Mưa lớn, Quảng Bình thê thảm... có nơi nước ngập quá nóc nhà.
Báo Tuổi Trẻ hôm 14/10/2016 kể rằng hơn 1.000 hộ vùng rốn lũ Tân Hóa đã bị ngập trong mưa.
Bản tin kê rằng vào lúc 21g tối 14-10, thông tin từ UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết đến thời điểm hiện tại theo báo cáo của huyện đã có trên 1.000 hộ dân bị ngập và mưa vẫn tiếp tục đổ xuống ào ạt.
Theo UBND huyện này, khu vực ngập nặng và sâu nhất vẫn là xã Tân Hóa. Xã này nằm trong lòng chảo, bao quanh là núi đá, nhưng lại là vùng thượng nguồn của sông Gianh nên nước từ mọi hướng đổ về đây rất mạnh.
Đến tối cùng ngày, gần như toàn bộ xã này đều chìm trong nước. Có nơi như thôn Yên Thọ nước ngập quá nóc nhà. Ở thôn Cổ Liêm, nơi được xem là địa hình cao nhất xã cũng đã bị ngập gần hết.
Ngay từ buổi chiều, UBND huyện đã dùng phương tiện chuyên dụng vào các vùng ngập sâu của xã Tân Hóa để giúp người dân di dời qua các nhà cao và nhà nổi chống lũ.
Những nhà nổi này được thiết kế đặc biệt có khả năng tự nâng cao khi nước dâng nên là nơi an toàn cho các hộ dân đến tránh lũ. Trường học cũng được chính quyền tận dụng để đưa người dân vào tránh lũ.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời một lãnh đạo huyện này cho biết thời tiết tại Minh Hóa thời điểm này vẫn đang mưa rất to và được dự báo sẽ còn mưa to vào ngày 15-10 nên khả năng mực nước lũ vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2010 là rất cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai người bị nước cuốn trôi tại Minh Hóa từ buổi sáng vẫn chưa tìm thấy do nước dâng cao, mưa lớn. Việc tìm kiếm được cho biết sẽ tiếp tục vào ngày mai.
Trong khi đó, mưa tại TP Đồng Hới vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Mực nước trên các tuyến đường ở thành phố này hiện đều từ nửa mét đến một mét.
Việc di chuyển trong thành phố gần như tê liệt. Nhiều cán bộ công nhân viên chức không thể về nhà đã phải ở lại cơ quan qua đêm.
Bản tin khác của báo Tuổi Trẻ kể về tình hình đường sắt: Ách tắc do mưa lũ, 22 đoàn tàu nằm chờ.
Tổng công ty Đường sắt VN cho biết mưa lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra ở miền Trung đã khiến tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua Quảng Bình bị ách tắc hoàn toàn. Đến tối 14-10, có 22 đoàn tàu nằm chờ.
Cụ thể, mưa to tại Quảng Bình từ ngày 12 đến 14-10 khiến lũ trên sông Gianh lên nhanh gây sạt lở mái taluy âm nền đường sắt đoạn qua huyện Tuyên Hóa từ km 456+000 - km 456+090 (chiều sâu khoảng 12-18m). Khoảng cách từ mép điểm sụt đến mép ray ngoài cùng là 1,2m.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, để đảm bảo an toàn, Đường sắt VN đã phong tỏa đoạn đường sắt giữa hai ga Ngọc Lâm - Lạc Sơn (huyện Tuyên Hóa) 2 lần vào ngày 13-10 và sáng 14-10.
Tính đến 19g ngày 14-10, đã có 11 điểm sạt lở trong khu gian từ ga La Khê đến ga Ngọc Lâm (đều thuộc huyện Tuyên Hóa).
Riêng ga La Khê nước ngập trên mặt ray 10 cm, phải phong tỏa 2 đường số 1 và 3. Còn đường số 2 (chính tuyến) nước ngập 5 cm phải dẫn đường cho tàu chạy với vận tốc 5 km/giờ. Tại các ga Đồng Hới, Lệ Kỳ (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã bị ngập hoàn toàn.
Đến 20g tối 14-10, Đường sắt VN đã phong tỏa những khu vực đường sắt bị ngập, sạt lở, dừng 10 đoàn tàu khách và 12 đoàn tàu hàng đang nằm dọc đường chờ thông tuyến.
Bản tin báo TT ghi rằng theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết đến chiều tối 14-10 đã ghi nhận được 1 người chết và 2 người mất tích do thiên tai. Người chết là ông Nguyễn Văn Chinh (50 tuổi) ở Thừa Thiên - Huế do leo lên gia cố nhà bị trượt chân ngã.
Hai người mất tích là Phạm Thị Loan (34 tuổi) ở Thừa Thiên - Huế do bị lật thuyền và Thái Xuân Năng (62 tuổi) ở Quảng Bình đi chăn bò bị nước cuốn trôi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 14/10/2016 kể rằng hơn 1.000 hộ vùng rốn lũ Tân Hóa đã bị ngập trong mưa.
Bản tin kê rằng vào lúc 21g tối 14-10, thông tin từ UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết đến thời điểm hiện tại theo báo cáo của huyện đã có trên 1.000 hộ dân bị ngập và mưa vẫn tiếp tục đổ xuống ào ạt.
Theo UBND huyện này, khu vực ngập nặng và sâu nhất vẫn là xã Tân Hóa. Xã này nằm trong lòng chảo, bao quanh là núi đá, nhưng lại là vùng thượng nguồn của sông Gianh nên nước từ mọi hướng đổ về đây rất mạnh.
Đến tối cùng ngày, gần như toàn bộ xã này đều chìm trong nước. Có nơi như thôn Yên Thọ nước ngập quá nóc nhà. Ở thôn Cổ Liêm, nơi được xem là địa hình cao nhất xã cũng đã bị ngập gần hết.
Ngay từ buổi chiều, UBND huyện đã dùng phương tiện chuyên dụng vào các vùng ngập sâu của xã Tân Hóa để giúp người dân di dời qua các nhà cao và nhà nổi chống lũ.
Những nhà nổi này được thiết kế đặc biệt có khả năng tự nâng cao khi nước dâng nên là nơi an toàn cho các hộ dân đến tránh lũ. Trường học cũng được chính quyền tận dụng để đưa người dân vào tránh lũ.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời một lãnh đạo huyện này cho biết thời tiết tại Minh Hóa thời điểm này vẫn đang mưa rất to và được dự báo sẽ còn mưa to vào ngày 15-10 nên khả năng mực nước lũ vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2010 là rất cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai người bị nước cuốn trôi tại Minh Hóa từ buổi sáng vẫn chưa tìm thấy do nước dâng cao, mưa lớn. Việc tìm kiếm được cho biết sẽ tiếp tục vào ngày mai.
Trong khi đó, mưa tại TP Đồng Hới vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Mực nước trên các tuyến đường ở thành phố này hiện đều từ nửa mét đến một mét.
Việc di chuyển trong thành phố gần như tê liệt. Nhiều cán bộ công nhân viên chức không thể về nhà đã phải ở lại cơ quan qua đêm.
Bản tin khác của báo Tuổi Trẻ kể về tình hình đường sắt: Ách tắc do mưa lũ, 22 đoàn tàu nằm chờ.
Tổng công ty Đường sắt VN cho biết mưa lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra ở miền Trung đã khiến tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua Quảng Bình bị ách tắc hoàn toàn. Đến tối 14-10, có 22 đoàn tàu nằm chờ.
Cụ thể, mưa to tại Quảng Bình từ ngày 12 đến 14-10 khiến lũ trên sông Gianh lên nhanh gây sạt lở mái taluy âm nền đường sắt đoạn qua huyện Tuyên Hóa từ km 456+000 - km 456+090 (chiều sâu khoảng 12-18m). Khoảng cách từ mép điểm sụt đến mép ray ngoài cùng là 1,2m.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, để đảm bảo an toàn, Đường sắt VN đã phong tỏa đoạn đường sắt giữa hai ga Ngọc Lâm - Lạc Sơn (huyện Tuyên Hóa) 2 lần vào ngày 13-10 và sáng 14-10.
Tính đến 19g ngày 14-10, đã có 11 điểm sạt lở trong khu gian từ ga La Khê đến ga Ngọc Lâm (đều thuộc huyện Tuyên Hóa).
Riêng ga La Khê nước ngập trên mặt ray 10 cm, phải phong tỏa 2 đường số 1 và 3. Còn đường số 2 (chính tuyến) nước ngập 5 cm phải dẫn đường cho tàu chạy với vận tốc 5 km/giờ. Tại các ga Đồng Hới, Lệ Kỳ (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã bị ngập hoàn toàn.
Đến 20g tối 14-10, Đường sắt VN đã phong tỏa những khu vực đường sắt bị ngập, sạt lở, dừng 10 đoàn tàu khách và 12 đoàn tàu hàng đang nằm dọc đường chờ thông tuyến.
Bản tin báo TT ghi rằng theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết đến chiều tối 14-10 đã ghi nhận được 1 người chết và 2 người mất tích do thiên tai. Người chết là ông Nguyễn Văn Chinh (50 tuổi) ở Thừa Thiên - Huế do leo lên gia cố nhà bị trượt chân ngã.
Hai người mất tích là Phạm Thị Loan (34 tuổi) ở Thừa Thiên - Huế do bị lật thuyền và Thái Xuân Năng (62 tuổi) ở Quảng Bình đi chăn bò bị nước cuốn trôi.
Gửi ý kiến của bạn