Hôm nay,  

Michael Spence: Năm Lý Do Làm Tăng Trưởng Chậm

03/03/201500:00:00(Xem: 3824)
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có nổi lên một mô hình đáng chú ý: Chính phủ các nước, các ngân hàng trung ương, và các định chế tài chính quốc tế phải liên tục điều chỉnh các dự báo tăng trưởng của họ xuống thấp hơn. Trừ một ít ngoại lệ, thì việc rà soát này là đúng cho các dự phóng về nền kinh tế toàn cầu và cũng như cho từng nước một.

Dự báo là một mô hình đã gây ra thiệt hại thực tế, bởi vì các dự báo lạc quan quá mức làm trì trệ các biện pháp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng, và do đó gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế toàn diện. Các nhà dự báo cần phải thích nghi với những tình huống sai lệch; điều may mắn là khi kinh nghiệm sau cuộc khủng hoảng kéo dài, thì một số các vấn đề còn thiếu sót được nhận ra thành chủ điểm. Tôi đã tìm ra được năm nguyên nhân này.

Đầu tiên, - ít nhất là trong các nền kinh tế phát triển -, khả năng can thiệp trong lĩnh vực tài chính (ngân sách) đã không được sử dụng đúng mức. Trong một cuốn sách gần đây "Freedom from National Debt", Frank Newman, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ, lập luận là năng lực can thiệp trong lĩnh vực tài chính (ngân sách) của một quốc gia sẽ đánh giá tốt hơn khi kiểm tra bằng bảng cân đối tổng hợp hơn là theo phương pháp truyền thống nhằm so sánh mối quan hệ giữa nợ công (với trách nhiệm phải trả nợ) và TSLQN (xem như là một lưu lượng tư bản, luồng vốn).

Việc đặt tin tưởng vào các phương pháp xưa củ đã làm bỏ lỡ nhiều cơ hội, đặc biệt nhất là trước một tình trạng mà đầu tư trong khu vực công sinh lợi nhiều hơn là chi phí đầu tư phải trả. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, công nghệ giúp khởi động tăng trưởng trong dài hạn. Các đầu tư này làm tăng năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện dễ dàng cho canh tân, và tăng doanh thu trong khu vực tư nhân, tạo ra tăng trưởng và việc làm. Đầu tư loại này không làm mất đi nhiều tăng trưởng vì làm đảo lộn ngay cả các đầu tư cơ bản - đặc biệt nhất là trước tình trạng chi phí đi vay hiện đang xuống thấp.

Yếu tố thứ hai mà các nhà dự báo không quan tâm và các nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chỉ ra. Đó là (những hệ quả của) số nhân trong lĩnh vực tài chính thay đổi tùy theo tình hình kinh tế cơ bản. Trong nền kinh tế với khả năng dư thừa (bao gồm cả tư bản nhân lực, vốn con người) và một mức linh hoạt cao thuộc về cấu trúc, thì hiệu ứng của số nhân lớn hơn con số mà người ta thường nghĩ.

Lấy nước Mỹ làm ví dụ thì mức độ uyển chuyển trong cấu trúc góp phần phục hồi kinh tế và giúp đất nước thích ứng với thay đổi của nền công nghệ trong dài hạn và các động lực trong thị trường trên toàn cầu. Ngược lại, tại châu Âu thay đổi về mặt cấu trúc gặp phải sự chống đối. Biện pháp kích hoạt tài chính ở châu Âu vẫn chưa được biện minh, nhưng cấu trúc sơ cứng sẽ làm giảm tác động cho tăng trưởng trong dài hạn. Can thiệp tài chính của châu Âu sẽ được dễ dàng hơn để biện minh, nếu các biện pháp này được song hành với các cải cách kinh tế vĩ mô nhắm mục tiêu làm mức độ mềm dẻo gia tăng.

Một phần thứ ba của các dự báo rối mù là do sự chênh lệch giữa các hành vi của các thị trường tài chính và phản ứng của nền kinh tế thực. Nếu chỉ đem giá tài sản để đánh giá, người ta sẽ phải kết luận rằng tăng trưởng đang vực dậy. Rõ ràng thì thực tế là không phải là như vậy.

Một tác động chính cho sự dị biệt này là một chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo. Do một thị trường tài chính này có tràn ngặp tiền mặt để chi trả (thanh khoản), người ta suy đoán là chính sách này nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng điều chưa rõ là liệu giá tài sản được nâng lên có hỗ trợ cho tổng số cầu hoặc chủ yếu là làm thay đổi việc phân phối tài sản hay không. Cũng còn một vấn đề khác chưa rõ là những gì sẽ xãy ra đối với giá tài sản khi biện pháp hỗ trợ về mặt tiền tệ (do ngân sách) bị thu hồi.

Một yếu tố thứ tư là khả năng của chính phủ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều ví dụ về việc lạm quyền của các chính phủ vì làm lợi cho giới lãnh đạo, cho những người ủng hộ họ, và cho đủ các loại nhóm đặc lợi; lạm dụng này gây các hiệu ứng tác hại cho việc điều tiết, cho đầu tư công, cho việc cung ứng các dịch vụ, và cho tăng trưởng. Các dịch vụ công cộng, đầu tư công, và chính sách công cần được quản lý tốt; đó là điểm quan trọng cũng cần được phê phán. Các quốc gia khi tạo thu hút và khích lệ cho các nhà quản lý công có kỹ năng cao thì sẽ tạo nhiều thành tựu vượt bực hơn so với các nước đồng đẳng khác.

Cuối cùng, và quan trọng nhất, tầm quan trọng và thời gian kéo dài của sự sụt giảm về tổng số cầu đã trầm trọng hơn so với dự kiến, một phần là vì việc làm và mức thu nhập trung vị đã bị tụt xuống so với mức tăng trưởng. Hiện tượng này kéo theo khủng hoảng, và mức độ nợ cao của từng hộ gia đình đã làm trầm trọng hơn các tác động của hiện tượng này khi xét về các hậu quả. Mức thu nhập trì trệ của thành phần nằm dưới đáy trong bảng phân phối tài sản chiếm đến 75%, đó là một thách thức cực kỳ to lớn, vì nó làm đình trệ sức tiêu thụ, làm suy yếu tinh thần đoàn kết xã hội (và do đó có ảnh hưởng đến sự ổn định và hiệu quả chính trị), và giảm tính năng động giữa các thế hệ - đặc biệt là tại các nơi mà nền giáo dục công cộng còn tệ hại.

Đôi khi sự thay đổi xảy ra với một tốc độ vượt xa năng lực đáp ứng của các cá nhân và hệ thống. Điều này dường như là một trong những vấn đề của thời đại. Các thị trường lao động đã không còn cân bằng khi nền công nghệ mới và chuỗi cung ứng trong toàn cầu thay đổi, nó đã gây ra một nhu cầu phải thay đổi nhanh hơn so với nguồn cung ứng có thể điều chỉnh trong thị trường lao động.

Đây không phải là một tình trạng thường trực, nhưng tiến trình chuyển hoá sẽ lâu dài và phức tạp. Các động lực tương tự đang tăng lên đáng kể cho tiềm năng sản xuất của nền kinh tế thế giới, đó là lý do chính về các xu hướng bất lợi trong việc phân phối thu nhập. Nền công nghệ kỹ thuật số và vốn tư bản đã loại bỏ các loại công việc đem lại thu nhập trung bình hoặc phải di chuyển các công việc này ra nước ngoài, đồng thời nó tạo ra một nguồn lao động dư thừa và rõ rệt là đã đưa tới một tình trạng không còn làm tăng thu nhập cho tầng lớp này.

Một đáp ứng mãnh liệt hơn đòi hỏi là chúng ta phải có ý thức về bản chất của các thách thức này và có ý muốn đáp ứng với vấn đề, đó là đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực chủ yếu - đặc biệt là trong giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng. Phải công nhận rằng đây là một thời điểm khó khăn và các nước phải huy động nguồn lực để giúp đở người dân trong tiến trình chuyển đổi.

Điều này sẽ có nghĩa là tái phân phối thu nhập và đảm bảo về quyền được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu cơ bản. Nếu việc chống lại bất bình đẳng và tạo cơ hội giữa các thế hệ, cả hai sẽ thiếu hiệu quả và làm hao mòn một số lớn các động lực khích lệ, thì việc này cũng có nhiều giá trị hơn khi so với cái giá phải trả. Cung ứng của chính phủ về các dịch vụ cơ bản như giáo dục hay y tế có thể không bao giờ đạt được nhiều hiệu ứng bằng cách giao cho khu vực tư nhân thực hiện; nhưng khi hiệu ứng của biện pháp này làm mất đi các cơ hội và gây thêm bất bình đẳng về cơ hội, thì việc cung ứng các dịch vụ của chính phủ không phải là một điều sai lầm.

Chúng ta hy vọng rằng nhận thức về tầm quan trọng của những vấn đề này ngày càng tăng và các yếu tố khác sẽ có tác dụng tích cực đối với các chương trình nghị sự về các chính sách trong năm tới.

* * *

Michael Spence đoạt giải Nobel Kinh tế, Giáo sư Kinh Tế học tại NYU Stern School of Business. Ông cũng là tác giả cuốn The Next Convergence - The Future of Economic Growth in Multispeeed World.

Nguyên tác: Five Reasons for Slow Growth
http://www.project-syndicate.org/commentary/slow-economic-growth-reasons-by-michael-spence-2014-12

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.