Bản tin VOA nói rằng, sau khi chạy khỏi Việt Nam cách đây hơn 1 tháng, nhóm người Jarai này đã trốn vào các khu rừng rậm ở tỉnh Ratanakkiri thuộc Đông Bắc Campuchia vì sợ bị chính quyền sở tại trục xuất về nước. Họ đã được dân làng địa phương cùng sắc tộc Jarai giúp đỡ.
Liên hiệp quốc cho hay nhóm này được đưa tới Phnom Penh tối ngày 21/12 và đang trong tình trạng cực kỳ gieo neo, nhiều người trong nhóm đang chống chọi với bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Đại diện của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc, Wan Hea Lee xác nhận nhóm này đã tới nơi an toàn.
Trước đó, toán công tác Liên hiệp quốc từng tố cáo cảnh sát Campuchia ngăn trở họ trong các nỗ lực tiếp cách tiếp cận nhóm người Thượng.
Bản tin VOA cng nhắc rằng kể từ các cuộc biểu tình hồi năm 2001 đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai dẫn tới các cuộc bố ráp, đàn áp của chính quyền, nhiều người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã tìm cách vượt biên giới sang Campuchia để lánh nạn.
Điều nguy hiểm, theo VOA, sau khi nhóm mới nhất gồm 13 người Jarai tới được Campuchia, nhà cầm quyền Việt Nam đã yêu cầu phía Campuchia bắt giữ và trục xuất họ về nước.
Bộ Nội vụ và cảnh sát địa phương Campuchia công khai xem nhóm này là những người nhập cư bất hợp pháp.
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận:
“Một người Thượng vừa chạy ra khỏi rừng gặp Liên Hiệp Quốc xin không nêu tên, nói với phóng viên Quốc Việt: “Chúng tôi yêu cầu Quốc tế giúp Tin Lành Đêga cho có tự do. Đi nhóm, hoặc ngày Noel phải cho Tin Lành Đêga tự do, không có ai bắt bớ, không có ai đánh đập, không có ai theo dõi ai hết. Theo Đạo là tốt đẹp cho con người thôi, không có gì xấu cả.”
Trước đây, quan hệ giữa Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Campuchia bị xấu đi rất nhiều do phía Phnom Penh nói Liên Hiệp Quốc tìm cách đơn phương giải quyết vấn đề người Thượng Tây Nguyên chạy trốn sang xứ chùa Tháp xin tỵ nạn....
Đặc biệt, RFA ghi thêm:
“Còn Đại tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia cho biết Liên Hiệp Quốc đã vi phạm chủ quyền của Campuchia.
Ông Khieu Sopheak nhấn mạnh với RFA rằng nếu 13 người chạy trốn từ Việt Nam là người Thượng đến xin tỵ nạn thì Bộ Nội vụ sẽ xem xét...
Người Thượng Tây Nguyên được thế giới biết đến sau cuộc nổi loạn chống chính sách đàn áp tôn giáo, tịch thu đất đai truyền thống của họ bởi chính quyền Cộng sản Việt Nam hồi năm 2001.”