Đề nghị này Đô đốc Ngô Thắng Lợi thực hiện trong một cuộc nói chuyện trực tiếp qua màn ảnh truyền hình truyền qua xa lộ thông tin Internet trên không gian ão. Không phải người thường trên thế giới có thể vào xem được. Nhờ báo chí Mỹ nhơn danh quyền hiểu biết của công dân, quyền tự do báo chí mới có phương tiện vào nghe thấy cuộc hội đàm vô tuyến truyền hình này và có câu hỏi đối với các bộ và giới chức liên hệ mới biết được.
Hoàn toàn khác với các nước tự do, khi Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư Lịnh Hải Quân của TC đưa ra một đề nghị với một giới chức Mỹ như vậy, thì đề nghị ấy không bao giờ là một sáng kiến ngẫu hứng, xuất phát từ ý kiến cá nhân của vị tướng CS này. Đề nghị ấy phải trình duyệt, và được Bộ Chánh Trị, Quân Uỷ Trung Ương của TC đồng ý sau khi cân phân từng chữ, xem hiệu quả chánh trị ra sao, giá trị tuyên truyền địch vận như thế nào.
Còn nhớ khi Chủ Tịch VNCS Nguyễn minh Triết một trong bộ ba cầm quyền VNCS sắp gặp TT Bush mà còn móc giấy ra xem “chỉ đạo” chỉ thị giờ chót phải nói cái gì với TT Mỹ. Những lời nói của các viên chức CS trước truyền thông đại chúng đa số là tuyên truyền, là địch vận, dân vận chớ không phải đối thoại ngoại giao. Lệ thói ngoại giao thực sự của CS là đi đêm, là mật đàm.
Bộ Ngoại Giao Mỹ không lạ gì cái kiểu dùng hình thức ngoại giao, đối thoại để tuyên truyền, địch vận của TC, nên nhanh chóng phá “bể mánh” tuyên truyền địch vận của TC mưu toan chia rẽ Mỹ với các đồng minh và đối tác đang liên minh chống TC bành trướng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jeff Rathke, mở cuộc họp báo, công khai vạch trần đòn tâm lý chiến, tuyên truyền địch vận của TC. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng tuyên bố rằng xây dựng các cơ sở trên phần đất được bồi đắp trên các đảo đang tranh chấp «sẽ không góp phần vào hòa bình và ổn định trong vùng», cho dù có đúng là các cơ sở đó được sử dụng vào các mục đích dân sự, cứu trợ thiên tai. Ông Rathke nói thêm rằng: «Nếu thật sự muốn làm giảm các căng thẳng, Trung Quốc nên tích cực giảm căng thẳng bằng những bước cụ thể để ngưng việc cải tạo, bồi đắp đảo».
Một cách công khai trước truyền thông đại chúng phổ biến tổng quát, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tiếng nói chánh thức của ngành ngoại giao Mỹ chứng tỏ Mỹ kiên định lập trường, Mỹ chống lại Trung Quốc chiếm cứ, bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông để làm căn cứ quân sự gây bất ổn, thay đổi nguyên trạng địa lý chánh trị trong vùng. Lập trường này là lập trường cố hữu, kiên định của Mỹ. Ngay trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhựt Shinzo Abe viếng thăm Mỹ, vào ngày 28/04/2015, Tổng thống Barack Obama cũng đã cực lực chỉ trích những mưu toan của Trung Quốc làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và khẳng định liên kết của Mỹ Nhựt không gì lay chuyển được. Bên cạnh ý kiến của tổng thống Mỹ là tư lịnh tối cao Quân Lực Mỹ, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear gần đây cũng đã báo động Trung Quốc gia tăng bồi đắp các đảo tranh chấp ở Biển Đông có thể là nhằm mục tiêu thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở khu vực này, tương tự như vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh thiết lập ở vùng biển Hoa Đông vào cuối năm 2013.
Còn các nhà chiến lược của các cơ quan nghiên cứu của Mỹ đề cao cảnh giác chánh quyền Mỹ nếu không làm một cái gì đó ở Biển Đông để ngăn cản TC, thì TC sẽ sử dụng Biển Đông như một vùng «bất khả xâm phạm», ao nhà, sân sau nhà của TC. Nếu Mỹ không có bất cứ sự can thiệp quân sự nào thì TC sẽ biến những đảo nhân tạo này thành một vạn lý trường thành bằng cát ở đây, thành những hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm ở đây. Và ở đây sẽ thành hậu cứ, tiền đồn đầu cầu của con đường tơ lụa trên biển mà Chủ Tich TC Tập cận Bình đã khai sanh và để TC kiểm soát đường hàng hải quốc tế hải huyết mạch tù Eo Biển Mã Lai qua lại.
Và quan trọng nhứt là TC đưa những tàu lặn có trang bị hỏa tiễn đạn đạo (SLBM) về đây. TC từ đây có thể - một là - tấn công vào nội địa của Mỹ, và – hai là - TC vô hiệu hoá chiến lược răn đe nguyên tử của Mỹ.
Có lẽ ý thức được mưu sâu, kế độc của TC, Mỹ lần đầu tiên tăng cường, mở rộng cuộc tập trận với đồng minh Phi luật tân, tăng quân số tham dự lên gấp đôi. Và Mỹ cũng đề nghị Nhựt đồng minh với Mỹ cùng cộng tác, phối hợp cùng tuần tra trên vùng biển và vùng trời của Biển Đông trong định hướng mới hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhân chuyến công du Washington của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trước hành động Mỹ phá “bể mánh” của TC chia rẽ Mỹ với đồng minh và đối tác trong liên minh chống TC bành trướng, TC làm tĩnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 29/4 lập lại những lời sáo mòn, nói Hoa Kỳ và Nhật Bản không có liên hệ gì đến vấn đề Biển Đông và không được làm điều gì làm phức tạp thêm tình hình./.(Vi Anh)
- Từ khóa :
- Mỹ
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Biển Đông
- ,
- Trung Quốc
- ,
- Barack Obama
- ,
- Thái Bình Dương
- ,
- Nhật Bản
Ý kiến bạn đọc
12/05/201504:28:24
Nguyễn hoàng Vũ
Khách
Xét khía cạnh công trạng lịch sữ thì Mỹ mới là người được "mạnh quyền" ở Biển Đông. Mỹ đã thắng phát xít Nhật, giải phóng toàn bộ vùng ĐNA (bao gồm đảo-đá-biển), nhưng Mỹ có chiếm đóng hay đòi quyền gì đâu. TC là nước thua xiểng niểng Nhật thì lấy tư cách gì đòi chủ quyền biển Đông ? Mong sao Mỹ nói lên điều đó và đuổi cổ TC ra khỏi biển Đông rồi sau đó gián tiếp quản lý cũng được. Người ĐNA tin vào tính quân tử của Mỹ ..