Hôm nay,  

Họa sĩ Đinh Cường

09/01/201603:28:00(Xem: 10180)
Họa sĩ Đinh Cường
 
Đặng Phú Phong

Họa sĩ Đinh Cường vừa mới đi vào cõi miên viễn. Một điều đau buồn cho giới văn nghệ sĩ. Người viết bài này cũng có cơ duyên quen biết với ông, định viết ông khá lâu nhưng cứ lần lựa...cho đến khi quyết định xuất bản cuốn Bên kia con chữ& nghệ thuật mới tiếp cận, trao đổi với ông nhiều và bài viết đã thành hình. Hôm in xong cuốn sách, lập tức gửi ngay. 5 ngày sau Đinh cường nhận được, phone cho ngay bày tỏ sự hài lòng về cuốn sách mặc dù ông than đang "mệt lắm vì chích thuốc giảm đau". Và. chỉ khoảng 10 ngày sau anh từ bỏ tất cả. Đã biết rồi anh sẽ đi, nhưng khi hay tin, lòng vẫn không tránh khỏi bàng hoàng, tiếc nuối. Xin đăng tải bài này như một lời chia tay với Họa sĩ Đinh Cường.



ĐINH CƯỜNG

blank

.
Tiểu sử

Họa sĩ Đinh Cường tên thật là Đinh văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một.

1951-1957: Học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Sài Gòn.

1963: Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.

1964: Tốt nghiệp Giáo Khoa Hội Họa Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.

1962, 1963: Huy chương bạc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn. (*)

1962: Giải thưởng Đệ Nhất Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật Sài Gòn – do Tòa Đại Sứ Trung Hoa (*)

1963: Tranh dự Triển Lãm Quốc Tế Lưỡng Niên tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Cận Đại Ba Lê

1964: Triển Lãm với Tôn Nữ Kim Phượng, Trịnh Cung tại Phòng Thông Tin Sài Gòn

1964: Triển Lãm tại Washington DC, do nhà sưu tập James L. Brogdon

1964: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tunis (Tunisie)

1965 – 1967: Giáo sư hội họa trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế.

1966: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Tokyo

1967 – 1979: Giảng dạy tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế

1968: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại New Dehli

1967, 1969: Tranh dự Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc Tế tại Sao Paulo

1968: Tranh dự Triển Lãm Hội Họa Việt Nam tại Washington DC, Toà Đại Sứ VNCH bảo trợ

1974: Tranh dự Triển Lãm South- East Asia Art Exhibition, Singapore

– Tháng 2 -1990 tại McLean, Virginia USA

– Tháng 6 -1991 tại Georgetown Art Gallery, Washington DC, USA

– Tháng 9 -1991 tại Le Jardin du Boisé, Montréal, Canada

– Năm 1993 được Smithsonian Museum, Washington, DC chọn Triển Lãm An Ocean Apart.

– Năm 1994 tại Metro Gallery, George Mason University, Virginia

– Năm 2005 tại Viet Art Gallery, Houston, Texas

– Năm 2010 tại Annam Heritage, Paris

.
Đinh Cường, màu xanh miên viễn

Đinh Cường  là một họa sĩ tên tuổi lớn trong lĩnh vực hội họa Việt Nam. Ông sinh sống bằng số lượng tranh bán được và bằng những việc có liên quan đến hội họa. Từ những năm 1962, 1963 là những năm ông còn học ở  trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế và sau đó là Gia Định, ông đã nhận 2 huy chương về hội họa mang tầm vóc quốc gia.

Đinh Cường vẽ tranh theo nhiều thể loại nhưng hầu hết là sơn dầu trên canvas. Tuy nhiên căn cứ theo cách sáng tác của ông, tôi có thể tạm chia làm 2 mảng:                           

.

1/ Tranh phong cảnh và tĩnh vật, chân dung, thiếu nữ, tôn giáo, minh họa… gọi chung là tranh hình-tượng (figuration) và bán-hình-tượng (Semi-figuration).
.

2/ Tranh trừu tượng

Nhưng hai mảng này không ở từng thời kỳ khác nhau mà luôn luôn đi song song  trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Trong mảng một, đáng chú ý nhất trong tranh Đinh Cường là tranh thiếu nữ. Phải nói là hầu như tất cả những thiếu nữ ông vẽ đều mang dáng dấp các cô tiểu thư Huế; dẫu cho không gian trong tranh là Đà Lạt, Sài Gòn, Paris hay San Francico.  Cái dáng dấp “mình hạc xương mai”, khuôn mặt thon, bờ vai nhỏ, tà áo dài trang nhã và cái cổ đã vượt khỏi chữ cao – mà phải dùng chữ dài để diễn tả.
.

blank

Huế Nostalgia. Sơn dầu 24 x 30 in

.

Ở đây, có lẽ chúng ta phải nhắc đến sự ảnh hưởng của Amadeo Modiliani đối với giới họa sĩ Việt Nam một chút. Amadeo Modigliani (1884-1920) gốc Do Thái, sinh ở Linorvo, Ý là một họa sĩ tài ba nhưng sống trong nghèo khổ, bịnh hoạn đến sau khi chết tranh của ông mới được thiên hạ ngưỡng mộ, trọng vọng. Modigliani đã thổi vào giới mỹ thuật một cái đẹp mới mẻ của người đàn bà là thân thể không còn tròn trịa nữa mà thong dong; tay, chân, gương mặt dài ra. Tranh và tượng điêu khắc của ông đã thể hiện điều này một cách gần như tuyệt đối. Hình dáng người thiếu nữ trong tranh Modigliani lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Và ở  miền nam Việt Nam nó đã được du nhập vào khoảng  cuối thập niên 1950. Đinh Cường là một trong nhiều họa sĩ Việt nam ảnh hưởng lối vẽ thiếu nữ của Modigliani. Nhưng, Đinh Cường đã Việt hóa người thiếu nữ trong tranh của Modigliani. Hay nói đúng hơn những tiêu chuẩn về người nữ của Modigliani được Đinh Cường thay đổi cho phù hợp với người Việt hơn. Gương mặt hơi ngắn lại, bầu ngực không to không căng tròn, mái tóc buông dài, chiếc áo dài thướt tha. Những chi tiết này kết hợp với thân hình “gầy guộc” “xanh xao” (mượn chữ Trịnh Công Sơn) để trở thành vóc dáng một cô gái Huế quả là một cái đẹp hết sức thanh tân. Về điểm này tôi cho rằng những cô gái Huế đã nợ Đinh Cường (cũng cần thêm họa sĩ Nguyên Khai nữa) một món nợ tinh thần rất lớn. Thiếu nữ trong tranh Đinh Cường là thiếu nữ Huế!

.

Trong tranh phong cảnh của Đinh Cường , ông đã dùng phần nhiều cảnh vật ở Huế, và một số nơi chốn khác, ít hơn, như một vài nơi ở Việt Nam, ở Paris và ở Mỹ. Nhưng có một nơi mà Đinh Cường dùng làm bối cảnh để vẽ, rất nhiều, có thể không thua Huế, là Đà Lạt. Phong cảnh Đà Lạt vốn dĩ thật trữ tình, thơ mộng, bầu trời Đà Lạt khói sương lãng đãng, rất gần gũi với màu xanh, một màu mà Đinh Cường rất chuyên tay. Có lẽ vì thế mà ông đã đến với Đà Lạt, yêu Đà Lạt, chọn nhà thờ con gà, những biệt thự rêu phong, âm u dưới sương mờ xám pha sắc xanh hoang vắng , xí phần làm của riêng trong tranh ông. Ngắm tranh Đà Lạt của Đinh Cường, tôi nghĩ rằng nếu không có một tình yêu thật sâu thẳm, thật nồng thắm, thật đặc quý  với thành phố này thì ông khó có thể có được nhiều tranh đẹp  như mộng tưởng được. Tôi ngờ rằng ngoài tình yêu Đà Lạt ông còn có chút tình quyến luyến nào đó khác, chăng?
.

blank

                             Chiều qua nhà thờ con gà - ĐàLạt

.

Có một điều khá đặc biệt trong tranh về Huế của Đinh Cường là khi nói đến màu sắc Huế người ta thường nghĩ đến màu Tím (trong nhân gian đã có chữ Màu tím Huế); nhưng khi  vẽ Huế,  Đinh Cường rất ít xử dụng đến nó. Ở điểm này ta thấy sự khác biệt giữa ông và họa sĩ Nguyên Khai- một người xử dụng màu tím rất nhiều cho tranh về Huế.



blank

ĐỂ NHỚ HUẾ (oil on canvas 16 x 22 in)

.

Trong mảng một, có một phần cũng rất là quan trọng trong sự nghiêp của Đinh Cường , đó là phần vẽ chân dung. Đinh Cường vẽ chân dung văn nghệ sĩ rất nhiều. Chỉ đếm sơ trên danh sách trong  dinhcuongblog những người ông đã vẽ là 97. Đặc biệt có những những người như Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn ông vẽ đến bốn, năm chục bức. Là một người quảng giao, bạn bè của Đinh Cường rất nhiều, nhất là trong giới văn nghệ; bạn bè ai cũng thích được ông vẽ chân dung của mình, do vậy số lượng của loại tranh này thật đáng nể. Đa số tranh chân dung ông đều vẽ theo trí nhớ, ông không lấy sự giống về hình thức mà cố gắng lột tả cái thần của người được vẽ làm mục đích cho tác phẩm của mình.  Mỗi tranh chân dung ông vẽ đều là một tác phẩm. Nhân vật trong tranh qua những vệt sơn  hào phóng nhưng chắc chắn , góc độ ánh sáng để làm chìm, nổi nhũng góc cạnh đặc biệt của riêng từng người. Ông cũng chú ý khá nhiều đến lối ăn mặc của nhân vật, giúp người xem đôi khi không cần tìm tòi trên gương mặt, chỉ cần thoáng nhìn qua áo quần, người xem cũng có thể liên tưởng đến danh tính người trong tranh. Những tranh vẽ  chân dung Bùi Giáng rất điển hình cho cách nhận diện mạo của Đinh Cường. Hình như trong lối vẽ tranh chân dung, ông muốn có sự cộng tác của chính người được vẽ, nhìn sâu vào màu sắc, nhát cọ, bóng tối và ánh sáng để tìm ra những đặc trưng , đặc dị của chính họ, qua sự khám phá của Đinh Cường.
.

blank

Bùi Giáng

.

blank

Bóng mây. Tranh sơn dầu
.

Sang qua mảng hai, tranh trừu tượng. Đinh Cường, Lâm Triết, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Phước, Lê Tài Điển ... là những họa sĩ đi vào thế giới của tranh Trừu tượng rất sớm của giới hội họa miền Nam Việt Nam. Với tài sử dụng màu cùng biên độ ánh sáng làm dậy sắc để bức tranh trể nên lung linh, thơ mộng, Đinh Cường  đã đem áp dụng vào tranh trừu tượng là loại tranh chủ tâm dùng màu để diển tả, do đó ông đã đến với tranh trừu tượng như một người nài chạy đua trên lưng con ngựa cũ, quen thuộc của mình. Thế giới trong tranh Trừu tượng của ông là thế giới của thi tính đầy sắc tố lãng mạn.  Ông xử dụng màu xanh, tôi gọi tên nó là Màu xanh miên viễn. Sâu, lắng, dịu dàng và cứ như trôi chảy, vượt qua khung bố, miên man đi khắp cả không gian khiến cho người xem chìm đắm trong một bầu trời mênh mông, thinh lặng. Ngoài màu xanh, Đinh Cường còn dùng một màu khác, cũng rất ư tài tình; đó là màu xám pha chút trắng xanh, màu của bầu trời Đà Lạt, kéo theo màu trời Paris sắc lạnh.

Cách xử dụng các màu vừa nói trên không chỉ dành riêng cho tranh trừu tượng, mà  ông vẫn áp dụng nó trên mảng tranh hình tượng thật đều đặn, thật lâu dài cho đến thời điểm hiện tại. Nếu có một cái nhìn đơn giản thì tranh Đinh Cường đầy lãng mạn, một kết hợp nhuần nhuyễn của hai nền hội họa Đông Tây.


Đặng Phú Phong

Trích : Bên Kia Con Chữ & Nghệ Thuật.


.
.

Ý kiến bạn đọc
10/01/201604:57:56
Khách
Cách xử dụng các màu vừa nói trên không chỉ dành riêng cho tranh trừu tượng, mà ông vẫn áp dụng nó trên mảng tranh hình tượng thật đều đặn, thật lâu dài cho đến thời điểm hiện tại. Nếu có một cái nhìn đơn giản thì tranh Đinh Cường đầy lãng mạn, một kết hợp nhuần nhuyễn của hai nền hội họa Đông Tây.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.