Tâm Thường Định
(Kính tặng Thầy Thích Từ Lực)
Sáng sớm, nắng ban mai lúc nào cũng đẹp. Êm ả và tinh khôi. Có lần chúng tôi đã viết:
Bình Minh - Dawn
.
bình minh
chim hót vang
như lời ru nhẹ nhàng...
hay như trong bài Vầng trăng và núi
... thấy ánh bình minh
thấy mưa trong nắng
lắng đọng
tâm nào
.
đời yên.
Và hôm nay, bình minh thật đẹp và bình yên. Chúng tôi lái xe về tham dự lễ An Vi Phật và 'Open House' của Trung Tâm Tu Học Phổ Trí. Lòng lại lâng lâng vui mừng vì được chia sẻ niềm vui, ước mơ và hoài bảo mà thầy Thích Từ Lực ấp ủ bấy lâu nay.
Những tháng trước, chúng tôi cùng anh Nguyên Phú, chị Nguyên Nhơn, anh Nhật Quang Đạo v.v... có lần được tháp tùng Thầy đi 'xem đất, xem hướng' và cuối cùng mọi thuận duyên đều đến, Thầy đã chọn nơi ngoại ô thành phố Vacaville, một nơi thôn dã, lặng yên và thơ mộng để gầy dựng Trung Tâm Tu Học Phổ Trí.
Ở đây - thuở ban đầu - thật thô sơ, chỉ gồm hai căn nhà nho nhỏ trên năm mẫu đất hoang vu, nhưng đủ để nuôi dưỡng ước mơ và hoài bảo của thầy. Nơi đó, theo thầy là nơi để "tiếp tục nuôi giữ ngọn lửa TIN YÊU từ thuở trẻ." Nơi đó thầy,
"Thấy xa xa một áng mây lành
Ngôi cổ tự ẩn mình trong sương sớm
Ni viện Phổ Hương
Trại trường Phổ Quảng
Lòng thênh thang rộng mở giữa trời xanh."
Ở đó, Thầy thấy "một áng mây lành", ở đời thì 'Đất lành chim đậu.' Nhưng Thầy thì thấy không những đất lành mà mây lành nữa. Một cái nhìn phóng thoáng của Đạo Phật, một tinh thần Pháp Hoa vô ngại. Ở đâu có mây lành thì ở đó sẽ xanh tươi, yên vui và hạnh phúc.
Ở đó, Thầy thấy một "Ngôi cổ tự ẩn mình trong sương sớm." Đúng thế! phải nhiều thế hệ sau khi các con cháu của chúng ta khôn lớn, hẳn đây là một ngôi chùa cổ Việt Nam tại xứ Người, không những trong sương sớm, mây chiều hay đêm lạnh, mà luôn trong cả ánh sáng và tình thương yêu vô bờ vô bến của đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Ở đó, Thầy thấy được một "Ni viện Phổ Hương", một nền tảng vững chải cho Đạo Phật Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ. Một Ni Viện để nuôi dưỡng hàng trưởng nữ Như Lai là một cái nhìn xa và thực tiễn cho tương lai Phật Giáo quê người. Hơn nữa đây là Phổ Hương, hương của đất trời, hương của nắng, của gió hay, hương của thanh lương địa, hương của tứ vô lượng tâm, hương Lam, và hương của Người. Tôi tin chắc rằng Thầy cũng vậy, Thầy là một Phổ Hương thanh thoát như đức Phật đã dạy: "Hương của Hoa sẽ bay theo chiều gió, chỉ có hương Người bay ngược gió - khắp không gian."
Ở đó, thầy nhắc đến trại trường. Đó là "Trại trường Phổ Quảng" - nơi huân tập, tu dưỡng và sinh hoạt cho tổ chức GĐPT mà thầy đã nhiều lần tâm sự cùng chúng tôi. Với Thầy, có thể nói màu Lam đã gắn liền với Thầy từ thuở thiếu thời, từ một em đoàn sinh xứ Huế yêu thương và kham khổ. Cho nên, tổ chức GĐPT có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim yêu thương của Thầy.
Nói tóm lại, cái nhìn lạc quan như Đạo Phật, cái nhìn xa và sâu của Thầy chứa chan một trời xanh đầy hy vọng, gần Thầy mới thấu được tấm lòng của Thầy đối với quê hương, đạo pháp, dân tộc và tuổi trẻ, nhất là tổ chức Gia đình Phật tử.
Hãy nhìn thấy vóc dáng của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được cái cực khổ của quê hương và dân tộc.
Hãy nhìn thấy cái khắc khổ, sự oai nghi tế hạnh của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được tương lai của đạo pháp.
Hãy nhìn thấy những giọt nước mắt và nụ cười của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được tương lai tổ chức GĐPT Việt Nam.
Tự nhiên lái xe về mà thấy "Lòng thênh thang rộng mở" cho "một cõi đi về."
(phebach.blogspot.com/)
(Kính tặng Thầy Thích Từ Lực)
Sáng sớm, nắng ban mai lúc nào cũng đẹp. Êm ả và tinh khôi. Có lần chúng tôi đã viết:
Bình Minh - Dawn
.
bình minh
chim hót vang
như lời ru nhẹ nhàng...
hay như trong bài Vầng trăng và núi
... thấy ánh bình minh
thấy mưa trong nắng
lắng đọng
tâm nào
.
đời yên.
Và hôm nay, bình minh thật đẹp và bình yên. Chúng tôi lái xe về tham dự lễ An Vi Phật và 'Open House' của Trung Tâm Tu Học Phổ Trí. Lòng lại lâng lâng vui mừng vì được chia sẻ niềm vui, ước mơ và hoài bảo mà thầy Thích Từ Lực ấp ủ bấy lâu nay.
Những tháng trước, chúng tôi cùng anh Nguyên Phú, chị Nguyên Nhơn, anh Nhật Quang Đạo v.v... có lần được tháp tùng Thầy đi 'xem đất, xem hướng' và cuối cùng mọi thuận duyên đều đến, Thầy đã chọn nơi ngoại ô thành phố Vacaville, một nơi thôn dã, lặng yên và thơ mộng để gầy dựng Trung Tâm Tu Học Phổ Trí.
Ở đây - thuở ban đầu - thật thô sơ, chỉ gồm hai căn nhà nho nhỏ trên năm mẫu đất hoang vu, nhưng đủ để nuôi dưỡng ước mơ và hoài bảo của thầy. Nơi đó, theo thầy là nơi để "tiếp tục nuôi giữ ngọn lửa TIN YÊU từ thuở trẻ." Nơi đó thầy,
"Thấy xa xa một áng mây lành
Ngôi cổ tự ẩn mình trong sương sớm
Ni viện Phổ Hương
Trại trường Phổ Quảng
Lòng thênh thang rộng mở giữa trời xanh."
Ở đó, Thầy thấy "một áng mây lành", ở đời thì 'Đất lành chim đậu.' Nhưng Thầy thì thấy không những đất lành mà mây lành nữa. Một cái nhìn phóng thoáng của Đạo Phật, một tinh thần Pháp Hoa vô ngại. Ở đâu có mây lành thì ở đó sẽ xanh tươi, yên vui và hạnh phúc.
Ở đó, Thầy thấy một "Ngôi cổ tự ẩn mình trong sương sớm." Đúng thế! phải nhiều thế hệ sau khi các con cháu của chúng ta khôn lớn, hẳn đây là một ngôi chùa cổ Việt Nam tại xứ Người, không những trong sương sớm, mây chiều hay đêm lạnh, mà luôn trong cả ánh sáng và tình thương yêu vô bờ vô bến của đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Ở đó, Thầy thấy được một "Ni viện Phổ Hương", một nền tảng vững chải cho Đạo Phật Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ. Một Ni Viện để nuôi dưỡng hàng trưởng nữ Như Lai là một cái nhìn xa và thực tiễn cho tương lai Phật Giáo quê người. Hơn nữa đây là Phổ Hương, hương của đất trời, hương của nắng, của gió hay, hương của thanh lương địa, hương của tứ vô lượng tâm, hương Lam, và hương của Người. Tôi tin chắc rằng Thầy cũng vậy, Thầy là một Phổ Hương thanh thoát như đức Phật đã dạy: "Hương của Hoa sẽ bay theo chiều gió, chỉ có hương Người bay ngược gió - khắp không gian."
Ở đó, thầy nhắc đến trại trường. Đó là "Trại trường Phổ Quảng" - nơi huân tập, tu dưỡng và sinh hoạt cho tổ chức GĐPT mà thầy đã nhiều lần tâm sự cùng chúng tôi. Với Thầy, có thể nói màu Lam đã gắn liền với Thầy từ thuở thiếu thời, từ một em đoàn sinh xứ Huế yêu thương và kham khổ. Cho nên, tổ chức GĐPT có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim yêu thương của Thầy.
Nói tóm lại, cái nhìn lạc quan như Đạo Phật, cái nhìn xa và sâu của Thầy chứa chan một trời xanh đầy hy vọng, gần Thầy mới thấu được tấm lòng của Thầy đối với quê hương, đạo pháp, dân tộc và tuổi trẻ, nhất là tổ chức Gia đình Phật tử.
Hãy nhìn thấy vóc dáng của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được cái cực khổ của quê hương và dân tộc.
Hãy nhìn thấy cái khắc khổ, sự oai nghi tế hạnh của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được tương lai của đạo pháp.
Hãy nhìn thấy những giọt nước mắt và nụ cười của Thầy thôi là chúng ta cũng thấy được tương lai tổ chức GĐPT Việt Nam.
Tự nhiên lái xe về mà thấy "Lòng thênh thang rộng mở" cho "một cõi đi về."
(phebach.blogspot.com/)
Gửi ý kiến của bạn