Hôm nay,  

Cho Nhau Một Chút Mùa Thu

23/09/201600:01:00(Xem: 7803)

blank
Cô gái gánh hàng hoa qua cổng chợ-Ảnh Internet-Thăng Long 1K 
   
CHO NHAU MỘT CHÚT MÙA THU

Đào Như                      

                                 

Kim Cúc-KỳViênTự-1968

Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gay gắt khi mặt trời quay trở lại từ Bắc Cực và đi qua thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago. Khí lạnh cùng gió heo may chợt tràn về. Loài di điểu từng hàng lớp lìa bỏ Chicago, lặng lẻ soi mình trong đáy hồ Michigan, cùng nhau bay về vùng đất ấm. Đàn ngỗng trời gọi nhau nghe tha thiết. Hồ Michgan bắt đầu tập thở sương khói mùa Thu mặc dầu màu mây chưa kịp ngã màu vàng đục. Hình như người Chicago không ai mấy bận tâm khi hàng phong trên đường phố lưa thưa nhuộm lá vàng. Các cô con gái Chicago vận thêm chiếc áo choàng nhẹ màu đỏ đủ làm hồng thêm đôi má. Màu mắt, màu tóc của họ vẫn còn giữ được màu vàng óng ả, dư âm của mùa Hè vừa đi qua. Sau bốn mươi năm dừng chân ở Chicago, tôi giật mình khi cảm thấy đã ký thác hồn mình trên từng sắc lá Thu phong mỗi khi mùa Thu trở về thành phố thân yêu này.
      

Thầm kín cùng với mùa Thu, những mất mát đau thương, những hoài niệm, những tình yêu cũ, những bia mộ gối chăn của những ngày cũ thầm lặng trở về cùng với gió heo may. Nghe gió mùa Thu thì thầm qua khe cửa, đêm nào thao thức nghe giọt mưa Thu, ai đó có trở nghiêng gối mộng tiếc nuối những mối tình theo mùa Thu đi, như nước chảy qua cầu.
  

Mùa Thu là khoảnh khắc của giã từ: “Người lên ngựa, kẻ chia bào- Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san- Bụi hồng ngựa cuốn chinh an-Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh- Người về chiếc bóng năm canh- Kẻ đi muôn dậm một mình xa xôi- Vầng trăng ai xẻ là đôi- Nửa in gối chiếc, nửa soi dậm trường...”. Đó là phút giây nàng Kiều của cụ Tiên Điền Nguyễn Du tiển biệt Thúc Sinh lên đường trở về Lâm Truy. Phải chăng đó cũng là luật vô thường, có hợp có tan, có mùa Xuân phải có mùa Thu. Mùa Thu cũng là khỏanh khắc của mất mát, của nhớ nhung, của hòai niệm khôn nguôi. Lưu Trong Lư nghe cả “Tiếng Thu” trong lòng người ‘cô phụ’: “Em không nghe mùa Thu- Dưới trăng mờ thổn thức- Em không nghe rạo rực- Hình ảnh người chinh phu-Trong lòng người cô phụ- Em không nghe mùa Thu- Lá Thu kêu xào xạc-Con nai vàng ngơ ngác- Đạp trên chiếc lá vàng khô…”… Phải chăng mùa Thu cũng là khoảnh khắc những người yêu thường tìm đến nhau, ‘rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu- Trong lòng người cô phụ’. Cung Trầm Tưởng vẽ bức tranh này với bút pháp đậm đặc hơn: ”Mùa Thu Paris-Tràn dâng đôi mi- Người em gác trọ-Sang anh gót nhỏ thì thầm…”
  

Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, hôm nay tuổi vừa ngoài tám mươi, tôi vẫn không quên được tiếng hát của ai đó năm nào đã từng hát cho tôi nghe bài hát của Trịnh Công Sơn: “Nhìn Những Mùa Thu Đi- Em nghe sầu lên trong nắng-Và lá rụng ngoài song-Nghe tên mình vào quên lãng-Nghe tháng ngày chết trong Thu vàng…”. Xin cám ơn Người đã tạc vào lòng tôi hình ảnh tuyệt vời khi “Nhìn những mùa Thu đi” trên vùng đất trích, sau gần 48 năm, tôi vẫn còn nhớ tiếng hát rào rạt truyền cảm của Người…
  

Biết làm sao nói cho hết được những cảm xúc về mùa Thu của thiên hạ hay của chính lòng mình…Trong nền văn học Pháp, các nhà nhà văn Anatole France, Alphonse Daudet đến các nhà thơ lãng mạn như Lamartine, Victor Hugo, Rimbaud, Guillaume Apollinaire nhất là nhà thơ Paul Verlaine, ai cũng hơn một lần vấn vương với mùa Thu. Phải chăng mùa Thu là tiếng tơ lòng của mọi thi nhân, hiền sĩ. Đây là bài thơ Chanson d’Automne của Paul Verlaine (1844-1896) vang danh muôn thuở:
   

CHANSON D’AUTOMNE                 TÌNH KHÚC MÙA THU

Les sanglots longs                        Tiếng Thu nức nở

Des violons                                Tiếng vĩ cầm

De l’Automne                                Của mùa Thu

Blessent mon Coeur                      Khiến tan nát hồn ta

D’une langueur                          Theo điệu buồn

       Monotone….                                 Miên man…,

Tout suffocant                       Cảm xúc nghẹn ngào

Et  blême, quand            Ta thán mình ta, Khi

Sonne l’heure         Nghe thời gian qua

Je me souviens          Tôi nhớ lại chuyện   

Des jours anciens                 Những mùa Thu cũ

      Et je pleure                    Và tôi khóc một mình….

Et je m’en vais                    Và tôi đi theo

Au vent mauvais                Ngọn  gió vô tình

Qui m’emporte                      Mang tôi đi khắp

Deca,  delà           đó, đây

Pareil à la                        Như chiếc lá úa

      feuille morte…                      Vàng bay….

   
Cả bài thơ là một điệu nhạc buồn đượm màu hồng của máu từ trái tim của độc giả, vừa đau khổ và cũng vừa cảm khoái vì được chia sẻ tận cùng với nhà thơ Paul Verlaine mối tình lãng mạn của
Tình Khúc Mùa Thu…Bài thơ Chanson d’Automn-Paul Verlaine, cũng như một số bài thơ khác của các tác giả Pháp, đưa cả cảnh vật thiên nhiên vào lòng người, những bài thơ hướng nội, để rồi họ buồn phiền vối nỗi lòng riêng mình…
  

Nhưng với các nhà thơ cổ điển ViệtNam như cụ Tam Nguyên Yên Đỗ, với phong cách của nhà hiền triết, với chiếc thuyền con thả neo ngoài vòng thời gian, nhập hồn mình với sương khói mùa Thu: ”Ao Thu lạnh lẽo,nước trong veo- Một chiếc thuyền con bé tẻo teo- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí- Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo- Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt- Ngõ trúc quanh co khách vắng teo-Tựa gối ôm cần lâu chẳng được-Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”. Đọc xong bài Thu Điếu của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ, chúng ta thấy tâm hồn mình thăng hoa nghĩ đến thân phận cô đơn của con người trước cảnh vô thủy vô chung của thời gian và không gian vô tận …
  

Nhưng tất cả hình ảnh trên chỉ là hình ảnh mùa Thu trong thi ca và âm nhạc, hội họa…Nhưng hình ảnh mùa Thu trong thực tế, trong đời thường trong mỗi chúng ta hôm nay có lẽ sâu sắc và đậm nét hơn. Sống ở xứ người đã hơn bốn mươi mùa Thu, chúng ta vẫn nhớ đến mùa Thu ở quê nhà, nhất là những ai đã được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, khi nhình thấy chiếc lá Thu phong nhuộm vàng tại quê người làm sao quên được khoảnh khắc chiếc lá bàng nhuộm đỏ tại quê mình. Đó cũng là lúc khởi đầu nguồn gió lao xao sóng nước Hồ Tây, năm cửa Ô tràn ngập gió, nước sông Hồng bắt đầu vẩn đục, dâng lên xanh đậm bờ. Những cô con gái hàng hoa “gánh mùa Thu qua cổng chợ, với những chùm hoa tím ngát mùa Thu”(1). Làm sao quên được đêm mùa Thu Hà Nội ngạt ngào mùi hoa sữa, phố Hà Nội với mái ngói rêu phong, các cô con gái bờ môi đậm đỏ bích đào với áo dài nhung màu huyết dụ của ai vẫn còn lẩn quẩn đâu đây trong ký ức mơ hồ khắc khoải…

Sáng hôm nay tại Chicago, bất chợt gặp chiếc lá Thu phong bay lạc vào căn xếp nhỏ, tôi thấy hồn mình bâng khuâng trước cảnh biệt ly của vạn vật vào mùa Thu, nhìn ra hồ Michigan “Đàn sếu vừa ra đi- Gọi nhau nghe tha thiết- Lá vàng theo dòng nước- Giục giã niềm chia tay- Ngậm ngùi thương hoa cúc- Cùng  mùa Thu ở lại…/.(2)
   

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Sept-21rd -2016

Chú Thích

(1)-Em ơi! Hà nội phố- Thơ của Phan Nguyên-1972.

(2)-Thơ của tác giả-Đào Như-


..

Ý kiến bạn đọc
24/09/201600:19:03
Khách
Xin kính chuyển một bài thơ dịch từ nguyên tác " Chanson d'Automne" của Paul Verlaine :

Đàn thu thổn thức
Những điệu ngân dài
Lòng tôi ray rứt
Nỗi buồn không phai

Nghe tiếng điểm giờ
Nghẹn ngào tê tái
Nghĩ đến ngày xưa
Tôi ngồi khóc mãi

Tôi đi lang thang
Theo làn gió lạ
Vật vờ đây đó
Như mảnh lá tàn ...

Dịch giả hình như là Nguyễn Vỹ của báo
Phổ Thông.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.