Hôm nay,  

Ferguson-Missouri Và Quan Hệ Đen-Trắng tại Hoa Kỳ

13/12/201400:00:00(Xem: 4671)
Cuối tháng 11/2014 kéo dài qua tháng 12, thị trấn Ferguson, bang Missouri, một vùng ngoại ô của thành phố St. Louis (một thành phố chung của hai bang Missouri và Illinois vắt qua sông Mississipi) bừng cháy vì một vụ kỳ thị đen-trắng. Ngày 9 tháng 8 cảnh sát viên Darren Wilson bắn chết Michael Brown, một thanh niên da đen 18 tuổi trên đường phố Ferguson, một thành phố 75% là người da đen.

Chuyện xẩy ra giữa Darren Wilson và cậu Michael Brown không có video ghi lại. Chỉ biết trước đó Michael Brown vào lén lấy đồ trong một cửa hàng, hành hung một công nhân viên khi bị can thiệp, và ngang nhiên đi ra cửa. Cảnh sát được gọi tới.

Nhân chứng trên đường phố nói, trung sĩ cảnh sát Darren Wilson lái xe tới thấy một thanh niên da đen (Brown) cao to đang dềnh dàng đi giữa đường lộ gây khó khăn cho lưu thông. Wilson ngừng xe sát bên phải của Brown xét giấy. Hai bên to tiếng, Wilson mở cửa xe định bước ra ngoài, Brown dùng tay chận cánh cửa và đánh Wilson. Wilson ngồi trong xe rút súng bắn đe dọa. Brown bỏ chạy và Wilson cầm súng đưổi theo. Mười giây sau Brown bị bắn chết.

Các nhân chứng không đồng ý về những gì đã diễn ra trong 10 giây đồng hồ mong manh đó. Phía nhân chứng ủng hộ Brown nói, Brown chạy một khoảng đường thì quay lưng lại đưa tay đầu hàng và Wilson đã bắn khoảng 10 viên đạn giết chết Brown. Phía nhân chứng ủng hộ cảnh sát – và cá nhân Wilson – thì nói rằng, chạy một khoảng đường, Brown quay lại tấn công Wilson và bị bắn chết. Một đại bồi thẩm đoàn được thiết lập để xem có truy tố viên cảnh sát Darren Wilson về tội bắn chết một công dân không vũ khí không ?

Sự thật có thể là Wilson cầm súng chạy theo định bắt Brown chứ không định bắn chết (nếu Wilson định bắn Brown anh ta đã bắn sau khi bị Brown đánh chứ không bắn 2 phát súng dọa đầu tiên). Và khi Brown chạy anh bỗng sợ Wilson bắn sau lưng nên quay lại đưa tay đầu hàng. Có thể Wilson nghĩ Brown quay lại tấn công mình và “tiên hạ thủ vi cường” - một nguyên tắc bất thành văn của cảnh sát Hoa Kỳ - bắn chết Brown.

Bồi thẩm đoàn dân sự sau hơn 3 tháng nghe nhân chứng và xem xét tang vật hôm 24 tháng 11 tuyên bố “không truy tố Darren Wilson”. Người da đen cho quyết định đó là bất công xem thường mạng sống của người da đen nên xuống đường phản đối và trong đêm 24/11 đã biến thị trấn Ferguson thành một biển lửa. Thống đốc Jay Nixon đã huy động quân đội trừ bị tiểu bang đến giúp cảnh sát giữ trật tự trên đường phố.

Vụ Ferguson là một bức tranh nhỏ của một bức tranh “da đen – da trắng” lớn hơn tại Hoa Kỳ, một vấn nạn quốc gia kéo dài qua nhiều thế kỷ. Lịch sử hình thành của thị trấn Ferguson nói lên phần nào nguồn gốc của vấn nạn này.

Cuối thập niên 1890 thị trấn Ferguson toàn người da trắng được thành lập ở ngọai ô thành phố St. Louis. Thời gian đó tại hầu hết các bang miền Nam, có luật không cho người da đen mua đất và mua nhà trong các thị trấn người da trắng ở. Người da đen ở trong những khu riêng biệt, ban ngày đi làm các công việc tay chân cho người da trắng, ban đêm phải trở về. Người da đen làm việc cho người da trắng ở Ferguson sống ở Kinloch. Kinloch là một ngôi làng nhỏ do một người da trắng khai khẩn đất làm nhà bán lại cho người da đen. Kinloch cũng cung cấp nhân lực cho phi trường Kinloch gần đó. Tại Kinloch có nhà thờ, trường học và đời sống khá ổn định.

Sự ổn định của Kinloch chấm dứt năm 1990 khi chính quyền cần mua đất của Kinloch để mở rộng phi trường Kinloch thành phi trường quốc tế St. Louis. Người da đen bán đất và nhà với giá cao và có điều kiện dọn về Ferguson (lúc này luật cấm người da đen mua nhà mua đất tại các thành phố người da trắng ở đã được hủy bỏ do phong trào tranh đấu đòi nhân quyền của người da đen trong thập niên 1960), và chỉ trong khoảng 10 năm (từ 1990 đến 2000) biến thành phố Ferguson từ một thành phố da trắng thành một thị trấn 75% là người da đen. Tuy nhiên chính quyền thị trấn Ferguson hoàn toàn nằm trong tay người da trắng. Thị trưởng, Hội đồng thành phố, Tòa án toàn người da trắng và trong một lực lượng cảnh sát gồm 30 người chỉ có 2 người đa đen.

Ông Brian Fletcher, một thời làm thị trưởng Ferguson nói tại Ferguson có một sự căng thẳng đen trắng ai cũng cảm nhận được nhưng không một ai đề ra cách giải quyết. Đa số người đen nghèo, thành phố nhiều tội phạm do người đen gây ra. Cảnh sát vì nhu cầu bảo vệ cộng đồng da trắng và cũng để bảo vệ bản thân nên thường hành động trước và hành động mạnh đối với người da đen, do đó căng thẳng đen trắng như một quy luật vòng tròn càng đậm nét. Trong cả nước, nhất là tại những thành phố hay thị trấn nhiều người da đen, căng thẳng đen – trắng như một hỗn hợp hơi xăng chỉ cần một tia lửa là bật nổ.


Vụ cảnh sát đánh trọng thương ông Rodney King trên đường phố Los Angeles năm 1992, vụ cảnh sát kềm cổ Eric Garner đến chết ở New York tháng 7/2014, vụ bắn chết Michael Brown ở Ferguson tháng 8/2014, vụ bắn em bé da đen Tamir Rice 12 tuổi vì chơi súng giả tại Cleveland tháng 11 vừa qua là những tia lửa nếu chỉ kể vài trường hợp điển hình trong vòng 20 năm qua.

Từ khi ông Barack Obama, một người da đen thế hệ thứ hai đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (2008) người ta tưởng nạn kỳ thị màu da ở Hoa Kỳ là chuyện dĩ vãng. Nhưng thực tế cho thấy từ khi ông Obama đắc cử không có chỉ dẫn nào cho thấy sự kỳ thị đen trắng giảm bớt nếu không muốn nói là nặng nề hơn.

Tại sao trung sĩ cảnh sát James Crowley còng tay giáo sư Henry Gates Jr. của đại học Harvard khi ông giáo sư bẻ khóa chính nhà mình và bị nghi oan (7/2009). Phải chăng vì giáo sư Gates da đen? Và thái độ lơ là của Sở Mật Vụ trong công tác bảo vệ tổng thống trong vụ bê bối với gái điếm tại thủ đô Bogota, Colombia (4/2012); vụ để một thanh niên nhảy qua rào chắn chung quanh tòa Bạch cung chạy vào gần tới khu nhà ở của tổng thống (10/2014) vẫn còn là những câu hỏi tại sao nên nỗi!

Hình như sự đắc cử của tổng thống Obama là một bất thường lịch sử do nhu cầu quốc gia hơn là một thay đổi có tính dứt khoát giải quyết vấn nạn kỳ thị.

Ông Larman Williams, da đen 81 tuổi sống ở Kinloch từ ngày mẹ sinh. Ông là chứng nhân của lịch sử quan hệ Kinloch – Ferguson. Sống ở Kinloch, biết thân phận ông cố gắng học hành. Làm nghề giáo viên, khoảng đầu thập niên 1990 vợ chồng ông chật vật mãi (với sự vận động của một vị mục sư) mới vượt qua những cản trở của mạng lưới mua bán nhà đất, mua được một căn nhà khang trang ở Ferguson để ở. Ông và vợ chứng kiến sự thay da đổi thịt của Kinloch và Ferguson. Kinloch mất dân trở nên điêu tàn xuống cấp, trong khi Ferguson từ một thành phố da trắng biến thành một thành phố da đen.

Ông bà Williams đã li dị nhau, ông sống ở trung tâm dành cho người già, và bà vẫn là chủ nhân ngôi nhà cũ. Đêm 24/11, ông Larman Williams ngồi xem TV chiếu đoàn biểu tình trên đường phố Ferguson trước mặt ty cảnh sát. Chung quanh ông là những vật quen thuộc gồm cuốn Kinh thánh, mảnh bằng đại học, một bức ảnh của song thân, một tấm hình chụp các con.

Sống ở Kinloch từ những ngày của thập niên 1930, mỗi tối phải trở về sau chiếc cổng phân chia đen trắng trước khi mua nhà được ở Ferguson ông thông cảm với đoàn biểu tình. Ông hiểu được sự bất mãn của họ đối với cảnh sát. Nhưng khi thấy các thanh niên da đen đốt cháy các cửa hàng, các khu nhà ở và ẩu đả với cảnh sát, ông cảm thấy đau nhói trong lòng như một vết thương đang cắt da thịt mình và da thịt của đất nước. Ông tự hỏi, rồi có giải quyết được gì không?

Tổng thống, quốc hội, các vị lãnh đạo người da đen, lãnh đạo tôn giáo đều lên tiếng nhưng không ai đụng chạm đến hai nguyên nhân sinh ra mâu thuẩn giữa lực lượng cảnh sát và người da đen trên đường phố: Thứ nhất là trong lực lượng cảnh sát ở mọi thành phố, địa phương hay thị trấn lớn nhỏ tại Hoa Kỳ tỉ số cảnh sát viên da trắng so với cảnh sát viên người da đen quá chênh lệch. Thứ hai là cảnh sát người da trắng thường áp dụng nguyên tắc “thà bắn nhầm hơn là để bị bắn” khi đụng chạm với một thanh niên người da đen.

Để cảnh sát dè dặt và đắn đo hơn khi hành xử nhiệm vụ, giới chức tư pháp cho biết sẽ trang bị cho mỗi cảnh sát một máy video tự động. Và có đề nghị các xe cảnh sát tuần phòng trong thành phố nên được trang bị bằng hai cảnh sát viên, một đen, một trắng. Nhưng chưa đủ.

Cần thay đổi cơ cấu và giáo dục tinh thần. Các tiểu bang cần ban hành luật quy định tỉ số trắng/đen trong lực lượng cảnh sát phải bằng tỉ số dân trắng/đen trong một địa phương.

Và quan trọng hơn là đưa vào chương trình huấn luyện cảnh sát tinh thần chấp nhận hy sinh khi thi hành nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội và bài bác gắt gao thói quen “tiên hạ thủ vi cường” đối với người da đen.

Trần Bình Nam, Dec. 12, 2014

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:

“In Fergudon, an old divide”

Los Angeles Times, Nov. 30,21014 by Matthew Teague

Ý kiến bạn đọc
13/12/201419:44:09
Khách
Bọn da đen cũng quá đáng chết không oan uổng , trộm cắp , ma túy , cướp của , giết người , lười biếng lao động ...chính tôi cũng lầ ṇạn nhận của lũ mỹ đen .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.