30 tháng 4 năm 2000 đánh dấu kỷ niệm 25 năm kể từ ngày Sài Gòn bị rơi vào tay cộng sản Việt Nam. Đối với đa số dân Úc, 30 tháng 4 năm 1975 có nghĩa là hàng chục triệu dân Việt Nam không còn bị đau khổ hoặc là chết thảm thương vì bom đạn nữa. Không còn thấy các nhà lãnh đạo tôn giáo đốt lửa tự thiêu nữa. Không còn thấy các em trẻ ngây thơ vừa trần truồng chạy trên xa lộ vừa gào thét đau đớn vì bị phỏng sau những trận bom na-pan nữa. Hàng ngàn dân Úc chống đối chiến tranh Việt Nam, đã từng biểu tình trước các nhà quốc hội tiểu bang, tưởng rằng rốt cuộc họ cũng đã góp công sức giúp cho dân Việt Nam tìm được hòa bình.
Nhưng, không mấy ai ngạc nhiên khi phải chứng kiến những biến cố xảy ra sau năm 1975, kể từ lúc mà "nước Việt Nam được thống nhất." Trước hết, hàng trăm ngàn nhân viên quân lực Việt Nam Cộng Hòa và các nhà trí thức đã bị đưa đến các "trại cải tạo" - một từ mà sau này được đồng nghĩa với "tù đày", "tra tấn", "hành hạ", và "cưỡng bách lao động". Rồi nào là tài sản ruộng vườn đất đai của các thương gia giàu có đều bị niêm phong và tịch thu dưới cái gọi là "chủ nghĩa độc lập tự do và hạnh phúc" của cộng sản Việt Nam.
Những hình ảnh nổi bậc nhất đánh dấu biến cố 30 tháng 4 đen năm 1975 là cảnh náo loạn ở tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn khi mà hàng trăm người tranh giành leo trèo hàng rào hoặc là cố đẩy con của họ lên trực thăng của Mỹ mặc dù chính họ bị rơi xót lại. Lại thêm một lần nữa dân Việt Nam được khắp thế giới nhắc đến qua những hình ảnh hàng trăm ngàn thuyền nhân lênh đênh trên biển Thái Bình Dương bao la trên những chiếc thuyền cây yếu ớt. Những người dân Úc từng biểu tình chống đối chiến tranh không thể nào hiểu thấu được TẠI SAO. "Chiến tranh đã chấm dứt rồi, TẠI SAO họ lại chạy trốn hòa bình"""
Kể từ năm 1975, có ít nhất là một triệu người dân Việt Nam đã vượt biển sang Hồng Kông, Thái Lan, Mã Lai, In-đô và Phi Luật Tân. Không ai biết được số người chết vì đói khát, vì bị hải tặc cưỡng hiếp hoặc bị sóng biển đánh chìm là bao nhiêu!" Và cũng không ai thống kê được số người chết trong trại cải tạo là bao nhiêu!" Những sự kiện hãi hùng xảy ra dưới chế độ độc quyền chỉ đuợc những người Tây Phương biết đến khi ngườI Việt tỵ nạn định cư ở các quốc gia như Úc và Mỹ bắt đầu kể lại: nào là hàng trăm ngàn người bị hành hạ và tra tấn tại các trại cải tạo; nào là các nhà trí thức bị cồng xiềng và cưỡng ép viết những bài tường trình chỉ trích chính bản thân họ; nào là chuyện các trẻ em không được cắp sách đến trường học hoặc là bị từ chối vào đại học chỉ vì lý lịch của gia đình các em có dính líu đến "chế độ cũ" và thường thì gia đình các em đều bị ép về cùng kinh tế mới nơi đất cằn khô đá sỏi; nào là chuyện các nhà lãnh đạo tôn giáo bị bỏ tù vì chống đối việc chính quyền ra lệnh cấm chỉ các nhà thờ và đình chùa của họ không được hoạt động. Những người dân Úc khi nghe qua những câu chuyện này phải tốn một thời gian khá lâu để hồi tưởng lại và ngẫm nghĩ các thảm trạng của dân Việt Nam. Riêng nữ tài tử Jane Fonda đã phải tốn gần 10 năm mới thức tỉnh để nói câu "xin lổi" vì khi xưa cô đã quá ngây thơ ủng hộ chế độ Hà Nội.
Nhưng, chiến tranh đã chấm dứt! Cộng đồng thế giới đã mở rộng tấm lòng nhân đạo và đón nhận những người tỵ nạn bị cộng sản Việt Nam ngược đãi. Lúc đầu thì các nước Tây phương tỏ vẻ rất thiện chí và đày lòng nhân đạo để đón nhận hàng trăm ngàn người Việt tỵ nạn đến nhập vào xã hội tự do của họ. Nhưng dần dần thì lòng nhân đạo có cũng nguội bớt, và kể từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt thì cái từ "nhân đạo" đó cũng tan biến theo. Và kể từ đó, chúng ta [những người Tây phương] đã dựng lên một hệ thống kiểm tra lý lịch; rồi chúng ta tự liệt kê số thuyền nhân còn đang sống tạm bợ tại các trại tỵ nạn vào nhóm "di cư vì lý do kinh tế". Và rồi chúng ta giải quyết bằng cách: cưỡng ép họ hồi hương, đóng cửa các trại tỵ nạn - và xem kìa: Không còn dân tỵ nạn nữa!! The Kosovars should have known better.
Nước Việt Nam đã đổi mới: thành phố Hồ Chí Minh mà trước năm 1975 đã được chính thức gọi là Sài Gòn đang tưng bừng phát triển. Các thương gia và du khách ngoại quốc tấp nập ra vào khách sạn New World Hotel tại chợ Bến Thành. Một người Úc-Việt đã có lần tuyên bố với tôi rằng: "Những người dân ở đây (VN) không hề quan tâm đến chính trị. Chiến tranh đã không còn nữa mà!" Và một luật sư người Mỹ đã từng nói với tôi ràng, "Anh không thể duy trì những câu chuyện ở trại cải tạo của ông cha anh!" với dụng ý là tôi phải tự quan xét thực tế là Việt Nam đã thay đổi quá nhiều!
Đúng vậy, tôi đã về Việt Nam để quan xét. Nhưng mà chỉ trong một thời gian rất ngắn vì tôi bị chính quyền địa phương trục xuất ra khỏi nước hồi tháng 4 năm 1997. Với lý do là tôi đã đi gặp những thuyền nhân hồi hương traong số 70 ngàn người bị cưỡng ép hồi hương từ các trại tỵ nạn khắp Á Châu.
Hèn chi văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã nhất quyết khẳng định rằng không có một trường hợp nào mà những thuyền nhân hồi hương bị chính quyền cộng sản Việt Nam ngược đãi! Bởi vì các nhân viên Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc khi thăm viếng các nhóm hồi hương đều phải có sự hiện diện của các thông dịch viên và công an địa phương. Thiết nghĩ làm sao mà ai dám tình nguyện nộp đơn khiếu nại!! God Forbid!
Cho đến hồi cuối năm rồi, chương trình U.S. Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees Program đã mở văn phòng tại Việt Nam để xét lại hồ sơ của những thuyền nhân hồi hương mà đã từng bị LHQ liệt kê là "di dân vì lý do kinh tế." Kết quả là 88 phần trăm trong số 19,926 hồ sơ được coi là tỵ nạn chính trị!!
Hà Nội có thể giả vờ với thế giới cho đến bao lâu nữa rằng nước Việt Nam bây giờ đã "tự do""" Trong một bản tường trình chính thức của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, ông Adelfaltah Amor từng thăm viếng Việt Nam hồi tháng 10 năm 1998 đã chỉ trích Hà Nội không tôn trọng những quyền lợi căn bản của tôn giáo. Ông Amor đã phải gặp nhiều cản trở và khó khăn về việc đi phỏng vấn và những hoạt động của ông tại Việt Nam. Điển hình như là ông đã bị chính quyền địa phương ngăn cản không cho gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất của Việt Nam. Hơn nữa, việc ông Amor đi gặp gỡ các lãnh đạo tôn giáo đều bị các nhân viên mặc đồ như thường dân ngăn chặn ông.
Trước những hành động thiếu tôn trọng này, Hà Nội đã bào chữa rằng ông Amor đã có những tư tưởng xấu về nước Việt Nam cho nên Hà Nội đã tuyên bố rằng họ không còn hoan nghênh các nhân viên điều tra nhân quyền nữa!! Hơn nữa, trong một lá thư gởi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đầu năm nay, một cựu đảng viên cao cấp là ông Trần Độ đã xác nhận rằng ông có phần nào chịu trách nhiệm cho hiện trạng thảm thương của đất nước. Ông viết rằng: "Tôi đã đánh quân Pháp và từng bị tù đày. Tôi đã hết lòng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và đã hy sinh hết 50 năm cuộc đời tôi để cố gắng đạt được công lý cho đồng bào. Nhưng giờ đây tôi thấy được gì!" Một thực trạng còn tệ hơn chủ nghĩa thuộc địa của Pháp!!" Với những nội dung của lá thơ này, chính quyền Việt Nam đã đáp lại bằng cách từ chối đơn của ông xin giấy phép mở nhà in báo nhật trình. Cũng cần nhắc lại là ông Trần Độ đã bị loại ra khỏi Đảng từ năm ngoái sau khi ông viết những lời lẽ chỉ trích Đảng.
Những thuyền nhân mà không dám hồi hương dưới sự bảo vệ của Mỹ qua chương trình có thể được cơ hội tái định cư ở các nước Tây phương (điển hình như là khoảng 2000 thuền nhân không có quốc tịch hiện đang ở Phi Luật Tân) sự thú nhận lỗi lầm của các cựu đảng viên đó đã đến quá muộn rồi!! Trong nhóm thuyền nhân không quốc tịch này, có lẽ những người "con lai Mỹ" là kém may mắn nhất: một mặt bị liệt kê là thành phần không đủ tiêu chuẩn để sống trong xã hội Mỹ, còn mặt khác thì bị cộng sản Việt Nam phủi tay từ chối hồi hương! Vì thế những thành phần thuộc nhóm "con lai Mỹ" sống chẳng có một tia hy vọng gì cho tương lai, cho nên sống xa cách hết thảy và cuối cùng thường thì bị bỏ tù hoặc là tìm cái chết để thoát khỏi số phận thảm thương của họ.
Hồi năm 1998 tôi dã đự một đám tang của anh Nguyễn Trí Dũng, một chàng Mỹ lai 29 tuổi đã tự vận vì anh thất vọng không tìm được một mái ấm gia đình cho vợ và đàn con của anh. Con trai của Dũng là bé Minh, lúc đó mới có 4 tuổi đầu - một tay còn cầm bình sữa bú, mà tay kia thì lại phải cầm ly hương của ba bé. Hình ảnh đáng thương đó vẫn in sâu trong trí óc của tôi.
Cũng như những người Úc, các bạn trẻ Việt Nam trưởng thành dưới xã hội Tây Phương vẫn nghĩ rằng chiến tranh đã chấm dứt từ 25 năm qua. Nhưng mỗi khi những câu chuyện được gia đình nhắc lại về những sự đàn áp bóc lột vẫn còn đang diễn ra tại quê hương yêu dấu có hình cong như chữ S, chúng ta đều biết, đó là những thực tế có thể làm lay động lòng tin của bất cứ người nào. Cho tôi được mạn phép hỏi một câu: "Những vị anh hùng chống đối chiến tranh bây giờ đang ở đâu"""
Dịch giả: Nguyễn Phương Uyên
"So the war is over"" - The Age, 29/4/2000,