ta chỉ còn hai tuần nữa là sẽ ăn Tết Ất Dậu. Chúng tôi không muốn vào đầu năm lại nói về chuyện u buồn của quá khứ nên mới yêu cầu đề tài trên vào tuần này. Xin ông trước hết cho biết kích thước của thảm kịch, cụ thể là số tử vong của trận đói.
-- Chỉ một sự kiện này cũng đủ cho thấy kích thước của thảm kịch vì các chính quyền hay giới chức liên hệ đến tình hình Việt Nam vào thời ấy không thống nhất được số tử vong trực tiếp của trận đói, chưa nói đến hậu quả gián tiếp về nhân mạng, thí dụ như dịch bệnh. Mà lúc đó thì các chính quyền liên hệ thực ra lại có rất nhiều, chúng ta có người Pháp, người Nhật, và mấy chính quyền của người Việt. Nói vắn tắt thì trận đói xảy ra từ tháng 10 năm 1944 đến tháng Sáu năm 1945, nặng nhất là ở các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Kiến An, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình, và tại hai tỉnh miền Bắc Trung phần là Nghệ An và Hà Tĩnh. Duy nhất có một chính quyền có nỗ lực cứu đói là Chính phủ Trần Trọng Kim thì chính phủ này bị lật đổ bởi cuộc chính biến 19 tháng Tám năm 1945 và không kịp kiểm tra hay báo cáo tình hình tổn thất về nhân mạng.
Hỏi: Nghĩa là một trận đói lớn lao như vậy xảy ra mà mình không biết rõ về số tử vong"
-- Đấy là điều ai oán vì những kẻ có trách nhiệm sau đó bị quét sạch và những người còn lại thì lao vào một thảm kịch khác là chiến tranh. Về số tử vong thì tháng Năm, năm 1945, tức là bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền Bắc, toà Khâm Sai tại Hà Nội ra lệnh các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói ngoài Bắc là hơn 380 ngàn, chết vì bệnh – mà không rõ bệnh gì – là hơn 20 ngàn, vị chi là 400 ngàn cho riêng miền Bắc. Qua tháng 10 năm đó, một giới chức quân sự Pháp tại Đông Dương là Tướng Mordant báo cáo là khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời cầm quyền tại Đông Dương – À la barre de l’Indochine – là có một triệu người miền Bắc chết đói. Phần mình, người Việt ước đoán là từ một đến hai triệu. Nhiều sử gia về sau nêu ra con số một triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số hai triệu, là điều ông Hồ Chí Minh có nói đến trong bài tuyên ngôn Độc lập của Việt Minh ngày mùng hai tháng Chín năm 1945. Để thấy rõ tầm mức thiệt hại thì mình cần nhớ là khi đó dân số miền Bắc và miền Bắc Trung phần chỉ vỏn vẹn có 10 triệu người. Toàn quốc thì có thể là hơn 20 triệu. Một tai họa khiến cho từ 5 đến 10% dân số toàn quốc bị chết, mà lại chết vì đói, là điều đáng buồn.
Hỏi: Bây giờ, ta hãy nói về những nguyên nhân. Vì sao lại có một tai họa như vậy"
-- Trả lời câu hỏi này, có lẽ ta phải thận trọng gỡ cho ra một mớ bòng bong chằng chịt rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân xa là sự tệ hại của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam, với những biện pháp cải cách kinh tế nhằm phục vụ chế độ và nhu cầu chiến tranh, vì Pháp khi đó đang lâm chiến và bị xâm chiếm. Nguyên nhân gần là các hậu quả về chiến tranh tại Đông Đương, vì hai rồi ba cường quốc liên hệ là Pháp, Nhật rồi cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Đó là cái nhân, cái duyên là thiên tai gây mất mùa tại miền Bắc, là những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên bị đói.
Hỏi: Ta hãy lần giở từng phần của mớ bòng bong ấy, xin ông nói về các nguyên nhân xa...
-- Sau vụ tổng khủng hoảng kinh tế năm 1930, Pháp lui về chính sách bảo hộ mậu dịch và muốn độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối rõ rệt là thực dân. Tức là toàn thể dân chúng Đông Dương cùng ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng hưởng lợi thì chỉ có người Pháp, một thiểu số người Việt và người Hoa gần với Pháp hay một số dân chúng thành thị. Pháp nói đến công lao khai hoá và xây dựng hạ tầng, nhưng dân Việt ra sức tài trợ việc đó bằng sức lao động và sưu thuế, còn lợi lộc thì chỉ nước Pháp và một thiểu số bản xứ được hưởng. Hậu quả là trước Thế chiến II, Việt Nam vẫn là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều xứ Á châu khác, kể cả các thuộc địa của Anh.
Hỏi: Và xứ sở nghèo đói ấy lại bị lôi cuốn vào chiến tranh phải không"
-- Vâng, khi Thế chiến II bùng nổ, Pháp bị yếu thế. Tại Đông Á, Nhật bắt đầu bành trướng và nhìn vào Đông Dương như đầu cầu tiến qua Nam Á và khống chế Trung Quốc. Giữa năm 1940, Pháp bị Đức chiếm và Nhật gây sức ép với Pháp rồi năm sau tiến vào Đông Dương. Tức là sau khi bị khai thác và vẫn còn nghèo túng, Việt Nam tuột dần vào nền kinh tế thời chiến, với việc Pháp và Nhật cố tranh giành quyền kiểm soát kinh tế. Người ta nói đến lý do là Nhật bắt dân ta trồng đay thay trồng gạo để phục vụ chiến tranh. Thực ra, Pháp tiến hành việc ấy từ trước, cụ thể là thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngô, khoai, sắn, để trồng bông, đay gai hay cây kỹ nghệ. Khi thiếu gạo, dân ta còn ăn độn khoai sắn, loại lương thực hạng nhì đó cũng hết nên mới chết. Cụ thể là sản lượng gạo tại miền Bắc tăng không dịp với dân số vì diện tích canh tác bị thu hẹp. Và miền Bắc cần gạo trong Nam, sau khi gửi phân đạm vào Nam....
Hỏi: Và chiến tranh phá vỡ thế hỗ tương ấy, ta đang tiến đến các nguyên nhân gần...
-- Vâng, là những nguyên nhân khiến dân ta vốn dĩ đã nghèo nay lại thiếu ăn trầm trọng. Nói chung thì miền Bắc có thể tạm đủ lương thực để cầm hơi, nhưng vì Việt Nam bị Nhật chiếm đóng và Đồng minh - chủ yếu là Hoa Kỳ - thường xuyên oanh tạc đường vận tải để tấn công quân Nhật nên gạo Nam hết ra Bắc, và than hay phân bón từ miền Bắc hết vào Nam. Hậu quả là sản lượng gạo trong Nam có sụt nhưng vẫn thừa và thóc còn bị Nhật đốt thay than để chạy xe lửa như nhiều người đã kể lại. Thực ra, lý do chính yếu là cả Pháp và Nhật đều ra sức vét gạo với chế độ cưỡng bách thu mua cho nhu cầu chiến tranh của họ trong khi bộ máy chính quyền của Pháp đã tan rã nên không đảm bảo được việc tiếp vận và phân phối. Nạn thiếu ăn biến thành nạn đói, manh nha từ đầu năm 1944.
Hỏi: Đã vậy, ta còn gặp các yếu tố thời cơ ông gọi là cái duyên của cái nhân đã có sẵn"
-- Thưa đúng vậy. Vì chiến tranh và sự tê liệt của guồng máy nhà nước, ta đã có nạn vật giá leo thang, nhất là giá lương thực. Thế rồi, miền Bắc lại bị hạn hán và côn trùng phá hoại khiến vụ Đông Xuân năm 1944 bị sụt khoảng 20%. Kế tiếp là lũ lụt lại xảy ra vào vụ Chiêm nên khủng hoảng bắt đầu bùng nổ. Thế rồi trong khi cả Pháp và Nhật cùng vét gạo thì một lực lượng khác là Việt Minh cũng tung ra thủ đoạn ấy. Điều này thì các văn kiện đảng về lịch sử đảng Cộng sản tất nhiên không nói đến. Trong cảnh đói kém triền miên khiến cho các làng xã hết còn bảo bọc được nhau như truyền thống, lực lượng nào có gạo thì hy vọng có dân. Về đại thể, chính quyền Pháp thời đó còn có chút cố gắng giới hạn để lo tiếp tế chứ khi Nhật đảo chính Pháp xong, vào tháng Ba năm 1945, họ không có biện pháp cấp cứu gì. Nỗ lực cứu đói của Chính phủ Trần Trọng Kim và cứu tế của một số người như bác sĩ Phan Quang Đán cùng các phong trào thanh niên thời ấy mới là điều đáng ghi nhớ.
Hỏi: Nếu tổng kết lại, ông cho rằng trận đói năm Ất Dậu bùng nổ vì là hậu quả của nhiều yếu tố trùng hợp, xảy ra một cách bất hạnh cho người Việt thời ấy"
-- Quả như thế. Thiên tai như hạn hán, lũ lụt hay côn trùng phá hoại mùa màng lẫn cả nạn giặc giã thì lịch sử Việt Nam thấy đã nhiều, nhưng chưa bao giờ khiến cả vạn hay cả triệu người chết đói. Nguyên do sâu xa là chế độ thực dân làm một xứ nông nghiệp lại thiếu lương thực. Tai họa chiến tranh trong một lãnh thổ mà chính quyền bị tê liệt là nguyên nhân gần. Kế tiếp mới là những tính toán chính trị bất nhân của các phe tham chiến. Ngần ấy yếu tố mới dẫn tới thảm kịch mà ngày nay có hỏi thế giới thì hầu hết đều không biết.
Hỏi: Và hậu quả sau đó ra sao, ông có thể rút kết luận gì"
-- Hậu quả gần là sự cáo chung của chế độ thực dân tại Việt Nam và cơ hội cho cuộc chính biến của Việt Minh ngày 19 tháng Tám năm 1945. Lúc đó, Nhật bại trận phải đầu hàng và rút quân, để lại một khoảng trống chính trị cho những hỗn loạn kế tiếp khi Thế chiến II kết thúc lại mở màn cho Chiến tranh lạnh, rồi Việt Nam lại bị lôi vào một cuộc chiến khác. Hậu quả xa là vì lương thực và nông nghiệp là chuyện sinh tử, người cộng sản mới đi tới giải pháp tai hại là cải cách ruộng đất khiến cả vạn người lại bị mất mạng nữa, rồi còn chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp khiến cả triệu người bị đói... Mãi đến gần đây - từ 10 năm trở lại - dân ta mới hết bị cái đói ám ảnh...
Hỏi: Câu hỏi cuối, vào đầu chương trình ông có nói là một biến cố tương tự vẫn có thể xảy ra tại Hoa Lục. Vì sao lại như vậy"
-- Trung Quốc có một tỷ ba trăm triệu dân, trong số này, gần 900 triệu là nông dân nghèo và bất mãn. Một vụ khủng hoảng kinh tế vẫn có thể xảy ra và vì hệ thống chính trị lạc hậu với ách độc tài, khủng hoảng bùng nổ tất nhiên sẽ lan qua chính trị và đánh xập bộ máy nhà nước. Trong trường hợp ấy, nhiều người có thể chết đói mà thế giới vẫn không biết để can thiệp hay cấp cứu. Ngay tại Bắc Kinh, tháng Sáu năm 1989, quân đội đã tàn sát cả ngàn người tại quảng trường Thiên an môn mà thế giới chưa biết đích xác số nạn nhân. Vì vậy, nhiều tỉnh, huyện hay xã ấp sẽ có người chết đói mà mình không biết. Cũng như đã không biết là khoảng 65 triệu cho một dân số gần 500 triệu đã chết vì cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông.
Gửi ý kiến của bạn