Người Tổng Bí Thư Của Việt Nam

15/01/201600:01:00(Xem: 12628)
NGƯỜI TỔNG BÍ THƯ CỦA VIỆT NAM
 
Nguyễn Mạnh Trí

Trong cả tháng vừa qua, quá nhiều tin đồn cũng như đấu đá, hỏa mù về việc ai sẽ là Tổng Bí Thư tại Việt Nam. Có những tin tức khá chính xác, phần lớn từ quốc nội, vừa mới đưa lên mạng vài tiếng đồng hồ là bị xóa. Bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam sau Đại hội 11 gồm có 16 người chia làm 3 khuynh hướng: Khuynh hướng bảo thủ và nhiều khi bị đồng bào quốc nội xem là thân Trung Quốc gồm có các ông Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh. Nhóm cải cách được xem như là thân Tây Phương gồm có các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân. Còn lại là những người được xem như là trung dung do ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng dẩn đầu. Sự tranh chấp chính có thể xem như là giữa 2 nhóm Bảo thủ và Cải cách. Ngày 29/12/2015, ông Nguyễn Phú Trọng có  phát biểu rằng Tổng bí thư phải là người miền Bắc. Lý luận này hết sức ấu trĩ và ảnh hưởng đến tình hình chính trị Việt Nam một cách tiêu cực. Trong 2 tuần sắp tới, trước ngày cuối cùng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội, chắc chắn còn nhiều dự đoán và tin đồn nữa nhưng hy vọng những làn khói mù dần dần tan đi. Sau khi hội ý với một vài người bạn thân, tác giả quyết định viết gấp và đưa lên mạng bài viết này với mục đích đem lại cho độc giả có thêm cái nhìn rộng rải hơn.


  1. Hội nghị lần thứ 14 ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Hà Nội vừa kết thúc ngày 13/1/2016 trong đó việc chung kết lựa chọn nhân sự cao cấp nhất sẽ được quyết định có lẽ vào ngày cuối cùng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của đảng diễn ra từ ngày 20 - 28/1/2016 sắp tới. Diễn văn bế mạc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xác nhận có phương án nhân sự “tái cử” ở cấp cao nhất để trình Đại hội Đảng. Mô tả kỳ họp ba ngày vừa qua là "dân chủ, đoàn kết, tập trung", vị Tổng bí thư 71 tuổi nói rằng Hội nghị đã "thành công rất tốt đẹp", một tuần trước kỳ Đại hội Đảng 12. Trước đó, theo tường thuật trên VTV1, ông Trọng dành một đoạn dài trong bài diễn văn nói đến Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương -TPP. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đọc báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Trung ương về chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.Trong toàn bộ phần phát biểu về nhân sự, nét mặt của cả TBT Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cao nhất đều hết sức nghiêm trang và họ chỉ cười, vỗ tay sau khi ông Trọng tuyên bố bế mạc Hội nghị Trung ương 14 và gửi lời chúc Tết Bính Thân đến tất cả. Như vậy, nhận xét về bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng khá nhẹ nhàng. Chuyện đấu đá nội bộ cũng như tranh dành quyền lực là điều có thật nhưng không đến nổi sắt máu như các mạng truyền thông trong và ngoài nước loan tin. Bên dưới là hình ảnh của TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Tấn Dũng trong buổi đại hội. Truyền thông ngoại quốc thường dùng hình ảnh của các nhân vật để nói lên vài điều gì đó.



Image result for 1)	hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 tại Hà Nội


Nét mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi Đại hội


blank


Nét mặt của TT Nguyễn Tấn Dũng trong buổi Đại hội


  1. Hiệp ước Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP: Hiệp ước TPP là chủ đề quan trọng nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam trong buổi họp vừa qua. Hiệp ước này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai Việt Nam trong thập niên sắp đến và sự lựa chọn nhân sự phải được quyết định ai là người có khả năng nhất để triển khai hiệp ước này. Giáo sư Carl Thayer ngày 13/1/2016 đã trả lời trên Vietbao Online 3 câu hỏi về liên hệ Việt-Mỹ-Trung, tương lai của TT Nguyễn Tấn Dũng và hiệp ước TPP. Ông đã nhấn mạnh đến sự  quan trọng của hiệp ước TPP đối với tương lai của Việt Nam và vai trò của TT Nguyễn Tấn Dũng.

  2. Các quan chức Hoa kỳ thường hay cẩn trọng khi nói về chính trị Việt Nam. Trong bài phỏng vấn với Ông David Brown là viên chức ngoại giao từng làm việc ở đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975 hiện đang thăm Hà Nội trong lúc diễn ra Hội nghị Trung ương 14. Ông Brown cho rằng nếu ông Dũng thành công trong nỗ lực trở thành Tổng bí thư và có thể quyết định vị trí Thủ tướng, Việt Nam sẽ có thể thực thi các cải tổ kinh tế từ lâu bị ngăn chặn.

  3. Trên các mạng truyền thông cũng có đề cập đến ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh v.v.. trong vai trò Tổng Bí Thư. Nếu bất cứ một ai khác được đề nghị làm Tổng bí thư thì vai trò chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng xem như chấm dứt. Rất ít mạng truyền thông đề cập đến vai trò Chủ tịch nước của ông Trương Tấn Sang. Như vậy, việc nhập 2 chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước là điều khả thi.

  4. Mạng Hội Anh Em Dân Chủ ngày 27/10/2015 có bài viết “Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng Sản Việt Nam” thì Bộ Chính trị đã trình Ban Chấp hành Trung ương 3 phương án:

  1. Phương án 1: Nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm về quan hệ đối ngoại, chọn người có kinh nghiệm điều hành quản lý để giữ chức vụ tổng bí thư. Dự kiến Tổng bí thư là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng là Trần Đại Quang, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Quốc hội là Phạm Quang Nghị.

  2. Phương án 2: Nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong bộ Chính Trị là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Dự kiến: Tổng bí thư là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng là Trần Đại Quang, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.

  3. Phương án 3: Theo đề nghị của Tiểu ban Nhân sự, chủ yếu là TBT Nguyễn Phú Trọng và TB/TCTƯ Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp hành Trung ương bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCH/TU. Dự kiến: Tổng bí thư là Trần Đại Quang, Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước là Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bài viết cũng đưa ra 3 kịch bản:

  1. Kịch bản 1: Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng thống Obama, căn cứ trên những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong trường hợp này, đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng lúc nắm các chức vụ TBT kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ tịch nước. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh sẽ là thủ tướng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người khác cùng khuynh hướng), Chủ tịch Quốc hội sẽ là Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người khác cùng khuynh hướng).

  2. Kịch bản 2: Khi khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Trung Quốc cũng đồng ý chọn đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn  tin vào những lời hứa hẹn  của Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để không lộ ra cho một chính sách đối ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất. Trong trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Trung Quốc  có thể thỏa hiệp chọn một trong hai phương án đầu của 3 phương án trình bầy trong bài viết của tác giả Việt Dũng về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.

  3. Kịch bản 3: Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyệt đối hay tương đối, thì phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, kết quả bầu cử Tổng bí thư sẽ cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam muốn đẩy nhanh tiến trình cải cách hay vẫn tiếp tục dằn co giữa 2 khuynh hướng. Người nào lên làm Tổng bí thư cũng phải tập trung vào 2 vấn đề quan trọng nhất. Hiệp ước TPP là ưu tiên hàng đầu. Hiệp ước này quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trong thập niên sắp đến. Ảnh hưởng của Trung Quốc chỉ có thể giảm đi nhưng luôn luôn là mối bận tâm của những người lãnh đạo Việt Nam.


Hiện nay, ban Chấp hành Trung ương  Đảng gồm 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết còn Đại hội đại biểu toàn quốc là đại hội then chốt của  đảng Cộng Sản Việt Nam, do ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm một lần khi Ban Chấp hành Trung ương thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số Cấp ủy trực thuộc yêu cầu. Số đại biểu trong kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần chót là 1,377 người. Bộ Chính trị chỉ có quyền đề nghị nhân sự cấp cao.


Theo tin của mạng Thùy Trang mà hy vọng là chính xác thì Bộ Chính trị  đã  đề nghị  danh sách của 4 vị  trí  chủ  chốt nhưng không được Ban Chấp hành Trung ương chấp thuận. Đại Biểu Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã bác bỏ đề nghị của BCT với 68% phiếu kín. Đại biểu ban Chấp hành Trung ương đảng bỏ phiếu cho chức vụ Tổng bí thư như sau: Nguyễn Tấn Dũng với đa số phiếu áp đảo 68% và Nguyễn Phú Trọng là 30% trong khi đó 2% không bấm nút. Trong khi đó, báo Người Việt ngày 13/1/2016, không hiểu lấy nguồn tin ở đâu lại có kết quả ngược lại. Tóm lại, phần lớn nguồn tin có vẻ nghiêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng cũng không có gì chắc chắn. Trong những trường hợp thông thường, Đại hội đại biểu toàn quốc sẽ đồng ý với quyết định của Ban Chấp hành Trung ương  Đảng. Chỉ trong những trường hợp rất là đặc biệt thì quyết định của  Đại hội đại biểu toàn quốc là quyết định tối hậu. Mong rằng vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương  Đảng và Đại hội đại biểu toàn quốc có  can đảm gạt qua áp lực của Trung Quốc, đạt được sự đồng thuận chọn những nhân vật có khả năng nhất vì tương lai của nuớc Việt Nam.

.

THAM KHẢO


  1. Bài viết “Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin?” trên VOA ngày 14/1/2016.

  2. Bài viết “Nguyễn Tấn Dũng “hết cửa” tranh chức Tổng bí thư” trên Người Việt ngày 13/1/2016 5

  3. Bài viết “Mang tinh thần Hội nghị 14 vào ĐH Đảng” trên BBC ngày 13/1/2016.

  4. Bài viết “Đại hội 12 sẽ đổi cán cân quyền lực” trên BBC ngày 13/1/2016.

  5. Bài viết “Ý Kiến Của Giáo Sư Carl Thayer: Việt Nam Sau Đại Hội Thứ 12 Của Đảng Cộng Sản” do BLG Trần Bình Nam phỏng dịch trên Vietbao ngày 13/1/2016.

  6. Bài viết “Thấy gì từ thông tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức TBT?” trên RFA 12/1/2016.

  7. Bài viết “Truyền thông trong nước với đại hội đảng” trên RFA ngày 12/1/2016.

  8. Tin ngày 12/1/2016 trên mạng Thùy Trang.

  9. Bài viết “Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng Sản Việt Nam” ngày 27/10/2015 trên mạng Hội Anh Em Dân Chủ.

  10. Bài viết “Ai sẽ là TBT: Phạm Quang Nghị” trên mạng  Anh Ba Sàm ngày 22/9/2015.

  11. Bài viết “Việt Nam sau 2016: Ai sẽ lên nắm vị trí lãnh đạo?” trên mạng Trần Kỳ Trung ngày 15/7/2015.


Hồ sơ: ITN-011516-QT-Nguoi Tong bi thu cua Viet Nam.doc


Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 1  tháng 15 năm 2016





.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Hai tay độc tài Xi và Pou tin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Hoa Kỳ và Âu châu. Nhưng sự thật đã không xảy ra như họ mơ ước...
✱ James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện: Chúng tôi nợ người đóng thuế ở Mỹ trách nhiệm giải thích cách chi tiêu tiền của họ. ✱ Colin H. Kahl, Thứ Trưởng Quốc phòng: ... bổ sung kho dự trữ của Hoa Kỳ, chia sẻ thông tin tình báo, kiểm tra các vũ khí, thiết bị, cách bảo trì chúng,... và huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine, ✱ TNS McConnell: Các báo cáo về việc Đảng Cộng hòa không còn tha thiết ủng hộ vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ trên thế giới đã bị phóng đại quá mức. Các nhà lãnh đạo đảng của tôi hoàn toàn ủng hộ một nước Mỹ hùng mạnh, can dự vào một liên minh xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ . Đừng nhìn vào Twitter, hãy nhìn ... – Vì lợi ích cốt lõi quốc gia của chính nước Mỹ đang bị đe dọa.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.