Hôm nay,  

Tổng Thống Hillary Clinton

21/10/201600:00:00(Xem: 18282)

Đối sách ngoại giao của Clinton II

Cuộc tranh luận thứ ba và cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống của hai chính đảng lớn có thể cho thấy cuộc bầu cử tổng thống đã ngã ngũ.

Ứng cử viên Donald Trump không chỉ rút dao tự sát mà còn đâm thấu phổi đảng Cộng Hòa khi hai lần khẳng định là vì có gian lận bầu cử, ông sẽ không công nhận nếu thất cử mà để chờ xem. Lời phát biểu hàm ý là nạn gian lận nghiêm trọng đến độ chi phối kết quả bầu cử toàn quốc - và nếu vậy thì còn ai trong đảng Cộng Hòa muốn đi bầu? Hậu quả là Cộng Hòa có thể thất cử trên cả hai trận tuyến Hành pháp và Lập pháp….

Hôm sau, Thứ Năm 20, Donald Trump điều chỉnh tác xạ tại Ohio và chuyển bại thành liệt. Không rút dao mà tự bắn vào mồm: “Tôi sẽ chấp nhận kết quả bầu cử nếu thắng cử”. Nền dân chủ Hoa Kỳ có nhiều nét lố bịch nhưng không thể có một tổng thống bài bây như vậy!

Xin chào mừng Hillary Clinton, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

***

Bây giờ, chúng ta có thể tự hỏi đối sách ngoại giao của Clinton II sẽ là gì?

Người viết không nói về những tỳ vết quá lớn của chính khách này, được truyền thông báo chí Hoa Kỳ bỏ qua vì tư tưởng tả khuynh của họ, nhưng tìm hiểu về thế giới quan của một người sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong bốn năm tới.

Đa số dư luận để ý đến Hillary Clinton kể từ năm 1991 – khi Thống đốc Bill Clinton chuẩn bị tranh cử tổng thống – cho tới năm 2008 là khi bà ra tranh cử tổng thống lần đầu. Trong khoảng thời gian ấy, trật tự thế giới có chuyển động lớn với việc Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên bang Xô viết sụp đổ cho tới khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ và kinh tế bị Tổng suy trầm 2008-2009 với hậu quả chưa chấm dứt. Thế giới quan của Clinton II chịu ảnh hưởng của những đổi thay trong mươi năm đó, lại càng rõ nét qua bốn năm Hillary làm Ngoại trưởng, từ đầu năm 2009 tới đầu năm 2013.

Khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, nhiều người lạc quan cho rằng nhân loại vừa bước qua một thời đại mới, hết chiến tranh, lịch sử kết thúc (Francis Fukuyama), một trật tự mới thành hình (George H. W. Bush) và thế giới có thể nói đến hợp tác và phát triển. Quan điểm dễ hiểu ấy thật ra vẫn phiến diện.

Thứ nhất, Hoa Kỳ không đại thắng mà Liên Xô đại bại: chế độ cộng sản tự sụp đổ vì sự bất toàn của nó khi Liên Xô lại bành trướng quá khả năng. Thứ hai, Hoa Kỳ và các đồng minh đã thắng vì sự thất bại của đối thủ trong thời Chiến tranh lạnh, nhưng khi đối thủ chính là Liên Xô tan rã thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh cũng thay đổi. Khi yếu tố đoàn kết là mối nguy Xô viết không còn thì đối sách ngoại giao của nước Mỹ cũng thay đổi. Trường hợp Nhật Bản hay Trung Quốc là hai thí dụ. Thứ ba, niềm lạc quan về sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản và thể chế dân chủ khiến các Âu-Mỹ cùng “Đông tiến”: lăn tấm khiên NATO vào khu vực Đông Âu và Trung Âu, các nước Tây Âu thống nhất nước Đức và tiến hành “cách mạng dân chủ” trong khu vực Balkans trên những mảnh vụn của Liên bang Nam Tư, v.v… Các định chế quốc tế hình thành từ sau Thế chiến II và trong 40 năm Chiến tranh lạnh trở thành trụ cột của trật tự mới: Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân hàng Thế giới, và Minh ước NATO.

Dù sao mặc lòng, Tổng thống Bill Clinton kế thừa di sản màu hồng đó, với niềm lạc quan về “cổ tức hòa bình” và tinh thần cải tạo kinh tế xã hội, cho tới khi gặp chướng ngại kinh tế khiến đảng Cộng Hòa chiếm lại đa số trong Hạ viện vào năm 1994 sau hơn 40 năm ngồi ghế đối lập. Ông Clinton biến báo xoay chiều, hợp tác với đối lập về nội trị và đạt kết quả.

Về đối ngoại, ông khai triển tinh thần lạc quan của Tổng thống Bush 41. Hoa Kỳ bung ra khắp nơi để xây dựng trật tự mới và sẵn sàng can thiệp vào xứ khác vì lý do nhân đạo: Somalia, Haiti, Kosovo, v.v… Niềm lạc quan đó có tên gọi là “Đồng thuận Washington” hàm ý kinh tế thị trường và dân chủ chính trị sẽ có giá trị phổ cập toàn cầu và là nền móng của hòa bình và hợp tác. Hillary chia sẻ quan điểm này và còn khai triển trong những năm làm Ngoại trưởng.

Truyền thông báo chí không thấy một nét chung là chủ trương “tân bảo thủ” của Chính quyền George W. Bush (Bush 43) và “can thiệp quốc tế vì lý do nhân đạo” của Bill Clinton chỉ là hai mặt của một đồng tiền có tên gọi là “sự lạc quan về khả năng can thiệp của Hoa Kỳ” để xây dựng quốc gia và phát huy dân chủ cho thiên hạ. “Trật tự thế giới” của Bush 41 là một hỗn loạn lớn, kéo dài qua tám năm cầm quyền của Clinton và kết tụ vào biến cố đã manh nha từ 1993: thế giới Hồi giáo bị khủng hoảng và nạn khủng bố với cao điểm là vụ 9-11 đã làm đảo lộn trật tự toàn cầu.

Trong khi ấy, Liên bang Nga tạm hồi phục sau tám năm khủng hoảng vì Liên Xô tan rã và nhìn vào tấm khiên của NATO tại Đông Âu với sự lo ngại. Hậu quả là Georgia bị Vladimir Putin tấn công năm 2008 để tái lập vùng trái độn quân sự ở các nước biên vực. Năm đó, Bắc Kinh cũng lên ngôi với Thế vận hội 2008 và Hoa Kỳ bị chấn động vì vụ tổ hợp Lehman Brothers sụp đổ. Thế giới đổi thay rất mạnh từ đó.

Hoa Kỳ hết là siêu cường giữ vị trí độc bá.


“Đồng thuận Washington” không cảm hóa được Trung Quốc mà còn bị “Đồng thuận Bắc Kinh” qua mặt: hợp tác kinh tế bất kể tới thể chế chính trị phi dân chủ có thể là giải pháp cho nhiều nước! Cũng từ 2008, các cường quốc cấp vùng mặc nhiên giành lại quyền tác động để thu hẹp vai trò của Mỹ. Ngoài Nga và Tầu, thì Iran, Turkey và cả Saudi Arabia đã ngầm phá trật tự của Hoa Kỳ và tìm ra hướng đi mới. Chỉ mấy năm sau khi tưởng “lịch sử cáo chung”, nhiều người cỏn nói đến “Thế giới hậu Hoa Kỳ”, hoặc khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa.

Đấy là khung cảnh thời sự và tư duy để chúng ta nhìn lại Hillary Clinton.

Tinh thần lạc quan về trật tự mới khiến Hoa Kỳ lầm tưởng là hợp tác được với Trung Quốc của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và với Liên bang Nga của Vladimir Putin. Trong chuyến công du đầu tiên ra hải ngoại, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi là đừng để hồ sơ nhân quyền chi phối quan hệ Mỹ-Hoa. Sau đó là chánh sách “reset the button” với Nga do Hillary tiến hành. Kết quả hoàn toàn trái ngược, từ Đông Âu qua Đông Á.

Lý tưởng dân chủ như một động lực tất yếu còn khiến Hoa Kỳ đánh giá sai vụ khủng hoảng trong thế giới Á Rập Hồi giáo là “mùa Xuân dân chủ” vào đầu năm 2011 và góp phần lật đổ chính quyền độc tài của Tổng thống Hosnia Mubarak tại Ai Cập. Chủ trương can thiệp vì lý do nhân đạo còn khiến Ngoại trưởng Clinton và một số cộng sự phái nữ ủng hộ việc Hoa Kỳ nhảy vào cuộc nội chiến tại Libya. Thật ra, Mubarak là lãnh tụ độc tài đồng minh của Mỹ, Muammar Gadhafi là lãnh tụ độc tài đang cố hòa giải với Mỹ trong khi mối nguy thật là sự thắng thế của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan xưng danh Thánh Chiến với phương pháp khủng bố tự sát.

Sau những sai lầm đó, Quân đội Ai Cập mau mắn đảo chính Mubarak đề cứu lấy chế độ và sau khi thử nghiệm dân chủ với phong trào Huynh đệ Chi binh đắc cử thì cũng quân đội đã đảo chánh Tổng thống Mohammed Morsi để cứu lấy Ai Cập và trở về chế độ quân phiệt. Libya không may như vậy vì sau Gadhafi là sự hỗn loạn và môi trường màu mỡ - không, máu mê, cho khủng bố Hồi giáo từ Syria và Iraq đã có thể lan ra khắp nơi.

Ngoại trưởng Clinton không thấy sự đổi thay của thế giới sau vụ 9-11 và chế độ độc tài của một lãnh tụ tham ô còn có thể khá hơn những gì xảy ra sau đó. Thế giới quan của bà bị ảnh hưởng từ sự lạc quan của Bill Clinton. Chính quyền Clinton I có thể can thiệp vào nơi này nơi khác vì lý do nhân đạo, từ vùng Balkans tới Haiti. Nhưng biến cố 9-11 đã đảo lộn trật tự bấp bênh thời Hậu-Chiến tranh lạnh và vụ khủng hoảng của thế giới Hồi giáo đã lan khắp nơi và đe dọa cả Liên Âu lẫn Trung Đông tới Trung Á khiến mọi sự đều hòa nhập làm một và dội ngược về nước Mỹ.

Và vụ khủng hoảng tài chánh 2008 làm kinh tế thế giới sa sút nên càng gây thêm hỗn loạn.

Khi kiểm lại tình hình từ 1991 tới 2008 và ngày nay, người ta có thể kết luận rằng cái nhìn của lãnh đạo Tây phương, từ Âu qua Mỹ, là cái nhìn cổ điển đã bị thời sự vượt qua. Các chính đảng truyền thống, từ trung tả đến trung hữu, từ Âu Châu qua tới Hoa Kỳ, đều trở thành lạc hậu, bị thực tế thách đố trước sự hoang mang tuyệt vọng của quần chúng. Trầm trọng hơn vậy, trật tự thế giới thành hình từ sau Thế chiến II cũng cáo chung. Hệ thống chính trị cổ điển, của Bush 41-43 và Clinton có thể chắp vá được tình hình từ những năm 1988 tới 2008, nhưng sau đó thì thất bại vì không theo kịp những xoay chuyển mới để có một đối sách khác.

Chính quyền Barack Obama thừa hưởng di sản ấy và để lại một sự hỗn mang toàn cầu, khởi đầu là từ nước Mỹ. Đấy là lúc sự bất tài của đảng Cộng Hòa khiến Donald Trump cướp cờ nói nhảm mà không đề ra một chủ trương nào thích hợp cho tình hình mới. Bản lãnh của Hillary Clinton và sự trợ giúp của truyền thông làm nốt phần vụ còn lại cho tới ngày bầu cử.

Trong suốt một năm tranh cử, Hillary cho thấy là bà vẫn tin rằng Hoa Kỳ sẽ hàn gắn được trật tự Hậu-Chiến tranh lạnh bằng đàm phán và thỏa hiệp. Kinh nghiệm ngoại giao khiến bà tin vào khả năng thỏa hiệp. Nhưng đấy chỉ là phần chiến thuật như đã thấy khi Hoa Kỳ thỏa hiệp với Nga, Tầu hay Iran, Cuba…. Phần chiến lược là tìm ra một viễn kiến khác, một cái nhìn mới về cục diện thế giới sau 70 năm không có đại chiến. Cục diện thế giới ngày nay là sự suy sụp và khủng hoảng trên cả đại lục Âu Á và một cuộc chiến toàn diện giữa khái niệm dân chủ Tây phương với một nỗ lực Hồi giáo là dùng bạo lực vẽ lại bản đồ do các nước Âu Châu để lại từ trăm năm trước.

Chỉ nhìn vào rốn, Donald Trump không hiểu ra điều ấy. Với kinh nghiệm chiến thuật, Hillary Clinton tin là sẽ giải quyết được bài toán chiến lược của Hoa Kỳ với các nước. Nhưng khả năng chiến thuật của bà là nhược điểm cho Tổng thống Clinton II.

Chỉ mong là sau khi đắc cử, bà sớm quên thành quả tranh cử và có một ban tham mưu với tầm nhìn xa hơn để tự chuẩn bị cho những thách đố mới. Nếu không, Clinton II chỉ được một nhiệm kỳ và cuộc tranh cử tổng thống năm 2020 sẽ là một màn hào hứng khác. Đến rợn mình.

Ý kiến bạn đọc
31/12/201617:05:17
Khách
Bây giờ thì ông Nguyễn xuân Nghĩa sẽ lại phán gì về cụ Trump cho cả bàn dân thiên hạ nghe sau khi ông sai bét be về cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua . Cũng chỉ vì chủ quan mà bà Hillary và đảng Dân Chủ bây giờ méo mặt . Lần sau ông có phán thì cũng nên để một ngõ mà thoát ra , phán như đinh đóng cột thế làm sao mà gỡ đây . Rõ chán ngài tiên tri này .
25/10/201612:34:03
Khách
Trong suot 2 nhiem ky cua TT Barack Obama, da co bao nhieu chien sy hy sinh o ngoai quoc so voi nguoi tien nhiem. An ninh trong nuoc,da co su kien khung bo nao xay ra sau vvu kien 11/09 ? Da co bao nhieu cong dan Hoa Ky kiem duoc viec lam sau ' dai khung hoang 2008 '. Chi so DJ da tang hon 10,000 diem. Sao chang thay ai de tam den nhung van de nay.
Trong 3 lan tranh luan giua ba Hillary va ong Trump, chua bao gio ba Hillary mang vo con hoac gia dinh cua Trump ra phe phan ca, nguoc lai Trump ..... that la !! Chi co nhung nguoi nhu Trump moi bau cho Trump thoi.
25/10/201603:28:20
Khách
Cách đây mười mấy năm,tay ăn chơi bil cờ lin tơn ( khi đang ngồi trong nhà trắng...) đã giáng một đòn chí tử vào nồi cơm của tất cả đám thợ,thuyền của đế quốc mẽo( là đã ký xác lệnh cho phép...)tất cả những ông chủ,tập đoàn công nghiệp ở trong nước mẽo đuộc quyền di dời ( di chuyển qua nước khác...) hậu quả là nạn thất nghiệp tràn lan cho tới bây giờ...vẫn còn có nhiều kẻ không kiếm được việc làm,phải đứng đường ăn xin...nay dân mẽo chỉ có lỗ tai không óc cứ việc ửng hộ bầu tiếp cho mụ vợ của lão ,đảm bảo tương lai nước mẽo sẽ giống y như ô bà mà...ha...ha...ha...
24/10/201618:47:01
Khách
Tôi và anh Nguyễn Xuân Nghĩa có khi chúng ta ở trong tuổi " Đồng Tuế ". Tôi 74 tuổi rồi, có thể lớn hơn hay có khi bằng Nguyễn Xuân Nghĩa !
Chuyện mình là vui vui vậy thôi nhé, không chửi nhau nữa, trong bài này.
Tôi tạm thời cho chúng mình là hai phe được chứ ?
Anh Nghĩa được Trưng là Hillary, còn Nguyên tượng trưng Trump !
Tôi tổng kết ý kiến, giống như vote ! Tất cả có 18 ý kiến, Nghĩa cũng chỉ 1, và Nguyên cũng chỉ 1.
Kết quả :
NXN ( H ) 5/18
NVN ( T ) 10/8
Trung lập 3/18 .
Ta có thể hình dung và nhân nó 15 000 000 ....
Kết quả Trump thắng rất lớn, đại thắng !
Vì tôi nghĩ dân Mĩ cũng phân cực như dân ta, nhưng cái tâm lý nó giống nhau. Cho nên ta thế nào thì với toàn dân Mĩ cứ thường chẳng khác nhau lắm !
Thăm dò theo Nguyễn văn Nguyên
23/10/201615:28:51
Khách
Khi bầu cử chưa có kết quả thì không ai được tôn người mình chọn là tổng thống . ông Nghĩa đã làm một điểu không<nghĩa> . đã thế còn nói người ta ngu và hỗn thì quả là ông ngu trước và hỗn trước .
23/10/201615:06:07
Khách
Trong bầu cử Tổng Thống Mỹ, 16 ngày là 16 thế kỷ đấy, biết bao chuyện có thể xảy ra từ đây cho đến ngày bầu cử ! Trump mà thắng cử thì nước Mỹ chắc sẽ thay đổi, nhưng chưa biết sẽ thay đổi như thế nào. Hillary mà thắng cử thì nước Mỹ nầy kể như"ăn đoong" thêm 4 năm hay là 8 năm nữa đấy ! hay là nửa chừng rồi Hillary lăn đùng ra, Tim Kaine lên thế đây! Có điều chắc là từ bộ ngoại giao cho đến bộ tư pháp rồi IRS và cả FBI rồi Tối Cao Pháp Viện và khối truyền thống cánh Tả và giới "establisment" đại tư bản sẽ tha hồ móc ngoặc với nhau mà thao túng chính trường nước Mỹ. Tương lai ảm đạm trước mắt.
Cử tri Mỹ sẽ có một lựa chọn đau đầu, bịt mũi đi bầu hay nằm nhà ca vọng cổ! Khối cử tri nào sẽ hăng hái đi bầu ? Khối cử tri ủng hộ Bernie Sander có đổ xô ra đi bầu cho Hillary không, hay nằm ở nhà cho bõ ghét ? Rồi khối cử tri độc lập sẽ bầu cho ai nhiều hơn ? Bao nhiêu phần trăm bầu cho đảng Xanh, bao nhiêu phần trăm bầu cho đảng Tự Do ? Rồi khối cử tri da màu và Latino có hăng hái đi bầu hay không? bao nhiêu phần trăm cho Hillary ? Bao nhiêu cho Trump? Bao nhiêu nằm nhà coi TV ? Tất cả còn là ẩn số. Chuyện chưa ngã ngũ cho đến sau ngày bầu cử. Kết quả còn tuỳ thuộc vào con số cử tri hiện diện ở phòng phiếu trong ngày bầu cử và chưa có ai có được những con số chính xác cả, bất kể là poll này hay poll nọ.
Kết luận : tương lai nước Mỹ "in GOD's hand"
22/10/201621:59:12
Khách
Không lẽ tôi lại cãi nhau cà khịa với Nguyễn Xuân Nghĩa hay sao đây !
Người viết chửi tôi lấy tên NXN ! Có thiệt là NXN không đấy ?
Rõ ràng NXN và Đinh Quang Anh Thái xuất hiện trên giờ giải ảo là thật, chứng tỏ tôi theo dõi ! rõ ràng tác gỉa NXN giống con tôm, con cua, chưa nóng nước đã đỏ gọng ! Chủ đề gọi Hillary là TT rõ ràng !
Gọi tôi là em ? !
Người xưa có câu " Thất niên nhi ông " mà không ra gì thì " thất thập niên nhi đồng " !
22/10/201618:08:02
Khách
Còn 16 ngày nữa chúng ta đi bầu TT Hoa Kỳ. Sự tranh luận của 2 fans bên Clinton & Trump trên vietbao.com thật là sôi nổi và coi như ..tạm đủ ! Tôi xin 1 câu hỏi cho tất cả các fans đi bỏ phiếu cho Clinton(DC) và Trump(CH) có **VUI VẺ & CHẤP NHẬN** kết quả bẩu cử 11/8 này không ..nếu Trump hay Clinton thắng trong bầu cử này ? Hai fans trên vietbao.com này có thể bắt tay làm hòa & có những lời lẽ chúc tụng trong tinh thần xây dựng hay không ? Cá nhân tôi thì bầu cho Clinton (DC) và tôi cũng vui vẻ chấp nhận kết quả bầu cử nếu Clinton không được & Trump thắng và tôi cũng xin chúc mừng cho các fans của Trump !
22/10/201618:02:05
Khách
Kỳ bầu cử này đã không công bằng ngay từ đầu vì Obama và đảng DC lẫn truyền thông DC đã bao che tội lỗi cho bà Hillary rồi tại đưa bà ra tranh cử tổng thống ! Một người như thế lại hô hào , đánh bóng... thì hỏi có đáng để bầu không ? đảng Dân Chủ như thế có đáng để tin không ?
Nhảm vừa thôi , ông N ơi . Cử tri bây giờ có internet . ông TRUMP mới là tổng thống .
22/10/201612:51:06
Khách
Ông Ng X.Nghĩa đừng vội tung hô vạn tuế Hillary. Sau 8 năm với Obama cử tri Mỹ đã bị ănn bánh vẽ nhiều rồi; họ rất chán ghét trò mị dân tham nhũng hối lộ của đảng Dân Chủ, chắc chắn sẽ không có thêm một nhiêm kỳ Obama núp sau lưng Hillary.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.