Nhìn từ hải ngoại, Việt nam có vẻ như ổn định. Việc CSVN chưa chịu ký thương ước với Hoa Kỳ được nhiều người xem như một dấu hiệu của sự vững chắc của chế độ. Nhưng thực tế, tình trạng biển êm đó chứa nhiều sóng ngầm có thể nổi lên bất cứ lúc nào.
MỘT SỰ CHIA ĐỀU ĂN ĐỦ
Từ nhiều năm, sau thời Lê Duẩn, chức tổng bí thư đảng thực chất chẳng còn tối thượng. Các phe nhóm trong Đảng chia quyền lực, và đương nhiên là quyền lợi nữa. Ngay thời Đỗ Mười, Tổng bí thư Đảng cũng chỉ là một thành phần như các thành phần khác trong Bộ Chính Trị, quyền lực tối thượng không phải trong tay ông ta.
Đến Đại Hội 8 là Đại Hội đưa ông Lê Khả Phiêu lên thay Đỗ Mười; một số hy vọng rằng con người giỏi âm mưu ở hậu trường, được một số em út trong Quân đội và trong Quân ủy trung ương ủng hộ, có thể chi phối được đảng. Nhưng thực tế, quyền lực của Lê Khả Phiêu còn bết hơn ông Đỗ Mười. Bộ chính trị trước đây thường chỉ là 11 hay 13 mạng, nay đã tăng lên đến 19 người. Để làm gì vậy"
Theo các giới quan sát thì chính là Trung Ương Đảng, cơ quan quyền lực tối cao, đã chia thành nhiều nhóm áp lực và nhóm nào cũng muốn có đại diện trong Bộ Chính trị là nơi cuối cùng quyết định mọi đường lối của Đảng. Số ủy viên chính trị vì thế phải tăng.
Đảng CSVN đã chia rẽ lại càng chia rẽ thêm với việc ông Lê khả Phiêu lên làm tổng bí thư, và tình trạng này vẫn tiếp tục cho tới hiện nay. Không ai, không nhóm nào có thể tự ý quyết định bất cứ việc gì. Ví dụ như trong việc ký kết hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ.
Các phần tử chủ trương đổi mới, phần lớn là những người thuộc các nhóm kỹ thuật gia, các viên chức cao cấp chính phủ và những cán bộ đảng viên người miền Nam mà cầm đầu là Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải, muốn ký hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ để có thể đưa đất nước đi lên. Nhưng đó không phải là lập trường của các nhóm bảo thủ. Nhóm này sợ rằng với một nền kinh tế không còn trong tay Đảng, uy quyền chính trị cũng sẽ vuột ra khỏi tay Đảng luôn. Đó là không nói tới vấn đề quyền lợi. Ký kết với Hoa Kỳ, việc phải làm đầu tiên là dẹp bỏ một số lớn quốc doanh hiện là cái vú sữa của những phần tử chỉ biết ăn bám vào đảng.
Sự chia năm xẻ bảy quyền lực để bảo đảm cho mọi nhóm có quyền lợi riêngï, đã đưa tới tình trạng tê liệt trong các quyết định của chính phủ. Một người vừa mới từ Việt Nam về tới Hoa Kỳ cho biết rằng cuộc sống VN có nhiều hiện tượng dị kỳ mà sự ngờ vực lẫn nhau là yếu tố nổi bật nhất. Theo đó, giữa các cơ quan chính phủ với nhau không còn ai tin ai. Ví dụ như trên 1 trục lộ giao thông lớn trong đó có được thu tiền “toll” như ở Mỹ, có tới 4 nhân viên 4 cơ quan khác nhau ngồi, vừa thu tiền vừa canh chừng nhau. Kết quả là thay vì có 1 nhân viên tham nhũng thì có tới 4 nhân viên tham nhũng và cuối cùng chính phủ vẫn mất tiền như thường.
Tình trạng không ai tin ai ngay trong nội bộ chính quyền và đảng, đưa tới một hậu quả khác là làm cho những nhà kinh doanh ngoại quốc chán nản và lần lượt rút lui, gây cho Việt Nam một sự xuống dốc trông thấy từ gần hai năm nay. Các con số thống kê chính thức cho biết tổng sản lượng quốc gia trong hai năm 98 và 99 tăng trên dưới 5%, nhưng các giới chuyên môn cho rằng có thể nghi ngờ về những con số đó. Trong các vấn đề xã hội mà CSVN phải đối phó có thất nghiệp là nguy hiểm nhất cho chế độ. Không có đầu tư của ngoại quốc, không tăng xuất cảng được qua Hoa kỳ, nơi có một thị trường lớn rộng và sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm Việt Nam, lấy đâu ra việc làm cho người dân"
TÌNH TRẠNG TÊ LIỆT ĐÓ KHÔNG THỂ TỒN TẠI ĐƯỢC
Như vừa nói ở trên, nhờ chia quyền lợi, CSVN có vẻ như giữ được ổn định chính trị, song đó chỉ là thế ổn định rất giả tạo, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, nếu có một sự kết hợp được giữa các nhóm đang chia nhau quyền lực và quyền lợi, bẽ gãy sự thăng bằng giữa các nhóm. Cũng có thể có một sự can thiệp nào đó từ bên ngoài vào nội bộ các nhóm. Cũng có thể có một vài phần tử nào đó phiêu lưu, lhoặc những phần tử bất mãn đối với chế độ được dân ủng hộ gây biến động. Về phương diện này các giới quan sát cho rằng các phần tử bất mãn nhất đối với chế độ hiện nay là những đảng viên cựu trào, đã bị cho phục viên. Họ không làm sao sống được với số hưu bổng một vài trăm ngàn tháng (10-15 đô la). Người ta cũng nói tới những phần tử của Mặt trận GPMN cũ bị cho ra rìa từ vài thập kỷ nay, sau ngày mùa Xuân 1975.
Ai có mặt ở Việt Nam hiện nay đều có cảm tưởng rằng dân đang chờ đợi gì đó. Theo chính lý thuyết cộng sản, muốn một cuộc cách mạng bùng nổ thì phải có những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết đưa tới việc đó. Nhưng thế “cùng tất biến”, tình hình sẽ tự động nổ ra như vụ dân Thái Bình nổi dậy, chẳng cần phải có sự chuẩn bị nào cả.
Không khí chờ đợi “sự bùng nổ bất cứ lúc nào” đó ở Việt Nam như thể “ngửi” được.
MỘT VÀI DẤU HỎI"
Sau khi CSVN từ chối ký thương ước với Hoa Kỳ, hiện nay, người ta có cảm tưởng rằng Hoa kỳ như dửng dưng không lưu ý gì tới vấn đề này nữa. Các giới am hiểu tình hình Việt Nam cho rằng đó là một thái độ hữu lý cần thiết vì thị trường Việt Nam đâu có quan trọng bằng thị trường Trung Quốc. Ai ai cũng thấy rằng cộng sản VN cần tới Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần tới Việt Nam trong việc buôn bán và đầu tư. Như vậy việc ký kết thương ước Việt-Mỹ không còn là vấn đề hàng đầu trong việc bang giao giữa Hoa Kỳ và quốc gia cộng sản nầy ở Á châu.
Năm 2000 là năm bầu cử ở Hoa Kỳ, vấn đề thương ước tới Việt Nam sẽ bị lãng quên cho tới khi Hoa Kỳ có được một tổng thống mới.
Nhưng nếu hiện nay Mỹ dường như không màng gì tới Việt Nam thì người ta thấy Nhựt đổ tiền vào nhiều trong việc giúp đỡ VN qua chương trình ODA, một chương trình viện trợ để phát triển. Cái khác là chương trình viện trợ của Nhựt không được kiểm soát chặt chẽ như của Mỹ. Dường như Nhựt cứ để cho CSVN muốn xài tiền viện trợ hàng trăm triệu Mỹ Kim đó thế nào cũng được. Sự kiểm soát rất là lỏng lẻo, nên dĩ nhiên tiền viện trợ đó phần lớn chui vào túi riêng các lãnh tụ CSVN thay vì giúp phát triển để nâng cao mức sống của dân chúng.
Tại sao Nhật dễ dãi như thế đối với CSVN"
Các giới quan sát ở Hà Nội cho rằng Nhựt bổn có những hậu ý riêng của họ đối với Việt Nam nói riêng và với Đông Nam Á nói chung, nhưng cũng có giới cho rằng Nhật làm như thế là do chủ mưu của Hoa Kỳ để “nắm” các nhà lãnh đạo tham nhũng của CSVN để rồi có thể chi phối họ.
Sự thật đang được bày ra trước dư luận dân Việt Nam ø các giới lãnh đạo Hà Nội chẳng còn một chút uy tín hay tín nhiệm của quần chúng, đặc biệt trong các giới cựu đảng viên cộng sản, những thế hệ Đảng viên đã từng hy sinh xương máu cho cuộc chiến đấu chống Pháp dành độc lập và “chống Mỹ cứu nước”. Họ vô cùng thất vọng mà thấy đất nước mỗi ngày thêm lụn bại trong khi các cấp lãnh đạo cộng sản mỗi ngày sa đọa hơn lên trong việc buôn lậu và tham nhũng để làm giàu cho cá nhân và gia đình mình, chứ không còn lo gì cho quyền lợi chung của dân tộc như họ thường tuyên bố.
ĐI VỀ ĐÂU"
Vì trì trệ đến mức như hoàn toàn tê liệt của bộ máy nhà nước, các vấn đề xã hội dường như bị bỏ ngõ để chỉ lo vduy trì an ninh và trật tự, không cần phải là tiên tri, người cũng có thể thấy là trong năm 2000 nầy, gần như chắc chắn rằng tại Việt nam sẽ một đột biến nào đó mà chưa biết từ đâu tới.
Người ta cũng thấy là Hoa Kỳ chẳng chủ trương lật đổ chế độ Hà Nội để rồi phải can thiệp như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ muốn có một sự chuyển đổi ôn hòa để có thể buôn bán làm ăn và đầu tư ở Việt Nam. Các vấn đề tự do dân chủ hay nhân quyền ở Việt Nam là những điều thứ yếu hay là những mối lo nghĩ hạng bét của Hoa Kỳ trong chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam.
Nhưng không phải Hoa kỳ muốn thế nào cũng được. Chính trị vẫn có những bất thườngù, không thể lường trước. Việt Nam hiện được “thả nổi” trong sự bất thường đó. Chẳng thế mà có một người từ Hà Nội mới về tới Mỹ cho biết rằng một cột cờ trước phủ thủ tướng CSVN ở Hà Nội tự nhiên “sụm” xuống. Chẳng hiểu cảnh sụm cột cờ này báo hiệu điềm gì và đang được chạy chữa cúng vái ra sao.