Hôm nay,  

Một Vấn Để Y Tế Công Cộng: Bệnh Lao Bò

10/09/201500:00:00(Xem: 5475)

Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng có lối 1/3 dân số toàn cầu bị nhiễm lao và trong số nầy mỗi năm có khoảng 8-9 triệu ca biến thành bệnh lao thật sự.

Gần đây, tin tức về bệnh lao ở người được báo chí quốc tế hâm nóng lại nhưng ít người biết được rằng loài thú nhai lại như trâu, bò, hươu, nai chẳng hạn cũng có thể bị lao.

Ở loài bò, bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium bovis gây ra trong khi bệnh lao ở người thì do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Cả hai đều nằm trong họ Mycobacteriaceae.

* * *

blank
Bệnh lao bò là gì?

Đây là một bệnh truyền nhiễm do M.bovis gây ra và thường gặp nhất ở loài bò. Bệnh cũng có thể xảy ra ở tất cả loài hữu nhũ khác kể cả loài người.

Tiên khởi, trực khuẩn M.bovis bắt đầu tấn công vào các hạch bạch huyết (ganglions lymphatiques, lymph nodes) và gây viêm sưng các hạch nầy. Sau đó theo thời gian trực khuẩn lao lần lần lấn sang các cơ quan khác như phổi chẳng hạn…

Tùy theo sức đề kháng của con vật mà biến chuyển của bệnh có thể khác nhau. Trường hợp bệnh nặng, khi mổ bò ra chúng ta có thể thấy những u lao (tubercle) như những abcès nho nhỏ từ 0.5-1.0cm đường kính và thường tập trung dưới dạng kết chùm ở màng phổi (pleura), hoặc ở màng bụng (peritoneum).

Ở thú vật, bệnh lao biến chuyển rất chậm. Dấu hiệu chung là bò ốm đi, yếu sức, sốt nhiều ít không chừng, biếng ăn, mất cân và thỉnh thoảng hay ho từng cơn. Đôi khi vi khuẩn ngủ cả đời trong cơ thể mà không bao giờ phát ra thành bệnh cho con vật.

Rất khó biết được là con vật đã mắc bệnh lao lúc nó đang còn sống. Bệnh thường được phát hiện ra lúc con thú bị hạ thịt và được thú y sĩ khám tại lò sát sinh.

Bệnh lao bò là một bệnh lây nhiễm từ thú sang cho người (Zoonose).

Bệnh lao bò có thể lây sang cho người nên được gọi đó là Zoonotic TB…

Cần nói rõ là tại các quốc gia Tây phương, chương trình xét nghiệm thường xuyên tại nông trại đã đem đến những kết quả vô cùng khích lệ. Ngày nay, bệnh lao ở bò rất hiếm thấy tại hấu hết các xứ Âu Mỹ.

Có 3 test thử nghiệm. Thường nhứt là test tuberculine chích ở khấu đuôi bò (caudal fold tuberculin test) và test thứ nhì là ở vùng da cổ (single intradermal comparative cervical tuberculin (SICCT) để loại bỏ những con nào có dương tính với bệnh lao.

Những năm gần dây, đồng thời với 2 loại test vừa kể còn có thêm test thử máu để tăng thêm độ chính xác. Đó là Gamma Interferon Blood tester. Test nầy chỉ được thực hiện trong những trường hợp thật đặc biệt mà thôi.

Test lao bò bằng tuberculin tiêm tại da khấu đuôi (Caudal fold Tuberculin test)

Test lao bò, tiêm tại da cổ (Comparative cervical tuberculin test) –Photo internet

Tình hình bệnh lao bò tại Canada

Trên nguyên tắc, Canada được xem như không có bò bị nhiễm lao nữa…

Tại các lò sát sanh Canada, các quầy thịt bò được khám rất kỹ. Chú trọng đặc biệt nhắm vào các hạch bạch huyết để tìm bệnh tích lésions lymphadénites granulomateuses là dấu hiệu có thể có của bệnh lao bò…Khi cắt các hạch bạch huyết vùng hàm (submandibular), vùng sau yết hầu (retropharyngeal), vùng cuống phổi (bronchial) và vùng màng ruột (mesenteric), chúng ta thấy hạch có hơi sền sệt (caseous) đôi khi có thêm vài điểm calci hóa. Qua các dấu hiệu nầy rất có thể là con vật đã bị lao. Để cho việc chẩn doán được chính xác hơn, quầy thịt bị giam lại trong phòng lạnh để chờ kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm vi trùng học. Theo kinh nghiệm làm việc của tác giả tại các nhà máy bò ở Canada, thì rất hiếm thấy kết quả dương tính cho biết có sự hiện diện của trực khuẩn lao bò M. bovis trong bệnh phẩm, nhưng thay vào dó là các loại vi khuẩn nhóm Actinobacillus hoặc Actinomyces, v.v…tức không phải là vi trùng lao.(theo kết quả thử nghiệm vi trùng học tại labo).

Canada, nhằm bảo vệ sức khỏe công cộng và thị trường xuất cảng thịt nên chánh phủ chủ trương không chữa trị thú vật bị nhiễm lao. Con vật có dương tính với vi trùng lao sẽ bị giết bỏ và cơ quan CFIA sẽ đền bổi tiền thiệt hại cho nhà chăn nuôi.

blank
Bò truyền bệnh bằng cách nào?

Lúc bò ho, vi khuẩn Mycobacterium bovis được phun bắn ra ngoài theo bụi nước aérosol gây nhiễm cho môi sinh, cho những con vật khác cũng như cho những người đang làm việc xung quanh con vật bệnh...Ngõ hô hấp là cách lây nhiễm chính. Vi khuẩn cũng có thể nhiễm qua ngõ tiêu hóa như khi chúng ta uống sữa vắt từ bò bị lao mà không được nấu kỹ trước đó.

Uống sữa mua trong chợ an toàn hơn vì luật tại các quốc gia Tây phương bắt buộc sữa phải được hấp khử trùng pasteurisé tại nhà máy trước khi đem bán cho người tiêu thụ.

Bệnh lao bò, một vấn đề y tế công cộng!

Người bị nhiễm bệnh lao bò thường biểu lộ ra dấu hiệu nằm ngoài phổi (extra pulmonary TB) chẳng hạn như tại các hạch bạch huyết vùng cổ (cervical lymphanodepathy), vùng ruột và một loại bệnh ngoài da mạn tính (chronic skin disease hay Lupus vulgaris).

Sự tiêu thụ sữa tươi hay chế phẩm làm từ sữa không hấp khử trùng là nguyên nhân chánh của bệnh lao bò ở người.

Triệu chứng thường là ho kinh niên, đau vùng ngực, uể oải, ốm yếu gầy còm và theo thời gian sẽ có dấu hiệu ho ra máu

Ngày nay, bệnh lao bò không phải là bệnh đáng quan tâm của các quốc gia kỹ nghệ nhưng nó vẫn còn là một vấn đề sức khỏe quan trọng tại phần lớn các quốc gia đang phát triển ở những vùng Đông Nam Á, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh cũng như tại một số nước Đông Âu thuộc khối liên bang Nga …

Tại các quốc gia Tây phương, bệnh lao nhiễm từ bò chỉ chiếm lối 1% trong tất cả trường hợp lao ở người.

Sữa không hấp khử trùng có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh lao bò ở người

Colorado state University có cảnh báo dân chúng Mỹ nên tránh dùng “bathtube cheese” hay queso fresco, rất nguy hiểm cho sức khỏe vì sản phẩm được làm từ sữa tươi không hấp khử trùng (có thể chứa nhiều loại vi khuẩn độc hại như Listeria monocytogenes, Brucella abortus, Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Mycobacterium tuberculosis hay Mycobacterium bovis…)

.

“Bathtub Cheese” is the street name for queso fresco, or Mexican-style soft cheese. This cheese, a staple in many immigrant communities, is often made in bathtubs and backyard troughs using unpasteurized milk. It is also illegally imported from Mexico, sold door to door, and can often be found in small markets. Unpasteurized dairy products may be contaminated with Listeria monocytogenes, Brucella abortus, Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Mycobacteriumtuberculosis, or Mycobacterium bovis. In the U.S. it is illegal to sell unpasteurized dairy products in 22 states, including Colorado. Because queso fresco is made with unpasteurized milk in unsanitary and unlicensed facilities, it poses a serious health threat to consumers, particularly the elderly, young, pregnant women, and immunocompromised individuals. Symptoms of foodborne illness can range from fever, aches, nausea and vomiting to septicemia, abortion, kidney failure, and death.(Ngưng trích Colorado State Univ)

.

Một loại Gouda cheese sản xuất từ sữa tươi không hấp khử trùng tại Vancouver có chứa vi khuẩn E.coli 0157/H7 đã gây một tử vong và 14 người bệnh tại vùng BC và Alberta.( Deadly E.coli outbreak linked to B.C. gouda cheese-The Vancouver Sun Sept 18/2013).

Tại Canada, luật cấm bán sữa tươi không được hấp khử trùng (unpasteurized milk) nhưng cho phép bán một số fromage dược sản xuất ra từ sữa chưa hấp khử trùng trong những điều kiện nhất định nào đó.(Theo Healthy Canadians-Unpasteurised milk cheese)

.

"Health Canada establishes strict requirements for food safety to protect the health and safety of Canadians. We are always reviewing new and emerging science.

Currently, the Food and Drug Regulations state that raw milk cheese must be stored at 2C or above for at least 60 days before being offered for sale.

Health Canada's ongoing advice to pregnant women, children, older adults and people with a weakened immune system is to avoid eating cheese made from raw milk, as it does present a higher risk of food borne illness than pasteurised milk cheeses. If consumers are unsure whether a cheese is made of pasteurised milk, they should check the label or ask the retailer.".

Statement from Health Canada

.

Tương tợ như Canada, Hoa kỳ cho phép bán fromage làm từ sữa tươi không hấp khử trùng và được sản xuất trong những điều kiện thật đặc biệt như sản phẩm phải được ủ trên 60 ngày để cho acids và muối có thời gian diệt vi khuẩn gây bệnh…(About.com- raw milk cheese)

.

Most states impose restrictions on raw milk suppliers due to concerns about safety. Twenty-eight U.S. states allow sales of raw milk. Cow shares can be found, and raw milk purchased for animal consumption in many states where retail for human consumption is prohibited. The sale of raw milk cheese is permitted as long as the cheese has been aged for 60 days or more (http://www.realmilk.com/state-updates/raw-milk-statutes-and-codes-page-1/).

.

blank
Bệnh lao người tái xuất hiện

Ngày xưa, bệnh lao người (TB) cũng hoành hành dữ dội tại các quốc gia Âu Mỹ, nhưng nhờ vào các tiến bộ y học cũng như về mức sống được nâng cao lên nên hầu như bệnh lao dần đần biến mất đi…Bệnh lao chỉ còn tồn tại tại các xứ nghèo khó mà thôi nhưng từ hơn một chục năm nay tình hình có thay đổi.

Gần đây bệnh lao có mòi tái xuất hiện trở lại tại tại các quốc gia Tây phương nhưng lần nầy với những chủng vi trùng dữ hơn và kháng được với nhiều loại thuốc đặc trị bệnh lao.

Người ta nghĩ rằng tình trạng nầy có lẽ do các người di dân và người tị nạn đến từ các xứ quốc gia đang phát triển mang theo mầm bệnh lao lúc đi định cư...

Sự lạm dụng và sử dụng không đúng cách thuốc men đã làm nẩy sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh (antibiorésistance) và gây rất nhiều khó khăn trong việc chữa trị bệnh lao.

Hiểm họa mới: bệnh lao người đề kháng với nhiều loại thuốc

Nếu kháng cùng một lúc với 2 loại thuốc kháng sinh chính dùng để trị lao như thuốc Rifampicin và Isoniazid thì gọi là Multidrug-resistant-TB, MDR-TB...Còn trầm trọng hơn nữa nghĩa là kháng cùng một lúc trên 3 loại thuốc kháng sinh thì người ta gọi là Extensivelydrug resistant-TB, XDR-TB…Đây quả thật là một vấn đề nan giải cho y tế thế giới và cũng là một tai ương khác của nhân loại nói chung. Phải chăng ngày nay bệnh lao không còn phải là bệnh chỉ dành riêng cho xứ nghèo nữa?

Phải Chăng Ngày Tàn Của Thuốc Kháng Sinh Đã Báo Hiệu
https://vietbao.com/p117a242539/phai-chang-ngay-tan-cua-thuoc-khang-sinh-da-bao-hieu

Một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm là một tỉ lệ khá quan trọng người bị SIDA/AIDS có sức miễn dịch quá yếu nên họ cũng rất dễ bị nhiễm lao do Mycobacterium tuberculosis hoặc Mycobacterium bovis.

Kiểm soát bệnh lao bò, một vấn đề nan giải

Tại Canada, trong nhiều thập niên qua nhờ áp dụng các chương trình xét nghiệm TB ở bò (eradication program) nên có thể nói bệnh lao bò không còn nữa hay vi khuẩn Mycobacterium bovis đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên không thể nào nói là kết quả hoàn toàn 100% được, vì sự hiện diện trực khuẩn lao bò ở thú rừng.

Thú hoang dã nói chung có thể bị nhiễm lao. Các nhà khoa học nghĩ rằng, lao là bệnh của loài bò và sau đó bệnh lây nhiễm sang cho các loài gia súc khác và cho thú rừng để chúng trở thành những ổ chứa (réservoir) trực khuẩn M.bovis và chờ dịp thuận lợi để lây nhiễm trở lại cho bò. Các loài động vật rừng như con possum ở Úc, Tân Tây Lan và con badger ở Anh quốc được xem là những ổ chứa trực khuẩn M.bovis của bệnh lao bò.

Tại Canada, xét nghiệm cho thấy một số bò rừng bison, wapiti (một loại nai) tại tỉnh bang Alberta đôi khi có chứa trực khuẩn Mycobacterium bovis.

Ngừa bệnh lao ở bò đồng nghĩa với việc kiểm soát thú rừng. Đây là một vấn đề rất khó thực hiện.

Việc nuôi quá nhiều bò trên một diện tích quá chật hẹp cũng như việc sống gần gũi quá với bò bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm Mycobacterim bovis ở thú vật cũng như ở người.

Ai có thể bị nhiễm lao bò?

Các nhà chăn nuôi bò, công nhân lò sát sanh và thú y sĩ là những đối tượng dễ bị nhiễm lao bò nhứt. Cách phòng ngừa bệnh lao bò tốt nhất là tránh uống sữa vừa mới vắt xong nhưng không được nấu chín hoặc không được hấp khử trùng (pasteurized). Chỉ nên uống sữa đã được hấp khử trùng rồi mà thôi.

Theo luật Loi sur la santé des animaux của cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA) bệnh lao bò tuberculose bovine là một bệnh phải được khai báo (maladie à déclaration obligatoire) cho CFIA. Cơ quan nầy sẽ gởi thú y sĩ đến trại bò để điều tra tình hình và làm các loại tests thử nghiệm cho cả đàn bò cũng như ấn định những biện pháp thú y thích ứng để bảo vệ sức khỏe công cộng./.

Tham khảo:

- 2 Video Making TB History - Chapter 1: A brief history of bovine TB in New Zealand
http://www.tbfree.org.nz/making-tb-history-chapter-1-a-brief-history-of-bovine-tb-in-new-zealand.aspx

- Bovine TB Testing Protocols for Cattle – MDARD (thử test bệnh lao trên bò sống)
http://www.youtube.com/watch?v=TFjv4WLqH-o

- WHO-Tuberculosis
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs104/en/

- Human tuberculosis of bovine origin in relation to public health
http://www.oie.int/doc/ged/D7402.PDF

- ACIA. Tuberculose bovine chez les animaux sauvages.
http://www.inspection.gc.ca/animaux/animaux-terrestres/maladies/declaration-obligatoire/tuberculose-bovine/fiche-de-renseignements-animaux-sauvages/fra/1330209930995/1330210631034

- CDC-O.Cosivi et al. Zoonotic Tuberculosis due to M. bovis in Developing Countries.
http://wwwnc.cdc.gov/eid/article/4/1/98-0108_article.htm

- CDC- Multidrug-resistant Tuberculosis (MDR TB)
http://www.cdc.gov/tb/publications/factsheets/drtb/mdrtb.htm

- CDC- Mycobacterium bovis (Bovine Tuberculosis) in humans
http://www.cdc.gov/tb/publications/factsheets/general/mbovis.pdf

- Rifampin-Resistant Mycobacterium bovis BCG–Induced Disease in HIV-Infected Infant, Vietnam
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3713987/

- About.com- Raw milk cheese
http://cheese.about.com/od/cheesebuyingguide/a/raw_cheese.htm

- Healthy Canadians- Unpasteurized milk
http://healthycanadians.gc.ca/eating-nutrition/safety-salubrite/raw-milk-lait-cru-eng.php

Montreal

Ý kiến bạn đọc
03/10/201517:33:05
Khách
Ở VN, nhà nào cũng có bình trà + vài cái ly. Ai tới cũng mời uống nước the same ly tách. Cái kiểu này dễ lây TB lém.
Ham rẻ an cơm hàng cháo chợ vĩa hè hay của các hôi từ thiện quán cơm vài ngàn dùng chung muỗng nĩa cũng nguy hiểm lém, dễ lay lan lém.
Bò mà còn bị lao huống chi người hay thích họp nhóm, chung đụng trong viec nói chuyen qua lại, an uong...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.