Đầu tuần lễ tháng ba, vừa qua cái tết Ất Mùi rộn ràng vui vẻ, chúng ta nhận được một tin không vui trong ngành thẩm mỹ, mà có thể sẽ bùng nổ một trận chiến “Turf war”. Mong bà con ngành nghề thẩm mỹ cảnh giác, vì Mỹ là quốc gia thượng tôn pháp luật.
Tin từ đài truyền hình NBC như sau:
Một phụ nữ đã đem tin tới đài nầy tại tiểu bang CA một câu chuyện về cá nhân bà. Bà tên là Stephanie Goelzer, sống tại thành phố Livermore, CA. 57 tuổi. Bà nói bà đến dịch vụ làm đẹp của ông T. Nguyễn bảng hiệu “Silhouette Med Spa”, gần nhà trong thành phố bà sống, để làm thẳng những nếp nhăn bằng “botox” vì muốn chụp một tấm hình gia đình đẹp nhân dịp bà có đứa cháu nội/ngoại đầu tiên.
Nhưng, theo bà, sau đó là một “kinh nghiệm đau thương”!.
Khi bà đến chỗ dịch vụ thẩm mỹ nầy, bà đã được một người tự nhân là bác sĩ (MD) tên là T. Nguyễn tiếp xúc. Trên business card của ông T.Nguyễn ghi là M.D. và có bằng "aesthetic specialist" (chuyên gia thẩm mỹ) ở đuôi tên, nhưng thực sự ông T. Nguyễn là một “family practitioner” (bác sĩ gia đình, hay bác sĩ tổng quát), không hề có bằng chuyên khoa da hay plastic surgeon. Người phụ tá nầy tiêm cho bà mũi thuốc “wrinkle-vanisher”. Sau đó hỏi bà có muốn làm thêm chút ít khi nói trên mặt bà phần gò má có vài nốt sậm màu. Theo bà, đây chỉ là những chấm màu rất nhỏ (little spot), ông bảo sẽ tẩy sạch với giá 200 đồng.
Người nầy đã tiêm cho bà ở gò má bằng một hóa chất gọi là sclerotherapy thường dùng cho những mạch máu ở dưới ống chân. Kết quả sau khi về nhà là vết tiêm bị sưng tấy lên, bầm tím, vô cùng đau đớn. Bà đã phải ở trong nhà suốt ba tuần lễ để lành.
Bà bảo bà không hề biết ông T. Nguyễn không có bằng chuyên khoa da, và ông T. đã gọi bà là khách hàng, chứ không phải là bịnh nhân, như một bác sĩ.
Phóng viên đài NBC đã tới tận phòng Spa của ông T. Nguyễn để phỏng vấn với sự chấp thuận của ông.
Theo ông T. Nguyễn, ông đã có cảnh báo trước với khách hàng là sẽ có xẩy ra vài rủi ro như bị thâm tím, và rủi ro đó đã xẩy ra như báo trước. Ông T. nói ông không làm gì sai trái cả.
Trên website của ông T. Nguyễn, cho biết ông đã từng giảng dạy tại học viện chuyên khoa da ("Lectured" at the American Academy of Dermatology). Ông nói với phóng viên đài NBC, rằng đó chỉ là một cách “quảng cáo” mà thôi! Ông T. nói rằng ông đã từng học việc trong 6 khóa hội thảo đào tạo ngành thẩm mỹ, mỗi khóa kéo dài 3-4 ngày, cùng với 2 ngày cho khóa học laser, giống y như những bác sĩ chuyên khoa da, nhưng theo Dr. Jerome Potozkin, chuyên khoa da cho biết chính xác là có những khóa học như thế, nhưng chỉ sau khi bạn đã trãi qua ba năm đào tạo chuyên khoa trong lãnh vực nầy.
Theo Hiệp hội The American Academy of Dermatology: Trường hợp của bà Goelzer có liên quan tới bằng hành nghề chuyên nghiệp “board-certified specialists”.
Hiệp hội trên cho biết thêm:
"Một bác sĩ chuyên khoa da là bác sĩ y khoa, có giấy phép được đào tạo, và giáo dục đầy đủ trong các khoa học về da, trong đó bao gồm các điều kiện y tế và phẫu thuật của da, tóc, móng tay và các màng nhầy". Hiệp hội Phẫu thuật da cho biết các thông tin của bác sĩ, bao gồm bằng cấp, hay chứng chỉ, phải rõ ràng chính xác dù là trên quảng cáo.
"Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có thể có biến chứng thực sự có hại cho bệnh nhân" Anthony Rossi, một bác sĩ chuyên khoa da tại Trung tâm Memorial Sloan-Kettering Cancer ở New York, người gần đây đã điều trị cho một phụ nữ bỏng môi trên nói sau khi cô trải qua tẩy lông bằng laser tại một spa y tế.
"Nguy cơ bị biến chứng rất cao khi việc làm được thực hiện bởi các nhân viên không được đào tạo, bệnh nhân cần nhận thức điều nầy. Ngoài ra khi các việc làm này được thực hiện bên ngoài một cơ sở y tế chuyên nghiệp, có thể có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi trùng".
Hiệp hội quốc tế của các thầy thuốc trong Y học thẩm mỹ đã qua các khóa học đào tạo nhấn mạnh: “Các bác sĩ có thể có những y tá phụ giúp, những người nầy cần phải được huấn nghiệp ngành y tế kỹ càng", giám đốc điều hành Jeff Russell nói.
Ông T. Nguyễn cho biết ông đã đi vào ngành thẩm mỹ để "làm tốt" chứ không phải để kiếm tiền - nói rằng trong khi ông tin rằng chỉ có bác sĩ tim mạch nên làm việc trên tim và thần kinh học chỉ nên làm việc trên não, bác sĩ chuyên khoa da không cần phải có sự độc quyền.
Ông T. nói."Sẽ có một cuộc chiến tranh theo kiểu “turfwar".
Còn bà Goelzer thì nhắn nhủ khán thính giả đài truyền hình NBC: “Đừng lầm lẫn như tôi. Hãy thông minh, hãy tự tìm hiểu cho thật kỹ càng trước khi để cho họ “bắn” bất cứ thứ gì lên mặt của bạn”
Các học viên trong gia đình, bác sĩ phụ khoa và nha sĩ thậm chí đang đi vào ngành kinh doanh thẩm mỹ, và bác sĩ chuyên khoa da cho biết họ đang nhìn thấy các tác dụng phụ.
Một bác sĩ chuyên khoa da nói với NBC News rằng họ đã có dữ kiện để sửa chữa những sai lầm của các bác sĩ đang thâm nhập vào kinh doanh của họ.
Họ tiêm Botox, làm đầy đặn mất nếp nhăn với chất độn và trị các đốm đồi mồi với laser, đôi khi không có kiến thức gì nhiều hơn một vài khóa học cuối tuần.
Một vị bác sĩ khác góp ý: hai ngành nghề dường như đang gay go nổ ra một cuộc chiến mới theo kiểu “turf war” khi quí vị bác sĩ chen vào ngành thẩm mỹ.
Minh Nga, theo tin chanel 2 NBC ngày 3 tháng 3, năm 2015.
Tin từ đài truyền hình NBC như sau:
Một phụ nữ đã đem tin tới đài nầy tại tiểu bang CA một câu chuyện về cá nhân bà. Bà tên là Stephanie Goelzer, sống tại thành phố Livermore, CA. 57 tuổi. Bà nói bà đến dịch vụ làm đẹp của ông T. Nguyễn bảng hiệu “Silhouette Med Spa”, gần nhà trong thành phố bà sống, để làm thẳng những nếp nhăn bằng “botox” vì muốn chụp một tấm hình gia đình đẹp nhân dịp bà có đứa cháu nội/ngoại đầu tiên.
Nhưng, theo bà, sau đó là một “kinh nghiệm đau thương”!.
Khi bà đến chỗ dịch vụ thẩm mỹ nầy, bà đã được một người tự nhân là bác sĩ (MD) tên là T. Nguyễn tiếp xúc. Trên business card của ông T.Nguyễn ghi là M.D. và có bằng "aesthetic specialist" (chuyên gia thẩm mỹ) ở đuôi tên, nhưng thực sự ông T. Nguyễn là một “family practitioner” (bác sĩ gia đình, hay bác sĩ tổng quát), không hề có bằng chuyên khoa da hay plastic surgeon. Người phụ tá nầy tiêm cho bà mũi thuốc “wrinkle-vanisher”. Sau đó hỏi bà có muốn làm thêm chút ít khi nói trên mặt bà phần gò má có vài nốt sậm màu. Theo bà, đây chỉ là những chấm màu rất nhỏ (little spot), ông bảo sẽ tẩy sạch với giá 200 đồng.
Người nầy đã tiêm cho bà ở gò má bằng một hóa chất gọi là sclerotherapy thường dùng cho những mạch máu ở dưới ống chân. Kết quả sau khi về nhà là vết tiêm bị sưng tấy lên, bầm tím, vô cùng đau đớn. Bà đã phải ở trong nhà suốt ba tuần lễ để lành.
Bà bảo bà không hề biết ông T. Nguyễn không có bằng chuyên khoa da, và ông T. đã gọi bà là khách hàng, chứ không phải là bịnh nhân, như một bác sĩ.
Phóng viên đài NBC đã tới tận phòng Spa của ông T. Nguyễn để phỏng vấn với sự chấp thuận của ông.
Theo ông T. Nguyễn, ông đã có cảnh báo trước với khách hàng là sẽ có xẩy ra vài rủi ro như bị thâm tím, và rủi ro đó đã xẩy ra như báo trước. Ông T. nói ông không làm gì sai trái cả.
Trên website của ông T. Nguyễn, cho biết ông đã từng giảng dạy tại học viện chuyên khoa da ("Lectured" at the American Academy of Dermatology). Ông nói với phóng viên đài NBC, rằng đó chỉ là một cách “quảng cáo” mà thôi! Ông T. nói rằng ông đã từng học việc trong 6 khóa hội thảo đào tạo ngành thẩm mỹ, mỗi khóa kéo dài 3-4 ngày, cùng với 2 ngày cho khóa học laser, giống y như những bác sĩ chuyên khoa da, nhưng theo Dr. Jerome Potozkin, chuyên khoa da cho biết chính xác là có những khóa học như thế, nhưng chỉ sau khi bạn đã trãi qua ba năm đào tạo chuyên khoa trong lãnh vực nầy.
Theo Hiệp hội The American Academy of Dermatology: Trường hợp của bà Goelzer có liên quan tới bằng hành nghề chuyên nghiệp “board-certified specialists”.
Hiệp hội trên cho biết thêm:
"Một bác sĩ chuyên khoa da là bác sĩ y khoa, có giấy phép được đào tạo, và giáo dục đầy đủ trong các khoa học về da, trong đó bao gồm các điều kiện y tế và phẫu thuật của da, tóc, móng tay và các màng nhầy". Hiệp hội Phẫu thuật da cho biết các thông tin của bác sĩ, bao gồm bằng cấp, hay chứng chỉ, phải rõ ràng chính xác dù là trên quảng cáo.
"Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có thể có biến chứng thực sự có hại cho bệnh nhân" Anthony Rossi, một bác sĩ chuyên khoa da tại Trung tâm Memorial Sloan-Kettering Cancer ở New York, người gần đây đã điều trị cho một phụ nữ bỏng môi trên nói sau khi cô trải qua tẩy lông bằng laser tại một spa y tế.
"Nguy cơ bị biến chứng rất cao khi việc làm được thực hiện bởi các nhân viên không được đào tạo, bệnh nhân cần nhận thức điều nầy. Ngoài ra khi các việc làm này được thực hiện bên ngoài một cơ sở y tế chuyên nghiệp, có thể có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi trùng".
Hiệp hội quốc tế của các thầy thuốc trong Y học thẩm mỹ đã qua các khóa học đào tạo nhấn mạnh: “Các bác sĩ có thể có những y tá phụ giúp, những người nầy cần phải được huấn nghiệp ngành y tế kỹ càng", giám đốc điều hành Jeff Russell nói.
Ông T. Nguyễn cho biết ông đã đi vào ngành thẩm mỹ để "làm tốt" chứ không phải để kiếm tiền - nói rằng trong khi ông tin rằng chỉ có bác sĩ tim mạch nên làm việc trên tim và thần kinh học chỉ nên làm việc trên não, bác sĩ chuyên khoa da không cần phải có sự độc quyền.
Ông T. nói."Sẽ có một cuộc chiến tranh theo kiểu “turfwar".
Còn bà Goelzer thì nhắn nhủ khán thính giả đài truyền hình NBC: “Đừng lầm lẫn như tôi. Hãy thông minh, hãy tự tìm hiểu cho thật kỹ càng trước khi để cho họ “bắn” bất cứ thứ gì lên mặt của bạn”
Các học viên trong gia đình, bác sĩ phụ khoa và nha sĩ thậm chí đang đi vào ngành kinh doanh thẩm mỹ, và bác sĩ chuyên khoa da cho biết họ đang nhìn thấy các tác dụng phụ.
Một bác sĩ chuyên khoa da nói với NBC News rằng họ đã có dữ kiện để sửa chữa những sai lầm của các bác sĩ đang thâm nhập vào kinh doanh của họ.
Họ tiêm Botox, làm đầy đặn mất nếp nhăn với chất độn và trị các đốm đồi mồi với laser, đôi khi không có kiến thức gì nhiều hơn một vài khóa học cuối tuần.
Một vị bác sĩ khác góp ý: hai ngành nghề dường như đang gay go nổ ra một cuộc chiến mới theo kiểu “turf war” khi quí vị bác sĩ chen vào ngành thẩm mỹ.
Minh Nga, theo tin chanel 2 NBC ngày 3 tháng 3, năm 2015.
Gửi ý kiến của bạn