Một, TC đầu tư xâm thực. Le Monde một trong hai tờ báo lớn nhứt của Pháp chứng tỏ TC xâm thực các cơ sở và công ty của Pháp. Phi trường quân sự Toulouse của Pháp đã tư nhân hoá vì TC đã mua rồi. Hảng du lịch, lữ hành Club Med của Pháp cũng đã vào tay tập đoàn Fosan của TC. Câu lạc bộ túc cầu FC Sochaux thuộc tập đoàn Peugeot của Pháp, LED Ledus của TC sắp mua đứt. Tập đoàn Shenan của TC cũng sắp mua đứt bán đoạn, làm chủ Công ty sản xuất đèn LED khác của Pháp ở Verdun. Nếu tính gộp năm 2014, TC đã mua và đầu tư 272 vụ ở Pháp, tổng số tiền lên tới 103 tỉ đô la- nhiều hơn năm 2013 chỉ có 200 vụ.
Theo chính sách ngoại thương và đầu tư của TC, Châu Âu là mục tiêu quan trọng của TC. Tung bàn chân khổng lồ của TC để giao thương và đầu tư ở ngoại quốc là sách lược của TC từ thời Hồ Cẩm Đào. Lúc bấy giờ chỉ dấn bước lớn mạnh ở Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh là những nước nhiều tài nguyên nhiên liệu xăng dầu cung ứng cho TC mà nến kinh tế TC cần như con người cần dưỡng khí. Qua thời Tập cận Bình lợi dụng Âu châu gặp thời kỳ khủng hoảng, TC mở chiến dịch đầu tư xâm thực, thực dân kiểu mới, chiếm cứ các ngành dich vụ, sản xuất của Âu châu. Mà Pháp là mục tiêu chánh. Không những mua đứt, chiếm luôn các cơ sở đã có của Pháp mà còn xây cất các cơ sở mới, không liên doanh và làm chủ hoàn toàn các cơ sở ở Pháp. Tiêu biểu tập đoàn China Huaxin của TC mua đứt, bán đoạn tập đoàn Alcatel-Lucent của Pháp, hay tập đoàn Jin Jiang International của TC mua lại, làm chủ toàn bộ luôn tập đoàn Louvre Hôtels, đúng ra tổ chức quản trị các chuỗi khách sạn như Campanille, Première Classe, Kyriad, Tulip… Và không ngừng ở Pháp, định chế tài chánh China Investment Corporation của TC từ bên Tàu qua mua và đang nắm 30% hoạt động khai thác và sản xuất của công ty sản xuất khí đốt Pháp, GDF Suez. Quỹ Hony Capital đã mua lại Pizza Express, chuỗi cửa hàng pizza của Anh.
Nói tóm lại, Đảng Nhà Nước TC qua ngân hàng trung ương, là cơ quan quốc doanh xương sống của nền kinh tế của TC hỗ trợ tối đa việc đầu tư ra ngoại quốc và giao thương với ngoại quốc. Đó là một hình thức Đảng Nhà Nước lãnh dạo chỉ huy các định chế tài chánh công tư của TC xâm thực bằng tiền và hàng, xuất cảng lao động, di dân ra ngoại quốc của TC.
Pháp là nước bị TC coi là nước không phải là một nước nổi tiếng về kỹ nghệ và kỹ thuật mà TC còn bỏ người và của xâm thực như vậy. Huống hồ gì các nước như Đức kỹ nghệ, kỹ thuật cao, Anh tài chánh, bất động sản mạnh, thì TC còn thèm cở nào nữa. Còn các nước khác ở Tây Âu đang gặp khó khăn vì khủng hoảng tài chánh như Ý, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Hy lạp thì TC xâm thực dễ như ăn cháo bào ngư vậy. Hai, TC cho gián điệp trộm cắp bí mật của Pháp. Tờ báo La Liberation khuynh tả của Pháp phân tich và báo đông nạn TC gián điệp mọi mặt kinh tế, chánh tri, quân sự, khoa học kỹ thuật của Pháp.
Ba, TC tung gián điệp kỹ nghệ, tình báo kinh tế đi sâu, đi sát vào mọi ngành nghề của Pháp. Đó là lời báo động của tớ báo La Libération trên công luận Pháp. Báo này minh hoạ tiêu biểu như TC đầu tư trong mọi ngành nghề và khắp lãnh thổ của Pháp, như vào phi trường Blagnac (Haute-Garonne), Airbus, Club Med, tập đoàn xe hơi Peugeot PSA, các khu trồng nho làm rượu vang ở Bordeaux, toàn những ngành, những cơ quan, những cơ sở liên quan đến an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật cao, có nhiều bí quyết, bí mật.
Tổng cục phản gián Pháp DGSI rất lo ngại sự xông xáo và xâm nhập của gián điệp và tình báo của TC. Chính Tổng cục phản gián Pháp DGSI cũng bị. Giới phản gián, tình báo Pháp nhận định, tình báo, gián điệp, tin tặc của TC «rất giỏi trong việc đánh cắp các thiết bị thử nghiệm và tin tặc» về kinh tế. Về kinh tế họ đặc biệt chú ý đến các đổi mới công nghệ, trong lĩnh vực hàng không, không gian, y sinh. Về chánh trị họ bám sát, giám sát các nhà ly khai, đối lập chính trị, đặc biệt đối với phong trào Pháp Luân Công, vấn đề người Tây Tạng, các hiệp hội ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây Tạng, các cộng đồng người Đài Loan, Duy Ngô Nhĩ và các nhà ly khai chính trị.
Tổng cục phản gián Pháp chỉ mặt gọi tên luôn, rằng Cục 2 của quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo các hoạt động này. Họ xông xáo, luồn lách rất hay. Họ có nhiều cơ quan, cơ sở của TQ tại Pháp bao che họ. Họ có nhiều vỏ bọc. Chừng nào chưa bị bắt thì không gì có thể ngăn chặn được gián điệp của TC. Họ luồn lách rất hay, Báo Libération cho biết là ngay cả Tổng cục phản gián Pháp cũng đã từng bị tình báo Trung Quốc thâm nhập. Cách nay vài năm, một lãnh đạo của DGSI dường như đã tỏ ra «mềm yếu» trước một đối tượng Trung Quốc làm việc cho cơ quan tình báo của Bắc Kinh.
Cơ quan phản gián Pháp cho biết các nhân viên tình báo Trung Quốc hoạt động với nhiều thư «vỏ bọc”. Báo Liberation nói họ đội lốt ngoại giao trong toà đại sứ Trung Quốc tại Paris và các toàn tổng lãnh sự và lãnh sự ở Marseille, Strasbourg (nơi có Nghị viện Châu Âu), Lyon và Polynésie thuộc Pháp. Họ giả dạng sinh viên du hoc, thực tập, doanh gia, công chức, sĩ quan tu nghiệp, “tham quan”, rồi làm bộ bị lạc đường đi vào những khu hạn chế trong nhà máy, phòng thí nghiệm, v.v.. Tại Pháp, TC có khoảng 50 ngàn sinh viên du học. Tại Mỹ, niên hoc 2013- 14, TC có 275.000 sinh viên du học, chiêm 31% tổ số sinh viên các nước đến Mỹ du hoc. Phản gián nước nào đủ để theo dõi làn sóng biển người gián điệp, tinh báo của TC đông như thế!
Bên cạnh số đông như vậy, một viên chức ngành phản gián của Pháp còn nói với báo Libération, «trên thực tế, tình báo Trung Quốc« vẫn hoạt động với tâm lý như thời chiến tranh lạnh, «bất kể lúc nào, mọi thành viên của cộng đồng người Trung Quốc, đặc biệt là các sinh viên đang theo học đại học, các thực tập sinh trong những doanh nghiệp công nghệ mũi nhọn» có thể được sử dụng để thu thập thông tin. Do vậy, rất khó ngăn chặn các hoạt động gián điệp và tình báo của TC.
Không phải chỉ riêng Pháp đang bị nạn đầu tư xâm thực và làn sóng tinh báo gián điệp của TC đâu. Các siêu cướng kinh tế, chánh trị như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Ý, Nhựt đều bị. Bên cạnh số gián điệp, tình báo quốc ngoại quá đông TC tung qua, còn có một số người Hoa kiều tại chỗ, với những lãnh địa Chinatown, ai dám tin rằng TC không có tổ chức đội quân thứ năm, làm con ngựa thành Troie cho TC. Còn các nước đang phát triển thì TC qua các họp đồng kinh tế đưa hàng hàng lớp lớp công nhân qua, sống riêng trong vùng họ thành lập như một thuộc địa di dân của TC, đang tạo ra cả một phong trào chống đối tại nhiều nước ở Phi châu, Á châu./. (Vi Anh)
- Từ khóa :
- Trung Quốc
- ,
- Paris
- ,
- Pháp
- ,
- Mỹ
Gửi ý kiến của bạn