Hôm nay,  

Tình Trạng Chiếm Đóng Của Philippines Tại Trường Sa

07/02/201503:26:00(Xem: 8625)

 

 

TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐÓNG CỦA PHILIPPINES TẠI TRƯỜNG SA

 

 

  1.         I.      CẤU TRÚC CÁC ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA

 

  1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
  2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
  3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi đá san hô chìm dù khi thủy triều thấp.

 

  1.       II.      QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

 

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 550 hải lý – Đài Loan 860 hải lý – Palawan 200 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và  trên 130 đá, bãi  nổi và chìm, bãi san hô rải rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160,000 km² (nguồn khác: 410,000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km.

 

 blank

 

  1. Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm  giữ, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.
  2. Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân  lực  VNCH ở đó trước Phi.
  3. Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
  4. Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
  5. Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
  6. Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
  7. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
  8. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
  9. Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.

10. Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.

11. Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.

12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.

13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.

14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.

15. Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số  báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).

 

Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm". Trung Quốc và Đài Loan chiếm 10 điểm.

Tờ Philstar ngày 12/11/2014 dẫn kết quả nghiên cứu của một tổ chức tư vấn của chính phủ Mỹ cho biết, trong khi yêu sách của Philippines với bãi cạn Scarborough vượt trội hơn hẳn Trung Quốc thì nước này đang chiếm đóng bất hợp pháp ít nhất 2 đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm CNA có trụ sở tại Virginia cho rằng, "Philippines không thể khẳng định toàn bộ nhóm đảo Kalayaan (tên Philippines gọi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV) là thuộc chủ quyền hợp pháp của họ. Ít nhất 2 đảo trong nhóm này, bao gồm đảo Thị Tứ và đảo Loại Ta thuộc chủ quyền của Việt Nam và được ghi rõ trong các tài liệu hợp pháp mà Cộng hòa Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại thời kỳ trước 2/9/1945 - PV) quản lý và thực thi chủ quyền.

 

  1.     III.      CÁC VỊ TRÍ DO PHILIPPINES KIỂM SOÁT

 

Quần đảo Trường Sa được chia làm 9 cụm từ Bắc xuống Nam (Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Thám Hiểm) trải dài từ vĩ độ 6°20’ Bắc (Louisa Reef) lên 11°28’ Bắc (Song Tử Đông) và từ kinh độ 111°41’ Đông (Đá Lát) qua 117°19’ Đông (Brown Reef). Philippines đang đóng quân tại các điểm đảo trên 5 cụm phía Bắc-Đông Trường Sa (Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Bình Nguyên, Thám Hiểm) và các bãi đá ngầm phía đông của quần đảo Trường Sa:

 

  • 7 đảo nổi là: Đảo Thị Tứ (Pagasa Island), Đảo Bến Lạc (Nanshan Island), Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay), Đảo Vĩnh Viễn (West York Island), Đảo Loại Ta (Loaita Island), Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Cồn An Nhơn (Panata).
  • Các đảo chìm, bãi san hô, đá ngầm (Các đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước) là: Có tin Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh (Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank) và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995. Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không.

 

blank

 

 blank

 

CỤM SONG TỬ: CỰC BẮC TRƯỜNG SA

 

Philippines chiếm giữ đảo Song Tử Đông và Đá Bắc.

 

1. Đảo Song tử Đông:

  • Tọa độ: 11°28' vĩ Bắc, 114°21' kinh Đông
  • Diện tích: .127 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 5 quần đảo - Chỉ cách đảo Song Tử Tây của Việt Nam 2.82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời. Cách đảo Thị Tứ 45 km về phía tây bắc. Có cỏ và cây. Có hải đăng từ năm 1984. Có đóng quân chiếm giữ từ năm 1968. Một phần của bãi đá chìm North Danger.

 

blank

 

 

CỤM THỊ TỨ:  BẮC-TÂY BẮC TRƯỜNG SA

 

Philippines chiếm giữ đảo Thị Tứ.

 

1. Đảo Thị Tứ:

  • Tọa độ: 11°03’11” B ắc - 114°17’5” Đ ông
  • Diện tích: .370 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 2 quần đảo - Được che phủ bởi cây và nhiều loại thực vật. Dân cư khoảng hơn 300 người (gồm cả trẻ em) và hơn 40 binh lính. Có một đường băng dài khoảng 1,260 m, một bến tàu, nhà máy lọc nước, nhà máy điện, và một tháp truyền thông thương mại. Chiếm giữ từ năm 1968.

 blank

 

CỤM LOAITA:  ĐÔNG BẮC TRƯỜNG SA

 

Trên cụm Loaita, Philippines chiếm giữ đảo Bến Lạc, Loại Ta, cồn An Nhơn (Lan Can) và Đá Cá Nhám.

 

blank

 

1. Đảo Bến Lạc:

  • Tọa độ: 11°04’46” Bắc - 115°01’55”
  • Diện tích: .186 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 3 quần đảo, diện tích 500 m x 320 m  - Nằm cách đảo Thị Tứ 76 km về phía đông bắc. Là nơi rùa biển đẻ trứng, có các loại cây như dừa, ipil-ipil ... Có một trạm quan sát và một số binh lính.

 

2. Đảo Loại Ta:

  • Tọa độ: 10°40’6” Bắc - 114°25’26”
  • Diện tích: .065 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 10 quần đảo - 35 km về phía đông nam đảo Thị Tứ, cao 1.5 m, nằm trên một rạn san hô dạng hình tròn có diện tích khoảng 50 ha, trong đó đảo chiếm 6 ha. Môi trường: đảo có nhiều thực vật ngập mặndừa. Trên đảo có giếng nước ngọt nhưng giếng này rất ít nước. Bãi cát trắng bao quanh đảo tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Năm 1982, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Philippines đã thành lập một khu bảo tồn rùa biển tại đảo Loại Ta. Có đóng quân. Chiếm giữ từ năm 1968.

 

3. Cồn An Nhơn:

  • Tọa độ: 10°42’48” Bắc - 114°31’54”
  • Diện tích: .004 km²
  • Miêu tả: Cồn An Nhơn là một rạn san hô - trên đó có một cồn cát nhỏ tọa lạc - thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo chính Loại Ta 6.8 hải lý (12.6 km) về phía đông bắc. Rạn san hô An Nhơn có đường kính khoảng 0.75 hải lý (1.4 km) và diện tích vào khoảng 60 hecta. Ở khoảng giữa rạn này có một cồn cát nhỏ với diện tích chỉ vài hecta.

 

4. Đá Cá Nhám:

  • Tọa độ: 10°52’ Bắc - 114°55’
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đảo chìm, chỉ hiện khi triều thấp, một số binh lính đóng quân.

 blank

 

CỤM BÌNH NGUYÊN:  ĐÔNG - ĐÔNG BẮC TRƯỜNG SA

 

blank 

 

1. Đảo Bình Nguyên:

  • Tọa độ: 10°48’59” Bắc - 115°49’20”
  • Diện tích: .006 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 14 quần đảo - Đảo này nằm cách đảo Vĩnh Viễn khoảng 9 km về phía bắc đông bắc, là cồn cát phẳng, thấp, kích thước 240 x 90m, thay đổi hình dạng theo mùa, hướng gió và sóng, không có cây cỏ, không có nước ngọt. Hiện là trạm quan sát quân sự của thành phố Kalayaan.

 blank

 

2. Đảo Vĩnh Viễn:

  • Tọa độ: 10°48’59” Bắc - 115°49’20”
  • Diện tích: .079 km²
  • Miêu tả: Đảo lớn thứ 8 quần đảo - 158 km phía đông đảo Thị Tứ. Là nơi chim sinh sống, có dừa, cây bụi và cỏ mọc. Có đóng quân.

 blank

 

CỤM THÁM HIỂM:  ĐÔNG - ĐÔNG NAM TRƯỜNG SA

 

Hiện Philippines chỉ còn giữ Đá Công Do (Commodore Reef). Đá Vành Khăn (Mischief Reef) bị Trung Quốc chiếm đóng năm 1995 và Bãi Cỏ Mây đang bị Trung Quốc phong tỏa.

 

1. Đá Công Đo:

  • Tọa độ: 8°22’ Bắc - 115°14’
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: là một rạn san hô vòng gần cụm An Bang của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Tiên Nữ 47 hải lý (87 km) về phía đông nam. Philippines chiếm đá Công Đo vào ngày 26 tháng 7 năm 1980. Có chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0.5 m chia vụng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thuỷ triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0.3 mở đầu phía đông của đá.

 blank

 

TRANH CHẤP PHILIPPINES – TRUNG QUỐC

 

Trong thời gian gần đây, Philippines rất năng động trong vấn đề ngoại giao nhưng rất lơ là trong vấn đề phòng thủ nhất là các bãi đá ngầm rất gần với lãnh hải Philippines. Sau khi Trung Quốc chiếm đóng các bãi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa năm 1985 và bãi đá ngầm Gạt Ma của Việt Nam năm 1988, Việt Nam liên tục cũng cố hệ thống phòng thủ trên các đảo, bãi đá ngầm và ngay cả thềm lục địa Việt Nam phía Tây Nam quần đảo Trường Sa với hệ thống nhà giàn thì Philippines chẵng làm gì cả. Năm 1992, Philippines yêu cầu Hoa Kỳ rút ra khỏi căn cứ hải quân Subic Bay và căn cứ không quân Clark Field. Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn của Philippines năm 1995, bãi  cạn Scaborough năm 2012 và hiện nay đang phong tỏa bãi Cỏ Rong. Dù rằng Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ hỗ tương 1951 với Philippines nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì các bãi đá ngầm nhỏ này. Philippines có nền kinh tế tương đối lớn hơn Việt Nam và đứng thứ  tư  trên thế  giới về  lượng kiều hối (22.6 tỷ USD năm 2011) nên không nên ỷ lại vào bất cứ một nước nào để bảo vệ lãnh hải của mình.

 

  1. Đá Vành Khăn: Mischief Reef (QT) - Meiji Jiao (TQ) – Panganiban (PLT)
  • Tọa độ: 9º55’ B - 115º32’ Đ
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Đá Vành Khăn là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Có một cái đầm và vài mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống. Đá này nằm cách đảo Sinh Tồn Đông 57 hải lý (105.6 km) về phía đông và cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý (94.5 km) về phía nam. Hình dạng hơi tròn với đường kính khoảng 4 hải lý (7.4 km). Đa phần đá Vành Khăn chìm dưới nước. Vụng biển (phá) của Vành Khăn sâu từ 18.3 đến 29.2 m. Phần phía tây nam của vụng thì an toàn cho việc neo đậu trong khi phần đông bắc lại đầy đá san hô lởm chởm với độ sâu chỉ 1.8 m. Đá Vành Khăn rất gần với Philippines nhưng nuớc này lơ là không đưa quân đồn trú nên Trung Quốc đưa quân chiếm đóng đá này từ tháng 2 năm 1995. Trung Quốc đã liên tục cũng cố hệ thống trú phòng để hợp thức hóa việc chiếm đóng đảo này.

 blank

 

  1. Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham: Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này, ít nhất là từ thế kỷ 13, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng. Trước tháng 4 năm 2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này.

 

Ngày 08 tháng 4 năm 2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Hải quân Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

 

Ba tháng sau đó, Trung Quốc đã kiểm soát thực sự bãi cạn này và những vùng biển xung quanh, bằng cách đó thay đổi hiện trạng trong tranh chấp quyền lợi, nước này đã kiểm soát chắc chắn trực tiếp đối với bãi cạn Scarborough. Sau đó, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế nhưng Trung Quốc bác đơn kiện vì cho rằng đây là tranh chấp song phương. Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của Tòa án Trọng tài quốc tế đối với biển Tây Philippines (biển Đông) trong tranh chấp lãnh thổ.

 

blank

 

  Bải Cỏ Mây:

  • Tọa độ: 9°49’ Bắc - 115°52’ Đông
  • Diện tích: 0 km²
  • Miêu tả: Là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn và cách bãi Sa Bin 35 hải lý (64.8 km) về phía tây. Có dạng giống hình củ cà rốt với chiều dài tính theo trục chính bắc-nam là 9 hải lý (16.7 km) và chiều rộng tối đa là 3 hải lý (5.6 km) ở gần đầu mút phía bắc. Diện tích của rạn vòng này vào khoảng 60 km². Bãi Cỏ Mây là đối tượng tranh chấp giữa PhilippinesTrung Quốc. Hiện Philippines đang kiểm soát rạn vòng này và dùng xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác bãi Cỏ Mây.

 blank

 

 

CHƯA NƯỚC NÀO ĐÓNG QUÂN NHƯNG CHỦ YẾU DO PHILIPPINES KIỂM SOÁT

Những bãi đá ngầm, vũng cát , v.v…, phía đông kinh tuyến 116° được bảo vệ chặc chẻ bởi không quân và hải quân Phi Luật Tân.  Mặc dù không chiếm đóng, Philippines hiển nhiên nắm sự kiểm soát toàn vùng này, nơi cách bờ biển phía Tây của Palawan dưới 100 dặm (160 cây số), ngoại trừ Scarborough Shoal cách Zambales 100 dặm (160 cây số). Có nhiều ngư dân Phi trong vùng này, họ hợp tác chặc chẻ với hải quân Philippines. Ngư dân không phải người Phi được phép vào vùng này nếu họ tuân thủ luật pháp của Philippines. Truyền thông Philippines đã tường thuật nhiều vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc bởi hải quân Philippines, vì xử dụng các phương thức đánh cá trái phép và đánh bắt những hải sinh vật bị cấm (endangered sea species), cả trong vùng này lẫn biển Sulu Sea. Sự hiện diện của quân sự Philippines trong vùng được gia tăng sau biến cố Mischief Reef. Không lực Philippines đã và đang tích cực việc không tập ngay cả đối với những bảng đánh dấu được dựng lên bởi các quốc gia khác để hướng dẫn lực lượng hải quân của họ trong vùng.

Tên quốc tế

Tên địa phương

Miêu tả

Diện tích (km²)

Bombay Shoal

Bãi đá ngầm Bồng Bột (TQ)

Một ít mỏm đá lộ ra khi thủy triều xuống. Bao quanh một đầm nước.

0

Boxall Reef

Niuchelun Jiao (TQ)

Chỉ nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống.

0

Brown Reef

 

 

0

Carnadic Shoal

 

 

0

Glasgow Bank

 

 

0

Half Moon Shoal

Banyue Jiao (TQ) - Bãi Trăng Khuyết (VN)

Một ít mỏm đá phía Đông nhô cao một đến hai bộ (feet) khi thủy triều lên. Bao quanh một đầm nước.

 

Hardy Reef

Banlu Jiao (TQ)

Nhô tự nhiên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Bao quanh một dãi cát hẹp.

0

Hopkins Reef

 

 

0

Investigator Northeast Shoal

 

 

0

Iroquois Reef

Houteng Jiao (TQ)

Chỉ nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống.

0

Leslie Bank

 

 

0

Lord Auckland Shoal

 

 

0

Pensylvania North Reef

 

 

0

Pensylvania South Reef

 

 

0

Reed Tablemount (including Nares Bank and Marie Louise Bank)

Lile Tan (TQ)

Chiều sâu tự nhiên chổ cạn nhất là 9 mét. Có diện tích khoảng 2,500 dặm vuông (6,500 km²). Philippines chiếm đóng vùng này năm 1971 và một sự hợp tác thăm dò dầu khí giữa Philippines và Thụy Điển đã tiếp diễn sau đó. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối hành động này của Philippines, cho rằng trung tâm vùng Tablemouth, nằm cách Philippines 100 dặm (160 km) là một phần của lãnh hải Trung Quốc. Sau đó, Philippines đã cố gắng mời Trung Quốc vào một nổ lực hợp tác thăm dò mỏ dầu nhưng Trung quốc cự tuyệt và lý luận rằng Philippines không có chủ quyền trên vùng đảo này. Hiện tại, tuy không có quốc gia nào đóng chiếm vùng đảo ấy nhưng chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.

 

0

Bãi Cỏ Rồng (VN)

 

Royal Captain Shoal

Jiangzhang Ansha (TQ)

Vài mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống. Bao quanh một đầm nước.

0

Sandy Shoal

 

 

0

Seahorse Shoal

 

 

0

Templar Bank

 

 

0

 

 

Nguồn:

www.globalsecurity.org/military/world/.../spratly-claims.htm

en.wikipedia.org/wiki/Spratly_Islands - 23 hours ago 
hoangsa.org/.../23352-Nhung-dao-o-Truong-Sa-duoc-Viet-Nam-giu-vung

vi.wikipedia.org/wiki/Quần_đảo_Trường_Sa

 

 

 

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 6  tháng 2  năm 2015

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.