Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Đình Chiểu

23/08/201600:01:00(Xem: 4925)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
 
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
(1822 - 1888)
 
Nguyễn Đình Chiểu hiệu Trọng Phủ tự Mạnh Trạch, thường gọi là Đồ Chiểu, quê Gia Định. Phụ thân là Nguyễn Đình Huy gốc Thừa Thiên, làm thư lại ở Văn hàn ty trong dinh Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định. Năm 1843, ông đỗ Tú tài, khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. 
.
Năm 1847, ông ra Huế để chuẩn bị thi Đình năm Kỷ Dậu (1849). Ngày 10-12-1848, nghe tin mẹ mất, trên đường về nhà chịu tang thì bị bệnh mù mắt, phải tạm trú tại Quảng Nam để chữa bệnh. Nơi đây, ông được một vị danh y dạy nghề thuốc. Lâm cảnh mù lòa, hôn thê họ Võ bội ước, cửa nhà sa sút. Ông về nhà chịu tang mẹ 3 năm, rồi mở trường dạy học và làm thầy thuốc ở Gia Định, từ đấy gọi ông là Đồ Chiểu. 
.
    Khi ba tỉnh miền Đông Nam kỳ bị Pháp chiếm (1862), ông không sống vùng giặc chiếm nên dời gia đình về Vĩnh Long. Ông xót xa trước cảnh quân Pháp đã hà khắc đồng bào; buồn bã sự hèn yếu bất lực của triều đình Huế, đớn đau cảnh nước mất nhà tan, ông cảm tác bài thơ “Chạy giặc”:
.
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lăng xăng chạy
Vỡ tổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu tá?!
Nỡ để dân đen mắc nạn này!.
 .
Tham biện Bến Tre là Michel Ponchon cùng thông dịch Lê Quang Hiền đến ngõ ý trả lại ruộng đất của ông bị trưng thu. Ông thẳng thắn từ chối: “Đất chung còn bị mất, đất riêng còn có được sao?!”.
.
   Tâm ông khí khái, văn thơ lỗi lạc đã ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Năm 1863, em trai út của ông là Nguyễn Đình Huân theo Đốc binh Là chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc. Con trai là Nguyễn Đình Chiêm, là tác giả truyện Phấn Trang Lầu, con gái Nguyễn Ngọc Khuê là chủ bút báo “Nữ giới chung” là tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam. 
      Ngày 3-7-1888, ông mất ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
.
      Nguyễn Đình Chiểu đã để lại các tác phẩm giá trị:  
 - Lục Vân Tiên: Truyện thơ Nôm, sáng tác khoảng năm 1851, gồm 2082 câu thơ lục bát, nội dung ca ngợi nhân nghĩa, là một tác phẩm văn học nước ta, đồng bào rất mến mộ. Nhân vật họ Lục bị mù mắt không đi thi được nên bị hôn thê họ Võ bội ước! Có lẽ Đồ Chiểu gởi gấm tâm trạng mình với nhân vật Lục Vân Tiên bị hôn thê họ Võ bội ước chăng?!.
  - Dương Từ Hà Mậu: Truyện thơ Nôm, sáng tác khoảng năm 1854, tập thơ gồm 3.456 câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát. Nội dung, bày tỏ thiết tha về đạo và đời.
 - Ngư Tiều y thuật vấn đáp: Sáng tác khoảng năm 1867, gồm 3.642 câu thơ Nôm, trong đó phần lớn là thơ lục bát, Nội dung dạy nghề làm thuốc chữa bệnh. Đồ Chiểu đã lồng vào đấy tư tưởng yêu nước đan xen trong nội dung y thuật.
 - Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, làm năm 1861.
 - Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh...
 .
 *- Thiết nghĩ: Cụ Đồ Chiểu là một nhà nho đức độ, người con tròn hiếu đễ, người thầy khả kính, một nhà thơ yêu nước nồng nàn. Cụ hun đúc nhân lễ nghĩa trí tín, nhưng không sử dụng cứng nhắc như Khổng-Mạnh. Khổng-Mạnh nêu lễ nghĩa... thường gắn bó với người quân tử. Đồ Chiểu lại uyển chuyển sử dụng nhân nghĩa rất thực tế và trang trải đến từng người dân đen, do đấy rất thích hợp với tình tự dân tộc Việt Nam. Trong truyện Lục Vân Tiên, Tiểu đồng chỉ là người hầu hạ người chủ, vẫn thiết tha tình nghĩa chứa chan:
     “Dốc lòng trả nợ áo cơm
Sống mà trọn nghĩa, thác thơm danh hiền”
.
     Một dân đen nghèo khổ khác là Ngư ông, sống bằng nghề thả lưới, giăng câu. Có ai ngờ, con người ấy lại giàu lòng nhân nghĩa, điều nhân nghĩa lại nổi bậc ở hạng cùng dân, chứ không chỉ có ở người quân tử như Khổng Mạnh:
     “Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”
     Thế nên, truyện Lục Vân Tiên là nơi hội tụ những điều nhân nghĩa. Người tốt được phản ánh trọn lòng sắt son, dù ở địa vị nào trong xã hội. Người thiện và kẻ ác, Cụ Đồ khen chê rạch ròi công bằng để dìu dắt người đời hướng thiện.
 .
     Cụ Đồ Chiểu đã khéo léo hài hoà giữa truyền thống cổ truyền cao quí của dân tộc Việt với Nho, Phật, Lão, bằng ngôn ngữ bình dị, trong sáng. Vì vậy, truyện của Cụ có một sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc. Những tác phẩm của Cụ gắn bó tình cảm sâu sắc: Tình phụ tử, tình mẫu tử, tình phu thê, tình bằng hữu và tình tự dân tộc, quê hương.
  Cụ Đồ Chiểu đã xiển dương rạng rỡ về tinh thần cứu khổ phò nguy, tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Cụ sáng tác nhiều thể loại, nổi bật nhất là truyện thơ và văn tế bằng chữ Nôm. Cụ dùng từ nhẹ nhàng, phản ánh đời sống có thực ở dân gian, nên thu hút được mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với đồng bào Nam bộ. Những sáng tác của Cụ đã góp phần bồi đắp tình người, tô điểm vườn văn học nước nhà thêm rực rỡ.
.
     Cụ Đồ Chiểu đã thiết tha dùng “văn dĩ tải đạo”, phân biệt rạch ròi giữa bạn và thù. Cụ đã thổ lộ trọn vẹn một lòng yêu nước, thương dân đậm đà. Tuy cụ Đồ Chiểu bị mù không thể xông xáo nơi chiến trận, nhưng Cụ luôn nung nấu lòng căm hận ngoại xâm và khinh khi bọn tay sai theo giặc. Cụ luôn chia sẻ với những kẻ sĩ chống lại thực dân Pháp.
     Riêng tôi, rất khâm phục ở Cụ Đồ Chiểu là những tác phẩm của Cụ dài tới mấy nghìn câu, trong đấy có rất nhiều điển tích, dù mắt bị mù loà không thấy để tra cứu, thế mà Cụ nhớ rõ từng điển tích, đưa vào truyện mạch lạc đầy đủ?! 
     Cụ Đồ Chiểu dù mắt đã bị mù lòa nhưng tâm hồn yêu nước thương dân thì sáng hơn những kẻ mắt còn sáng mở trao tráo mà chỉ biết mưu cầu cho cá nhân và gia đình, có kẻ còn bán nước cầu vinh để được vinh thân phì gia, là sao?!. 
     .
Cảm phục: Cụ Đồ Chiểu
 .
Cụ Đồ Chiểu, quý mến giang sơn!
Lưu luyến quê hương, há mỏi mòn?!  
Bút thép, thẳng thừng ta với giặc
Lòng son, tha thiết nước cùng non
Thổ cương lo lắng, lo chung thủy
Nòi giống nhớ nhung, nhớ sắt son!
Mù mắt, sáng lòng, gìn giữ nghĩa! 
Hồn thơ yêu nước chứa chan còn!
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.