Nhìn tia chớp bay, vô thường không nghĩ đến, mới là người tuyệt hay! (Basho)
Mới đây mà đã ngoài 60, tóc đã bạc trắng. Nay thấy cảnh người tị nạn Syria chính trị vì bạo lực và ác độc như bọn ISIS ở Trung Đông tràn qua Âu Châu theo quốc gia Thổ Nhỉ Kỳ. Đa số họ là cộng đồng người Hồi Giáo đã sống rất hoà bình và là những công dân tốt từ lâu. Như bao người khác, họ có đạo của họ phải theo, nhưng không qúa khích và bạo tàn như những gì ta đang thấy ở Trung Đông.
Tự nhiên tôi đồng cảm với thân phận tỵ nạn của chính mình. Còn nhớ năm nào khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng sau hơn nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, sống và chết mong manh như sợi tơ trời bãng lãng. Được tàu ngoại quốc cứu vớt và được vào đảo Guan. Hình ảnh chúng tôi, đơn thân độc mã, vẫn còn như in vào tháng 6, năm 1975, chiếc máy bay đầu tiên chở hàng trăm người tị nạn như chúng tôi từ Guam đáp xuống phi trường Middle Town, để đưa về trại Indian Town Gap ở tạm chờ người bảo trợ. Hôm đó có 2 sự kiện xảy ra.
1. Vợ Chồng ngài Thống Đốc tiểu bang và toàn bộ ban tham mưu của ông ra tận phi trường đón người tị nạn dù lúc đó mới 6 giờ sáng với những vòng hoa và lời chào mừng đầy thiện cảm.
2. Một nhóm người dân Mỹ chống đối đứng gần phi trường giơ cao biểu ngữ như: "Cút về nước đi, ở đây không có chỗ cho bọn Việt Cộng", hay là "Sự tử tế đang bắt đầu ở quê nhà của bạn, không phải ở đây", "Người Mỹ đã qúa mệt mỏi với người Việt Nam rồi"....
Nhìn hai hình ảnh tương phản đấy, chúng tôi ngồi trên xe bus đã rơi nước mắt: Nước mắt mừng vui vì được chính người cầm đầu tiểu bang chào đón như những người khách qúi. Nước mắt buồn tủi vì thân phận mất quê hương mà còn bị hất hủi, xua đuổi, coi thường của người dân bản xứ. Nhớ lại những cảm giác hôm đó, tôi xin gởi đến các bạn những lời chia sẻ sau đây:
Chúng ta là những người tị nạn, bỏ quê hương xứ sở ra đi vì bọn độc tài, tàn ác. Nếu năm 1975 và những năm sau đó người Mỹ và những người Phương Tây không mở rộng vòng tay để bảo bọc chúng ta, thì 40 năm sau làm gì có được một cộng đồng người Việt ở Mỹ vững mạnh và thành công như hôm nay. Chúng ta đến trước, người Syria đến sau, đi tìm tự do và thanh bình trên đất nước này, tất cả đều là những người di dân chính trị bất đắc dĩ. Cái mà người Syria tị nạn cần lúc này là sự rộng lượng, xẻ chia và thông cảm của chúng ta chứ không phải những lời cáo buộc không bằng chứng. Việc an ninh và điều tra kỹ ai là người lành, người khủng bố sẽ có cơ quan an ninh lo. Chúng ta không thể dựa vào những gì đã biết về đạo Hồi Giáo mà buộc tội những người Syria tị nạn một cách vô tội vạ. Thử nghĩ lại xem, nếu như năm 1975, những người Mỹ đều nói tất cả những người Việt bỏ nước ra đi đều là Việt Cộng hết thì sao. Chúng ta nên bình tĩnh, để cho người địa phương, những người tị nạn, di dân khác biết chúng ta không ích kỷ, nhỏ nhoi. Chúng ta không phải là những người qua cầu rút ván.
Hãy làm việc từ thiện như người khác đã làm cho mình. Xin đừng tiếp tục phổ biến những điều mà chúng ta chưa biết là sự thật, vô tình chung làm hại nhiều người Syria đáng thương đang rất cần vòng tay rộng lượng của chúng ta lúc này. Hãy để chính quyền lo liệu, giúp nhiều hay giúp ít là tùy họ. Chờ đến khi có người tị nạn nào được đưa đến vùng mình đang ở, thì chúng ta nên tìm đến để uỷ lạo tinh thần và giúp họ những gì họ cần để bắt đầu một cuộc sống mới trên đất tự do, nhưng là một hình thức và khái niệm sống của người Mỹ - Pay It Forward. Phải chăng nghệ thuật sống là biết sống cho người khác?
Cát Sương
(http://phebach.blogspot.com)
* * *
Mới đây mà đã ngoài 60, tóc đã bạc trắng. Nay thấy cảnh người tị nạn Syria chính trị vì bạo lực và ác độc như bọn ISIS ở Trung Đông tràn qua Âu Châu theo quốc gia Thổ Nhỉ Kỳ. Đa số họ là cộng đồng người Hồi Giáo đã sống rất hoà bình và là những công dân tốt từ lâu. Như bao người khác, họ có đạo của họ phải theo, nhưng không qúa khích và bạo tàn như những gì ta đang thấy ở Trung Đông.
Tự nhiên tôi đồng cảm với thân phận tỵ nạn của chính mình. Còn nhớ năm nào khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng sau hơn nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, sống và chết mong manh như sợi tơ trời bãng lãng. Được tàu ngoại quốc cứu vớt và được vào đảo Guan. Hình ảnh chúng tôi, đơn thân độc mã, vẫn còn như in vào tháng 6, năm 1975, chiếc máy bay đầu tiên chở hàng trăm người tị nạn như chúng tôi từ Guam đáp xuống phi trường Middle Town, để đưa về trại Indian Town Gap ở tạm chờ người bảo trợ. Hôm đó có 2 sự kiện xảy ra.
1. Vợ Chồng ngài Thống Đốc tiểu bang và toàn bộ ban tham mưu của ông ra tận phi trường đón người tị nạn dù lúc đó mới 6 giờ sáng với những vòng hoa và lời chào mừng đầy thiện cảm.
2. Một nhóm người dân Mỹ chống đối đứng gần phi trường giơ cao biểu ngữ như: "Cút về nước đi, ở đây không có chỗ cho bọn Việt Cộng", hay là "Sự tử tế đang bắt đầu ở quê nhà của bạn, không phải ở đây", "Người Mỹ đã qúa mệt mỏi với người Việt Nam rồi"....
Nhìn hai hình ảnh tương phản đấy, chúng tôi ngồi trên xe bus đã rơi nước mắt: Nước mắt mừng vui vì được chính người cầm đầu tiểu bang chào đón như những người khách qúi. Nước mắt buồn tủi vì thân phận mất quê hương mà còn bị hất hủi, xua đuổi, coi thường của người dân bản xứ. Nhớ lại những cảm giác hôm đó, tôi xin gởi đến các bạn những lời chia sẻ sau đây:
Chúng ta là những người tị nạn, bỏ quê hương xứ sở ra đi vì bọn độc tài, tàn ác. Nếu năm 1975 và những năm sau đó người Mỹ và những người Phương Tây không mở rộng vòng tay để bảo bọc chúng ta, thì 40 năm sau làm gì có được một cộng đồng người Việt ở Mỹ vững mạnh và thành công như hôm nay. Chúng ta đến trước, người Syria đến sau, đi tìm tự do và thanh bình trên đất nước này, tất cả đều là những người di dân chính trị bất đắc dĩ. Cái mà người Syria tị nạn cần lúc này là sự rộng lượng, xẻ chia và thông cảm của chúng ta chứ không phải những lời cáo buộc không bằng chứng. Việc an ninh và điều tra kỹ ai là người lành, người khủng bố sẽ có cơ quan an ninh lo. Chúng ta không thể dựa vào những gì đã biết về đạo Hồi Giáo mà buộc tội những người Syria tị nạn một cách vô tội vạ. Thử nghĩ lại xem, nếu như năm 1975, những người Mỹ đều nói tất cả những người Việt bỏ nước ra đi đều là Việt Cộng hết thì sao. Chúng ta nên bình tĩnh, để cho người địa phương, những người tị nạn, di dân khác biết chúng ta không ích kỷ, nhỏ nhoi. Chúng ta không phải là những người qua cầu rút ván.
Hãy làm việc từ thiện như người khác đã làm cho mình. Xin đừng tiếp tục phổ biến những điều mà chúng ta chưa biết là sự thật, vô tình chung làm hại nhiều người Syria đáng thương đang rất cần vòng tay rộng lượng của chúng ta lúc này. Hãy để chính quyền lo liệu, giúp nhiều hay giúp ít là tùy họ. Chờ đến khi có người tị nạn nào được đưa đến vùng mình đang ở, thì chúng ta nên tìm đến để uỷ lạo tinh thần và giúp họ những gì họ cần để bắt đầu một cuộc sống mới trên đất tự do, nhưng là một hình thức và khái niệm sống của người Mỹ - Pay It Forward. Phải chăng nghệ thuật sống là biết sống cho người khác?
Cát Sương
(http://phebach.blogspot.com)
Gửi ý kiến của bạn