Hôm nay,  

Thương Hiệu Việt: Vinamilk

13/06/201620:52:00(Xem: 5748)

THƯƠNG HIỆU VIỆT: VINAMILK




MỤC LỤC


  1. TỔNG QUÁT

  2. VAI TRÒ CỦA BÀ MAI KIỀU LIÊN

  3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VINAMILK

  • CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

  • CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU

  • PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VÀ TRANG TRẠI

  • PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

  • HỢP TÁC VỚI NÔNG DÂN

  • ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG

  • VƯƠN RA THẾ GIỚI

  1. KẾT LUẬN


  1. TỔNG QUÁT

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company), được thành lập năm 1976 là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94,000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á ... Sau gần 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.

Báo cáo Brand Footprint 2016 (Dấu chân thương hiệu) của Kantar World Panel (có trụ sở tại Vương Quốc Anh, được thành lập năm 1993 như một công ty con của WPP PLC với lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn và tầm nhìn thị trường) là bảng xếp hạng toàn cầu các nhãn hàng tiêu dùng được lựa chọn nhiều nhất thế giới. Từ công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007, năm nay, thương hiệu Vinamilk được vinh danh là thương hiệu số một Việt Nam.

  1. VAI TRÒ CỦA BÀ MAI KIỀU LIÊN


blank


Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm TGĐ Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk)


Sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Bà gia nhập vào Vinamilk ở vị trí của một kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam). Năm 1983, bà học khoa quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế Leningrad (Nga), năm 1984 bà được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Cty sữa Việt Nam rồi và giữ vị trí Tổng giám đốc từ năm 1992 đến nay.

Sau 37 năm gắn bó với Vinamilk, hơn 20 năm ở cương vị người đứng đầu, bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã đưa Vinamilk trở thành một thương hiệu lớn, lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình dương từ năm 2010 và đang hiện thực hóa tham vọng đưa Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, nằm trong top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017.

Bằng việc triển khai hàng chục nhà máy, rải khắp toàn quốc, thu mua sản lượng sữa bò do dân làm ra, các nhà máy của Vinamilk đồng loạt nhả khói và đều đạt 60% rồi 100% sản lượng chỉ sau 2 – 3 năm đi vào hoạt động. Cùng với đó, hơn 200,000 điểm bán lẻ cũng dần được Vinamilk xây dựng.

Với sự quan tâm đến người tiêu dùng Việt, đầu tiên là giá thành, thấp hơn mà chất lượng ngang bằng với sản phẩm ngoại nhập nên các sản phẩm sữa của Vinamilk dần chiếm lĩnh thị trường. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, Vinamilk vẫn tăng trưởng và phát triển vững mạnh. Năm 2012 Vinamilk đã đạt doanh thu hơn 27,300 tỷ đồng (1.2 tỷ USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 180 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 2,900 tỷ đồng.

Phong cách đặc biệt là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên mọi người đều cảm nhận được về nữ doanh nhân Mai Kiều Liên. Quyết đoán, linh hoạt xử lý tình huống theo kiểu "kỹ trị” hơn thiên hướng "nhân trị” của châu Á đã làm cho bà "nổi” và trẻ hơn so với tuổi tác của mình.

Năm 2012,  Tạp chí Forbes bình chọn bà vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực tại Châu Á. Tiếp đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (trụ sở tại Hồng Kông) đã bình chọn bà nhận giải thưởng “Asian Excellence Recognition Awards 2012” (Những cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012) với danh hiệu “Những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư”.


  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VINAMILK


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD. Trong giai đoạn này, 3 lĩnh vực quan trọng tạo ra đòn bẩy cho việc đạt sứ mệnh của Vinamilk là:

  • Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.

  • Duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững.

  • Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý Kiến thức, Cải tiến và Sự thay đổi.

Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:

Kế hoạch đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD. Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 30% mệnh giá.

Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối hàng đầu Việt nam.

Quản trị doanh nghiệp: Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận. Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.

Tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC: State Capital and Investment Corporation) chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thoái hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất, trong đó có Vinamilk. SCIC hiện nắm giữ cổ phần tại Vinamilk với tỷ lệ tương đương trên 45% vốn điều lệ của công ty này. Theo các chuyên gia, phần vốn của Nhà nước ở Vinamilk – doanh nghiệp đang hoạt động rất có hiệu quả – hiện có giá thị trường khoảng 55,000 tỷ đồng, tương đương 2.46 tỷ USD. Ngày 21/5, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamilk cho biết, Công ty sẽ không giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và sẽ thông báo đến các cổ đông khi hoàn tất thủ tục pháp lý về vấn đề này. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nâng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% (nới room 100%), chỉ cần Hội đồng quản trị ra Nghị quyết, mà không cần Đại hội đồng cổ thông qua.



CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU

Trong bài phát biểu tại Đại hội, chia sẻ bí quyết để Vinamilk lớn mạnh trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam, bà Mai Kiều Liên đã nhắc lại những ngày đầu với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về máy móc thiết bị, công nhân kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất phải nhập khẩu hoàn toàn trong khi không chủ động được nguồn ngoại tệ. Vinamilk phải đối mặt với việc làm sao có thể phục hồi sản xuất, tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu, từ đó giảm giá thành sản phẩm đưa công ty phát triển bền vững?

Đứng trước những khó khăn đó, Vinamilk chủ động tìm lối đi cho mình. Để phát huy sức mạnh tập thể ở vai trò “thuyền trưởng”, bà Mai Kiều Liên cùng lãnh đạo Vinamilk đã đi đầu phát động phong trào thi đua sáng tạo, đổi mới trong suốt 40 năm giúp Vinamilk luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trong các phong trào thi đua được phát động, có thể nói phong trào “Thi đua hiến kế tìm nguồn nguyên liệu, phục hồi sản xuất, đưa doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững” đã mở ra thành công cho Vinamilk. Năm 1988, trước nhu cầu ngày càng tăng về sữa bột trẻ em và nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, Vinamilk đã tiến hành phục hồi hành công nhà máy sữa bột Dielac cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm sữa bột các loại và bột dinh dưỡng  có chất lượng cao cho trẻ em. Thông qua nhiều con đường, từ năm 1990 Vinamilk đã tiến hành mua trực tiếp nguồn nguyên liệu với giá rẻ vài trăm USD/tấn thông qua các công ty xuất nhập khẩu, góp phần giảm giá thành, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập tràn lan trên thị trường.

Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đứng trước một khó khăn lớn là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập của nước ngoài. Điều day dứt lớn nhất của ngành sữa là chưa chủ động được 100% nguồn nguyên liệu. Tháo dỡ khó khăn này, hướng đến chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất sữa, bà Mai Kiều Liên cùng lãnh đạo Vinamilk cụ thể hóa bằng giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu nội địa, thế là “cuộc cách mạng trắng” 1991 ra đời.

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VÀ TRANG TRẠI

Qua hơn 38 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã trở thành một trong những công ty có quy mô hàng đầu Việt Nam và đóng góp to lớn vào sự phồn thịnh của đất nước. Các đơn vị trực thuộc của Vinamilk - gồm 3 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, 13 nhà máy sữa quốc nội, 2 kho vận và 3 công ty con luôn sáng tạo, nỗ lực không ngừng để thương hiệu vươn đến tầm cao mới.

blank

Nhà máy Sữa bột của Vinamilk

Khám phá 1 trong 3 "siêu nhà máy sữa" lớn nhất thế giới

Khu bồn chứa sữa của Nhà máy Sữa nước của Vinamilk tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương - Đây là 1 trong 3 nhà máy hiện đại nhất thế giới

Nhằm tự chủ trong sản xuất, Vinamilk đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy, với việc đưa vào hoạt động hai Siêu nhà máy sữa bột và sữa nước. Nhà máy sữa nước Việt Nam có công suất siêu lớn – hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm cùng với kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.

Nhà máy sữa bột Việt Nam có công suất 54,000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy đi vào hoạt động đã và đang giúp Vinamilk đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và còn đảm bảo khả năng phục vụ xuất khẩu đang tăng cao của Vinamilk trong những năm gần đây.


blank


Xây dựng hệ thống nhà máy hiện đại nhằm chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh giúp Vinamilk phát triển vững mạnh trên thị trường

Ngoài ra, sữa chua Vinamilk đi đầu và phát triển đầy đủ các dòng sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi. Tiên phong trong việc đổi mới và cải tiến dòng sản phẩm Sữa Đặc có đường, Kem, Phô Mai và các thức uống có lợi cho sức khỏe. Vinamilk đã trở thành nhãn hàng phổ biến và được tin dùng số 1 Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất với sản lượng hàng trăm triệu lít sữa mỗi năm, Vinamilk đã và đang đầu tư một cách bài bản vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, môi trường xung quanh … Trước năm 2014, Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Trong 2 năm 2014-2015, có thêm 4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như trang trại Thống Nhất , Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh. Trại bò sữa tỉnh Tuyên Quang cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu tiên vào ngày 14/12/2006. Tính đến thời điểm hiện nay, trang trại bò sữa Tuyên Quang duy trì số lượng 2,000 con bò cho sữa, trong đó số bò đẻ trong năm là khoảng 1,000 con. Tháng 08/2010, Trang trại Bò sữa Thanh Hóa chính thức hoạt động. Đến tháng 04/2012, Trang trại Bò sữa Lâm Đồng đã hoàn tất công tác xây dựng chuồng trại và nhập bò về chăn nuôi. Đây là trang trại chăn nuôi bò sữa thứ 5 của Công ty được đưa vào hoạt động. Tháng 12/2013, Tây Ninh đã cấp giấy phép hoạt động cho Trang trại Bò sữa Tây Ninh, trang trại có quy mô 8,000 con bò sữa được đặt tại huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh). Trong năm 2014 và giai đoạn tiếp theo, Công ty tiếp tục triển khai các dự án trang trại mới như Trang trại Bò sữa Hà Tĩnh (quy mô 2,000 con) tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Dự án Trang trại Bò sữa Thanh Hóa 2 (quy mô 2,000 con) tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa; và Dự án Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa có quy mô 8,000 con được xây dựng trên diện tích gần 2,500 ha tại huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa. Tháng 3/2016, Trang trại bò sữa thứ 7 tại Hà Tĩnh trong hệ thống trang trại chuẩn quốc tế Global G.A.P. trải dài khắp Việt Nam của Vinamilk đã xây dựng hoàn chỉnh và chính thức được đưa vào hoạt động. Trang trại bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh là trang trại đầu tiên tại Việt Nam nhập giống bò sữa cao sản Mỹ. Cuối năm 2016, theo kế hoạch, dự kiến Vinamilk sẽ tiếp tục xây dựng hoàn thiện để đưa vào hoạt động thêm 2 trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa) và trang trại Tây Ninh với quy mô 8,000 con bò sữa đến 16,000 con bò sữa, nâng tổng trang trại của Vinamilk lên 9 trang trại.

blank

Trang trại bò sữa Vinamilk Hà Tĩnh là trang trại đầu tiên tại Việt Nam nhập giống bò sữa cao sản từ Mỹ với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng sữa, giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe

Hiện nay tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Như: hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt; hệ thống cào phân tự động; hệ thống máng uống tự động; hệ thống quạt làm mát trong chuồng. Các ô nằm nghỉ cho đàn bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo chân móng của chúng luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Các ô chuồng và nơi nằm nghỉ của đàn bò được trang bị hệ thống chổi gãi ngứa tự động. Mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử dưới cổ để nhận dạng qua hệ thống Alpro hiện đại do Delaval cung cấp. Những chíp điện tử này giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò bệnh để các Bác sỹ thú y điều trị kịp thời.

blank

Bò được đeo số tai để nhận dạng; quản lý bằng chíp điện tử

Toàn bộ thức ăn cho đàn bò sữa được phối trộn theo phương pháp TMR (Total mixing rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô đậu tương, … nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao. Ngoài ra, mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi ngày một lần và được dạo sân chơi thư giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò được nghe nhạc hòa tấu êm dịu.

blank

Hệ thống vắt sữa tự động hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu

Có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự động có tác dụng bảo vệ môi trường nên môi trường sống bên trong cũng như ngoài trang trại luôn được thông thoáng, an toàn. Toàn bộ phân khô sau khi được sấy ép sẽ được chuyển về hệ thống nhà kho lưu trữ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và được sử dụng tưới cho đồng cỏ.

Trang trại của Vinamilk là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P về quản lý trang trại và chất lượng sữa tươi thuần khiết. Ngoài ra Trang trại bò sữa Nghệ An cũng được Bộ NN & PTNT chứng nhận là trang trại xuất sắc nhất năm 2014. Ngoài ra, Vinamilk còn liên kết với hơn 7,000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65,000 con trên cả nước, thu mua sản lượng bình quân khoảng 500 tấn sữa/ngày góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân, góp phần xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Giai đoạn 2014-2016, Vinamilk tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ Úc và Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới.

Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120,000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3,000,000 (3 triệu) ly sữa/ngày. Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160,000 con vào năm 2017 và khoảng 200,000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1,500-1,800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.  


Vinamilk dua vao hoat dong trang trai bo sua tai Ha Tinh-Hinh-2


Trang trại Hà Tĩnh là trang trại bò sữa hiện đại bậc nhất, ứng dụng công nghệ hàng đầu trong chăn nuôi khi đưa vào sử dụng hệ thống làm mát hiện đại bậc nhất thế giới, gồm quạt gió và hệ thống phun sương… theo công nghệ Thụy Điển Tunnel Ventilation đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho đàn bò sữa. 

blank

Hệ thống gãi ngứa


Ngày 18/6/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng và Công ty Vinamilk vừa ký thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn giai đoạn 2015-2020, nhằm đưa Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa lớn, chất lượng cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 6/2015, toàn tỉnh có 15,410 con bò sữa, tập trung chủ yếu ở huyện Đơn Dương (9,674 con) với tổng sản lượng 120 tấn sữa tươi/ngày. Theo định hướng phát triển, đến năm 2020, đàn bò sữa của tỉnh sẽ tăng lên 40,000 – 50,000 con, đạt sản lượng sữa tươi khoảng 180,000-200,000 tấn/năm. So với TP.HCM với mức độ đô thị hóa rất cao, khí hậu lại không phù hợp nhưng hiện đã phát triển đàn bò sữa lên đến 100,000 con, Lâm Đồng hoàn toàn có thể phát triển thành "thủ phủ bò sữa" với số lượng 100,000 – 200,000 con trong thời gian tới. Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng cũng đang nghiên cứu biến khu vực này là vùng đầu tiên phát triển sữa hữu cơ.

HỢP TÁC VỚI NÔNG DÂN

Những năm đầu thập kỷ 1990, Vinamilk đã khẩn trương nhập máy móc hiện đại để sản xuất sữa tươi tiệt trùng và thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu; hỗ trợ nông dân con giống, thú y, kỹ thuật chăn nuôi; thiết bị bảo quản sữa và không ngần ngại giảm lãi để khuyến khích phát triển đàn bò sữa trong nước.

Với mô hình liên kết với người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa từ Bắc chí Nam, nâng tổng đàn từ 3,000 con (năm 1991) lên tới 113,000 con (năm 2015), cho sản lượng sữa 200,000 tấn/năm, chủ động được 50% nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất, quyền lợi người chăn nuôi bò sữa cũng được mở rộng.

Image result for Vinamilk: Phối hợp với nông dân

Khi Vinamilk cổ phần hóa, nông dân được mua cổ phần ưu đãi với giá chỉ bằng 70% mệnh giá, nhưng không có tiền mua, Vinamilk đã bảo lãnh cho vay vốn để mua. Tính nhân văn thể hiện ngay trong chiến lược phát triển. Hệ quả là suốt quá trình đổi mới từ 1991 cho đến trước cổ phần hóa 2003, với chiến lược đến với nông nghiệp, nông thôn, nông dân qua “Cuộc cách mạng trắng” kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, Vinamilk đã chiếm thị phần trong nước 45%, trong đó sữa đặc chiếm 75%; sữa tươi 53%; sữa chua các loại 90% và sữa bột 25%.

Chỉ trong vòng 5 năm (từ 2011 - 2015), Vinamilk đã thu mua của gần 8,000 hộ nông dân hơn 860 triệu lít sữa nguyên liệu với tổng giá trị thanh toán gần 10,500 tỷ đồng. Năm 2015, có đến gần 215,000 tấn sữa với tổng trị giá khoảng 3,000 tỷ đồng được thu mua từ gần 8,000 hộ chăn nuôi và từ các trang trại của Vinamilk. Trong đó, sản lượng thu mua của nông dân là 178,000 tấn với tổng giá trị khoảng 2,200 tỷ đồng. Năm 2016, Vinamilk ước tính thu mua 245,000 tấn sữa tươi nguyên liệu, trong đó, thu mua của nông dân là 203,000 tấn.

Công ty Vinamilk tiếp tục ký hợp đồng thu mua sữa tươi nguyên liệu năm 2016 với hàng ngàn hộ chăn nuôi bò sữa trên cả nước. Đây là một trong những giải pháp giúp Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất trong khi vẫn đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi. Từ ngày 17 - 31/12, Công ty Vinamilk ký hợp đồng thu mua sữa tươi nguyên liệu năm 2016 với hàng ngàn hộ nông dân chăn nuôi bò sữa đang bán sữa nguyên liệu cho Vinamilk tại TP.HCM, Hà Nội, Lâm Đồng, Nghệ An. Việc ký hợp đồng thu mua sữa tươi nguyên liệu tập trung đồng loạt trên phạm vi cả nước của Vinamilk nhằm công khai giá cả và chất lượng sữa tươi nguyên liệu thu mua của các hộ nông dân. Việc này sẽ giúp người chăn nuôi bò sữa Việt Nam tiếp cận với các tiêu chuẩn khắt khe của ngành chăn nuôi bò sữa thế giới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị hội nhập TPP. Chuẩn bị cho nguồn sữa thu mua từ nông dân, Công ty đã lắp đặt 91 trạm thu mua đảm bảo nhiệt độ lạnh bảo quản sữa nguyên liệu trên khắp cả nước. Trong năm 2016, khung giá sữa của Vinamilk không thay đổi nhiều so với 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, chất lượng sữa nguyên liệu phải ngày càng tốt hơn và được kiểm soát chặt chẽ. Nếu hộ chăn nuôi có chất lượng sữa thấp và không đạt, Vinamilk sẽ tạm ngưng thu mua cho đến khi chất lượng được cải thiện. Với những hộ chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng thu mua sữa với Vinamilk mà chất lượng sữa đạt yêu cầu thì Vinamilk luôn bao tiêu với số lượng và giá cả ổn định như thỏa thuận trong hợp đồng. Để đảm bảo chất lượng sữa, Công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và cung cấp các kiến thức liên quan đến chăn nuôi bò sữa. Công ty cũng sẽ tổ chức hệ thống cung cấp thức ăn, vật tư thú y với giá cả hợp lý, loại trừ các yếu tố trung gian để giúp hộ chăn nuôi giảm chi phí chăn nuôi, đạt giá thành sản xuất hợp lý, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa. Với những giải pháp trên, Vinamilk đã chủ động được nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất và quyền lợi người chăn nuôi bò sữa cũng được đảm bảo.

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Xác định rõ nhân lực là yếu tố cơ bản phát triển nội lực, Vinamilk luôn đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các lớp huấn luyện trong và ngoài nước. Hiện Vinamilk là nơi công tác của hơn 5,000 CB-CNV. Tất cả thành viên của công ty làm việc dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, bình đẳng, công bằng. Điều đó được minh chứng rõ nét khi Vinamilk là doanh nghiệp trong nước đứng đầu trong danh sách bình chọn 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.

Nhằm làm chủ công nghệ và thiết bị hiện đại, Công ty rất chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm có khoảng 10 sinh viên có kết quả thi tuyển sinh đại học loại khá/giỏi được Công ty tuyển chọn và gởi đi đào tạo tại Liên Bang Nga về ngành chăn nuôi bò sữa. Các Giám đốc Trang trại và Trưởng ban Chăn nuôi, Thú y được Công ty cho đi tham quan thực tế và học tập kinh nghiệm tại các Trang trại chăn nuôi bò sữa tiên tiến ở Mỹ, Australia, Israel, … Công ty hiện có đội ngũ chuyên môn – kỹ thuật khá, chỉ 26% là lao động phổ thông, 29% có trình độ trung cấp, còn lại đều có bằng Cao đẳng, Đại học và trên Đại học. Cùng với đào tạo trong nội bộ, hiện nay Công ty đang phối hợp với các trường đại học có ngành chăn nuôi – thú y như các trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, Huế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, … đưa các sinh viên năm cuối chuyên ngành Bác sỹ thú y/Kỹ sư chăn nuôi đến tham quan thực tập tại các trang trại. Ở đó, Công ty kết hợp tổ chức phỏng vấn tuyển dụng các em có nguyện vọng làm việc lâu dài tại trang trại sau khi tốt nghiệp. Nhờ coi trọng việc đầu tư vào nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nên Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam có triển vọng thực hiện hiệu quả các chiến lược đầu tư dài hạn đã đề ra.

blank

Lớp tập huấn "thực hành nông nghiệp tốt theo Global GAP”

ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG


blank


Vinamilk hướng trở thành doanh nghiệp cộng đồng thông qua chương trình thiện nguyện như “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam”, “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”….

Hướng đến cộng đồng, từ năm học 2002 – 2003 Quỹ học bổng “Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” với phạm vi chỉ 30 tỉnh, thành trong thời gian đầu tiến tới 63 tỉnh, thành cả nước, đã bền bỉ đem đến cho các em học sinh tiểu học trên toàn quốc hơn 34 ngàn suất học bổng, tượng trưng cho hơn 34 ngàn tấm gương sáng vươn lên trong học tập và rèn luyện với tổng giá trị khoảng 19 tỷ đồng.

Tiếp đó là Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” ra đời năm 2008, hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước qua những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng hết sức thiết thực là trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần hỗ trợ các em phát triển toàn diện hơn.

Đến nay, Quỹ sữa đã tiếp cận hơn 333,000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam, đem tới cho các em gần 26 triệu ly sữa miễn phí, tương đương khoảng 94 tỉ đồng. Chương trình nhiều ý nghĩa này được tổ chức rộng khắp 63 tỉnh thành, đến tận những vùng cao hẻo lánh hay nơi hải đảo xa xôi.

Có thể nói, bằng hoạt động của mình, Vinamilk đã góp sức cùng xã hội nâng cao trí lực, thể lực cho thế hệ trẻ, cho con người Việt Nam.

VƯƠN RA THẾ GIỚI

Khẳng định thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường trong nước bà Mai Kiều Liên hướng tới mục tiêu đưa Vinamilk vươn ra toàn cầu. Đến nay sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở 31 quốc gia trên thế giới, trong đó các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức Canada… đều đã hiện diện các sản phẩm Vinamilk, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của vinamilk đã được xây dựng tại Mỹ, Anh, Ba Lan, New Zealand, Campuchia đã góp phần không nhỏ đưa kim ngạch xuất khẩu đến nay đạt 200 triệu USD/năm, tăng gấp 2 lần  so với năm 2014.

Bước ngoặt mang tầm nhìn chiến lược là việc Vinamilk quyết định cổ phần hóa (năm 2003). Sau cổ phần hóa với số vốn tăng, Vinamilk đầu tư phát triển. Trong 5 năm gần đây, Vinamilk luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng: doanh số trung bình tăng trên 20%/năm; Lợi nhuận tăng 15%/năm; Nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỉ/năm. Công ty vươn lên top 100 công ty giá trị nhất ASEAN và top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.

Ở thị trường ngoài nước, Vinamilk đã thắng thầu nhiều lần bằng các lợi thế của chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thực hiện hợp đồng cho các đối tác. Trong những năm gần đây, doanh số xuất khẩu của Vinamilk luôn đạt mức tăng trưởng mạnh trên 200 triệu USD/năm. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 31 quốc gia trên thế giới bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác. Với mục tiêu phát triển bền vững và vươn ra tầm quốc tế, Vinamilk đặt chiến lược phát triển dài hạn trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 với doanh số 3 tỷ USD.

Năm 2011 Vinamilk bắt đầu tấn công thị trường sữa quốc tế. Đầu tiên tại New Zealand, Vinamilk đã đầu tư vào nhà máy Miraka chuyên cung cấp nguyên liệu sữa chất lượng cao cho các sản phẩm của Vinamilk và xuất khẩu sang châu Âu. Tại Mỹ, Vinamilk sở hữu 70% cổ phần của nhà máy sữa Driftwood – một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất tại California và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học lớn nhất nước Mỹ. Ngày 19/5/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận phê duyệt việc tăng vốn đầu tư của Vinamilk thêm 3 triệu USD vào Driftwood, qua đó nâng tổng vốn đầu tư của Vinamilk tại Công ty này lên 10 triệu USD và tăng sở hữu từ 70% lên 100%. Vinamilk cũng đầu tư vào Ba Lan – Cửa ngõ giúp Vinamilk tiếp cận thị trường Châu Âu. Nhà máy Angkor Milk tại Campuchia đã được khánh thành ngày 25/5/2016 với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỷ lệ nắm giữ 51%.


  1. KẾT LUẬN


Trong một nước mà Đảng và Nhà nước chi phối tất cả, sự phát triển của một công ty tư nhân như Vinamilk dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên là một điều thần kỳ. Với vốn sơ khởi 1,590 tỷ đồng (89 triệu USD) năm 1976, doanh thu của Vinamilk cuối năm 2015 là gần 40,000 tỷ đồng (1.8 tỷ USD). Vinamilk vừa được Forbes Asia trao giải thưởng Top 200 DN xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2010 và được Vietnam Report xếp hạng top 5 DN tư nhân lớn nhất VN. Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk khẳng định: Thành quả này là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Vinamilk để đảm bảo cùng lúc ba giá trị cốt lõi: chất lượng – giá cả – phong cách phục vụ. Một điều mà Vinamilk vẫn còn phải cố gắng là giá sữa tại Việt Nam vẫn còn cao hơn giá sữa thế giới, bình quân hiện nay của là khoảng 1.4 USD/lít, Trung Quốc 1.1 USD/lít, Ấn Độ là 0.5 USD/lít, Âu - Mỹ 0.5-0.9 USD/lít … So với các nước khác, giá sữa Việt Nam là cao nhất, trong khi thu nhập của người dân vẫn còn thấp.


THAM KHẢO


  1. Các Websites tiếng Anh và tiếng Việt.

  2. Website của Vinamilk.

  3. Doanh Nhân Sài Gòn (18/6/2015): Xây dựng "thủ phủ bò sữa" Lâm Đồng.

  4. Doanh Nhân Sài Gòn(18/12/2015): Vinamilk ký hợp đồng với hàng ngàn hộ chăn nuôi bò sữa.

  5. Đất Việt Online (23/12/2015): Dấu ấn cách mạng trắng của nữ tướng Vinamilk.

  6. Kienthuc.net.vn (23/3/2016): Vinamilk đưa vào hoạt động trang trại bò sữa tại Hà Tĩnh.

  7. Trandaiquang.org (22/5/2016): Vinamilk nới room 100% cho nhà đầu tư nước ngoài.

  8. Cafef.VN (24/5/2016): Vinamilk được cấp phép đầu tư thêm 3 triệu USD để sở hữu 100% công ty sữa tại Hoa Kỳ


Hồ sơ: NMT-061516-VN-Thương hiệu Việt: Vinamilk.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 15  tháng 6 năm 2016




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.