Chúng ta đều biết rằng thê thảm nhất hiện nay là các nơi đang bùng nổ chiến tranh. Như Syria, như Ukraine… Nhưng ở các nước hòa bình, mỗi nước vẫn có mức độ thê thảm riêng. Câu hỏi là, làm sao thiết lập một chỉ số thê thảm để đo lường.
Thí dụ, chúng ta biết rằng vùng sâu, vùng xa Việt Nam có mức độ thê thảm hơn ở Hà Nội, và Hà Nội thê thảm hơn ở Đà Nẵng, và Đà Nẵng thê thảm hơn ở Sài Gòn – đó là tính chung, chưa tính cá biệt từng cá nhân hay từng gia đình, vì vẫn có nhiều đaị gia tập trung ở Hà Nội, nơi có thể móc nối quan quyền để tìm cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên, các số đo có khi cũng kém khả tín. Phần vì các cán bộ địa phương đưa ra số thống kê dỏm, hoặc là phương pháp thống kê không chính xác.
Thí dụ, Viện Khoa học Lao động và Xã hội của Việt Nam hồi tháng 9-2014 công bố tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý II/2014 là 1,84%, thấp nhất trong 1 năm qua và Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Con số thất nghiệp rất thấp đó, nước Mỹ có nằm mơ cũng không vươn tay tới nổi.
Cũng cần suy nghĩ: ông bà mình có nói rằng, “ngu si hưởng thái bình.”
Nghĩa là, ngồi lưng trâu, thổi sáo bên bờ suối là đủ hạnh phúc rồi. Trong khi đó, càng ra thành phố, càng đọc nhiều, càng học nhiều, càng suy nghĩ nhiều… sẽ thyấ long băn khoăn bất an. Vì những câu hoỉ về nhân quyền, về dân chủ, về tự do tất nhiên khởi lên.
Nghĩa là, tâm không còn bình lặng nữa.
Do vậy, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam lại ở mức cao trên thế giới.
Do vậy, theo các thông tin vào tháng 11-2014, Việt Nam có chỉ số hạnh phúc thứ hai thế giới 2014.
Theo nghiên cứu mới của trang Movehub, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) 2014, trong tổng số 151 quốc gia được đánh giá.
Quốc gia có dân hạnh phúc nhất lại là Costa Rica.
Trong khi đó, trên bảng hạnh phúc, Singapore đứng thứ 90.
Và bất ngờ, Hoa Kỳ đứng vị trí 105 trên tổng số 151 quốc gia được nghiên cứu.
Câu hỏi là, nếu Việt Nam hạnh phúc thứ nhì thế giới, trong khi dân Hoa Kỳ hạnh phúc thứ 105 thế giới, tại sao cứ rủ nhau tìm cách di dân sang Hoa Kỳ, thậm chí nhiều người dung cả biện pháp hôn nhân giả để sang Mỹ?
Phải chăng, ông bà mình nói đúng là người ngồi lưng trâu hát nghêu ngao lúc nào cũng tự thấy hạnh phúc nhất thế giới?Bbbây giờ, chúng ta bàn về chỉ số thê thảm.
Chỉ số này có tên là Misery Index, do viện nghiên cứu Cato Institute thiết lập. Thực hiện về bảng Chỉ số Thê thảm tổng kết cho năm 2014 là kinh tế gia Steve Hanke của đại học John Hopkins University.
Nhìn chung cho năm 2014, nơi nào thê thảm nhất trên địa cầu, khi đối chiếu các phương diện chính về kinh tế -- tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, giá hàng tiêu dùng và sức tăng kinh tế?
Bài toán đi tìm chỉ số này khá đơn giản: tất cả các quốc gia đều tìm cách giảm lãm phát, giảm thất nghiệp, và giảm lãi suất cho vay, và tìm cách tăng GDP bình quân trên đầu người.
Do vậy, cộng 3 lãi suất đầu trên 4 phương diện kia, rồi trừ cho sức tăng GDP thường niên trên đầu người.
Kết quả là chỉ số thê thảm.
Venezuela đứng đầu thế giới về thê thảm trong năm 2014. Nhưng ảnh hưởng không thuần túy lâu dài, chỉ vì giá dầu xuống và kinh tế Venezuela vốn dựa vào xuất cảng dầu nên đành tuột dốc theo. Lạm phát nhiều, lương thực thiếu, bất an xã hội tăng.
Đứng đầu trên bảng chỉ số thê thảm của 108 quốc gia là 5 nước, tính vào cuối năm 2014:
Venezuela, Argentina, Syria, Ukraine và Iran.
Nhóm 5 quốc gia ít thê thảm nhất là, theo thứ tự:
Brunei, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Đàì Loan và Nhật Bản.
Trong khi đó, đứng hang thứ 95 về Chỉ số thê thảm, nghĩa là trong bảng đối chiếu 108 quốc gia, Mỹ là quốc gia ít thê thảm nhất hàng thứ 14.
Tại sao Mỹ thê thảm hơn Trung Quốc cũng là chuyện lạ.
Phải chăng, thống kê về thất nghiệp của Trung Quốc đã khai gian?
Còn Việt Nam ở mức nào?
Chính thức, cuộc khảo cứu của viện Cato nói rằng Việt Nam đứng hang thứ 66 về Chỉ số thê thảm.
Nếu tính ngược lại về chỉ số ít thê thảm nhất: Việt Nam đứng hạng thứ 43, nghĩa đỡ thứ 43 toàn cầu.
Chú ý: trong khi VN đứng hàng thứ 66 về thê thảm thì số đo về hạnh phúc nêu trên đã noí rằng dân VN hạnh phúc thứ nhì thế giới. Có gì mâu thuẫn chăng?
Phaỉ chăng, tất cả các con số lấy từ VN ra đều khả nghi, đều có thể đã bị bóp méo?
Nhưng phép tính nóí rằng dân VN thê thảm thứ 66 toàn cầu hẳn là khả tín hơn hạnh phúc thứ nhì thế giới vậy.
Thí dụ, chúng ta biết rằng vùng sâu, vùng xa Việt Nam có mức độ thê thảm hơn ở Hà Nội, và Hà Nội thê thảm hơn ở Đà Nẵng, và Đà Nẵng thê thảm hơn ở Sài Gòn – đó là tính chung, chưa tính cá biệt từng cá nhân hay từng gia đình, vì vẫn có nhiều đaị gia tập trung ở Hà Nội, nơi có thể móc nối quan quyền để tìm cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên, các số đo có khi cũng kém khả tín. Phần vì các cán bộ địa phương đưa ra số thống kê dỏm, hoặc là phương pháp thống kê không chính xác.
Thí dụ, Viện Khoa học Lao động và Xã hội của Việt Nam hồi tháng 9-2014 công bố tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý II/2014 là 1,84%, thấp nhất trong 1 năm qua và Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Con số thất nghiệp rất thấp đó, nước Mỹ có nằm mơ cũng không vươn tay tới nổi.
Cũng cần suy nghĩ: ông bà mình có nói rằng, “ngu si hưởng thái bình.”
Nghĩa là, ngồi lưng trâu, thổi sáo bên bờ suối là đủ hạnh phúc rồi. Trong khi đó, càng ra thành phố, càng đọc nhiều, càng học nhiều, càng suy nghĩ nhiều… sẽ thyấ long băn khoăn bất an. Vì những câu hoỉ về nhân quyền, về dân chủ, về tự do tất nhiên khởi lên.
Nghĩa là, tâm không còn bình lặng nữa.
Do vậy, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam lại ở mức cao trên thế giới.
Do vậy, theo các thông tin vào tháng 11-2014, Việt Nam có chỉ số hạnh phúc thứ hai thế giới 2014.
Theo nghiên cứu mới của trang Movehub, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) 2014, trong tổng số 151 quốc gia được đánh giá.
Quốc gia có dân hạnh phúc nhất lại là Costa Rica.
Trong khi đó, trên bảng hạnh phúc, Singapore đứng thứ 90.
Và bất ngờ, Hoa Kỳ đứng vị trí 105 trên tổng số 151 quốc gia được nghiên cứu.
Câu hỏi là, nếu Việt Nam hạnh phúc thứ nhì thế giới, trong khi dân Hoa Kỳ hạnh phúc thứ 105 thế giới, tại sao cứ rủ nhau tìm cách di dân sang Hoa Kỳ, thậm chí nhiều người dung cả biện pháp hôn nhân giả để sang Mỹ?
Phải chăng, ông bà mình nói đúng là người ngồi lưng trâu hát nghêu ngao lúc nào cũng tự thấy hạnh phúc nhất thế giới?Bbbây giờ, chúng ta bàn về chỉ số thê thảm.
Chỉ số này có tên là Misery Index, do viện nghiên cứu Cato Institute thiết lập. Thực hiện về bảng Chỉ số Thê thảm tổng kết cho năm 2014 là kinh tế gia Steve Hanke của đại học John Hopkins University.
Nhìn chung cho năm 2014, nơi nào thê thảm nhất trên địa cầu, khi đối chiếu các phương diện chính về kinh tế -- tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, giá hàng tiêu dùng và sức tăng kinh tế?
Bài toán đi tìm chỉ số này khá đơn giản: tất cả các quốc gia đều tìm cách giảm lãm phát, giảm thất nghiệp, và giảm lãi suất cho vay, và tìm cách tăng GDP bình quân trên đầu người.
Do vậy, cộng 3 lãi suất đầu trên 4 phương diện kia, rồi trừ cho sức tăng GDP thường niên trên đầu người.
Kết quả là chỉ số thê thảm.
Venezuela đứng đầu thế giới về thê thảm trong năm 2014. Nhưng ảnh hưởng không thuần túy lâu dài, chỉ vì giá dầu xuống và kinh tế Venezuela vốn dựa vào xuất cảng dầu nên đành tuột dốc theo. Lạm phát nhiều, lương thực thiếu, bất an xã hội tăng.
Đứng đầu trên bảng chỉ số thê thảm của 108 quốc gia là 5 nước, tính vào cuối năm 2014:
Venezuela, Argentina, Syria, Ukraine và Iran.
Nhóm 5 quốc gia ít thê thảm nhất là, theo thứ tự:
Brunei, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Đàì Loan và Nhật Bản.
Trong khi đó, đứng hang thứ 95 về Chỉ số thê thảm, nghĩa là trong bảng đối chiếu 108 quốc gia, Mỹ là quốc gia ít thê thảm nhất hàng thứ 14.
Tại sao Mỹ thê thảm hơn Trung Quốc cũng là chuyện lạ.
Phải chăng, thống kê về thất nghiệp của Trung Quốc đã khai gian?
Còn Việt Nam ở mức nào?
Chính thức, cuộc khảo cứu của viện Cato nói rằng Việt Nam đứng hang thứ 66 về Chỉ số thê thảm.
Nếu tính ngược lại về chỉ số ít thê thảm nhất: Việt Nam đứng hạng thứ 43, nghĩa đỡ thứ 43 toàn cầu.
Chú ý: trong khi VN đứng hàng thứ 66 về thê thảm thì số đo về hạnh phúc nêu trên đã noí rằng dân VN hạnh phúc thứ nhì thế giới. Có gì mâu thuẫn chăng?
Phaỉ chăng, tất cả các con số lấy từ VN ra đều khả nghi, đều có thể đã bị bóp méo?
Nhưng phép tính nóí rằng dân VN thê thảm thứ 66 toàn cầu hẳn là khả tín hơn hạnh phúc thứ nhì thế giới vậy.
Gửi ý kiến của bạn