Biển Đông làm CSVN chia rẽ. Mỹ vốn rất cao tay ấn trong tình báo chánh trị, ngoại giao, cơ quan CIA là cơ quan tình báo quốc ngoại nhiều tiền, giàu kinh nghiệm thế nào cũng khai thác mâu thuẫn nội bộ của CSVN. Một cuộc đấu đá dai dẳng giữa phe nắm đảng quyền do Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng cầm đầu và phe nắm nhà nước do TT Nguyễn tấn Dũng nắm. Hai thời sự mới đây cho thấy cho thấy điều ấy.
Tin BBC của Anh, phần tiếng Việt ngày 21/ 6 loan tãi, “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7 đến 9 tháng Bảy và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng theo nguồn tin từ Hà Nội…” Và tuần trước, khi trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, đại sứ Ted Osius của Mỹ ở VN nói Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng nhưng không cho biết ngày tháng ông Trọng tới Mỹ. Mới đây trả lời độc giả báo VN Express của VN, ĐS Osius nói đây cũng là năm “có thể cả tổng thống Mỹ, sang thăm Việt Nam.”
Còn VOA, tiếng nói chánh thức của Mỹ, ngày 21.06.2015 đi tin “Việt Nam trao thêm quyền cho thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Đối với trung ương, với số phiếu đa số áp đảo có trên 87% đại biểu thông qua Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), qui định trong thời gian hưu khoá Quốc Hội, Thủ Tướng chánh phủ được bỗ khuyết bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thủ tướng được giao quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi bị khuyết. Như vậy Quốc Hội đã tăng quyền cho TT Dũng dù phe nắm đảng quyền đa số gốc gác CS Bắc Việt muốn bớt quyền của người thủ tướng gốc Nam kỳ cục nhiều lân rồi nhưng thất bại.
TT Dũng là người nhắm chức Tổng Bí Thư Đảng CSVN trong kỳ đại hội Đảng đầu năm 2016. Ông là người có lời lẽ cứng rắn với TC xâm lấn Biển Đông. Ông là người nối chí Thủ Tướng Võ văn Kiệt, phe CS Nam bộ “Bắc tiến” với chủ trương mở cửa kinh tế, xích lại gần với Mỹ, bị phe Bảo Thủ nắm đảng quyền trong Đảng CSVN chống đối ghê gớm. Phe của Tổng Trọng mưu hạ bệ Ông mấy lần mà đại hội đảng “không kỷ luật đồng chí X”. Trái lại cho Ông lên hạng là người được tín nhiệm cao nhiều phiếu nhứt trong Bộ Chánh Trị, trong khi Tổng Bí Thư Trọng lọt xuống hạng 8. Ông là người có quyền thế nhứt đến đổi tờ báo Hoàn Cầu của TC đánh giá Ông là người mạnh nhứt nước VN.
Bây giờ Mỹ lại đặc cách mời Tổng Trọng công du Mỹ. Quyết định này của Mỹ tạo thêm hố sâu ngăn cách, tăng thêm cường độ đấu đá giữa hai phe Trọng và Dũng. Gần đây TC tăng cường quân sự hoá Biển Đông, vi phạm thô bạo tự do hàng hải, hàng không quốc tế mà Mỹ coi là quyền lợi cốt lõi cũa Mỹ. Nên Mỹ bị thốn như mã tấu của TC đang kề bên đít Mỹ. Lần đầu tiên khi chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, Mỹ phải cho tàu và máy bay tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Mỹ khẩu chiến với TC tại hội nghị Shangri La. Các đồng minh của Mỹ trong vùng, Nhựt, Phi, Úc phản đối TC. Tổ chức G7, bảy siêu cường họp ở Đức cũng lên tiếng chống TC. Riêng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter sau hội nghị Sangri La về có ghé ngang Việt Nam là nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt.
Còn đối với người dân Việt, từ lâu không có vấn đề nào làm cho dân chúng Việt Nam trong lẫn ngoài nước bất mãn đảng CS độc quyền toàn diện cho bằng vấn đề Biển Đông bị TC xâm chiếm mà Đảng CSVN bất động như thông đồng với TC.
Không có vấn đề nào làm cho nội bộ Đảng CSVN phân hoá, chia rẽ cho bằng vấn đề Biển Đông. Nhiều đảng viên CS “bằng mặt và không bằng lòng” thái độ và hành động bất động của những lãnh đạo chóp bu đang nắm đảng quyền. Đến đổi như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người nắm Nhà Nước, một lãnh đạo CS có thế nói đang mạnh nhứt nước không dằn được, nhiều khi có nhiều lời cứng rắn đối với hành động xâm lấn của TC. TT Dũng cũng là người ủng hộ nền kinh tế thị trường, có khynh hướng xích lại gần Mỹ ngăn chận đà bành trướng của TC.
Do vậy, vấn đề Biển Đông ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc tranh chấp quyền hành của các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN.
Và tương quan chánh trị, ngoại giao, quân sự nổi chìm của Mỹ đối với Đảng và Nhà Nước CSVN, cũng ảnh hưỏng không nhỏ đến kết quả bầu cử của Đảng CS liên quan đến nhân sự lãnh đạo và đường lối trong nhiệm kỳ 5 năm tới của Đảng Nhà Nước CSVN, quả quyết trong đó có vấn đề Biển Đông là vấn đề lớn.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter hồi đầu tháng Sáu, 2015 sau khi đấu đá tơi bới hoa lá với TC ở Sangri La, bay qua VN phát triển chủ trương ấy với VNCS. Ông ký bản tuyên bố tầm nhìn liên hợp với VN, phối hợp siết chặt tương quan quốc phòng trong vòng 20 năm tới.
Ô. Carter cũng là vi bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên đến VN đích thân đi thị sát căn cứ quân sự và tàu của cảnh sát biển, như thông cáo chung nói. Hai bên cũng thoả thuận một qui ước cho tàu hai bên gặp nhau ngoài biển. Ông cũng nhắc lại Mỹ sẽ cấp cho VN 18 triệu Đô để mua tàu tuần cho cảnh sát biển. Hồi tháng 10 năm rồi, Mỹ đã xả cấm vận từng phần, đồng ý bán một phần vũ khí sát thương cho VN.
Những ngày sau chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter của Mỹ, báo chí quốc tế cho biết Nhà Nước VNCS gởi người đi kín đáo bàn bạc, thương lượng với các công ty sản xuất quốc phòng Liên Âu, Bắc Mỹ để mua máy bay, tàu của Saab (Thuỵ Điển), Eurofighter (Liên Âu), AirbusFighter (Pháp) Lockheed Martin và Boeing (Mỹ).
Riêng TT Nguyễn tấn Dũng cầm đầu phe đổi mới, nắm Nhà Nước của VNCS đã từng đến Mỹ (họp Liên Hiệp Quốc) và từng gặp TT Obama bên lề một số hội nghị. Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang đã từng đi Mỹ nhưng con lừng khừng với TC. Còn Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng vốn là người kiên định lập trường thân TC chưa đi Mỹ lần nào. Nên Mỹ đặc cách mời Ông công du Mỹ. TC ngăn chận trước khi Tổng Trọng đi Mỹ. Hồi tháng Tư năm 2015, Chủ Tịch TC mời Tổng Trọng sang Bắc Kinh để định hướng ngoại giao không cho VNCS xích lại gần Mỹ và siết chặt ngoại giao với TQ. Và trước khi cò tin Tổng Trọng đi Mỹ vào đầu tháng 7, thì TC mời Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VNCS Phạm bình Minh sang TC, chắc không phải vô nước cho Tổng Trọng lên nước đi Mỹ đâu.
Đây mới thấy Mỹ là bậc thầy trong trò chơi khai thác mâu thuẫn. Có người nói TT Dũng có bài diễn văn 30/4 rồi rất nặng lời với Mỹ là để đấp mô đường đi Mỹ của TC, nhắc cho Mỹ nhớ Tổng Trọng là CS Bắc Việt, kiên trì thân TC, coi Mỹ là đế quốc, là sen đầm quốc tế và TC đã gọi Trọng qua Bắc Kinh để nhắc nhở. Cũng có dư luận Mỹ vượt tập tục ngoại giao, đặc cách mời Tổng Trọng một tổng bí thư của một đảng chánh trị có nhiều thâm ý. Gây chia rẽ thêm giữa Tổng Trọng với TT Dũng. Hay mua chuộc sự ủng hộ của Tổng Trọng cho Thủ Tướng Dũng lên nắm chức Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước để gây mâu thuẫn nặng hơn giữa hai người. Hai kiểu mật đàm này đều nhắm một mục tiêu là làm cho TC thêm nghi ngờ thêm CSVN là phản bội, đáng để cho Chủ Tịch Tập cận Bình cho CSVN một bài học như Chủ Tịch Đặng tiểu Bình đã làm thời Tổng Bí Thư Lê Duẫn./.(VA)
Tin BBC của Anh, phần tiếng Việt ngày 21/ 6 loan tãi, “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7 đến 9 tháng Bảy và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng theo nguồn tin từ Hà Nội…” Và tuần trước, khi trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ, đại sứ Ted Osius của Mỹ ở VN nói Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng nhưng không cho biết ngày tháng ông Trọng tới Mỹ. Mới đây trả lời độc giả báo VN Express của VN, ĐS Osius nói đây cũng là năm “có thể cả tổng thống Mỹ, sang thăm Việt Nam.”
Còn VOA, tiếng nói chánh thức của Mỹ, ngày 21.06.2015 đi tin “Việt Nam trao thêm quyền cho thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Đối với trung ương, với số phiếu đa số áp đảo có trên 87% đại biểu thông qua Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), qui định trong thời gian hưu khoá Quốc Hội, Thủ Tướng chánh phủ được bỗ khuyết bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thủ tướng được giao quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi bị khuyết. Như vậy Quốc Hội đã tăng quyền cho TT Dũng dù phe nắm đảng quyền đa số gốc gác CS Bắc Việt muốn bớt quyền của người thủ tướng gốc Nam kỳ cục nhiều lân rồi nhưng thất bại.
TT Dũng là người nhắm chức Tổng Bí Thư Đảng CSVN trong kỳ đại hội Đảng đầu năm 2016. Ông là người có lời lẽ cứng rắn với TC xâm lấn Biển Đông. Ông là người nối chí Thủ Tướng Võ văn Kiệt, phe CS Nam bộ “Bắc tiến” với chủ trương mở cửa kinh tế, xích lại gần với Mỹ, bị phe Bảo Thủ nắm đảng quyền trong Đảng CSVN chống đối ghê gớm. Phe của Tổng Trọng mưu hạ bệ Ông mấy lần mà đại hội đảng “không kỷ luật đồng chí X”. Trái lại cho Ông lên hạng là người được tín nhiệm cao nhiều phiếu nhứt trong Bộ Chánh Trị, trong khi Tổng Bí Thư Trọng lọt xuống hạng 8. Ông là người có quyền thế nhứt đến đổi tờ báo Hoàn Cầu của TC đánh giá Ông là người mạnh nhứt nước VN.
Bây giờ Mỹ lại đặc cách mời Tổng Trọng công du Mỹ. Quyết định này của Mỹ tạo thêm hố sâu ngăn cách, tăng thêm cường độ đấu đá giữa hai phe Trọng và Dũng. Gần đây TC tăng cường quân sự hoá Biển Đông, vi phạm thô bạo tự do hàng hải, hàng không quốc tế mà Mỹ coi là quyền lợi cốt lõi cũa Mỹ. Nên Mỹ bị thốn như mã tấu của TC đang kề bên đít Mỹ. Lần đầu tiên khi chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, Mỹ phải cho tàu và máy bay tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Mỹ khẩu chiến với TC tại hội nghị Shangri La. Các đồng minh của Mỹ trong vùng, Nhựt, Phi, Úc phản đối TC. Tổ chức G7, bảy siêu cường họp ở Đức cũng lên tiếng chống TC. Riêng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter sau hội nghị Sangri La về có ghé ngang Việt Nam là nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt.
Còn đối với người dân Việt, từ lâu không có vấn đề nào làm cho dân chúng Việt Nam trong lẫn ngoài nước bất mãn đảng CS độc quyền toàn diện cho bằng vấn đề Biển Đông bị TC xâm chiếm mà Đảng CSVN bất động như thông đồng với TC.
Không có vấn đề nào làm cho nội bộ Đảng CSVN phân hoá, chia rẽ cho bằng vấn đề Biển Đông. Nhiều đảng viên CS “bằng mặt và không bằng lòng” thái độ và hành động bất động của những lãnh đạo chóp bu đang nắm đảng quyền. Đến đổi như Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người nắm Nhà Nước, một lãnh đạo CS có thế nói đang mạnh nhứt nước không dằn được, nhiều khi có nhiều lời cứng rắn đối với hành động xâm lấn của TC. TT Dũng cũng là người ủng hộ nền kinh tế thị trường, có khynh hướng xích lại gần Mỹ ngăn chận đà bành trướng của TC.
Do vậy, vấn đề Biển Đông ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc tranh chấp quyền hành của các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN.
Và tương quan chánh trị, ngoại giao, quân sự nổi chìm của Mỹ đối với Đảng và Nhà Nước CSVN, cũng ảnh hưỏng không nhỏ đến kết quả bầu cử của Đảng CS liên quan đến nhân sự lãnh đạo và đường lối trong nhiệm kỳ 5 năm tới của Đảng Nhà Nước CSVN, quả quyết trong đó có vấn đề Biển Đông là vấn đề lớn.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter hồi đầu tháng Sáu, 2015 sau khi đấu đá tơi bới hoa lá với TC ở Sangri La, bay qua VN phát triển chủ trương ấy với VNCS. Ông ký bản tuyên bố tầm nhìn liên hợp với VN, phối hợp siết chặt tương quan quốc phòng trong vòng 20 năm tới.
Ô. Carter cũng là vi bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên đến VN đích thân đi thị sát căn cứ quân sự và tàu của cảnh sát biển, như thông cáo chung nói. Hai bên cũng thoả thuận một qui ước cho tàu hai bên gặp nhau ngoài biển. Ông cũng nhắc lại Mỹ sẽ cấp cho VN 18 triệu Đô để mua tàu tuần cho cảnh sát biển. Hồi tháng 10 năm rồi, Mỹ đã xả cấm vận từng phần, đồng ý bán một phần vũ khí sát thương cho VN.
Những ngày sau chuyến viếng thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter của Mỹ, báo chí quốc tế cho biết Nhà Nước VNCS gởi người đi kín đáo bàn bạc, thương lượng với các công ty sản xuất quốc phòng Liên Âu, Bắc Mỹ để mua máy bay, tàu của Saab (Thuỵ Điển), Eurofighter (Liên Âu), AirbusFighter (Pháp) Lockheed Martin và Boeing (Mỹ).
Riêng TT Nguyễn tấn Dũng cầm đầu phe đổi mới, nắm Nhà Nước của VNCS đã từng đến Mỹ (họp Liên Hiệp Quốc) và từng gặp TT Obama bên lề một số hội nghị. Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang đã từng đi Mỹ nhưng con lừng khừng với TC. Còn Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng vốn là người kiên định lập trường thân TC chưa đi Mỹ lần nào. Nên Mỹ đặc cách mời Ông công du Mỹ. TC ngăn chận trước khi Tổng Trọng đi Mỹ. Hồi tháng Tư năm 2015, Chủ Tịch TC mời Tổng Trọng sang Bắc Kinh để định hướng ngoại giao không cho VNCS xích lại gần Mỹ và siết chặt ngoại giao với TQ. Và trước khi cò tin Tổng Trọng đi Mỹ vào đầu tháng 7, thì TC mời Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VNCS Phạm bình Minh sang TC, chắc không phải vô nước cho Tổng Trọng lên nước đi Mỹ đâu.
Đây mới thấy Mỹ là bậc thầy trong trò chơi khai thác mâu thuẫn. Có người nói TT Dũng có bài diễn văn 30/4 rồi rất nặng lời với Mỹ là để đấp mô đường đi Mỹ của TC, nhắc cho Mỹ nhớ Tổng Trọng là CS Bắc Việt, kiên trì thân TC, coi Mỹ là đế quốc, là sen đầm quốc tế và TC đã gọi Trọng qua Bắc Kinh để nhắc nhở. Cũng có dư luận Mỹ vượt tập tục ngoại giao, đặc cách mời Tổng Trọng một tổng bí thư của một đảng chánh trị có nhiều thâm ý. Gây chia rẽ thêm giữa Tổng Trọng với TT Dũng. Hay mua chuộc sự ủng hộ của Tổng Trọng cho Thủ Tướng Dũng lên nắm chức Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước để gây mâu thuẫn nặng hơn giữa hai người. Hai kiểu mật đàm này đều nhắm một mục tiêu là làm cho TC thêm nghi ngờ thêm CSVN là phản bội, đáng để cho Chủ Tịch Tập cận Bình cho CSVN một bài học như Chủ Tịch Đặng tiểu Bình đã làm thời Tổng Bí Thư Lê Duẫn./.(VA)
Ý kiến bạn đọc
27/06/201519:20:42
Phạm
Khách
Chóp bu Vn chỉ đu dây 2 bên để móc tiền Mỹ và Tàu được bao lâu hay bấy nhiều.....chứ thực ra họ đã mắc nợ TQ rồi, nên khôgn dám phản TQ , vì gián điệp Tàu len lỏi khắp nơi trong hàng ngũ chóp bu VC rồi, trở mặt là bị ám sát chết ngay.