Nhưng kết quả cũng của chính các cuộc thăm dò của ABC nói trên cho biết 60% người dân Mỹ muốn cuộc bầu cử Iraq phải tiến hành bất chấp tình hình an ninh ra sao đi nữa. Và 58% nhân dân Mỹ muốn phải duy trì Quân Đội Mỹ ở lại Iraq đến khi an ninh được vãn hồi và hoà bình tái lập.Con số thống kê cho thấy quyết tâm của nhân dân Mỹ về Chiến tranh Iraq, về chống độc tài đem lại tự do, dân chủ cho nước đầu tiên trong Thế giới Hồi Giáo-có bị lung lay.
TT Bush ý thức rõ lòng kiên nhẫn của người Mỹ trong chiến tranh rất mong manh. Phải làm một cái gì đó, phải cố gắng hơn, nếu không sự mất kiên nhẫn sẽ thành thất vọng, và tệ hại hơn sẽ thành đầu hàng.Trước Giáng Sinh, nhơn một cuộc họp báo định kỳ, TT Bush lượng định tình hình một cách tự chế. Ông cho làn sóng tấn công của phiến quân ở Iraq là "một vũ khí tuyên truyền hữu hiệu" không những ở Iraq mà ngay tại Mỹ nữa. Ông thừa nhận Quân Đội Iraq chưa sẵn sàng để đối phó loại chiến tranh lũng đoạn, khuynh loát để đem lại an ninh cho nước họ. Ông cũng thừa nhận Quân Đội mới thành lập của Iraq cũng có người sợ giặc bỏ chạy ngoài chiến trường những cũng có người chiến đấu anh dũng. Về cuộc bầu cử vào cuối tháng 1 năm 2005, TT Bush cố thuyết phục đó là một tác động tích cực làm cho tình hình Iraq khá hơn. Khi quốc hội lập hiến Iraq được nhân dân bầu lên, nhiệm vụ chánh là soạn ra hiến pháp để tháng 10 sẽ đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Và tháng 12, nhân dân sẽ bầu ra một chánh quyền dân cử hợp hiến."Quan điểm của tôi," TT Bush nói, "cuộc bầu cử vào tháng 1 chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình, và đó là điều quan trọng nhân dân Mỹ cần biết như thế." Về việc rút quân, qua những câu trả lời, TT Bush không tin Quân Đội sẽ rút hay giảm một cách đáng kể sau cuộc bầu cử tháng 1 ở Iraq. Nhưng về quân khủng bố ở Iraq, Ông tin chắc chúng sẽ thất bại, và cuộc bầu cử sẽ tiến hành đúng hạn định trong tháng 1 năm 2005.
Nhưng thuyết phục một cách thực thà , tự chế, hay hùng hổ, khoa trương, sự thật vẫn là sự thật. Sự thật đó là-như các cuộc thăm dò là dấu chỉ - mối nghi ngờ của dân đối với Chiến Tranh Iraq của chánh phủ Bush - đã bám vào tâm não người Mỹ, đã phần nào xói mòn niềm tin và hy vọng chiến thắng ban đầu của dân Mỹ. Hy vọng tuy còn nhưng đã bị xói mòn. Vạn vật, vạn sự đổi thay là định luật cuả cuộc đời và sự vật. Không thể nào giữ được hy vọng ở mức bấp bênh như thế này lâu được. Hạ sách là tự mãn, tự kiêu, bất chấp, để hy vọng xuống thấp thành thất vọng. Trung sách là tự tin, ảo tưởng, cứ thả nổi để cho nó bấp bênh như hiện tại. Thượng sách là nâng nó lên. Hướng tích cực của trung sách hay thượng sách làm hy vọng vươn lên. Và chiến thắng sẽ nuôi hy vọng.
Trong hai tuần lễ đầu của tháng 1 này, có dấu hiệu tốt. Nhịp độ và cường độ các cuộc tấn công vào Quân đội Mỹ ở Iraq đã giảm. Nhưng phiến quân không phải là những người đần, những "cán ngố'. Họ biết lấy các cuộc tấn kích ở chiến trường Iraq, lấy máu đổ, thịt rơi của quân nhân Mỹ ở tiền tuyến để làm "vũ khí tuyên truyền" hầu tấn công vào lòng kiên nhẫn vốn mong manh trong chiến tranh, của nhân dân Mỹ ở hậu phương. Như CS Hà nội đã làm trong Chiến Tranh VN. Đặc biệt trong cuộc tấn công này, CS Hà nội gọi là tổng khởi nghĩa tổng nổi dây trong Tết Mậu Thân, năm 1968. CS đã thua cạn lán ở chiến trường thành phố. Quân Giải Phóng Miền Nam bị nướng gần sạch. Quân CS Bắc Việt phải "co cụm, chém vè, hoãn xung"để bảo tồn lực lượng rất lâu sau đó. Nhưng CS đã thắng ở Washington DC, với một Quốc Hội Mỹ đa số đòi rút quân, Việt nam hoá chiến tranh, đổi màu da xác chết, cắt viện trợ lớn, tiến hành việc ngoại giao đi đêm để đưa đến bàn hoà đàm với CS Hà nội, làm VNCH đi đến chỗ sụp đổ bảy năm sau đó.
Trong hai tuần chót đến ngày bầu cử, phiến quân và quân khủng bố Iraq còn hai tuần chót sẽ làm tất cả những gì có thề làm được và không từ bỏ cơ hội nào, để tăng cường các cuộc tấn công đẫm máu nhứt. Mục đích, một mặït, phá hoại cuộc bầu cử ở Iraq, tách dân ra khỏi chánh quyền; mặt khác làm cho người Mỹ mất thêm kiên nhẫn, mất thêm hy vọng. Chắc chắn Quân đội Mỹ và TT Bush đều ý thức sâu xa điều đó. Nhưng liệu nhân dân Mỹ có thấu hiểu và thông cảm với Quân Đội và TT Mỹ không. Do vậy hai tuần chót cuối tháng này, hai tuần trước cuộc bầu cử ở Iraq , là hai tuần thứ thách lớn của Chiến Tranh Iraq. Thử thách lớn đối với đất nước và nhân dân Iraq ở Iraq, mà còn đối với đất nước và nhân dân Mỹ, tại Mỹ nữa.