Hôm nay,  

Áo xưa dù nhàu

20/06/201613:31:00(Xem: 6924)
blank

Tháng Sáu có những cơn mưa vội vã. Tháng Sáu có những cơn mưa tầm tã. Mưa như những giọt bùi ngùi làm đầy ắp những giòng sông. Mưa như tủi hờn nhớ thương những con sóng khát khao bóng thuyền ra khơi. Có một ngày như thế tôi thả mình rong ruổi dưới mưa rào tháng Sáu. Trở về nhà và hong khô áo quần ướt. Những kỷ niệm chợt hanh hao như khi treo áo quần mới giặt lên giàn mướp sau nhà. Cái máy sấy chợt thôi còn hơi nóng. Cũng 10 năm rồi cho một cái máy sấy thủy chung bền bỉ. Thế là trong khi chờ mua máy sấy mới đành phơi áo quần như ngày xửa ngày xưa...Những tấm áo, những chiếc quần khaki sau khi phơi cứ nhàu nhăn như khuôn mặt một ngày buồn xo tức tửi. Chạnh nhớ cái bàn ủi. Cũng đã lâu lắm rồi không đụng tới.     

 

Nhớ những tháng ngày mới đến xứ lạ. Có lẽ đó là tháng ngày hạnh phúc nhất trong một khái niệm đơn giản về hạnh phúc: nghèo mà ấm áp nghĩa tình. Hồi đó chồng đi làm, vợ ở nhà học anh văn, chăm lo cơm nước và nhà cửa. Ngày ấy cơ cực lắm mà áo quần lúc nào vợ cũng ủi cho mình thẳng thớm. Cái quần tây lúc nào cũng có li (ply) mặc vào trông nó đứng đắn, sang "chảnh" làm sao. Trong túi không có tiền, rầu lắm mà bề ngoài cứ bảnh bao, cứ như câu hát "lan huệ sầu đời, trong héo ngoài tươi" vậy.

Rồi thời gian trôi, cả hai đều lao vào làm việc. Đàn bà xứ này coi vậy mà cực hơn ở quê nhà. Cái cực không phải cơm áo thiếu thốn, mà cực vì trăm chuyện hội nhập vào đời sống mới, đi làm về là lo nhà cửa, xong việc rồi thì trời đã tối. Lại lo ngủ sáng mai đi làm sớm. Con gái theo chồng xa xứ lại buồn, buồn vì ngoài chồng con thì cô quạnh. Chưa có internet, chỉ có tivi và mấy băng Thúy Nga Paris giải sầu. Không có hàng xóm láng giềng lân la, không có cuốc xe xích lô hay xe thồ đi tới nhà bạn bè tán gẫu, không có bà con thân thiết. Sáng cuối tuần ngủ muộn dậy lại nhớ gánh bún bò rong trước hiên nhà. Làm một giấc ngủ trưa dậy lại nhớ o bán bánh bèo, bánh lọc đon đả trước ngõ. Tối trăng sáng lại thèm chén chè gánh, hột vịt lộn ấm nóng...Đàn ông xứ này cũng buồn vì thiếu bạn bè nhậu nhẹt cuối tuần. Phải hẹn hò nhau trước cả tuần. Bia bọt đầy tủ lạnh mà nhậu một mình chán phèo. Ngồi một mình nói dóc không ai nghe. Bạn bè thích ghé mà sợ say không dám lái xe về. Đi nhậu phải kéo theo bà vợ làm tài xế. Mà mấy bà nhiều khi không thích vậy, ngủ lại thì bất tiện. Nên cứ quạnh quẽ.  Nhưng riết rồi quen. Riết rồi thấy lo được cho con cái vào đại học là vui. Riết rồi ngày cũng an lành qua đi.  

Và chuyện ủi đồ cũng chỉ còn là thi thoảng. Vì thi thoảng mới có dịp lên bộ vó láng coóng đi ăn cưới, ăn tiệc. Muốn mặc quần áo thẳng thớm thì đem ra tiệm giặt ủi. Có điều giá cả không rẽ, năm bảy đô một cái thì tiếc tiền, cứ biện minh cho cái tính nghệ sĩ lè phè lười biếng, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Nên từ dạo đó bổng thích mặc mấy cái quần Jeans, áo thun. Các loại này không nhàu lắm, khỏi ủi. Thế nhưng có những khi thấy cái tuổi trung niên mặc quần Jeans trông nó trẻ quá, áo thun trông không chửng chạc. Nên lại thích mặc quần khaki hiệu Dockers có hình cái neo với đôi cánh, thích mặc áo sơ mi Van Heusen. Loại đồ này wringkle free, nghĩa là không nhăn. Nếu chịu khó ngồi đợi khi máy sấy vừa xong, đem áo quần ra rũ rũ vài cái là thẳng thớm để treo lên giá.  

 

Nói tới loại áo quần không nhăn không thể không nhớ tới công lao của bà Ruth R. Benerito, người phát kiến ra loại vải này, người được xem là đã cứu kỹ nghệ bông sợi của Mỹ. Hẳn bạn đều biết vai trò của sợi vải cotton trong lịch sử nước Mỹ. Trồng cây bông gòn gắn liền với người nô lệ da đen và đó là nguyên nhân của cuộc nội chiến. Cách đây hơn 40 năm thì sợi cotton đã chiếm hết 2/3 của kỹ nghệ dệt vải may mặc. Câu slogan "Cotton là vải vóc của đời sống chúng ta" (Cotton, the fabric of our lives.) nói lên điều quan trọng đó. Thế nhưng các sản phẩm từ áo quần đến nệm, chăn, thảm... bằng vải cotton lại rất dễ cháy, gây ra nhiều hỏa hoạn. Vì thế năm 1953 Quốc hội ban hành Luật về vải dễ cháy (Flammable Fabrics Act). Những một yếu điểm nữa của vải cotton là dễ nhăn nhúm. Và vì thế các loại vải tổng hợp polyester và nylon bóng láng, mát mẻ, ít nhăn nhúm đã ra mắt thị trường năm 1951 và dần dà chiếm ưu thế. Để sống sót và chiếm lĩnh lại thị trường, ngành công nghệ bông vải phải cố tìm ra giải pháp giúp vải không nhăn mà vẫn bền bỉ. Và lúc ấy nhà hóa học Ruth R. Benerito đã phát minh ra kỹ thuật chế tạo vải không nhăn khi còn làm trong phòng nghiên cứu cho Bô Nông Nghiệp Mỹ (USDA) ở New Orleans những năm đầu 1950. Bí quyết cho phát minh này là quá trình crosslinking, một số hóa chất thêm vào sợi vải làm thành nối kết mới giửa các phân tử của sợi cellulose có trong vải cotton, nhờ vậy làm sợi vải không bị nhăn nhúm sau khi khô ráo. Ngoài ra còn giúp cho vải chống dính vết dơ và chống bị dể bắt cháy...Cùng với 55 bằng sáng chế được chứng nhận đăng ký, Bà Benerito xứng đáng được đứng trong danh sách Vinh Danh Các Nhà Phát Minh Quốc Gia, ngang hàng với Ernst Alexanderson người phát minh radio, Alexander Graham Bell người sáng chế điện thoại và Baruch Samuel Blumberg người tìm ra vaccine cho Hepatitis B... 

 

Nhân chuyện áo nhàu lại nhớ một câu chuyện tiếu lâm của Mỹ, chuyện tục mà thanh. Chuyện rằng: có bà mẹ luống tuổi đến thăm con gái đã lấy chồng. Bà sửng sốt khi thấy con gái lồ lộ phơi phới trong bộ áo quần của Bà Eva, nằm ưởn ẹo trên sofa. Hỏi sao con không mặc đồ! Con gái trả lời đây là bộ áo quần mà chồng con thích nhất. Bà mẹ trở về mà lòng không thôi nghĩ về niềm hạnh phúc của gia đình con gái. Tối hôm ấy, chồng bà đi làm về, khi mở cửa thấy bà nằm trên sofa cũng trong bộ quần áo của Bà Eva. Ông chồng đứng sững như trời trồng, nhìn bà hồi lâu, ánh mắt dường như  đi suốt tấm thân người bạn đời bao nhiêu năm…Ông thốt lên: Bà làm sao thế? Bà vợ trả lời nhỏ nhẹ: Em mặc bộ đồ mà anh thích nhất đây! Ông chồng lại ngẩn người ra trong giây lát. Mắt không rời nhìn bà và bảo: “Nhăn, nhăn quá! Thôi đi dọn cơm đi bà, tui đói gần chết!”

 

Dân Tây nó thẳng thắn là vậy. Nên cái gì nhăn nheo là cần phải làm đầy, cái gì chảy xuôi về phương Nam theo sức hút trái đất thì lại được nâng lên. Da mặt nhăn thì căng ra hoặc bơm botox. Có túi nước biển hay silicon là làm no tròn con mắt người đối diện. Tuy vậy khi nhìn tuổi thanh xuân bị tàn phá qua làn da nhăn nheo trên cổ, trên tay thì không che giấu nỗi chút ngậm ngùi.  

 

Ông chồng Mỹ đó thật tệ! Không như đàn ông xứ mình.

“Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau.” (TCS)

Chung thủy đến thế là cùng. Đến bạc đầu vẫn thương nhau và gọi nhau bằng tên. Gọi Văn của em, Thị của anh. Nghe muồi làm sao. Dù chỉ biết nhìn nhau và gọi nhau mà thôi! Không làm được chuyện gì khác. Chàng nghệ sĩ ngày đó cũng lười ghê gớm. Áo xưa dù nhàu cứ ôm ấp hoài mà không chịu ủi. Hẳn cái gì cũ kỷ cứ nhăn nhúm, cũng như kỷ niệm? Có những cái không thể ủi thẳng thớm được. Đáng sợ nhất là cái nhăn nhó trong tâm hồn.

 

Trời lại đổ mưa. Những cơn mưa tháng Sáu. Những hạt mưa nhăn nhúm trên bầu trời nhàu.  
Sean Bảo

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.