SAIGON -- Khi không còn thỏa mãn với các kiểu ảnh chụp, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để vẽ tranh chân dung mình hay tạc tượng báo hiếu cha mẹ hoặc làm quà tặng người thân... Nhờ vậy, các họa sĩ, điêu khắc gia có thêm việc làm và thu nhập, theo Tuổi Trẻ (TTO).
Đầu tiên, khách hàng đặt vẽ tranh thường là thích hoặc muốn tặng người thân, gần đây là những bạn trẻ thích chụp ảnh cưới rồi vẽ lại bằng chân dung sơn dầu... Thường nhu cầu này tăng mạnh vào dịp tết, khi những người thân ở nước ngoài về đoàn tụ với gia đình.
TTO dẫn lời họa sĩ Nguyễn Anh Đào - chủ gallery Thảo Mộc trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Sài Gòn) cho biết giới họa sĩ độ thường lưu ý khách về các độ khó khác nhau ở tranh chân dung, như vẽ nhiều người sẽ khó hơn một người, hoặc có những tư thế dễ vẽ, tư thế khó vẽ..., và tùy theo đó mà tính giá tiền tranh. Khi vẽ tranh, thường giá tranh được tính như bức vẽ thông thường. Ở các gallery, giá từ 1.5-4 triệu đồng, bằng giá một bức tranh thông thường bán ở gallery. Còn với một họa sĩ chuyên nghiệp, giá sẽ được tính ngang giá một bức tranh của họ nên thường không có một khung giá cố định nào.
“Tôi nhận thấy thường những người từng chơi tranh, mua tranh sẽ tiến tới đặt vẽ tranh. Số lượng khách hàng này luôn đông hơn người chưa hề chơi tranh” - họa sĩ Đào nhận xét.
Theo TTO, xưa nay việc vẽ tranh, tạc tượng chân dung được xem như một “đặc quyền” của những người nổi tiếng hoặc những người có tình thâm với các họa sĩ, điêu khắc gia. Nếu không quen biết, rất dễ bị từ chối dù mức tiền đề nghị có là bao nhiêu. Nhưng với cuộc sống hôm nay, việc vẽ tranh, tạc tượng chân dung đã được một số họa sĩ, điêu khắc gia chấp nhận như một dịch vụ.
TTO dẫn lời họa sĩ Phương Quốc Trí giải thích: “Nhiều người ngại vẽ tranh chân dung vì sợ chưa hiểu, chưa nắm bắt được để lột tả hết những tính cách, thần thái, nội tâm của người được vẽ. Nhưng tôi vẽ vì nghĩ mình vẽ chân dung một ai đó là bộc lộ cái cảm tình đầu tiên của người vẽ với người được vẽ mà thôi”.
Còn điêu khắc gia Kim Thanh cho rằng nặn tượng cho khách hàng là lấy ngắn nuôi dài, phục vụ cho những sáng tạo chân dung danh nhân của vợ chồng chị. Vì làm cho khách hàng nên phải thỏa mãn yêu cầu duy nhất của khách hàng là làm giống thật. “Trong sáng tạo nghệ thuật có thể nhấn nhá, thêm bớt về hình khối, mảng miếng... để lột tả nhân vật. Nhưng với khách hàng thì họ không chấp nhận. Cái gì không giống là họ đòi bỏ ngay”, chị Kim Thanh phân tích.
Trần Phong - một người vẽ chân dung khách hàng cho các gallery trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Q.3) - cũng xác nhận: “Yêu cầu của khách hàng luôn luôn là giống thật.” Ngoài ra, với khách hàng, vẽ tranh có một ưu thế là hai người tuy ở cách xa nhau, không thể chụp ảnh với nhau thì họ vẫn có thể bên nhau trong một bức tranh được vẽ sống động như thật.
Cũng về phía khách hàng, TTO ghi nhận trường hợp ông Nguyễn Văn Hải (61 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, Sài Gòn) đặt vợ chồng điêu khắc gia Nguyễn Sang - Kim Thanh năm bức tượng bằng đồng đỏ, chi phí cả trăm triệu đồng, gồm bốn bức chân dung cha mẹ ruột, cha mẹ vợ của ông và một bức của chính ông.
“Tôi quan niệm cha mẹ vợ cũng như cha mẹ mình, hai vai cho đều. Công ơn sinh thành của cha mẹ khi còn sống chưa kịp báo đáp, nay các cụ đã khuất núi thì cũng muốn làm tượng để thờ cúng các cụ. Sử dụng ảnh một thời gian có thể bị hư, nên tôi nghĩ tạc tượng để lưu chân dung các cụ lâu dài với con cháu”, ông Hải nói.
Còn khách hàng Trần Duy Phương quyết định tạc tượng mẹ là qua sự giới thiệu của người bạn. Bà kể: “Bạn tôi có làm tượng mẹ và tượng chồng, nên xúi tôi làm tượng mẹ đi. Tôi thấy hay hay nên cũng đặt chị Kim Thanh một bức tượng bằng đồng đỏ. Khi xem tượng, bạn bè ai cũng khen. Tuy mẹ tôi không nói ra nhưng tôi biết bà rất hài lòng”.
Làm nghề tạc tượng cho khách hàng hơn 10 năm nay, vợ chồng điêu khắc gia Nguyễn Sang - Kim Thanh kể mỗi bức tượng đồng đỏ làm cho khách hàng có giá từ 20-25 triệu đồng. Những “đơn đặt hàng” này không tới tấp nhưng cũng đều đặn.
Đầu tiên, khách hàng đặt vẽ tranh thường là thích hoặc muốn tặng người thân, gần đây là những bạn trẻ thích chụp ảnh cưới rồi vẽ lại bằng chân dung sơn dầu... Thường nhu cầu này tăng mạnh vào dịp tết, khi những người thân ở nước ngoài về đoàn tụ với gia đình.
TTO dẫn lời họa sĩ Nguyễn Anh Đào - chủ gallery Thảo Mộc trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Sài Gòn) cho biết giới họa sĩ độ thường lưu ý khách về các độ khó khác nhau ở tranh chân dung, như vẽ nhiều người sẽ khó hơn một người, hoặc có những tư thế dễ vẽ, tư thế khó vẽ..., và tùy theo đó mà tính giá tiền tranh. Khi vẽ tranh, thường giá tranh được tính như bức vẽ thông thường. Ở các gallery, giá từ 1.5-4 triệu đồng, bằng giá một bức tranh thông thường bán ở gallery. Còn với một họa sĩ chuyên nghiệp, giá sẽ được tính ngang giá một bức tranh của họ nên thường không có một khung giá cố định nào.
“Tôi nhận thấy thường những người từng chơi tranh, mua tranh sẽ tiến tới đặt vẽ tranh. Số lượng khách hàng này luôn đông hơn người chưa hề chơi tranh” - họa sĩ Đào nhận xét.
Theo TTO, xưa nay việc vẽ tranh, tạc tượng chân dung được xem như một “đặc quyền” của những người nổi tiếng hoặc những người có tình thâm với các họa sĩ, điêu khắc gia. Nếu không quen biết, rất dễ bị từ chối dù mức tiền đề nghị có là bao nhiêu. Nhưng với cuộc sống hôm nay, việc vẽ tranh, tạc tượng chân dung đã được một số họa sĩ, điêu khắc gia chấp nhận như một dịch vụ.
TTO dẫn lời họa sĩ Phương Quốc Trí giải thích: “Nhiều người ngại vẽ tranh chân dung vì sợ chưa hiểu, chưa nắm bắt được để lột tả hết những tính cách, thần thái, nội tâm của người được vẽ. Nhưng tôi vẽ vì nghĩ mình vẽ chân dung một ai đó là bộc lộ cái cảm tình đầu tiên của người vẽ với người được vẽ mà thôi”.
Còn điêu khắc gia Kim Thanh cho rằng nặn tượng cho khách hàng là lấy ngắn nuôi dài, phục vụ cho những sáng tạo chân dung danh nhân của vợ chồng chị. Vì làm cho khách hàng nên phải thỏa mãn yêu cầu duy nhất của khách hàng là làm giống thật. “Trong sáng tạo nghệ thuật có thể nhấn nhá, thêm bớt về hình khối, mảng miếng... để lột tả nhân vật. Nhưng với khách hàng thì họ không chấp nhận. Cái gì không giống là họ đòi bỏ ngay”, chị Kim Thanh phân tích.
Trần Phong - một người vẽ chân dung khách hàng cho các gallery trên đường Nguyễn Văn Trỗi (Q.3) - cũng xác nhận: “Yêu cầu của khách hàng luôn luôn là giống thật.” Ngoài ra, với khách hàng, vẽ tranh có một ưu thế là hai người tuy ở cách xa nhau, không thể chụp ảnh với nhau thì họ vẫn có thể bên nhau trong một bức tranh được vẽ sống động như thật.
Cũng về phía khách hàng, TTO ghi nhận trường hợp ông Nguyễn Văn Hải (61 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, Sài Gòn) đặt vợ chồng điêu khắc gia Nguyễn Sang - Kim Thanh năm bức tượng bằng đồng đỏ, chi phí cả trăm triệu đồng, gồm bốn bức chân dung cha mẹ ruột, cha mẹ vợ của ông và một bức của chính ông.
“Tôi quan niệm cha mẹ vợ cũng như cha mẹ mình, hai vai cho đều. Công ơn sinh thành của cha mẹ khi còn sống chưa kịp báo đáp, nay các cụ đã khuất núi thì cũng muốn làm tượng để thờ cúng các cụ. Sử dụng ảnh một thời gian có thể bị hư, nên tôi nghĩ tạc tượng để lưu chân dung các cụ lâu dài với con cháu”, ông Hải nói.
Còn khách hàng Trần Duy Phương quyết định tạc tượng mẹ là qua sự giới thiệu của người bạn. Bà kể: “Bạn tôi có làm tượng mẹ và tượng chồng, nên xúi tôi làm tượng mẹ đi. Tôi thấy hay hay nên cũng đặt chị Kim Thanh một bức tượng bằng đồng đỏ. Khi xem tượng, bạn bè ai cũng khen. Tuy mẹ tôi không nói ra nhưng tôi biết bà rất hài lòng”.
Làm nghề tạc tượng cho khách hàng hơn 10 năm nay, vợ chồng điêu khắc gia Nguyễn Sang - Kim Thanh kể mỗi bức tượng đồng đỏ làm cho khách hàng có giá từ 20-25 triệu đồng. Những “đơn đặt hàng” này không tới tấp nhưng cũng đều đặn.
Gửi ý kiến của bạn