Hôm nay,  

Bạn Tôi, Nhà Biên Khảo Phạm Văn Tuấn

13/08/201400:00:00(Xem: 3259)

Trong cuộc đời làm văn-hóa của tôi, có những niềm vui nho nhỏ nhưng lại khó quên. Tôi muốn nói đến những người như ông bạn láng giềng của tôi ở Springfield, ông Lê Văn Dũng, một người gắn bó với gia-đình “nhà tôi” trên 60 năm từ những ngày còn ở đường Tràng Thi Hà-nội. Ông gốc Thái-nguyên và có những thú vui thanh nhã như trồng lan trên những đoạn củi mục hay đĩa nhỏ, rồi tìm cách chụp chúng từ những góc độ nghệ-thuật, đem khoe với bạn. Là bạn ông, chúng tôi thường được ông tặng những hình miniatures này, vui đáo để. Chưa kể là cứ gần Tết, ông lại ngắt mấy cành quince đem vào thúc cho chúng ra hoa để đến đúng đầu năm là chúng tôi lại có cành quince trong nhà thay cho hoa đào ăn Tết.

Một ông bạn dị kỳ khác của tôi là một ông bác-sĩ mà tên đúng là người, Bác-sĩ Lữ Đức Kỳ. Chả hiểu ông để ý đến việc làm xuất bản của tôi tự bao giờ, chỉ biết thỉnh thoảng ông lại âm thầm tặng cho tôi một món quà thật ý nghĩa. Hình như ông đọc trong bài tựa tôi viết cho sách Theo chân những tiếng hát của Hồ Trường An và thấy tôi nhắc đến anh tôi ngày xưa hát bài “Marinella,” một bài tủ của Tino Rossi, ông bèn đi sưu tầm và thu cho tôi nguyên một cái CD đầy đủ hết các bài nổi tiếng nhất của nam-ca-sĩ này. Ông còn có nhiều cách khác để tỏ thâm-tình của ông đối với tôi dù chúng tôi không hề là bạn thân thiết, bởi cuộc đời của ông với tôi không đi chung một ngả. Như mới đây, ông có dịp đi dự Đại-hội các Cựu-sinh-viên Trường Y-khoa Huế ở New Jersey, mặc dầu rất bận rộn ông vẫn nghĩ đến Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ và yêu-cầu chúng tôi đưa danh-mục sách và tài-liệu về Tổ Hợp, để ông có thể phân-phát đến các bạn đến từ 5 châu. Đến khi chúng tôi cám ơn, ông gạt đi: “Các anh chị kiên trì giữ tiếng nói của người Việt ở xứ người gần 30 năm nay, không lẽ tôi không thế tiếp tay được một chút sao?” Ôi, những tấm lòng vàng!

Nhưng ly kỳ không kém là một ông bạn thâm-niên khác của tôi. Con một nhiếp-ảnh-gia lừng danh, cụ Phạm Văn Mùi, ông bạn này của tôi độc-đáo lắm. Được học nhạc từ nhỏ, ông không những thạo dương-cầm, ông còn chơi vĩ-cầm có hạng, những năm sau này vì cái piano khó rinh theo đây đó, ông quay ra học phong-cầm để dễ bề góp vui cho những cuộc hội-ngộ bạn bè. Không chỉ chơi nhạc, ông lại còn kè kè máy ảnh và như một phó nhòm, ông cũng là một tay đáng nể. Đúng là con nhà! Ông còn độc-đáo hơn nữa là cả hai vợ chồng, từ khi sang Mỹ, đã kiếm sống một cách rất thoải mái và độc-lập bằng cách mở lớp dạy học tư ở nhà--chả phải đi đâu, mỗi ngày chả phải vật lộn vài giờ với dòng xe cộ lúc cao-điểm, tiết-kiệm được không biết bao nhiêu giờ (và xăng nhớt) cho cả hai người.

Song ly kỳ cũng ở chỗ ông thương vợ chồng tôi nên không gặp cái gì hay mà ông không tìm cách chia xẻ. Ông cho hình ông chụp, ông thu nhạc gì hay và mới cho nghe, có phim hay video gì đặc-sắc ông cũng mách, và lời nhất cho một người thích sách như tôi là mỗi khi ông ra sách thì chắc chắn chúng tôi cũng là một trong những người đầu tiên được ông tặng. Vì thế nên nợ ông nhiều mà chưa trả được bao nhiêu!

Những bộ sách đồ sộ

Có lẽ cũng mê sách và kiến thức như tôi nên ông bỏ ra nhiều thời giờ để tìm hiểu về lịch-sử thế-giới. Nhưng khác tôi ở chỗ ông chăm chỉ hơn nhiều. Trám vào những giờ ông không phải vật lộn với xe cộ, ông đã tìm đọc rất nhiều sách về các danh-nhân, và cũng hơn tôi, ông còn muốn chia xẻ những tìm tòi của ông với các bạn độc-giả Việt-nam nữa. Nên từ năm 2003, sau nhiều năm nghiền ngẫm các tác-giả, phần lớn là của phương Tây, ông đã cho in bộ Danh nhân và Sự nghiệp gồm 3 tập, do Nhà xb Tân An – HTĐ in ra. Với Tập I nói về 14 người, Tập II về 13 người và Tập III về 11 người, thì chúng ta có thể thấy ngay là bộ này đã trình bầy về 38 nhân-vật lừng danh thế-giới như Khổng-tử của Trung-hoa, Napoléon của Pháp, Washington, Jefferson, Lincoln của Mỹ, hay các khoa-học-gia như Newton của Anh, Benjamin Franklin của Mỹ, Marie Curie của Ba-lan và Pháp, Einstein của Đức, chưa kể hai nhà thám-hiểm Christopher Columbus và Marco Polo, hay mấy chính-trị-gia hàng đầu của thế-giới như Robespierre của Pháp, Stalin của Nga và Churchill của Anh. Song vì tác-giả là một văn-nghệ-sĩ nên không lạ là ông dành một phần không nhỏ trong bộ sách cho các nhạc-sĩ (Bach, Mozart, Beethoven, Chopin), các họa-sĩ (Michelangelo, Van Gogh, Gauguin, Modigliani, Renoir và Picasso) cũng như khoảng 9 văn-sĩ, kịch-sĩ. Tưởng cũng nên mách là ông thích nghệ-thuật đến nỗi khi mua nhà, ông cũng phải mua cho bằng được một cái nhà trên đường Rembrandt (họa-sĩ Hòa-lan).


Các văn-sĩ, kịch-sĩ này tác-giả đã gộp lại chung với một số triết-gia để đưa vào bộ sách mà ông mới cho ra lò mang tên Nhà văn và Tác phẩm, một bộ hai tập gần 1,000 trang do Cỏ Thơm in ra (2014). Tập I giới-thiệu 25 tác-giả, phần lớn là mỗi tác-giả được trình bầy trong một chương với một tác-phẩm tiêu-biểu được giới-thiệu cặn kẽ, chỉ riêng Shakespeare, kịch-tác-gia, là có tới 5 chương với mỗi chương đi vào một tác-phẩm lớn của ông: Romeo và Juliet, Giấc Mộng Đêm Hè (A Midsummer Night’s Dream), Hamlet, Macbeth và Bão tố (The Tempest). Các tác-giả còn lại gồm:

- Một số triết-gia: Plato, Aristotle, Machiavelli, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx.

- Mấy kinh-tế-gia: Thomas Malthus, Adam Smith (Anh).

- Mấy đại-thi-sĩ: Homer, Dante, Hugo.

- Một số đại-văn-hào: Miguel de Cervantes với tác-phẩm Don Quixote, Charles Dickens, Leo Tolstoy, Fyodor Dostoevsky, Victor Hugo, Chị em nhà Bronte, Honoré de Balzac, Washington Irving, Stephen Crane, Christian Andersen (truyện thần-tiên), George Eliot, Gustave Flaubert, Emile Zola, và Conan Doyle (truyện trinh-thám).

Sang Tập II, ông vẫn tiếp-tục khai thác lãnh-vực này với 29 tác-giả:

- Các đại-văn-hào: Mark Twain, Willa Cather, Jack London, Margaret Mitchell, Harper Lee, Pearl Buck, Ernest Hemingway, John Steinbeck, Toni Morrison (Mỹ), Somerset Maugham, George Orwell, William Golding (Anh), Vladimir Nabokov (Mỹ gốc Nga), Boris Pasternak, Alexander Solzhenitsyn (Nga), Thomas Mann, Gnter Grass (Đức), Anne Frank (Do-thái Hà-lan), Albert Camus và Jean-Paul Sartre (Pháp), Yasunari Kawabata (Nhật), Gabriel Garcia Marquez (Columbia), Naguib Mahfouz (Ai-cập), Cao Hành-kiện (Trung-quốc), Orhan Pamuk (Thổ-nhĩ-kỳ).

- Các thi-sĩ: Maya Angelou (Mỹ), Tomas Transtrưmer (Thụy-điển).

- Và một triết-gia: Friedrich Nietzsche (Đức).

Như vậy, ta có thể thấy ngay được rằng với khoảng 54 tác-giả, từ triết-gia đến thi-sĩ đến kinh-tế-gia, nhà biên-khảo Phạm Văn Tuấn đã cho chúng ta đi một vòng kiến-thức và tư-tưởng của nhân-loại, chủ-yếu là của Tây-phương, với đặc-biệt sự nhấn mạnh vào các tiểu-thuyết-gia, biểu-hiện rõ nhất của thế-giới hiện-đại. Với mỗi tác-giả ông dành cho khoảng vài chục trang, đủ để đi sâu vào cuộc đời và tiểu-sử của mỗi người, xong lại dành một số trang cho một tác-phẩm tiêu-biểu của tác-giả đó, tiếp theo là sự phân-tích về tác-phẩm hay tác-giả đó. Có nghĩa là chúng ta đủ thì giờ để làm quen với từng tác-giả chứ không phải chỉ đọc lướt qua để rồi ngày mai quên mất đất.*

Đây là một nỗ lực phi-thường của anh bạn tôi, biên-khảo-gia Phạm Văn Tuấn, nhằm đưa các độc-giả Việt-nam vào trong dòng hiểu biết của tri-thức phương Tây, một thứ hành-trang mà con người hôm nay sống ở Tây-phương (như chúng ta đang sống ở Mỹ, Úc hay châu Âu) cần có để chúng ta có thể hội-nhập vào thế-giới hiện-đại. Đây là xu-hướng tất-yếu của con người hôm nay – xu-hướng toàn-cầu-hóa mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi. Đa-phần trong chúng ta đã mang theo một hành-trang tinh-thần của phương Đông, của Trung-hoa và Việt-nam, việc mở rộng tầm nhìn sang phương Tây và di-sản văn-hóa đồ sộ của họ thiết tưởng không phải là một việc làm uổng công.

Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ

Khuya 31/VII/2014

* Ngoài hai bộ sách được nhắc đến ở đây, ông còn có cuốn Khoa học và thám hiểm (2003) nói về một số khoa-học-gia đã làm nên thế-giới như ta hiểu ngày hôm nay.

Ý kiến bạn đọc
13/08/201414:47:26
Khách
Thưa ông,
Làm sao cháu có thể đặt mua bộ sách của tác giả Phạm Văn Tuấn? Xin ông cho địa chỉ để gởi mua hoặc Website nếu mua online được.

Thành thật cảm ơn,
Mai Phạm
mdpham00@yahoo.com
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.