Hôm nay,  

Cánh Gió Mình Ơi!

29/03/201400:00:00(Xem: 4841)
Sean Bảo
(Riêng tặng Mình ơi!)

Người ta hay ngợi ca tình yêu. Ví tình yêu là đôi cánh nâng tâm hồn và cuộc đời bay cao, bay xa vào niềm hạnh phúc. Thật vậy! khi thân phận con người vươn cao lên từ những trở ngại đời thường, đạt đến thành công trong đời sống, dù tràn trề vật chất hay danh tiếng phù hư, thì đều nhờ vào những đường bay miệt mài không mệt mỏi qua ngày tháng nhọc nhằn, bằng đôi cánh đầy khát vọng của kiếp nhân sinh.

Thế nhưng ít ai nhận ra lực đẩy nào đã nâng đôi cánh bay. Lắm khi mệt nhoài, đuối sức nản lòng, nếu không có một người bạn đồng hành, một tri kỹ, một người tình trăm năm…Chỉ cần một trong ba người thân yêu đó, họ sẽ làm ngọn gió nâng đôi cánh bạn lên cao, giúp bạn bay đi, bay xa vào miền đời tháng năm.

Như cái tựa đẹp và đẹp như nội dung của bài hát, Wind Beneath My Wings - Ngọn gió dưới đôi cánh của tôi, là ca khúc ngợi ca người bạn tình đẹp tuyệt, lắng đọng và mượt mà chân chất.

It must have been cold there in my shadow,
to never have sunlight on your face.
You were content to let me shine, that's your way.
You always walked a step behind.
.
So I was the one with all the glory,
while you were the one with all the strength.
A beautiful face without a name for so long.
A beautiful smile to hide the pain.
.
Did you ever know that you're my hero,
and everything I would like to be?
I can fly higher than an eagle,
'cause you are the wind beneath my wings.
.
It might have appeared to go unnoticed,
but I've got it all here in my heart.
I want you to know I know the truth, of course I know it.
I would be nothing without you.
.
Fly, fly, fly high against the sky,
so high I almost touch the sky.
Thank you, thank you,
thank God for you, the wind beneath my wings.
.
Hẳn sẽ lạnh lắm trong bóng của tôi
Không ánh mặt trời nơi em giấu mặt
Bởi em muốn thế cho anh rạng rở
Nên em luôn bước một bước đằng sau
.
Thế nên anh là kẻ vinh quang
Trong khi em có đủ sức mạnh
với khuôn mặt đẹp, khuyết danh từ lâu lắm
và nụ cười che giấu những niềm đau
.
Em đích thực chính là người hùng
và tất cả những gì anh ao ước
Anh có thể bay cao hơn chim ưng
Vì em là gió nâng đôi cánh
.
Thấp thoáng ẩn hiện không hề biết
Chỉ riêng anh, anh biết tận đáy tim
Và hiển nhiên anh muốn cho em biết
Anh chẳng là gì nếu thiếu em
.
Vì em là gió nâng đôi cánh
Để anh bay cao hơn chim ưng
Bay, bay, em giúp anh bay cao
Bay, bay, bay cao đến tận trời
Cám ơn em, ơn cuộc đời ân sũng
Cho em là cánh gió nâng đời anh

blank
Cánh gió Mình ơi.

Lời ngợi ca của ca khúc rất là thực. Cái thực của người Tây phương, không bóng bẩy miệng lưởi. Hãy hình dung hình ảnh mong manh của cánh chim cô liêu, sải cánh bay về miền nắng ấm sau cuộc thiên di đầy khát vọng. Cánh chim bay thật cao trên tất cả những thấp hèn của mặt đất rong rêu. Bay chạm đến những tầng mây danh vọng, tận trời xanh của hạnh phúc vẹn toàn. Cánh chim thành tựu sẽ không đến đích được nếu thiếu vắng ngọn gió. Một ngọn gió êm mơ âm thầm quẩn quanh bên mình. Ngọn gió nhẫn nhục sau đôi cánh giang hồ phiêu bạt. Ngọn gió không tên nơi chốn khuê phòng và luôn giử sáng ngọn lửa bếp nhà ấm áp…

Người phương Tây có câu: “Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng một người phụ nữ.” Điều đáng yêu và dí dỏm của câu nói là hình tượng “sau lưng” và “bóng dáng”. Cũng như trong ca khúc đã thật thà yêu thương khi bảo ngọn gió You always walked a step behind. Một bước đằng sau lưng người bạn tình có phải đó là hình ảnh ngày xưa của người phụ nử Nhật? (Để từ đó có được ước ao: ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật.)

Người mình có câu “giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”. Để tri ân những ngọn gió âm thầm làm huy hoàng một đôi cánh tang bồng. Người Anh thì lãng mạn gallant hơn khi gọi những cánh gió này là better half - một nửa “tốt đẹp” hơn. Cái nửa này nhấn mạnh về giá trị tinh thần hơn là vật chất. “Tốt” hơn, mà không là “cao” hơn, “lớn” hơn, hay “giàu” hơn…Nguồn gốc từ better half có lẻ bắt nguồn từ thời Trung Đông cổ xưa. Khi có một ông chồng tên là Bedouin phạm tôi và bị xử tử, người vợ cầu xin tha mạng cho chồng, viện lý do là họ đã thành vợ chồng, một thực thể đồng nhất, nếu có trừng phạt nửa kia là chồng nàng thì xin hảy xin trừng phạt luôn nửa còn lại – là nàng (dù nàng vô tội). Tòa đồng ý và người chồng ấy được sống sót nhờ cái nửa tốt đẹp hơn của chàng.

Quả là cái nửa tuyệt vời khi biết chồng phạm tội mà vẫn thiết tha được chết theo chồng. Vì rằng tình yêu mạnh hơn cái chết, vì rằng đời sống có ý nghĩa gì nếu thiếu vắng chàng. Hai cái nửa người dưng xa lạ bổng nhiên yêu nhau, rồi thề nguyện gắn bó suốt đời, chung tình trọn nghĩa. Bởi vậy nên nếu phải xa nhau thì phải là sự mất mát tột cùng: người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia bổng dại khờ. (Hàn Mạc Tử) Và cũng từ đó có “nửa hồn thương đau”. Sao không là một hồn thương đau khi chia lìa đoạn tuyệt? Vì khi nửa hồn kia mất, nửa hồn còn lại thì dại khờ. Dại khờ cũng xem như là chết. Là hết nguyên một khối tình, là hết luôn một cuộc đời.

Ngẫm nghĩ mới thấy người Việt yêu thương và trân quý người bạn đời hơn ai hết, hơn bất cứ nơi nào trên trái đất thênh thang này. Hãy nghe Bùi Giáng gọi về cánh gió, về cái nửa tốt đẹp hơn thật tuyệt:

Mình ơi tôi gọi là nhà
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi.

“Nhà tôi” là một khái niệm trọn vẹn về nơi an trú bình yên nhất của vật chất (house) và tinh thần (home). Nhà tôi là sự trao phó cuộc đời tuyệt đối nhất khi gọi nhau âu yếm. Và từ “mình ơi” cũng là từ chân chất, không sáo ngữ mà đẹp nhất trong cuộc đời đôi lứa. Mình là một thể trọn vẹn, không chia cắt, không phân nửa. Khi xưng hô “mình” là ngầm ý thân thuộc, sở hửu vào nhau như chính cùng thân thể này một cách tuyệt đối. Sẽ không có “ta”, không có tha nhân, không ai xa lạ khác. Chỉ có mình, có chàng, có nàng. Trong cuộc hành hương của hôn phối về miền hạnh phúc. Mình chính là “nhà tôi” nơi ta về nương náu trong từng giây của đời sống bấp bênh. Nơi ta về chia sẻ những ngọt ngào và đắng cay của vô thường năm tháng.

Dẫu có tan vỡ chia lìa một nửa, một nửa hồn xa vắng, nửa vầng trăng gối chiếc lẻ loi, nửa cung đàn lạnh đêm hạ úa…Nhưng sẽ không có nửa mình hư hao bao giờ. Vì đã mất là mất luôn cả mình. Đã xa là xa luôn cả mình. Cho đi - bay đi những hệ lụy nhân gian trong cuộc sống hôn nhân. Bay đi cánh chim biển hiền lành một thuở – bay đi những cơn mưa phùn cuối đời – bay đi những ước nguyện huyển mộng phù trầm.

Bởi biết thế nên lòng lắm khi sợ hãi. Khi gió heo may đã về, một sớm mai nhìn những vết chân chim trên thịt da buồn tủi. Khi mái tóc đã chớm điểm sương trắng và nghe xác thân mòn mỏi…Tự dưng lòng muốn gọi thầm “mình ơi!”

Về thu xếp lại
Ngày trong nếp ngày
Vội vàng thêm những lúc yêu người
Cuồng phong cánh mỏi…
(Trịnh Công Sơn. Chiếc lá thu phai)

Vâng mình ơi! Chúng mình không còn trẻ nữa để nhẩn nha tháng ngày. Vội vàng thêm những lúc yêu nhau là phải. Đôi cánh này đã mỏi thì xin đừng làm cuồng phong. Hảy làm ngọn gió xuân êm đềm dưới đôi cánh thủy chung. Xin cứ thấp thoáng sau lưng và nhè nhẹ như tà áo xanh mà lồng lộng một mối tình thơ năm nào.

Mình nhé! ngọn gió dưới đôi cánh đời tôi.

Sean Bảo. Aniversary 2014

www.baosinh.com| Tùy Bút site

www.sean-bao.com| SB Graphic Design

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.