Hôm nay,  

Hệ Thống Kinh Tài Trung Quốc: Ưu Điểm Và Những Vấn Nạn

15/07/201500:02:00(Xem: 10322)
HỆ THỐNG KINH TÀI TRUNG QUỐC
ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN NẠN

 

 

 

MỤC LỤC

 

  1.         I.            TỔNG QUÁT
  2.       II.            MÔ TẢ
  3.     III.            THÀNH QUẢ
  4.    IV.            NHỮNG VẤN ĐỀ DO HỆ THỐNG KINH TÀI TRUNG QUỐC TẠO RA
    1. A.     VỞ BONG BÓNG ĐỊA ỐC TẠI HOA KỲ - HOA KỲ NỢ TRUNG QUỐC - NHẬN XÉT
    2. B.    THAM NHŨNG
    3. C.    CÁCH BIỆT GIÀU NGHÈO
    4. D.    SA ĐỌA XÃ HỘI
    5. E.     LÀN SÓNG THAM NHŨNG BỎ CHẠY RA NGOẠI QUỐC
    6. F.     CẢI CÁCH CỦA TẬP CẬN BÌNH
  5.      V.            BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

 

 

 

  1.         I.            TỔNG QUÁT

 

Sau khi Liên bang Sô Viết bắt đầu sụp đổ vào năm 1989 và chính thức giải thể vào năm 1991, Nga Sô đã trải qua một giai đoạn bất định cho đến khi Tổng thống Putin nắm chính quyền năm 2000 đem lại ổn định cho đất nước này. Hệ thống chính trị của Nga có thể xem như theo Tổng thống chế độc tài. Các đại công ty đều do những nhân vật thân tín của Tổng thống Putin nắm giử. Putin muốn khôi phục lại vị thế của Nga nhưng vấn đề này cũng không dễ dàng vì ngoài kho vũ khí nguyên tử và một số ít đồng minh củ ở Đông Âu và Trung Á, nền kinh tế và ảnh hưởng của Nga không thể nào so sánh với Hoa Kỳ và Trung Quốc được. Chỉ còn lại Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước giữ lại chế độ Cộng Sản trên mọi phương diện từ tổ chức, chính trị, kinh tế và quân sự. Bài này chủ đích viết cho Việt Nam nhưng Trung Quốc được đưa ra nghiên cứu vì Trung Quốc đi trước 10-20 năm và quy mô, thành quả cũng như những khó khăn căn bản cũng lớn hơn nhiều. Viết về Trung Quốc dễ dàng hơn vì có rất nhiều tài liệu.

 

  1.       II.            MÔ TẢ

 

Trung Quốc duy trì 2 hệ thống kinh tài đi song song với nhau: Hệ thống kinh tài nhà nước thì cũng giống như bất cứ một quốc gia nào khác và hệ thống kinh tài đảng. Hệ thống kinh tài đảng hoàn toàn nằm trong vùng bí mật bao trùm từ cấp phường, quận đến tỉnh và cả cấp Trung ương từ dân sự, quân đội đến các công ty quốc doanh cũng như tư nhân. Không một ai nắm vững được ngân sách đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ngay cả CIA và viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI cũng chỉ nói rằng nền kinh tế thực sự của Trung Quốc gấp rưởi lần con số báo cáo. Lấy ví dụ báo cáo về chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc năm 2015 là 144 tỷ USD, 2% của GDP. Nếu lấy chỉ tiêu 4% so với Hoa Kỳ thì chi tiêu Quốc phòng của Trung Quốc phải là khoảng 300 tỷ USD. Đó là chưa kể chi phí sản xuất tại Trung Quốc chỉ bằng 1/2 đến 2/3 so với Hoa Kỳ hay các nước Tây Âu. Do đó ước đoán hệ thống kinh tài của đảng Cộng Sản Trung Quốc ít nhất cũng ngang bằng số lượng chính thức báo cáo là điều có thể chấp nhận được. Trong 30 năm qua, Trung Quốc dùng số tiền khổng lồ này để thực hiện các dư án chiến lược cũng như canh tân quân đội.

 

Trong bài này, tác giả chỉ đề  cập đến ưu và  khuyết điểm của hệ  thống kinh tài Trung Quốc chứ  không nói đến mọi vấn  đề  mà Trung Quốc đối diện. Sau đây là những dữ liệu chính thức về nền kinh tế của Trung Quốc năm 2014. Điều quan trọng cần lưu ý khi làm sự so sánh là dân số của các nước liên hệ:

 

  1. Trung Quốc: 1.37 tỷ dân
  2. Ấn Độ:  1.27 tỷ dân
  3. Hoa Kỳ: 320 triệu dân
  4. Nga Sô: 146 triệu dân
  5. Nhật Bản: 127 triệu dân
  6. Đức Quốc: 81 triệu dân
  7. Pháp Quốc: 66 triệu dân

 

  • Tổng sản lượng nội địa GDP (Gross Domestic Product) 10/2014 nếu tính theo chỉ  tiêu trao đổi hối đoái (Exchange Rate):

-          Thứ 1: Hoa Kỳ (17.4 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 2: Trung Quốc (10.4 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 3: Nhật Bản (4.8 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 4: Đức Quốc (3.8 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 5: Pháp (2.9 ngàn tỷ Mỹ Kim)

  • Tổng sản lượng nội địa GDP (Gross Domestic Product) 10/2014 nếu tính theo nếu tính theo khả năng mua sắm mỗi đầu người PPP (Purchasing Power Parity):

-          Thứ 1: Trung Quốc (17.6 ngàn tỷ Mỹ Kim - 16.5% GDP thế giới)

-          Thứ 2: Hoa Kỳ (16.5 ngàn tỷ Mỹ Kim - 16.3% GDP thế giới)

-          Thứ 3: Ấn Độ (7.3 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 4: Nhật Bản (4.8 ngàn tỷ Mỹ Kim)

-          Thứ 5: Nga Sô - Đức Quốc: 3.6 ngàn tỷ Mỹ Kim

  • Lợi tức mỗi đầu người: Tăng trưởng trung bình 8% mỗi năm trong suốt 30 năm qua – Năm 2010, xếp hạng trung bình theo tiêu chuẩn thế giới: 4,382 Mỹ Kim mỗi năm (hạng 91 trong 181 nền kinh tế chính của thế giới) hay là 7,544 Mỹ Kim mỗi năm (PPP) (hạng 94 trong 176 nền kinh tế chính của thế giới). Lợi tức mỗi đầu người của Hoa Kỳ là IMF: 46,381 Mỹ Kim - hạng 6 hay World Bank: 46,426 Mỹ Kim - hạng 6 và của Nhật Bản là IMF: 32,608 Mỹ Kim - hạng 32 hay World Bank: 32,443 Mỹ Kim - hạng 24.

 

  1.     III.            THÀNH QUẢ

 

Trung Hoa Cộng Sản, dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông, là một nước cô lập với các nước bên ngoài. Đặng Tiểu Bình đã thay đổi nền kinh tế của Hoa Lục, để rồi chỉ trong hơn ba thập niên đã trở thành 1 cường quốc kinh tế. Trung Quốc đã đã mở cửa cho tư bản ngoại quốc vào đầu tư và du nhập kỹ thuật Tây Phương. Đặng Tiểu Bình là người có công trong việc biến Trung Quốc - từ 1 quốc gia lạc hậu, chậm tiến và bị cô lập - thành 1 quốc gia kỹ nghệ. Các quốc gia Tây Phương cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu ào ạt đầu tư vào Trung Quốc trong thập niên 70 với hai lý do:

 

-          Lợi dụng giá nhân công rẻ mạt.

-          Hy vọng vào khối thị trường tiêu thụ khổng lồ với hơn 1 tỷ dân nội địa.

 

Thật sự, việc chuyển các dây chuyền sản xuất vào Trung Quốc cũng đã mang lại cho các đại công ty đa quốc gia lợi nhuận rất nhiều. Cứ mỗi đô la tiền lời, Trung Quốc chỉ hưởng được tối đa là 30% còn 70% về phần các công ty ngoại quốc. Điều này giúp cho nền kinh tế thế giới trong suốt 3 thập niên. Các đại công ty đa quốc gia thành công trong điều số 1 nhưng thất bại ê chề trong điều số 2.  Trung Quốc đã đánh cắp được kỹ thuật sản xuất của tất cả mọi loại hàng trên thế giới và đã dùng những kỹ thuật này để chế các sản phẩm nội địa dành cho dân trong nước. Các sản phẩm ngoại quốc dù sản xuất tại Trung Quốc chỉ được một số rất ít thành phần giàu có tiêu dùng. Ngoài ra các nước giàu có cũng phải trả giá khi chuyển các công việc dành cho dân chúng trong nước sang Trung Quốc. Những kỹ thuật đánh cắp không những áp dụng cho kỹ nghệ dân sự mà còn cho mục tiêu quân sự. Hệ thống kinh tài đảng và nhà nước đi song song giúp cho Trung Quốc có một số tiền khổng lồ để phát triển hạ tầng cơ sở và canh tân quân đội mà các nước ngoài không biết hay biết mà vì quyền lợi nhất thời làm ngơ cho Trung Quốc phát triển chiến lược dài hạn của mình.

 

  1.    IV.            NHỮNG VẤN ĐỀ DO HỆ THỐNG KINH TÀI TRUNG QUỐC TẠO RA

 

  1. A.     VỞ BONG BÓNG ĐỊA ỐC TẠI HOA KỲ & HOA KỲ NỢ TRUNG QUỐC & NHẬN XÉT

 

VỞ BONG BÓNG ĐỊA ỐC TẠI HOA KỲ: Vấn đề này mới nhìn thì phần lớn mọi người đều nghĩ đây là vấn đề của Hoa Kỳ không dính líu gì đến các quốc gia khác nhưng nếu nhìn sâu vào thì tất cả quốc gia trên thế giới đều bị hệ lụy nhất là Trung Quốc.  Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ bùng phát cuối năm 2008 và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có một lần", theo lời ông Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), đã được dự báo từ năm 2006. Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của nhiều nhà kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan tài chính quyền lực nhất tại Mỹ và châu Âu có biện pháp đề phòng. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1,300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5.25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Hai công ty đầu tiên "dính trấu" đều liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay dưới chuẩn như Northern Rock và Countrywide Financial vào hai tháng 8 và 9/2007. Công ty Country Financial bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007. Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Tiếp đến, vào ngày 17/2, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa. Sự kiện Nothern Rock và Country Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản và bị chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính.

TÌNH HÌNH HOA KỲ 2008

  • Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ. Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên thị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã tuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD một cổ phiếu. Còn Lehman Brather, ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt động, ngày 15/9/2008 đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD … Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Ba hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề. Tháng 1/2008, Nortel Networks Corp, một trong những tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất của Mỹ, tháng 2/2008, Lyondell Chemical, một trong những nhà sản xuất hoá chất lớn nhất nước Mỹ, đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản … Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30,000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản. Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm trước đó, từ 2.59 triệu người năm 2007 lên 3.84 triệu năm 2008 và 4.61 triệu người vào tháng 2/2009. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6.7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm. Cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng. Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33 ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản.

Tháng 11 giá dầu chạm mức lịch sử 147.27 USD mỗi thùng. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia.

Trong năm 2008, chính phủ Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Chính phủ cũng đã buộc phải bơm 85 tỷ USD vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Cuối tháng 9, Quốc hội Mỹ sơ khởi bác kế hoạch cứu trợ 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1,200 tỷ USD. Vào tháng 10, quốc hội Mỹ bắt buộc phải thông qua gói 700 tỷ USD để mua nợ xấu nhà băng và cứu các công ty xe hơi. Chính phủ Hoa Kỳ phải cho GM và Chrysler, hai tập đoàn nguy ngập nhất, "vay nóng" 14 tỷ đôla, được trích từ nguồn hỗ trợ này. Tháng 11, chính phủ Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế. Mỹ kể từ đầu năm đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0.25%.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

  • Tháng 9: Chính phủ Anh cũng phải chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng.
  • Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền tổng cọng 175 tỷ USD vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra. Tháng 11, 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái. Không lâu sau khi kế hoạch trên được thông qua, vào ngày 13-14/10, các quốc gia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2,300 tỷ đôla.
  • Tại Á Châu, tháng 11, Nhật thông báo đã suy thoái. Kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính.
  • Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế và kéo dài cho đến hôm nay. Trung Quốc đã cấm các nhà báo đưa tin về quy mô của bong bóng nợ 24 ngàn tỷ USD, phần lớn là đầu tư địa ốc, đang được coi là một quả bom nổ chậm trong bối cảnh lãi suất trong nước tăng nhanh. Rất nhiều thành phố Trung Quốc đang trở thành những thành phố ma, không có người ở.

HOA KỲ NỢ TRUNG QUỐC: Tất cả mọi người đều biết là Hoa Kỳ hiện nợ Trung Quốc 3,000 tỷ USD. Trung Quốc dùng phần lớn số tiền này để mua công khố phiếu Hoa Kỳ dù ổn định nhưng lãi xuất thấp. Hoa Kỳ lại dùng số tiền này cho các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Qu ốc vay với lãi xuất cao hơn. Đây là thế mặc cả mà Hoa Kỳ dùng để thương lượng trong mối liên hệ kinh tế với Trung Quốc. Ít người để ý đến điều này.

 

NHẬN XÉT: Sở dĩ tác giả nêu 2 điều này ra vì những ai ở Orange County vào những năm 2007-2008 đều nghe nói đến cái gọi là “conspiracy theory”. Một số người trong giới tài phiệt Orange County tung tin là nên mua nhà càng sớm càng tốt. Nếu không thì trong 10 năm nửa thì Orange County cũng như Tokyo hay Paris, những người may mắn có nhà thì giữ lấy, còn không thì phải ở chung cư mấy chục tầng nên mọi người đổ xô đi mua nhà. Điều nói thêm là ít nhất 20-30% những người mua nhà đến từ các quốc gia Á Châu như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan nên khi bể bong bóng địa ốc tại Mỹ thì các quốc gia này cũng đã phải gánh sự mất mát tương đương. Một hai năm vừa qua, vấn đề này lại tái diển nhưng chỉ dành cho những người giàu có tại Á Châu mua nhà trả tiền mặt. Người địa phương phần lớn chỉ là những người giàu vì luật lệ nhà băng tại Hoa Kỳ bây giờ rất nghiêm nhặt. Chung cuộc, bao nhiêu tiền từ những giới giàu có trên thế giới, phần lớn từ Á Châu đều đổ vào Mỹ.

 

  1. B.    THAM NHŨNG

 

Ngày hôm nay, ngay những người dân Tàu bình thường nhất cũng nhìn thấy rõ tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên bao gồm từ  trung ương đến địa phương, quân đội cũng như  hành chánh, công an, các công ty quốc doanh. Ba dạng thức tham nhũng chính đang hoành hành tại Trung Quốc:

 

Trước hết là nạn biển thủ công quỹ. Một số quan chức Trung Quốc đã trở thành “bậc thầy” của “ngón nghề” này. Riêng với dạng tham nhũng biển thủ công quỹ, lại chia làm 2 nhóm: nhóm thông qua trung gian để trục lợi kiểu như trường hợp cựu Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân (Liu Zhijun). Từ năm 2007 đến 2010, thông qua trung gian của bà Ding Shumiao, 23 doanh nghiệp nhà nước đã nhận được 50 dự án từ Lưu Chí Quân. Trong 8 năm tại nhiệm, Bộ trưởng Đường sắt đã xây dựng hơn 7,000 km đường sắt cao tốc với tổng đầu hơn 486.6 tỉ USD. Trong tổng ngân sách đầu tư này, Ding bỏ túi 2 tỉ USD, trong đó bà này cho biết đã phải hối lộ 49 triệu USD cho Liu. Nhóm thứ hai cũng thuộc dạng này tham nhũng bằng cách chăm chút cho các doanh nghiệp nhà nước và trực tiếp nhận hoa hồng từ họ.

Dạng tham nhũng phổ biến thứ hai là kiếm lợi từ khâu phê chuẩn cấp phép. Ví dụ tiêu biểu nhất cho dạng này theo Larry Lang là vụ việc của cựu phó giám đốc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) Liu Tienan (Lưu Thiên Ân). Năm 2003, thành phố Changde (Thường Đức) tỉnh Hunan (Hồ Nam) muốn xây dựng một nhà máy điện, nhưng không được NDRC, chính xác hơn là không được Liu Tienan phê duyệt. Tuy nhiên, năm 2012, sau khi ông này tới Changde công tác và gặp gỡ quan chức ở đây, dự án đã được phê chuẩn.

Dạng thức tham nhũng thứ 3 là mua quan bán chức. Ở dạng này, cựu Bộ trưởng đường sắt Liu Zhijun tiếp tục là một ví dụ sinh động. Năm 1997, He Hongda hối lộ cho Liu Zhijun để được làm bí thư của Cục đường sắt Harbin. Tiếp tục đổ tiền cho Liu, He trở thành giám đốc Cục đường sắt Harbin và còn tiếp tục leo cao hơn nữa. He Hongda đã mất khoảng 100,000 USD cho Liu và sau đó trở thành nhân tố trong đường dây của Liu. Đến lượt mình, sau khi có những ảnh hưởng chính trị nhất định, He Hongda bắt đầu rao bán các vị trí chức sắc thuộc tầm chi phối của mình. Từ 1997 đến 2004, He đã cất nhắc 6 nhân viên cấp thấp và cấp trung trong Cục đường sắt Harbin. Nạn mua quan bán chức là vấn đề rất khó giải quyết ở Trung Quốc. Khi tham nhũng đã trở thành “dây chuyền công nghiệp”, nó sẽ trở thành một quy trình có hệ thống. Khi ấy, các quan chức tham nhũng sẽ có mặt ở tất cả ban bệ, các khoản chi và phần duyệt chi đều bị vấy bẩn trong tham nhũng. Tệ hơn, nạn mua quan bán chức trong hệ thống chính quyền còn làm phương hại đến sự phát triển của đất nước.

Trong quân đội cũng vậy, một ông đại tá muốn lên tướng thì phải hối lộ cho cấp trên khoảng 1 triệu USD, sau đó lên tướng rồi, thì quay lại tìm cách tham nhũng dân và cấp dưới. Nạn lính kiểng, lính có tên, nhưng không có thực để lãnh lương lan tràn ở mọi quân chủng và quân khu. Trong ngành công chức cũng vậy. Riêng ở tỉnh Hồ Bắc, công chức có tên trên giấy tờ, để lãnh lương chính phủ, nhưng không có thực, lên đến 55,000 người. Như lời một quan chức cao cấp trong đảng, tham nhũng cũng như nhớt làm trơn máy, không có nhớt thì máy ngừng hoạt động.

Ngày 15/1/2015, Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên công bố danh sách 16 tướng lãnh đang bị điều tra vì tội tham nhũng. Mười sáu người này nằm rải rác khắp các Tổng cục, Quân chủng, Quân khu và các Trường thuộc Bộ Quốc phòng. Tất cả đều từ hàm thiếu tướng trở lên, trong đó có 5 tướng giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội. Ngày 2/3/2015, Trung Quốc đưa thêm danh sách 14 sĩ quan quân sự cấp cao vì những cáo buộc liên quan đến tham nhũng.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cũng đã điều tra 5 công ty nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực từ khai mỏ đến năng lượng, một động thái mới của Bắc Kinh trong việc mở rộng cuộc truy quét quan tham. Ba trong số các công ty bị điều tra gồm Tập đoàn Sinochem, Tổng công ty Minmetals, công ty điện China Datang. Hơn 70 quan chức cấp cao mất chức tại các công ty Nhà nước năm ngoái, sau khi bị điều tra. Những người này từng công tác trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông và tài chính. 

 

Dân sự & Công an

 

  • Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng và khoảng 17 tay chân của họ Chu có chức vụ tương đương thứ trưởng bị bắt giam, trong đó có Lý Đông Sinh- thứ trưởng Công An, Ký Văn Lâm-phó tỉnh trưởng Hải Nam , Tưởng Khiết Mẫn-chủ tịch tập đoàn dầu khí và Lý Xuân Thành-phó bí thư Tứ Xuyên. Cho đến năm 2012 (trước khi nghỉ hưu) Chu là người nắm toàn bộ bộ máy an ninh của Trung Quốc bao gồm cảnh sát, công tố và tòa án. 300 người thân cận của họ Chu bị thẩm vấn liên quan đến tài sản trị giá hơn 14.5 tỷ USD. Chu Vĩnh Khang bị xử án chung thân.
  • Lệnh Kế Hoạch, cựu chánh văn phòng trung ương đảng dưới thời ông Hồ Cẩm Đào và nhóm quyền lực tại Sơn Tây: vợ là Cốc Lệ Bình, tay chân là Mao Hiểu Phong-tổng giám đốc ngân hàng Dân sinh. Gia đình ông này được xem là kiểm soát, nắm giữ khoảng 5.9 tỷ USD trong các tài khoản tại Nhật Bản, Singapore.
  • Bạc Hy Lai, Bí Thư Trùng Khánh, tay chân thân tính của Giang Trạch Dân và Vương Lập Quân, phụ tá đặc trách về công an, mật vụ. Tổng số tài sản của vợ chồng và thân nhân ước tính khoảng vài trăm triệu USD.
  • Lưu Chí Quân, Bộ trưởng Đường sắt tham nhũng 130 triệu USD.
  • Hề Hiểu Minh, làm việc tại Tòa án Tối cao từ 1982.
  • Mã Hướng Đông, Chủ nhiệm bộ môn Chính trị thuộc Học viện Chính trị Nam kinh.
  • Xiao Tian, Phó cục trưởng Tổng cục Thể thao quốc gia Trung Quốc
  • Mã Kiện, quyền Thứ trưởng Bộ Công an.
  • Trương Côn Sinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao.
  • Tưởng Khiết Mẫn, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), trước khi được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) năm 2013.
  • Lưu Vĩnh Viễn, cựu phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina).
  • Ngô Vĩnh Bình, sinh năm 1959, Tổng giám đốc Tập đoàn than đá Đại Đồng.
  • Trương Ấn Thọ, Chủ tịch quận Ấn Đài, thành phố Đồng Xuyên. Tháng 4/2014, trở thành Cục trưởng Cục bảo vệ môi trường thành phố Tây An.
  • Lâm Sở Hân, sinh năm 1962, Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Đông.
  • Đoạn Kim Anh, Phó Chủ tịch quận Nam Khai, thành phố Thiên Tân.
  • Nghê Phát Khoa, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy.
  • Trần Quang Kiệt, Phó Bí Thư thành ủy Nam Dương, tỉnh Hà Nam.
  • Miêu Xuân Tụ, Phó Chủ tịch thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm.

 

Quân đội:

 

Tính đến tháng 7/2015 đã có 38 tướng lĩnh bị điều tra tham nhũng:

 

  • Thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương với tội danh nhận hối lộ với số tiền hơn 160 triệu USD. Các đồ đệ bị bắt gồm có Trung tướng Cốc Tuấn Sơn-cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Lý Văn Bân- Phó Chủ nhiệm chính trị quân chủng Hải quân, Khang Hiểu Huy- Chính ủy Hậu cần Quân khu Thẩm Dương, Tề Trường Minh- Phó Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh, Trương Cống Hiến- Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tế Nam. Ngoài ra, cùng bị bắt với trung tướng Cốc Tuấn Sơn, được coi là có cả một kho vàng trong nhà và có tổng số tài sản lên đến 5 tỷ Mỹ kim, kế là Thượng Tướng Vu Vĩnh Ba-Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị; Trịnh Quần Lương-Phó Tư lệnh Không quân; Thiếu tướng Diệp Vạn Dũng; Vệ Tấn-Phó chính ủy Quân khu Tây Tạng; Phù Lâm Quốc-Phó Tham mưu trưởng Tổng bộ Hậu cần, v v …
  • Thượng tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Con là Thiếu tướng Quách Chính Cương-phó chính ủy quân khu Chiết Giang.
  • Lưu Tranh, cựu Phó Tham mưu trưởng Tổng bộ Hậu cần
  • Khâu Thiết, cựu chỉ huy PLA ở tỉnh Hắc Long Giang.
  • Lưu Tán Kỳ, cựu chỉ huy mảng thông tin của Công an vũ trang TQ.
  • Phó Di, cựu Tư lệnh Quân khu Chiết Giang.
  • Vương Thủ Nghiệp, cựu Phó Tư lệnh Hải quân, biển thủ công quỹ với số tiền lên đến 160 triệu tệ.
  • Phó Đề đốc Mã Phát Tường, Phó Chính ủy Hải Quân (tự tử)
  • Thiếu tướngTống Ngọc Văn, Phó Chính ủy Quân khu Cát Lâm (tự tử)
  • Chuẩn đô đốc Khương Trung Hoa, Cục trưởng Cục Trang bị Hạm đội Nam Hải.
  • Thiếu tướng Cao Tiểu Yến, Phó chính ủy Đại học Công trình Thông tin Quân đội.
  • Thiếu tướng Đổng Vưu Tâm, Phó Cục trưởng Cục Thông tin Bộ Tổng tham mưu quân đội.
  • Thiếu tướng Chiêm Quốc Kiều, Chủ nhiệm Hậu cần đại quân khu Lan Châu.
  • Thiếu tướng Đổng Minh Tường, Chủ nhiệm Hậu cần đại quân khu Bắc Kinh
  • Thiếu tướng Chiêm Tuấn, Phó Tư lệnh quân khu tỉnh Hồ Bắc.
  • Thiếu tướng Đặng Thụy Hoa, nguyên Chính Ủy Cục hậu cần quân khu Lan Châu.

                    

Ngoài danh sách trên, báo Financial Times, dẫn thông tin một trang mạng bằng tiếng Trung tại Mỹ đưa ra con số: Trong năm 2014, có 39 trường hợp quan chức tự tử, trong khi năm 2013 chỉ có 7 trường hợp được ghi nhận.

 

  1. C.    CÁCH BIỆT GIÀU NGHÈO

 

Theo cuộc khảo sát của một học viện Trung Quốc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng đã đưa nước này lọt vào top các quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới với số lượng khổng lồ người nghèo bị bỏ rơi trong cuộc bùng nổ kinh tế. Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Trung tâm khảo sát và nghiên cứu tài chính gia đình Trung Quốc cho biết hệ số Gini – chỉ số thông dụng dùng để đo độ bất bình đẳng – của Trung Quốc vào năm 2010 là 0.61, cao hơn nhiều so với báo cáo chính thức cho rằng hệ số Gini của nước này đứng ở mức 0.4. Theo thang điểm của chỉ số Gini, 0 điểm là con số thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và 1 điểm thể hiện sự bất bình đẳng toàn diện. Với hệ số Gini 0.61, Trung Quốc đứng đầu trong 16 quốc gia có hệ số Gini năm 2010 trên trang web Ngân hàng thế giới. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng là một trong các mối lo ngại lớn của đảng Cộng Sản Trung Quốc do dư luận trong nước bất mãn có thể dẫn đến bất ổn xã hội tại quốc gia có 1.3 tỷ dân này. Trong hơn 10 năm qua, chính quyền Trung Quốc không công bố hệ số Gini chính thức và giữ nguyên hệ số ở mức 0.412 của năm 2000.

 

  1. D.    SA ĐỌA XÃ HỘI

 

Tình trạng tham nhũng trong mấy thập niên qua đã tạo ra những tư sản đỏ, tức con cháu những cán bộ cộng sản cao cấp cậy thế gia đình làm giàu một cách công khai và mau chóng. Giữa lúc đại đa số dân chúng đang phải vật vã tìm kiếm miếng ăn hằng ngày, những đại gia mới đã không những khoe tiền khoe của một cách thách đố mà còn trâng tráo phô trương sự giàu có của mình b ằng cách hưởng thụ, chi tiêu xa xỉ. Ít khi thấy một đại gia nào bỏ tiền ra xây dựng một công trình xã hội nào mà chỉ thấy đổ tiền của ra để khoe khoang. Bên cạnh những cán bộ đảng viên đảng Cộng Sản vơ vét tài nguyên của đất nước làm của riêng, những người làm giàu nhờ guồng máy Cộng Sản đang đẩy nhân dân vào thế đối kháng, có thể dẫn tới bạo loạn. Vài thí dụ tiêu biểu:

 

Ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) bị giáng chức hồi tháng 3/2012 sau cái chết tai tiếng của con trai trong tai nạn xe. Tin tức nói con trai của ông là  Lệnh Cốc đã lái chiếc xe thể thao sang trọng Ferrari  và có hai cô gái được mô tả là ăn mặc hở hang. Ông Lệnh cũng bị cáo buộc tìm cách che dấu bê bối này. Ngoài ra, bà bà Cốc Lệ Bình, vợ của Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc là một phụ nữ “tham lam vô độ” với cả tiền bạc và tình dục. Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân được cho là có tới 10 nhân tình trong đó một số là diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc.

Cậu ấm nhà Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, sinh năm 1987 và là con trai duy nhất của ông Bạc Hy Lai với người vợ thứ hai, Cốc Khai Lai du học tại Anh và Mỹ có nhiều thú chơi gây sốc với nhiều người cả trong và ngoài đất nước Trung Quốc.

  

blank

  1. E.     LÀN SÓNG THAM NHŨNG BỎ CHẠY RA NGOẠI QUỐC

 

Trong tình trạng tham nhũng lan tràn trên toàn xã hội Trung Quốc như hiện nay, ước lượng mỗi năm có khoảng 50 tỷ đô la theo chân cán bộ quan chức và gia đình họ rời khỏi đất nước. Nói cách khác, những tư bản đỏ ngày nay không còn tin vào cái gọi là kinh tế thị trường theo đặc tính XHCN Trung Quốc, với quá nhiều đe dọa bất an tiềm ẩn. Họ tìm cách ra đi không phải với hai bàn tay trắng, nhưng với số của cải tích góp được một cách bất thường trên lưng hơn một tỷ người nghèo khắp lục địa này. Ký giả John Sudworth của BBC News từ Thượng Hải ngày 22/8/12 tường thuật hiện tượng “Tư bản đỏ Trung Quốc” lũ lượt ra đi. Ông viết: “Có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú”. Theo Jonathan Manthorpe, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 90% trong số hơn 300 thành viên của Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa một phần gia đình ra sống ở nước ngoài hoặc đã xin làm công dân nước ngoài. Đây là các đầu cầu để chuyển tài sản hiện nay và để làm “nơi tỵ nạn” trong tương lai khi có biến động chính trị tại Trung Quốc. Còn giới giàu có nói chung, khoảng 60% cho biết đang trong tiến trình xin di dân hoặc đã có ý định làm việc này trong thời gian trước mặt. Biến cố Bạc Hy Lai, nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị  án tù chung thân càng khiến giới tư bản đỏ không còn cảm thấy an toàn dù ở bất kỳ vị trí nào, và càng gấp rút tìm đường đi ra nước ngoài cùng với số tài sản hiện có. Vào cuối năm 2011, một nghiên cứu khác, có vẻ “hiền lành” hơn, được chính Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện, cũng cho thấy từ giữa thập niên 1990, ít là khoảng 125 tỷ USD đã lẻn ra khỏi đất nước theo chân của hơn 16,000 cán bộ, công chức và những người thân của họ. Con số quan tham và số tiền chúng mang theo tăng lên rõ rệt, đến thời điểm hiện tại, gần như không ai có thể thống kê được tổng số tiền đem ra khỏi TQ  từ năm 2002 đến nay.

So với năm 2006, chỉ có 63 visa EB-5 (chương trình cấp visa cho những cá nhân đầu tư từ 500,000 USD vào các dự án tại Mỹ) vừa chạm tới hạn ngạch 10,000 visa trong tài khóa 2014. Trong số 10,000 visa nhận được theo chương trình EB-5, đơn của người Trung Quốc đã chiếm khoảng 85%. Canada mới đây đã dừng chương trình định cư dành cho doanh nhân. Chương trình này hướng đến những người sẵn sàng cho chính quyền tỉnh bang của quốc gia này vay 800,000 CAD (tương đương 734,245 USD) không lãi suất để được cấp visa. Sau một thời gian triển khai, các tỉnh bang cho biết chương trình này không đem lại nhiều lợi ích kinh tế như mong đợi, đồng thời khiến việc định cư ở Canada bị “đánh giá thấp một cách nghiêm trọng”. Vào thời điểm chương trình này bị tạm ngưng, có khoảng 48,000 đơn của người Trung Quốc đại lục đang nằm ở lãnh sự quán Canada tại Hong Kong. Quá trình xét duyệt visa EB-5 của Hoa Kỳ bị kéo dài cộng với việc dừng chương trình tương ứng ở Canada đã buộc nhiều người Trung Quốc phải tìm đến những quốc gia khác. Trong đó, châu Úc đang nổi lên như một điểm đến cho những đại gia siêu giàu, nhất là khi quốc gia này triển khai chương trình Significant Investor Visa vào tháng 11 năm 2012. Theo đó, những người đầu tư 5 triệu AUD (khoảng 4.7 triệu USD) vào một dự án đã được chính phủ phê chuẩn sẽ có cơ hội nhận được visa định cư. Vào cuối tháng 7, 88% trong số 343 visa loại này đã được cấp cho người Trung Quốc đại lục, tương ứng với 1.5 tỷ AUD đã được đầu tư. Theo hãng tin AFP, hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Pháp cũng đang gia tăng. Sau khi “xâm nhập” vào lãnh địa rượu Bordeaux, các tay tài phiệt Trung Quốc “tấn công” vào rượu Bourgogne bằng những số vốn khổng lồ. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, đây còn là lý cớ để xin nhập cư vào Pháp.

Cùng lúc với các diễn văn lên án các giá trị Tây Phương, hầu hết giới lãnh đạo Trung Quốc đều gửi con cái đi học ở cái trường Tây Phương và tìm cơ hội sống ở nước ngoài để làm đầu cầu chuyển tiền. Trong một bài báo của Washington Post ngày 18/5/2012, hai ký giả Andrew Higgin và Maureen Fan đã đưa ra một cái nhìn thật sâu sắc về sự thật không còn che giấu được ấy. Con cái của giới quý tộc đỏ được gọi là “Thái tử đảng” (princelings) đã có mặt ở hầu hết các trường đại học tư danh tiếng ở Mỹ. Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, có người con gái Tập Minh Trạch (Xi Mingze) đang theo học trường đại học Harvard từ năm 2010. Hai trong số các Tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương cũng có cháu nội và cháu ngoại học ở trường này. Bốn quan chức cấp cao khác của Đảng như Hoàng Hoa (Huang Hua), Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing), Bạc Hy Lai (Bo Xilai và Trần Vân (Chen Yun) đều có con và cháu theo học tại Hoa Kỳ. Thái tử đảng đình đám nhất gần đây là Bạc Qua Qua (Bo Guagua), theo học tại Trường Quản lý Hành Chính Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh ta là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang ở tù chung thân và mẹ là Cốc Khai Lai bị án tử hình treo về tội giết người.

 

Gần 1,000 nghi phạm đã bị dẫn độ về Trung Quốc trong hai chiến dịch “săn cáo” và “lưới trời” lần lượt được phát động vào tháng 7-2014 và đầu năm nay với những nước có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc. Trong một thông báo đăng trên trang web của mình, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát tham nhũng của đảng, cho hay Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã phát lệnh bắt giữ toàn bộ 100 quan tham trên. Theo cơ quan này, phần lớn các quan chức được cho là đã chạy trốn sang Mỹ và Canada. Bắc Kinh ước tính từ giữa những năm 1990, có 16,000 – 18,000 quan chức và nhân viên của các cơ quan nhà nước đã bỏ trốn khỏi Trung Quốc hoặc ẩn mình với khối tài sản tham ô có tổng giá trị hơn 800 tỷ nhân dân tệ (135 tỷ USD).

 

  1. F.     CẢI CÁCH CỦA TẬP CẬN BÌNH

 

Ông Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng bí thư đã được 2 năm. Ông nhận chức vụ trong lúc nạn tham nhũng đang đến giai đoạn có thể đẩy Trung Quốc vào bất ổn xã hội và dẫn đến sự cáo chung của chế độ Cộng Sản. Trong vòng 2 năm, họ Tập đã thi hành một chính sách chống tham nhũng, đi đến việc thanh trừng gần 200 ngàn đảng viên, viên chức cao cấp trong quân đội, trong guồng máy nhà nước, trong đó có 40 Thứ trưởng, nhiều Tướng lãnh cao cấp v.v… Nhiều người nghĩ rằng chính sách chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất ở bên trong là sự tranh giành của các nhóm quyền lực. Điều này chỉ đúng một phần. Sự thực thì tình hình tham nhũng tại Trung Quốc đã trầm trọng đến mức đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cũng có vài âm mưu đảo chánh Tập Cận Bình từ các nhóm quyền lực tham nhũng vây cánh của các cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Cuối cùng thì ngay 2 ông này cũng phải chấp nhận hy sinh các thủ hạ thân tín của mình vì sự sống còn của Đảng. Trong một tương lai có thể thấy được, hệ thống cai trị của Trung Quốc chắc cũng chưa thể thay đổi. Hệ thống kinh tài đảng và nhà nước vẫn như c ũ. Việc chống tham nhũng tại Trung Quốc chỉ là thay thế một hệ thống tham nhũng mục nát bằng những chỉ tiêu kiểm soát tương đối chặt chẻ hơn để giảm vấn nạn tham nhũng.

Mức án chung thân tuyên cho cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cũng như các nhân vật cao cấp khác được xem là quyết định có tính toán của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Diễn biến này còn giúp ông Tập loại bỏ các đối thủ chính trị, củng cố thêm quyền lực mà không lộ ra những bí mật của toàn bộ hệ thống. Điều này cho thấy giới hạn mà ông Tập Cận Bình không thể đi quá xa. Tờ New Yorker nhắc lại lời nhà lão thành cách mạng Trần Vân (1905-1995) từng nói: "Chống tham nhũng nhẹ quá rồi thì đất nước bị hủy hoại, mà chống mạnh quá thì sẽ phá vỡ Đảng”.

Một điều ít người để ý là có thể một màn kịch được dựng lên để che dấu nhiều bí mật bên trong giữa những dàn xếp của Hoa Kỳ với đảng Cộng Sản Trung Quốc thông qua sự cố Trùng Khánh nhằm giúp cho ông Tập an vị , tạo thế ổn định cho những toan tính và mặc cả lâu dài giữa Trung Quốc & Hoa Kỳ.

Theo một báo cáo của Bank of America Merrill Lynch (BofAML) năm 2014, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc có thể làm nền kinh tế nước này mất hơn 100 tỉ đô la chỉ tính riêng trong năm. Đó hẳn là con số không nhỏ bởi cũng xấp xỉ kích cỡ nền kinh tế của Bangladesh, quốc gia có 150 triệu dân. Nhiều hệ lụy nhỏ của chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói tới các viên chức cao cấp bớt sống xa xỉ tạo nên việc các nhà hàng bớt khách tới ăn uống, doanh thu hàng xa xỉ sụt giảm.

 

  1.      V.            BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

 

Trung Quốc và Việt Nam đang duy duy trì một hệ thống kinh tài giống nhau nên những gì đang xẩy ra tại Trung Quốc cũng đang xảy ra tại Việt Nam. Điều khác biệt là nền kinh tế Trung Quốc đi trước Việt Nam khoảng 10 năm và quy mô cũng lớn hơn nhiều.

 

  • Dân số Trung Quốc năm 2014 là 1.37 tỷ người, dân số Việt Nam năm 2014 là 90 triệu người, tỷ lệ 1/15.
  • GDP Trung Quốc 2014 là 9,240 tỷ USD, GDP Việt Nam 2014 là 184 tỷ, tỷ lệ 1/50.
  • GDP per Capita của Trung Quốc 2014 là $7,593 USD, GDP per Capita của Việt Nam 2014 là $2,052 USD, tỷ lệ 1/3.7.

 

Việt Nam đi sau Trung Quốc nên có những vấn đề của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học hỏi và tránh được. Việt Nam cũng có những vụ  tham nhũng được báo chí  nêu lên mà  quan trọng nhất là vụ  Vinashin. Vinashin, như đã đề cập ở trên về việc bể bóng địa ốc tại Hoa Kỳ, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng (khoảng $350 triệu USD). Mạng Chân Dung Quyền Lực cũng đã phanh phui các sự sai trái của các quan chức chính phủ, quân đội nhưng hình như đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng cách riêng để giải quyết các vụ này. Cho đến nay, chỉ có một số quan chức cấp trung bị bắt và 2 người ở bộ Công An và Đường sắt tự sát.

 

Sự xa đọa xã hội đang tạo ra hai khuyết tật chính có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước: Một, sự vô trách nhiệm và bất lực của các cán bộ, kể cả các cán bộ lãnh đạo; và hai, sự vô cảm của mọi thành phần trong dân chúng, kể cả các thành phần trí thức. Hầu như mọi người chỉ biết làm giàu, ăn chơi và hưởng thụ mà không để ý đến vấn đề xã hội và đất nước.   

Ở cấp bậc cao nhất, có những chuyện tuy nhỏ như là cặp ngà voi trong tư dinh cựu TBT Lê Khả Phiêu hay ghế đầu rồng sơn son thếp vàng trong tư dinh cựu TBT Nông Đức Mạnh cũng đã nói lên tư duy phong kiến, lạc hậu gây ấn tượng xấu cho mọi tầng lớp dân chúng. Giới nhà giàu, các công ty quốc doanh, quân đội đang để lộ ra nhiều bất cập. Ví dụ gần đây nhất là những chuyện liên quan đến cây xanh ở Hà Nội. Thành phố chủ trương chặt hơn 7,000 cây xanh mà không hề nghiên cứu cẩn thận những cây nào là đáng chặt. Đến lúc dân chúng phản đối kịch liệt, người ta mới dừng lại. Hứa trồng cây vàng tâm nhưng thực tế lại trồng cây mỡ, một loại cây rẻ tiền hơn. Sau trận giông lốc vừa rồi làm hàng ngàn cây bị bứng gốc đổ nhào, người dân mới phát hiện rễ những cây mới trồng còn để nguyên cả bao ny lông chung quanh. Đến lúc dân chúng tố cáo, người ta mới lén lút để cào đất và cắt các bao ny lông ra. Không phải chỉ những người thợ chặt cây hay trồng cây vô trách nhiệm mà cả giới lãnh đạo của họ, thậm chí, lãnh đạo của cả thành phố cũng vô trách nhiệm. Những hành động vô trách nhiệm ấy xuất hiện ở khắp nơi: xây đường thì chỉ vài tháng, hay có khi, vài tuần là bị sụp lún. Trồng trụ điện thì không có cốt sắt nên cứ gặp gió lớn là bị đổ. Dây điện treo lằng nhằng và lòng thòng ngay trên đầu dân chúng cũng không ai để ý. Đại đa số dân chúng về ngoài mặt thì có vẻ phó thác chuyện chính trị, từ đối nội đến đối ngoại cho chính phủ và đảng cầm quyền nhưng thật sự nếu được tiếp cận tích cực thì họ cũng trải lòng với đất nước. Cuộc khảo sát toàn cầu mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 23/6 cho thấy người Việt Nam có quan điểm rõ ràng về hình ảnh và vai trò của Mỹ và Trung Quốc.

Theo một số nhà phân tích quốc tế thì Trung Quốc đi trước Việt Nam về lãnh vực kinh tế nhưng Việt Nam lại đi trước Trung Quốc về cải tổ cơ chế. Trung Quốc kềm Việt Nam rất kỹ về vấn đề này. Kể  từ  2014, sự  phát triển kinh tế  Trung Quốc bắt đầu chậm lại, chỉ  còn 7% , các công ty ngoại quốc bắt đầu rút ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam, đang có những điểm sáng trong năm 2015, nếu biết lợi dụng cơ  hội trở  thành đầu cầu phối hợp cùng Hoa Kỳ - Nhật  Bản phát triển thị  trường ASEAN với 600 triệu dân thì trên dưới 10 năm nữa, hy vọng GDP per Capita của Việt Nam có thể ngang hàng Trung Quốc, Đài Loan.

THAM KHẢO

  • Các mạng truyền thông Trung Quốc dịch ra tiếng Việt.
  • Các mạng truyền thông trong nước.
  • Các đài BBC, VOA, RFI, RFA và các Trung tâm Nghiên cứu Rand Corporation, CIA Fact Book, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI.
  • Các Blog cá nhân (Nguyễn Xuân Nghĩa, Đoàn Hưng Quốc v.v…)

 

Hồ sơ: NMT-071515-QT-He thong kinh tai Trung Quocoa D.doc

  

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 15  tháng 7 năm 2015

 

 

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
15/07/201523:08:19
Khách
Một bài viết hay với nhiều chi tiết đáng ghi nhận. Cám ơn tác giả .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.